Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng: Biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại trung tâm y tế thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam năm 2019
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận là mô tả thực trạng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam năm 2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng: Biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại trung tâm y tế thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN MINH PHƯƠNG BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ PHỦ LÝ TỈNH HÀ NAM NĂM 2019 Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 8 72 07 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2019
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ========= Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Anh Tuấn Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận văn cấp ….. tổ chức tại Đại Học Y Hà Nội vào hồi ... giờ … ngày… tháng … năm 20… Có thể tìm hiểu luận văn tại: 1. Thư viện Trường Đại học Thăng Long 2. Thư viện
- CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CBYT: Cán bộ Y tế 2 CI: Khoảng tin cậy (Confidence Interval) 3 HA Huyết áp 4 HATr: Huyết áp tâm trương 5 HATT: Huyết áp tâm thu 6 OR: Tỷ suất chênh (Odds Ratio) 7 PKĐK: Phòng khám đa khoa 8 THA: Tăng huyết áp 9 TLBA: Trích lục bệnh án 10 TBMMN: Tai biến mạch máu não 11 THCS: Trung học cơ sở
- 1 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN 1. Đặt vấn đề Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp (THA) ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa [1]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2013 toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và con số này được ước tính vào khoảng 15,6 tỷ người vào năm 2025 [41]. Các biến chứng của THA là rất nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, gây tàn phế thậm chí là tử vong và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất cho gia đình người bệnh cũng như toàn xã hội. Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý với chức năng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó có THA. Qua khám và điều trị thì phát hiện nhiều người bệnh tăng huyết áp đang điều trị tại đây đã bị biến chứng của tăng huyết áp như: suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận, rối loạn lipit mỡ máu [1]. Từ trước đến nay, mặc dù số liệu quản lý người bệnh tăng huyết áp vẫn được thu thập định kỳ, tuy nhiên chưa có nghiên cứu được thực hiện đánh giá thực trạng mức biến chứng của người bệnh tăng huyết áp như thế nào và một số yếu tố liên quan. Bởi vậy chúng tôi đề xuất nghiên cứu: “Biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam năm 2019” với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý- tỉnh Hà Nam năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 2. Những đóng góp mới của luận văn Kết quả nghiên cứu đã mô tả được thực trạng THA và một số biến chứng của THA tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Điều này cho thấy việc kiểm soát biến chứng và điều trị còn chưa hiệu quả. Do vậy, đánh giá này có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị và nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh THA. Nghiên cứu cũng đưa ra được các yếu tố liên quan tới biến chứng THA gồm: tuổi, thời gian mắc bệnh, hành vi uống rượu bia, hút thuốc, ăn mặn và cách điều trị…
- 2 3. Bố cục của luận văn Luận văn có 69 trang, gồm Đặt vấn đề (2 trang). 4 chương: Chương 1: Tổng Quan (13 trang), Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (9 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu (32 trang), Chương 4: Bàn luận (13 trang), Kết luận (1 trang), Kiến nghị (1 trang). Ngoài ra còn có: phần tài liệu tham khảo, 3 phụ lục, bảng, biểu đồ và hình ảnh minh chứng. Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về tăng huyết áp Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao, bệnh được phân loại thành các giai đoạn theo từng mức tăng huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr). Hội tăng huyết áp Thế giới (ISH) cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quy định huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên được gọi là tăng huyết áp (Huyết áp tâm thu ≥ 140 hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg) [42]. Tại Việt Nam, năm 2010, Bộ Y tế cũng quyết định áp dụng tiêu chuẩn này để đánh giá tăng huyết áp [5], [9]. 1.2. Thực trạng biến chứng tăng huyết áp 1.2.1. Biến chứng não Biến chứng não là những biến chứng rất thường gặp và thường nặng nề với các người bệnh tăng huyết áp. Tai biến mạch máu não bao gồm cả xuất huyết não và nhồi máu não với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc bệnh não do tăng huyết áp với lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội [37]. Đây là biến chứng có thể xảy ra đột ngột vào bất cứ thời gian nào trong ngày nhưng chủ yếu vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi, mùa đông kéo dài. Chính vì vậy kiểm soát tốt huyết áp nhằm tránh các cơn tăng huyết áp kịch phát là ưu tin hàng đầu để giảm thiểu các biến chứng này [1], [8]. Theo thống kê WHO (2013), trong các ca tử vong do biến chứng của tăng huyết áp thì chiếm tới 51% ca tử vong là do đột quỵ [40]. Nghiên cứu phân tích tổng hợp do Ogah (2012) tiến hành đã báo cáo thực trạng biến chứng não ở các người bệnh tăng huyết áp tại Nigerial là 9,4% [33]. Tại Việt Nam, nghiên cứu về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh tăng huyết áp do Lê Thanh Bình tiến hành năm 2014 đã chỉ ra tỷ lệ biến chứng não ở người bệnh tăng huyết áp là 6,5% [11].
- 3 1.2.2. Biến chứng tim mạch Các biến chứng tim mạch bao gồm: suy tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, phình động mạch chủ, bệnh mạch máu khác. Trong đó suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất của tăng huyết áp, tăng huyết áp là tăng gánh nặng cho tim và hệ thống động mạch [7], [8], [16], [21]. Nghiên cứu của Kolo (2012) về thực trạng tăng huyết áp tại Bệnh viện Bauchi (Tây Bắc Nigeria) ghi nhận kết quả của 3.108 người bệnh tăng huyết áp. Kết quả cho thấy đột quỵ là biến chứng phổ biến nhất, chiếm 44,4%, với tỷ lệ tử vong lên tới 39,3% [30]. Nghiên cứu của Price RS (2014) cũng đưa ra báo cáo rằng 47% các trường hợp thiếu máu cơ tim cục bộ là biến chứng của tăng huyết áp gây ra [36]. Năm 2019, nghiên cứu do Huỳnh Ngọc Diệp tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười rà soát trên người bệnh tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ biến chứng tim mạch nói chung là 27,69% (với 12,55% là đột quỵ, hội chứng mạch vành là 9,36%, 5,78% suy tim) [10]. 1.2.3. Biến chứng mắt Biến chứng về mắt tiến triển theo giai đoạn có thể dẫn đến mù lòa. Khi soi đáy mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt. Biến chứng này tuy ít gặp nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh về mắt hoặc biến chứng mắt do đái tháo đường [2] [38]. Một nghiên cứu về biến chứng mắt do tăng huyết áp trong một cuộc điều tra cộng đồng quy mô lớn với 15.792 người tham gia từ 44-66 tuổi, trong đó có 2.907 người mắc tăng huyết áp (18,4%). Báo cáo của Ong YT (2013) đã đưa các biến chứng mắt thường gặp nhất trong số người mắc tăng huyết áp là hẹp động mạch khu trú (22,3%), xuất tiết (17,5%) và các dấu hiệu bệnh võng mạc khác (5,1%) [34]. 1.3. Các yếu tố liên quan biến chứng tăng huyết áp 1.3.1. Yếu tố về phía người bệnh Chế độ ăn: Nhiều người bệnh THA ở mức độ nhẹ chỉ cần thực hiện chế độ ăn giảm bớt chất muối thì có thể điều trị được bệnh. Chế độ ăn giảm bớt chất muối, đủ năng lượng là một biện pháp quan trọng để điều trị cũng như phòng bệnh THA [15]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu thực hiện chế độ ăn nhạt dưới 6 gam muối mỗi ngày có thể làm giảm được huyết áp trung bình từ 4 đến 8 mm Hg [14].
- 4 Hút thuốc: Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích, đặc biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp [19]. Nhiều nghiên cứu ghi nhận một người hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp tối đa lên tới 11 mm Hg và huyết áp tối thiểu lên tới 9 mm Hg và kéo dài trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút [14]. Uống rượu, bia: Người uống nhiều bia, rượu quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp, việc uống bia, rượu quá mức sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ huyết áp; như vậy làm cho bệnh tăng huyết áp càng nặng hơn [26]. 1.3.2. Yếu tố điều trị tăng huyết áp Các nghiên cứu đều cho kết quả những người bệnh có thời thời gian phát hiện THA sớm, đồng thời sớm tiến hành điều trị và duy trì điều trị THA đều có khả năng cải thiện tình trạng THA và giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra [14]. Nghiên cứu của Erden về mức độ nghiêm trọng và thời gian tăng huyết áp tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc bệnh võng mạc tăng huyết áp [24]. Trong quá trình điều trị, việc bổ sung các chất cần thiết cũng như thay đổi lối sống cũng có thể cải thiện tình trạng biến chứng của THA. Việc bổ sung axit béo omega-3 và curcumin trong chế độ ăn uống, cũng như tập thể dục thường xuyên, có thể làm cho não chống lại tổn thương nhiều hơn [25]. 1.4. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là Trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại II của tỉnh Hà Nam. Thành phố này nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam Hà Nội và cũng là thành phố ngã ba sông hợp lưu lại là sông Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ. Diện tích là 8.787,30 ha diện tích tự nhiên. Dân số thành phố Phủ Lý 136.654 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 0,8% có 21 đơn vị phường, xã [3], [13] Hiện nay, Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý (TTYT Tp. Phủ Lý) là TTYT thực hiện hai chức năng. Chức năng phòng bệnh và chức năng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Đến tháng 3 năm 2019 , trung tâm đang quản lý trên 500 người mắc bệnh tăng huyết áp [17]. : Người bệnh sau khi được khám sàng lọc và chẩn đoán xác định đều được lập sổ khám đặc biệt những người bệnh được chuẩn đoán các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu…đều
- 5 có bệnh án để theo dõi hàng tháng có ghi chép đầy đủ các thông tin về khám chữa bệnh, địa chỉ cũng như mã số của người bệnh lưu lại tại trung tâm. Hàng tháng người bệnh đi khám lại đều được các bác sĩ, điều dưỡng đo huyết áp, ghi nhận xét tình trạng bệnh hiện tại đầy đủ và các chỉ định hướng dẫn vào bệnh án ngoại trú . Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y tế Thành phố Phổ Lý từ tháng 4 – 11/2019, với đối tượng là người bệnh THA đang điều trị ngoại trú tại cơ sở này. 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và hồi cứu số liệu trong bệnh án. 1.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả cắt ngang: p (1 - p) n = Z2(1-α/2) Ɛ2 Trong đó n: cỡ mẫu tối thiểu; Z(1-α/2): hệ số tin cậy ở mức 95%, tương ứng = 1,96; p: Tỷ lệ người bệnh THA có xuất hiện biến chứng, theo nghiên cứu của Nguyễn Phan Thạch năm 2015 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định p = 0,82 [14]. Ɛ: sai số tương đối, chọn Ɛ = 0,06. Cỡ mẫu tính được là 235; dự phòng từ chối tham gia và làm tròn, nghiên cứu đã tiếp cận, cỡ mẫu cuối cùng được đưa vào phân tích là 250 người bệnh Tại thời điểm nghiên cứu, tổng số người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý tại TTYT thành phố Phủ Lý là 504 người.
- 6 Bước 1: Được sự chấp thuận tiến hành nghiên cứu tại cơ sở, lựa chọn điều tra viên, tập huấn điều tra viên về quy trình nghiên cứu, phương pháp phỏng vấn, thu thập số liệu bệnh án. Bước 2: Lập danh sách toàn bộ người bệnh tại cơ sở nghiên cứu, rà soát các thông tin sàng lọc tiêu chuẩn người bệnh để xác định số người bệnh đủ tiêu chuẩn. Các kết nối giữa mã số của người bệnh ở danh sách và mã số người bệnh ở bệnh án đã được kiểm tra kỹ càng. Bước 3: 250 người bệnh được chọn ngẫu nhiên trong tổng số người bệnh đủ tiêu chuẩn bằng cách dùng phần mềm chọn ngẫu nhiên đơn trong số 406 người bệnh đáp ứng đủ tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu. Bước 4: Lập kế hoạch, mời cán bộ mời, sắp xếp người bệnh, cán bộ phỏng vấn, cán bộ thu thập số liệu bệnh án. Bước 5: Triển khai phỏng vấn tại phòng khám của trung tâm và trích lục thông tin bệnh án tại phòng nghiệp vụ của trung tâm theo đúng kế hoạch. 1.3. Phương pháp thu thập thông tin 1.3.1. Công cụ thu thập số liệu Các thông tin định lượng được thu thập bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh được xây dựng sẵn về tiền sử, lối sống, hành vi, điều trị.... Kết hợp với hồi cứu số liệu thứ cấp từ bệnh án qua bảng kiểm về các thông tin về điều trị, chẩn đoán… 1.3.2. Quy trình thu thập số liệu Lập danh sách người bệnh đã được chọn vào mẫu nghiên cứu. - Tuyển chọn và tập huấn điều tra viên: là các cán bộ y tế được chọn và đã được tập huấn kỹ lưỡng, chi tiết, thống nhất về nội dung điều tra, yêu cầu thu thập, chọn đúng thời gian để điều tra. - Nghiên cứu thử để chỉnh sửa bộ câu hỏi: Bộ câu hỏi phỏng vấn đã được thử nghiệm trên 10 người bệnh THA được điều trị nội trú tại TTYT Tp Phủ Lý. Sau đó, thảo luận, tiếp nhận các thông tin phản hồi về bộ câu hỏi. Trên kết quả thu được, nghiên cứu viên đã chỉnh sửa và bổ sung để hoàn thiện bộ câu hỏi. - Tiến hành thu thập thông tin tại thực địa theo kế hoạch. 1.4. Xử lý số liệu - Phiếu phỏng vấn, trích lục bệnh án sau khi hoàn thành đã được kiểm tra, làm sạch, đảm bảo kết nối mã số giữa 2 phiếu này của 1 người bệnh. Số liệu đã được nhập bằng phần mềm EpiData 3.0 và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS 20.0
- 7 - Áp dụng thống kê mô tả, sử dụng tần số, tỷ lệ phần trăm, phân bố, X2 … để mô tả thực trạng của quần thể nghiên cứu. Tỷ số chênh OR, khoảng tin cậy 95% (mức ý nghĩa thống kê p) được tính toán để phân tích mối liên quan giữa các yếu tố và biến chứng tăng huyết áp của người bệnh. 1.5. Đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của lãnh đạo địa phương; TTYT Thành phố Phủ Lý; và được hội đồng đạo đức trường Đại học Thăng Long thông qua. Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều tự nguyện, trả lời một cách trung thực, khách quan. Các thông tin thu thập được đều được giữ bí mật, đảm bảo không tiết lộ. 2.8. Hạn chế của đề tài Nghiên cứu còn có những hạn chế của mô tả cắt ngang, đó là tất cả các yếu tố nghiên cứu được xác định ở cùng một thời điểm, khó xác định được yếu tố căn nguyên. Nghiên cứu chưa thể bao gồm các đối tượng THA độ III mà mới chỉ thu thập thông tin của các người bệnh THA độ I và độ II. Đây là do nghiên cứu được thực hiện trên các đối tượng là người bệnh THA tại cộng đồng, là những người đã được điều trị THA và có mức THA ổn định hơn những người bệnh điều trị tại bệnh viện Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng biến chứng tăng huyết áp Nghiên cứu thực hiện trên 250 đối tượng mắc bệnh tăng huyết áp, trong đó có tới 156 đối tượng ≥60 tuổi chiếm 62,4%, 62,8% là nữ giới, 72% có trình độ THPT trở lên. Tỷ lệ sử dụng BHYT người bệnh là khá cao với 96,4%. Người bệnh tham gia nghiên cứu có BMI trung bình 23,4 (±5,0) kg/m2. 76% số người bệnh được chẩn đoán là mắc THA độ I và 24% được chẩn đoán THA độ II. Có 26,4% người bệnh mắc THA từ 5 năm trở lên.
- 8 25% 20.8% 20% 14.8% 15% 9.6% 10% 5% 0.0% 0% Biến chứng Tim Biến chứng Não Biến chứng Mắt Biến chứng Thận Biểu đồ 3.1. Các biến chứng người bệnh gặp phải Kết quả cho thấy, có 20,8% số người mắc phải các biến chứng về tim, tiếp theo là chứng liên quan đến mắt với tỷ lệ là 14,8%, chỉ có 9,6% số người tham gia nghiên cứu gặp các biến chứng về não. Không có ghi nhận bất cứ trường hợp biến chứng thận nào (0%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại thời điểm nghiên cứu, theo các chỉ số huyết áp đo được, có 66,8% số người tham gia nghiên cứu hiện đang trong tình trạng THA, chỉ có 33,2% số người có chỉ số huyết áp được đánh giá ở mức bình thường. Khi được hỏi về cách thức điều trị, có 36,8% số người cho biết họ điều trị bằng cách chỉ thực hiện thay đổi lối sống, 21,6% số người điều trị bằng cách chỉ sử dụng các loại thuốc được chỉ định, chỉ có 23,6% số người vừa kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Đặc biệt, có 18% số người cho biết họ không thực hiện các biện pháp điều trị nào. Có tới 50,8% số người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi thấy huyết áp tăng, 25,6% số người sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày theo đúng chỉ định và vẫn có tới 23,6% số người sử dụng thuốc điều trị THA theo cách khi nào nhớ ra thì mới sử dụng. 3.2. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng tăng huyết áp 3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng tim mạch Những người ≥60 tuổi có khả năng gặp các biến chúng về tim cao gấp 3,09 lần so với những người
- 9 Bảng 3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố tới biến chứng tim Biến chứng tim Đặc điểm Có Không OR 95%CI p SL % SL % Nhóm tuổi ≥60 tuổi 42 26,9 114 73,1 3,09 1,50 - 6,51
- 10 Người sử dụng rượu bia hàng ngày có khả năng gặp các biến chứng về tim cao gấp 2,34 lần (OR=2,34; 95%CI=1,03-5,32). Nguy cơ này ở người sử dụng thuốc lá hàng ngày là 2,64 lần (OR=2,64; 95%ci=1,22- 5,72), ở người ăn mặn là 2,3 lần (OR=2,3; 95%CI=1,09-4,86). 3.2.2. Một số yếu tố liên quan tới biến chứng não Bảng 3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố tới biến chứng tim Biến chứng não Đặc điểm Có Không OR 95%CI p SL % SL % Nhóm tuổi ≥60 tuổi 22 14,1 134 85,9 7,55 1,73 – 32,9
- 11 Bảng 3.4. Mối liên quan của hành vi lối sống với biến chứng não Biến chứng não Hành vi lối sống Có Không OR 95%CI p SL % SL % Tần suất rượu bia Thỉnh thoảng 5 5,3 89 94,7 0,96 0,25 - 3,69 Hàng ngày 15 17,9 69 82,1 3,7 1,17 - 11,7
- 12 Người ≥60 tuổi có khả năng gặp các biến chứng về mắt cao gấp 2,45 lần (OR=2,45; 95%CI=1,07-5,62). Nguy cơ gặp biến chứng về mắt tăng 3,46 lần (95%CI = 1,07 – 11,16) ở người có thời gian mắt bệnh ≥ 5 năm, tăng 3,5 lần (95%CI = 1,16 – 10,56) ở người chỉ dùng thuốc khi bị THA. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng biến chứng tăng huyết áp Nghiên cứu được thực hiện trên 250 đối tượng mắc bệnh tăng huyết áp, trong đó đối tượng là những người ≥60 tuổi chiếm hơn một nửa mẫu nghiên cứu với 62,4%, những đối tượng 65 tuổi có nguy cơ cao mắc THA so với những lứa tuổi khác [42], điều này chứng tỏ với tỷ lệ 62,4% đối tượng ≥60 tuổi là tương đối hợp lý. Tỷ lệ đối tượng là nữ chiếm tới 157/250 đối tượng với 62,8%, tỷ lệ này tương đồng so với các nghiên cứu khác trong nước. Nghiên cứu của Ngô Minh Hà (2002) thực hiện nghiên cứu trên 282 đối tượng với tỷ lệ nữ giới chiếm 59,6 %, không chênh lệch quá nhiều [12]. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch, thần kinh và thận, và nhiều thử nghiệm lâm sàng bao gồm các nghiên cứu ở các đối tượng lớn tuổi đã ghi nhận rằng điều trị hiệu quả giúp cải thiện khả năng sống sót và mang lại lợi ích cho tim mạch [31]. Tại nghiên cứu này, có tới 94% số người bệnh mắc THA tham gia nghiên cứu có mắc các bệnh kèm theo, chỉ có 6% số người không mắc các bệnh kèm theo ngoài THA. Trong tổng số 235 người bệnh có mắc các bệnh kèm theo, có tới 46% số người mắc RLCNTĐ và 33,6% số người có mắc bệnh đái tháo đường kèm theo, đây là 2 loại bệnh kèm theo có tỷ lệ mắc cao nhất. Ngoài ra, các bệnh kèm theo còn lại có tỷ lệ người mắc không đáng kể, chỉ từ 0,8 đến 5,6%. Theo Oates, nghiên cứu trên những người bệnh tăng huyết áp, hơn 40% đối tượng mắc bệnh mạch vành, khoảng 18% bị bệnh mạch máu não và gần 10% bị suy thận mãn tính [32]. Bệnh gây nên rất nhiều biến chứng, để lại hậu quả rất nặng nề cho người bệnh cũng như cho xã hội, các biến chứng chủ yếu là biến chứng tim mạch, biến chứng não và biến chứng mắt, sau khi phân tích, trong các đối tượng tham gia nghiên cứu, nhiều nhất là 20,8% đối tượng xuất hiện biến chứng tim mạch tỷ lệ này ở trong nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Diệp (2019) 27,7% [10], Lê Thanh Bình (2014)
- 13 là 37,6% [11], kết quả của Lê Thanh Bình cao hơn hẳn là do từ năm 2014 tới nay đã có nhiều chương trình can thiệp hơn giúp cải thiện chương trình điều trị và hạn chế được biến chứng, một lý do khác có thể là các đối tượng thuộc nghiên cứu của Lê Thanh Bình là các người bệnh THA có tiền đái tháo đường, tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng hơn [11]. Tiếp theo là 9,6% biến chứng não, tỷ lệ này cao hơn so với 6,5% trong nghiên cứu của Lê Thanh Bình [11]. Tăng huyết áp làm tổn thương mạch máu ở võng mạc, ảnh hưởng tới người bệnh, tỷ lệ biến chứng mắt ở trong mẫu nghiên cứu này là 14,8%. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến chứng tim mạch vẫn là một biến chứng thường gặp nhất của THA. Điều này phù hợp với nhiều nhận định của các nghiên cứu trên thế giới [30], [36]. Nghiên cứu của Price RS (2014) cũng đưa ra báo cáo rằng 47% các trường hợp thiếu máu cơ tim cục bộ là biến chứng của THA gây ra [36]. Hay nghiên cứu của Kolo (2012) cho thấy đột quỵ là biến chứng phổ biến nhất, chiếm 44,4%, với tỷ lệ tử vong lên tới 39,3% [30]. Các biến chứng mắt ở người bệnh THA thường khó đánh giá và hạn chế hơn so với các biến chứng tim mạch. Kết hợp với các lập luận trong nghiên cứu của Ong YT (2013) [34], chúng tôi đưa ra các lý giải cho hạn chế này. Đầu tiên các dấu hiệu về biến chứng mắt thường khó phát hiện hơn, cần phải kiểm tra đáy mắt trực tiếp, bên cạnh đó, kỹ thuật này có độ biến thiên rất cao. Tiếp theo, các nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa biến chứng mắt và tăng huyết áp là rất ít, một số nghiên cứu gần đây có sử dụng hình ảnh võng mạc để chẩn đoán nhưng độ nhạy trong chẩn đoán thường không cao. Báo cáo này cũng đã đưa các biến chứng mắt thường gặp nhất trong số người mắc THA là hẹp động mạch khu trú (22,3%), xuất tiết (17,5%) và các dấu hiệu bệnh võng mạc khác (5,1%) [34]. Tỷ lệ sử dụng các chất kích thích của nhóm đối tượng nghiên cứu vẫn đang ở mức rất cao. Có tới 71,2% đối tượng nghiên cứu vẫn còn uống rượu bia và 59,9% đối tượng vẫn sử dụng thuốc lá từ khi biết mình mắc THA, tỷ lệ này của nhóm đối tượng nghiên cứu cao hơn hẳn so với các nghiên cứu trong nước khác, cụ thể Hoàng Đức Thuận Anh (2013) 37,7% và 28,1% [6]; Lê Thanh Bình (2014) 23,7% và 37,6% [11]; Đặng Thị Thu Huyền (2018) tỷ lệ uống rượu bia 22% [4]; Huỳnh Ngọc Diệp (2019) 19,9% và 25,5% [10]. Những tỷ lệ này cho chúng ta thấy, với cùng 1 cỡ mẫu, tuy nhiên, ở nghiên cứu này, tỷ lệ người sử dụng rượu bia và hút thuốc là đang chiếm tới
- 14 2/3 tổng số mẫu nghiên cứu. Điều này chứng tỏ, kiến thưc về THA của các đối tượng cần được cải thiện, lối sống cần phải thay đổi nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng huyết áp của đối tượng, không những thế nó còn làm giảm tác dụng của thuốc điều hòa huyết áp, tất cả những điều khiến cho việc dự phòng các biến chứng đều không có hiệu quả. Việc giảm lượng rượu bia có hiệu quả trong việc hạ huyết áp cả về tăng huyết áp và bình thường và có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của tăng huyết áp [27], [39], [18]. 4.2. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng tăng huyết áp 4.2.1. Một số yếu tố liên quan của đến biến chứng tim THA có thể gây biến chứng tổn thương nghiêm trọng cho tim. Áp lực quá mức có thể làm cứng động mạch, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến tim. Điều này làm tăng áp lực và giảm lưu lượng máu có thể gây ra nhiều vấn đề: đau thắt ngực, đau tim, suy tim và có thể dẫn tới tử vong. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người ≥60 tuổi có khả năng gặp các biến chứng về tim cao gấp 3,09 lần so với những người
- 15 95%CI=1,02-6,36) so với những người kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Mặc dù chỉ thực hiện khảo sát trên đối tượng nữ, Ebong (2014) cũng cho rằng lối sống lành mạnh có ảnh hưởng tích cực tới việc giảm nguy cơ suy tim của phụ nữ sau mãn kinh, ngay cả khi không có bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp và tiểu đường trước đó [23]. Việc sử dụng rượu bia trong 1 khoảng thời gian dài sẽ trực tiếp dẫn tới việc mắc THA và gián tiếp tăng thêm rất nhiều đường và năng lượng dẫn đến tăng mỡ trong cơ thể. Sau khi phân tích, kết quả chỉ ra rằng người có tần suất sử dụng rượu bia/nước uống có cồn hàng ngày có khả năng gặp các biến chứng về tim cao gấp 2,34 lần so với những người không sử dụng rượu bia. Tương tự, tần suất sử dụng/hút thuốc hàng ngày có khả năng gặp các biến chứng về tim mạch cao gấp 2,64 lần so với những người không sử dụng thuốc lá (OR=2,64; 95%ci=1,22-5,72). Bên cạnh đó, kết quả cho thấy yếu tố ăn mặn cũng là 1 trong các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đối với tình trạng gặp các biến chứng về tim mạch ở người bệnh (p0,05). Cụ thể, những người sử dụng rượu bia hàng ngày có khả năng gặp các biến chứng về tim cao gấp 3,7 lần so với những người không sử dụng rượu bia (OR=3,7; 95%CI=1,13-11,7), việc bổ sung axit béo omega- 3 và curcumin trong chế độ ăn uống, cũng như tập thể dục thường xuyên, có thể làm cho não chống lại tổn thương nhiều hơn [25]. Tương tự, tần suất sử dụng/hút thuốc lá có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng gặp các biến chứng về não ở các người bệnh tham gia nghiên cứu (p>0,05), những người sử dụng thuốc lá hàng ngày có khả năng gặp các biến chứng về não cao gấp 5,03 lần so với những người không sử dụng thuốc lá (OR=5,03; 95%CI=1,33-18,98. Đồng thời, kết quả ăn mặn cũng là 1 trong các yếu tố có mối liên quan tới với tình trạng gặp các biến chứng về não ở người bệnh
- 16 (p
- 17 KẾT LUẬN 1. Thực trạng biến chứng của người bệnh điều trị tăng huyết áp Tỷ lệ các biến chứng mà người bệnh tăng huyết áp gặp phải là: biến chứng tim 20,8%; biến chứng mắt 14,8%; biến chứng não 9,6%. Tỷ lệ người bệnh mắc tăng huyết áp độ 1 là 76%, đa phần không tuân thủ điều trị cao (57,2%). Tỷ lệ người bệnh vẫn bị tăng huyết áp trong thời điểm nghiên cứu cao (66,8%); với 57,2% không tuân thủ điều trị, còn sử dụng rượu bia (71,2%), thuốc lá (59,6%), không tập thể dục (31,6%), và ăn mặn 68,0%. 2. Các yếu tố liên quan tới biến chứng của người bệnh tăng huyết áp Các yếu tố tăng nguy cơ biến chứng của bệnh THA bao gồm: 60 tuổi trở lên, mắc bệnh ≥ 5 năm, không tuân thủ điều trị đúng, uống rượu bia, hút thuốc, và ăn mặn… KIẾN NGHỊ - Cần tăng cường truyền thông, quản lý và điều trị về phòng chống tăng huyết áp và dự phòng biến chứng với các nhóm người bệnh có nguy cơ cao như từ 60 tuổi trở lên, đã mắc tăng huyết áp lâu năm (từ 5 năm trở lên). - Tăng cường nội dung tuyên truyền thay đổi hành vi, lối sống, thói quen hàng ngày (uống rượu bia, hút thuốc), kết hợp các chế độ điều trị đúng, liên tục không bỏ hoặc dừng, thay đổi thói quen ăn mặn - Truyền thông cho người nhà của người bệnh mắc tăng huyết áp và cán bộ y tế cơ sở về tác dụng của việc hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Kĩ thuật viễn thông: Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo mật cho mạng thông tin di động 4G-LTE
33 p | 462 | 116
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng về dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động băng rộng 3g và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing Công ty Vinaphone
26 p | 340 | 91
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Kỹ thuật điện tử: Giải pháp an ninh trong môi trường điện toán đám mây
26 p | 302 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sỹ ngành Kỹ thuật điện tử: Thiết kệ bộ điều chế - giải điều chế QPSK trên FPGA
26 p | 403 | 78
-
Tóm tắt luận văn thạc sỹ: Ước lượng từ thông trong điều khiển vector tựa từ thông rôt động cơ không đồng bộ
99 p | 231 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Khoa học máy tính: Nghiên cứu giải pháp chống tấn công ddos cho website Trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên
27 p | 280 | 65
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật: Thiết kế hệ thống điều khiển tự động cung cấp nhiên liêu cho động cơ ô tô
26 p | 236 | 63
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
13 p | 324 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Tìm hiểu về kiến trúc chính phủ điện tử và nghiên cứu, đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc
16 p | 331 | 57
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông Đà 7
20 p | 244 | 53
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ kỹ thuật: Nghiên cứu hệ mật đường cong elliptic và ứng dụng
25 p | 227 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện kinh doanh dịch vụ mobile marketing tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
28 p | 220 | 45
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Khoa học: Xác định crom trong mẫu sinh học bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa
70 p | 158 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ: Hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng trước cách mạng tháng tám 1945
26 p | 274 | 28
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Khoa học: Nghiên cứu khả năng hấp phụ các ion kim loại Cu (II), Zn (II), Pb (II) của axit humic
26 p | 141 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ: Chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên
25 p | 120 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, những quan điểm cơ bản và giá trị kế thừa trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
25 p | 90 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
25 p | 79 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn