Tóm tắt luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Đắk Lắk
lượt xem 5
download
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của quản trị quan hệ khách hàng, nội dung và phương pháp quản trị quan hệ khách hàng. Phân tích thực trạng, hạn chế và nguyên nhân đối với công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng Ngân hàng Đông Á - CN Đắk Lắk.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN DUY TÚ QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á, CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015
- Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Bá Thanh Phản biện 1: GS.TS. Lê Thế Giới Phản biện 2: TS. Đỗ Thị Thanh Vinh Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 9 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản trị quan hệ khách hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các ngân hàng cũng như doanh nghiệp, nó cho thấy một bức tranh tổng thể về cách nhìn nhận và thấu hiểu khách hàng, đặc biệt là cho những đánh giá về lòng trung thành và độ hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên kỹ năng giữ và phát triển khách hàng không chỉ nằm trong phạm vi của quản trị quan hệ khách hàng hay bộ phận tiếp thị mà đang chuyển sang đến tất cả các phòng ban, nhằm phát triển các dịch vụ khách hàng, tạo mối liên hệ mật thiết giữa khách hàng với ngân hàng, doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Đắk Lắk đã nhận thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của khách hàng. Do đó, quá trình quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng cần phải được xây dựng, duy trì và phát triển nhằm tạo ra các mối quan hệ bền vững, thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của các nhóm khách hàng, từ đó luôn gia tăng giá trị cho khách hàng và gia tăng giá trị lợi nhuận cho ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: "Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Đắk Lắk" làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của quản trị quan hệ khách hàng, nội dung và phương pháp quản trị quan hệ khách hàng. Phân tích thực trạng, hạn chế và nguyên nhân đối với công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng Ngân hàng Đông Á - CN Đắk Lắk.
- 2 Đưa ra một số giải pháp về quản trị quan hệ khách hàng cá nhân trong hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng Ngân hàng Đông Á - CN Đắk Lắk. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về công tác quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng Ngân hàng Đông Á - CN Đắk Lắk. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tiếp cận hệ thống để nêu vấn đề, phân tích diễn giải và đưa ra kết luận. Đồng thời, luận văn còn sử dụng các phương pháp điều tra phân tích, thống kê và so sánh. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị quan hệ khách hàng. Chương 2: Thực trạng quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đắk Lắk. Chương 3: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đắk Lắk. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG 1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG 1.1.1. Khái niệm về quản trị quan hệ khách hàng Quản trị quan hệ khách hàng là một tiến trình tổng quát của việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ khách hàng có lãi bằng việc cung cấp những giá trị và sự thỏa mãn cao hơn cho khách hàng. Do vậy, các doanh nghiệp ngày nay đi xa hơn trong việc thiết kế chiến lược nhằm thu hút những khách hàng mới và tạo ra những giao dịch với họ. Các doanh nghiệp sử dụng quản trị quan hệ khách hàng để duy trì khách hàng hiện tại và xây dựng mối quan hệ có lợi và lâu dài với họ. Cách hiểu đúng nhất đối với quản trị quan hệ khách hàng là: Đó là toàn bộ các quy trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về khách hàng, hàng bán, hiệu quả của các công tác tiếp thị, khả năng thích nghi của công ty đối với các xu hướng của thị trường nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. 1.1.2. Sự phát triển của CRM Tiền đề của CRM là chương trình PIM (Personal Information Manager - Quản lý thông tin cá nhân) được dùng để quản lý tên, địa chỉ, điện thoại, thời gian và những thông tin cá nhân khác. Sau đó, PIM phát triển thành CMS (Contact Management System - Hệ thống quản lý giao tiếp) dựa vào đó những người bán hàng, marketing có thể cùng sử dụng và khai thác thông tin chung. Từ CMS người ta phát triển thành SFA
- 4 (Sales Force Automation) để tự động hóa các tác vụ bán hàng. Đây cũng là nền tảng cơ bản của CRM ngày nay. Những cách nhìn nhận về CRM càng ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Quan niệm về CRM hiện nay đã nâng lên tầm cao mới, nhiệm vụ quản trị quan hệ khách hàng là nhiệm vụ của toàn bộ tổ chức, toàn bộ tổ chức phải cùng hướng tới khách hàng, với mục tiêu cuối cùng là giảm chi phí, tăng doanh thu từ các khách hàng mục tiêu và cuối cùng là phải tạo ra lợi thế cạnh tranh từ chính hoạt động CRM của mình. 1.1.3. Các chức năng của quản trị quan hệ khách hàng Nhìn chung, quản trị quan hệ khách hàng có các chức năng sau: - Chức năng giao dịch: - Chức năng phân tích: - Chức năng lập kế hoạch: - Chức năng khai báo và quản lý: - Chức năng lưu trữ và cập nhật: - Chức năng hỗ trợ các dự án: - Chức năng thảo luận: - Chức năng quản lý hợp đồng: - Chức năng quản trị: 1.1.4. Đặc trưng của quản trị quan hệ khách hàng CRM cho phép nhận dạng, thu hút và làm trung thành những khách hàng tốt nhất nhằm đạt doanh số và lợi nhuận cao hơn. CRM tạo dựng những mối quan hệ lâu dài, có ý nghĩa, mang tính cá nhân với các khách hàng, những người sẽ tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp trong tương lai. CRM phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ với các khách hàng
- 5 qua việc gia tăng hoạt động kinh doanh với từng khách hàng hiện tại của doanh nghiệp (cross-selling, up-selling). 1.1.5. Mục tiêu của quản trị quan hệ khách hàng Mục tiêu chính của CRM là thu hút và giữ được khách hàng bằng cách tạo ra những giá trị tối ưu phù hợp với những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Công ty sẽ có được một chiến lược CRM thành công nếu đạt được mục tiêu chính này. 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến CRM a. Nhận thức từ phía nhà quản lý CRM sẽ không thể thành công nếu không có sự quan tâm sâu sắc từ phía các nhà quản lý cao cấp. Những nhân vật này nên sẵn lòng tham gia và lãnh đạo hệ thống CRM với mong muốn đem lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. b. Năng lực, trình độ của đội ngũ nhân viên Đây là những người sẽ trực tiếp thiết kế cũng như triển khai chiến lược CRM cho công ty, vì vậy năng lực trình độ hiểu biết của họ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cũng như thành công của CRM. Một đội ngũ nhân viên giỏi, nhiệt tình, năng động sẽ là nền tảng vững chắc cho kế hoạch CRM. Có thể nói trình độ của đội ngũ nhân viên đóng vai trò to lớn đối với sự thành công trong hoạt động CRM. c. Văn hóa doanh nghiệp Văn hoá của doanh nghiệp là tổng thể những giá trị, lòng tin, giúp các cá nhân hiểu rõ về doanh nghiệp, hiểu rõ về nhau và nó quy ước một khuôn mẫu hành vi chung cho họ. Văn hoá có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong cách thực hiện chiến lược quản trị mối quan hệ.
- 6 d. Công nghệ thông tin Vai trò của các công cụ công nghệ thông tin trong quản trị quan hệ khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc phân đoạn khách hàng thành từng nhóm khác nhau thông qua giá trị của họ hay các dự đoán về hành vi của khách hàng. e. Các nhân tố bên ngoài tác động đến hệ thống quản trị quan hệ khách hàng - Môi trường kinh tế xã hội: tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân trên đầu người là yếu tố thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng, thông qua tác động gián tiếp đến nhu cầu sản xuất và mua sắm của khách hàng tổ chức. - Chính phủ: chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp và kinh tế trí thức: ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và các hoạt động kinh doanh, hiện đại hóa sản xuất thông qua các chính sách như chính sách đầu tư và phát triển, chính sách đào tạo, phát triển môi trường đào tạo công nghệ thông tin trong nước - Môi trường công nghệ: các chiến lược kinh doanh ngày càng chịu tác động lớn của công nghệ thông tin. Đó là một yếu tố tăng tính cạnh tranh của các công ty. 1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG Mô hình IDIC cho thấy rằng các công ty nên hành động để xây dựng mối quan hệ với khách hàng chặt chẽ hơn. Mô hình này gồm 4 phần như sau:
- 7 - Identify: Xác định ai là khách hàng của bạn? Và xây dựng sự hiểu biết sâu sắc về những khách hàng đó. - Differentiate: Phân biệt khách hàng hiện tại nhằm tạo ra các nhóm khách hàng đang mang lại giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng có giá trị tiềm năng trong tương lai. - Interact: Tương tác với khách hàng để đảm bảo rằng bạn hiểu khách hàng kỳ vọng điều gì và các mối quan hệ của họ với các nhà cung cấp khác hoặc mang lại giá trị thương hiệu cho bạn. - Customize: Cung cấp các tùy chỉnh và truyền đạt để đảm bảo rằng những mong muốn của khách hàng được đáp ứng. 1.2.1 Cơ sở dữ liệu về khách hàng Cơ sở dữ liệu là nơi lưu trữ dữ liệu cho phép tham khảo những số liệu cần tìm một cách nhanh chóng, cho phép rút ra những tập hợp con từ những số liệu đó thường xuyên. Cơ sở dữ liệu thường được lưu trữ trong máy tính, thường không chứa thông tin. a. Đối với khách hàng doanh nghiệp Doanh nghiệp là loại khách hàng tổ chức. Việc thu thập thông tin khách hàng này, không chỉ thông tin về tổ chức mà cần phải tìm hiểu những thông tin về người liên quan, có tính quyết định đối với tổ chức. b. Đối với khách hàng cá nhân Những thông tin cần thu thập đối với khách hàng cá nhân bao gồm: - Thông tin cơ bản: họ tên; tình trạng nhà ở; số nhà; tên đường; quận, huyện, thành phố; tỉnh; địa chỉ cơ quan nơi làm việc; số điện thoại; địa chỉ email; cơ quan làm việc, chức vụ.
- 8 - Thông tin về đặc điểm nhân khẩu; Thông tin tài chính: mức thu nhập; khả năng thanh toán; số tài khoản; số lần giao dịch… 1.2.2. Phân tích cơ sở dữ liệu khách hàng a. Đối với khách hàng doanh nghiệp Dựa vào các dữ liệu thông tin đã thu thập được, chúng ta tiến hành phân tích các thông tin liên quan đến khách hàng theo các yếu tố đã nêu. b. Đối với khách hàng cá nhân Dựa vào các dữ liệu thông tin đã thu thập được, chúng ta tiến hành phân tích các thông tin liên quan đến khách hàng theo các yếu tố đã nêu. 1.2.3. Lựa chọn khách hàng mục tiêu Lựa chọn khách hàng mục tiêu là xác định các nhóm khách hàng trong thị trường đề doanh nghiệp triển khai các chiến lược định vị nhằm cống hiến cho họ những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Để có thể lựa chọn khách hàng mục tiêu thì cần phải đánh giá các khúc thị trường khác nhau. 1.2.4. Cá biệt hóa khách hàng Để phát huy lợi thế của mình, ngân hàng phải nghĩ đến khả năng cá biệt hóa dịch vụ khách hàng, giá trị khách hàng. Đây là khả năng tùy biến phương thức phục vụ khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của từng khách hàng riêng biệt, đòi hỏi nhân viên cần phải nắm bắt rõ thông tin về lịch sử giao dịch cũng như thông tin về khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng để từ đó có cách thức phục vụ phù hợp. 1.2.5. Kiểm soát, đánh giá quản trị quan hệ khách hàng Đây là công việc tất yếu phải thực hiện trong quá trình quản trị quan hệ khách hàng. Sau khi thực hiện các bước thu thập thông tin, phân tích
- 9 thông tin, lựa chọn khách hàng mục tiêu, cá biệt hóa khách hàng và gia tăng giá trị cho khách hàng cần phải đánh giá, kiểm tra kết quả và hiệu quả để phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu kinh doanh.
- 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh tỉnh Đắk Lắk 2.1.3. Mạng lưới hoạt động 2.1.4. Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh a. Sản phẩm tiền gửi c. Sản phẩm bảo lãnh d. Các sản phẩm chuyển tiền e. Dịch vụ ngân quỹ g. Danh mục sản phẩm phi tín dụng h. Danh mục các sản phẩm thẻ 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh a. Hoạt động huy động vốn
- 11 Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của DAB Đắk Lắk từ năm 2012 - 2014 ĐVT: Tỷ đồng So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 13/12 14/13 Nguồn vốn huy động - Phân theo thành phần 1,482 1,558 1,712 105% 110% + Tổ chức kinh tế 20 25 27 125% 108% + Dân cư 1,462 1,533 1,685 105% 110% + Tiền gửi ĐCTC - - - - Phân theo kỳ hạn + Không kỳ hạn 18 16 20 89% 125% + Có kỳ hạn 1,464 1,542 1,692 105% 110% - Phân theo loại tiền + VNĐ 1,449 1,526 1,677 105% 110% + Ngoại tệ 33 32 35 97% 109% (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Đông Á - CN Đắk Lắk) b. Hoạt động tín dụng
- 12 Bảng 2.2. Kết quả hoạt động tín dụng của DAB Đắk Lắk từ năm 2012 - 2014 ĐVT: Tỷ đồng (2013/2012) (2014/2013) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng dư nợ 428,178 494,388 585,640 66,210 115% 91,252 118% Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 247.782 154.87 142.31 (93) 63% (13) 92% Trung dài hạn 180.396 339.52 443.33 159 188% 104 131% Nợ xấu Khách hàng Cá nhân 4.453 8.207 8.667 3,754 184% 0,460 106% Tỷ lệ nợ xấu 1.04% 1.66% 1.48% (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Đông Á - CN Đắk Lắk) c. Hoạt động dịch vụ Bảng 2.3. Kết quả hoạt động dịch vụ của DAB Đắk Lắk từ năm 2012 – 2014 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm A. Kết quả kinh doanh 2012 2013 2014 Doanh Thu 310 246 297 Chi Phí 290 213 255 Lợi nhuận 20 33 42 B. Nguồn vốn huy động (trong đó) 1.482 1.558 1.712 + Tổ chức kinh tế 20 25 27 + Dân cư 1.462 1.533 1.685 (Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Đông Á - CN Đắk Lắk)
- 13 2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CRM TẠI DAB ĐắK LắK 2.2.1. Công tác quản trị điều hành 2.2.2. Công tác hỗ trợ kinh doanh và công tác khác 2.2.3. Yếu tố văn hóa 2.2.4. Nguồn nhân lực quan hệ khách hàng 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐắK LắK 2.3.1. Cơ sở dữ liệu khách hàng Bên cạnh hệ thống CSDLKH khá đầy đủ thì một số thông tin tại NH được cập nhật vào chương trình vẫn ở tình trạng thô nên cũng không dễ dàng gì khai thác hết kho tổng hợp dữ liệu hệ thống. NH cũng chưa triển khai các phần mềm ứng dụng để khai thác triệt để CSDL. Mặt khác, một số dữ liệu hiện nay có nhưng còn phân tán, ngoài một số thông tin bắt buộc phải tạo hồ sơ vào chương trình giao dịch IPCAS được thống nhất trong toàn hệ thống DAB thì còn nhiều thông tin về KH còn được lưu trữ dưới nhiều định dạng khác nhau (như các thành viên đồng sở hữu tài sản đảm bảo tiền vay, cơ quan công chứng hợp đồng đảm bảo tiền vay,...), do nhiều nhân viên khác nhau quản lý (bản cứng, file mềm, CSDL...) chưa được thu thập và kết nối đồng bộ và xử lý tập trung, do vậy cũng chưa có cơ chế kết xuất thông tin và xử dụng thông tin một cách có hiệu quả. CSDLKH mang tính chất định lượng, chưa quan tâm đến định tính như: lịch sử thân nhân, tâm lý, sở thích, các mối quan hệ khác có tầm ảnh hưởng,... Do vậy, CSDLKH tại ngân hàng vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn công tác kết xuất dữ liệu và mang cảm tính theo lối cũ của ngân
- 14 hàng. Ngân hàng chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược định hướng vào khách hàng của DAB. 2.3.2. Phân tích cơ sở dữ liệu khách hàng Đối với khách hàng doanh nghiệp: Tổng điểm xếp hạng doanh nghiệp sẽ được cộng lại từ điểm tài chính và phi tài chính. Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, hệ thống sẽ xếp loại khách hàng từ rất tốt và tốt AAA, AA, A đến khá và trung bình BBB, BB, B, CCC hoặc yếu CC, C, D. Đối với khách hàng cá nhân: Dữ liệu phân tích được chia làm 3 chỉ tiêu (Chi tiết tại phụ lục 2.1: Các chỉ tiêu phân tích cơ sở dữ liệu KHCN). 2.3.3. Lựa chọn khách hàng mục tiêu Hệ thống xếp hạng giúp ngân hàng nhận dạng được khách hàng có tình hình hoạt động kinh doanh tốt, quan hệ làm ăn có uy tín, có triển vọng phát triển trong tương lai. Hiện nay ngân hàng cũng chỉ nhằm xác định các khách hàng mang lại nhiều giá trị, ít gây rủi ro cho mình, chưa quan tâm điều tra xác định nhu cầu và tìm cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Đó cũng chính là lý do vì sao DAB Đắk Lắk chỉ mới xây dựng hệ thống dữ liệu cho khách hàng vay vốn mà chưa triển khai cho khách hàng gửi tiền và các khách hàng dịch vụ khác. 2.3.4. Cá biệt hóa khách hàng và gia tăng giá trị cho khách hàng Hiện tại DAB Đắk Lắk đã chú trọng tới công tác nhận diện khách hàng, hệ thống xếp hạng giúp việc nhận diện được khách hàng có hoạt động kinh doanh tốt, quan hệ làm ăn có uy tín,... Các cơ sở dữ liệu được cập nhật đầy đủ và thường xuyên. Bên cạnh đó DAB Đắk Lắk chưa có
- 15 hệ thống lưu trữ các đặc điểm của khách hàng, chỉ có một bộ phận nhỏ các giao dịch viên ý thức được việc này. Chính vì thế Chi nhánh chưa tổ chức được các phương thức giao tiếp và chăm sóc khách hàng một cách cụ thể và quy mô lớn. 2.3.5. Kiểm soát, đánh giá quản trị quan hệ khách hàng Ngân hàng DAB Đắk Lắk vẫn chưa quan tâm đến công tác kiểm soát hiệu quả CRM. Điều này thể hiện ở chỗ ngân hàng chưa xây dựng được quy trình hướng dẫn đánh giá hiệu quả quản trị quan hệ khách hàng. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả CRM còn ít và đơn giản. 2.3.6. Những thành công và hạn chế trong hoạt động quản trị quan hệ khách hàng tại DAB Đắk Lắk a. Những thành công Ngân hàng DAB Đắk Lắk có sẵn một cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng, đặc biệt là khách hàng trong hoạt động cấp tín dụng. b. Những hạn chế và nguyên nhân - DAB Đắk Lắk chưa thực sự chủ động trong hoạt động kinh doanh, còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ ngân hàng mẹ. - Phương pháp tổ chức thực hiện, bộ máy chăm sóc khách hàng của Ngân hàng DAB Đắk Lắk còn nhiều hạn chế, nguồn lực để chăm sóc khách hàng còn mỏng. Trên thực tế DAB Đắk Lắk chưa xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản trị quan hệ khách hàng.
- 16 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống quản trị quan hệ khách hàng tại DAB Đắk Lắk Môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi nhanh chóng, chuyển từ quan điểm định hướng vào sản phẩm sang quan điểm định hướng vào khách hàng mà đặc biệt là thiết lập mối quan hệ với khách hàng nhằm giữ chân khách hàng. Do đó đòi hỏi DAB Đắk Lắk cần nhận thức phải có sự khác biệt thông qua sự cung cấp, trải nghiệm khách hàng tốt hơn tại các điểm tiếp xúc. 3.1.2. Định hướng phát triển của DAB Đắk Lắk - DAB Đắk Lắk cần xác định thị trường và từng nhóm khách hàng mục tiêu để xây dựng các chính sách phù hợp theo từng đối tượng khách hàng: doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân… - Cơ cấu lại nền khách hàng, song song với việc củng cố nền khách hàng hiện có cần tập trung phát triển khách hàng mới; tránh việc tập trung tín dụng quá lớn vào một số ít các khách hàng đặc biệt là các khách hàng chỉ có quan hệ tiền vay với ngân hàng - tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao nếu khách hàng không trả được nợ.
- 17 - Nâng cao hơn nữa năng lực thẩm định dự án, xét duyệt cho vay, đảm bảo chất lượng tín dụng luôn được duy trì ở mức độ an toàn nhất. - Rà soát lại toàn bộ danh mục tín dụng nhằm cơ cấu lại theo từng đối tượng khách hàng, ngành nghề, kỳ hạn đảm bảo nâng cao kiểm soát chặt chẽ và chất lượng tín dụng; đảm bảo cân đối kỳ hạn giữa nguồn và sử dụng nguồn. Tập trung xử lý nợ xấu bằng mọi biện pháp: cơ cấu, xử lý nợ, bán nợ…. 3.1.3. Mục tiêu phát triển của DAB Đắk Lắk trong thời gian tới Hoàn thiện quy trình thu thập thông tin, công nghệ xử lý thông tin để xác định được các nhóm khách hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho họ. Nâng cao vai trò của nhân viên trong chi nhánh, đặc biệt là các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐắK LắK 3.2.1. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về khách hàng Cơ sở dữ liệu, thông tin về khách hàng là tài sản quý giá của một ngân hàng và là nền móng cho hệ thống CRM. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng bao gồm những công việc sau: Xác định phạm vi cơ sở dữ liệu khách hàng (những hạng mục nào cần thể hiện trong cơ sở dữ liệu khách hàng); phương pháp thu nhận, xử lý, cập nhật cơ sở dữ liệu khách hàng; xây dựng cơ chế duy trì và phát triển, quy trình đăng nhập, cập nhật thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng.
- 18 3.2.2. Lựa chọn khách hàng mục tiêu Cơ sở dữ liệu của khách hàng được phân tích với mục đích phân loại khách hàng. Việc phân biệt các khách hàng nhằm tìm ra các khách hàng quý giá của Ngân hàng DAB Đắk Lắk. Căn cứ vào sự khác biệt này mà ngân hàng có những chính sách phù hợp với từng đối tượng. Việc lựa chọn khách hàng chiến lược, khách hàng mục tiêu có thể dựa vào tính toán giá trị lâu dài của khách hàng hay có thể theo quy tắc Pareto (quy tắc 80/20) trên lợi nhuận mà khách hàng đó đem lại cho ngân hàng. 3.2.3. Cá biệt hóa khách hàng a. Xây dựng các công cụ để tác động vào khách hàng * Các công cụ để tạo dựng lòng trung thành của khách hàng trong quan hệ với ngân hàng * Các công cụ thúc đẩy khách hàng quay trở lại với các dịch vụ của ngân hàng * Các công cụ tiếp thị khách hàng mới b. Xây dựng chương trình đối với khách hàng mục tiêu Trên cơ sở tổng hoà lợi ích mang lại của từng nhóm khách hàng từng thời kỳ, chính sách chăm sóc khách hàng cần được vận dụng linh hoạt trên cơ sở đánh giá định kỳ theo quy định của Ngân hàng DAB Đắk Lắk. 3.2.4. Kiểm soát, đánh giá quản trị quan hệ khách hàng Việc xây dựng và áp dụng mọi chương trình trong kinh doanh cần phải xác định kết quả đạt được. Ngân hàng cần xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hệ thống CRM. Các chỉ tiêu đánh giá có thể là:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng về dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động băng rộng 3g và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing Công ty Vinaphone
26 p | 340 | 91
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Kỹ thuật điện tử: Giải pháp an ninh trong môi trường điện toán đám mây
26 p | 304 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sỹ ngành Kỹ thuật điện tử: Thiết kệ bộ điều chế - giải điều chế QPSK trên FPGA
26 p | 407 | 78
-
Tóm tắt luận văn thạc sỹ: Ước lượng từ thông trong điều khiển vector tựa từ thông rôt động cơ không đồng bộ
99 p | 234 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật: Thiết kế hệ thống điều khiển tự động cung cấp nhiên liêu cho động cơ ô tô
26 p | 237 | 63
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
13 p | 329 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Tìm hiểu về kiến trúc chính phủ điện tử và nghiên cứu, đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc
16 p | 332 | 57
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông Đà 7
20 p | 249 | 53
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng điện toán đám mây cho dịch vụ IPTV
12 p | 212 | 52
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ kỹ thuật: Nghiên cứu hệ mật đường cong elliptic và ứng dụng
25 p | 228 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Khoa học: Xác định crom trong mẫu sinh học bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa
70 p | 159 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ: Hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng trước cách mạng tháng tám 1945
26 p | 291 | 28
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Khoa học: Nghiên cứu khả năng hấp phụ các ion kim loại Cu (II), Zn (II), Pb (II) của axit humic
26 p | 143 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu phương pháp cho bài toán phân cụm và xây dựng hệ thống thử nghiệm
26 p | 130 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Xây dựng phần mềm trắc nghiệm loại hình thông minh cho trẻ 11-12 tuổi
30 p | 121 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ: Chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên
25 p | 121 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, những quan điểm cơ bản và giá trị kế thừa trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
25 p | 90 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
25 p | 79 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn