TÓM TẮT LUẬN ÁN<br />
1. Tính cấp thiết của luận án<br />
Hoạt động hợp tác, liên kết giữa các trường đại học - doanh nghiệp trong<br />
đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ là một xu thế tất yếu và có vai trò<br />
quan trọng với sự phát triển của trường đại học và cả doanh nghiệp. Trường đại<br />
học, đặc biệt là các đại học nghiên cứu là nơi thực hiện các nghiên cứu cơ bản,<br />
một trung tâm về phát triển tri thức sẽ trở thành nguồn cung cấp kiến thức, các<br />
nghiên cứu cơ bản có tiềm năng ứng dụng và thương mại hóa. Đồng thời, trường<br />
đại học là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo ở trình độ cao<br />
cho các doanh nghiệp, nền kinh tế. Bởi vậy, việc hoạt động liên kết đại học –<br />
doanh nghiệp có vai trò thúc đẩy nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật, gắn<br />
giữa nghiên cứu hàn lâm với thế giới công nghiệp và ứng dụng. Thông qua liên<br />
kết các trường đại học thúc đẩy quá trình nghiên cứu, cải thiện chương trình<br />
giảng dạy để đáp ứng đòi hỏi từ doanh nghiệp, thị trường lao động. Ở khía cạnh<br />
doanh nghiệp, việc sử dụng các kết quả nghiên cứu giúp tiết kiệm chi phí nghiên<br />
cứu, tận dụng được khả năng của đội ngũ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có<br />
trình độ cao của trường đại học cho những bài toán thực tiễn.<br />
Đánh giá các hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp đã trở thành một<br />
chủ đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm lớn từ nhiều nhà khoa học, những<br />
người làm nghiên cứu trong trường đại học và doanh nghiệp bởi tính khả thi, vai<br />
trò quyết định và những giá trị mang lại cho sự phát triển và ứng dụng khoa học<br />
công nghệ (Mitive, 2009). Thực tế đã có nhiều tác giả tập trung vào việc đánh<br />
giá những đóng góp của hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp dựa trên các<br />
hình thức liên kết và kết quả của hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh<br />
nghiệp (Spyros, 2005).<br />
Liên kết trường đại học – doanh nghiệp không chỉ có vai trò quan trọng<br />
tại các nước phát triển mà còn giữ vài trò then chốt đối với các quốc gia đang<br />
phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa. Vào thập niên 1950 các quốc<br />
gia đang phát triển gần như không có năng lực công nghiệp. Quá trình công<br />
nghiệp hóa đòi hỏi các nước phải phát triển năng lực quốc gia để sử dụng<br />
nguyên liệu và phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước<br />
(Todaro, 2006). Với nền tảng hạ tầng thiếu thốn, nguồn nhân lực có trình độ<br />
thấp việc xây dựng năng lực công nghiệp của các quốc gia đang phát triển rất<br />
khó khăn. Công nghiệp hóa được xem như một chìa khóa để thúc đẩy tăng<br />
trưởng kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống. Công nghiệp hóa cũng giúp<br />
1<br />
<br />
các quốc gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, là công cụ để biến đổi các ngành nông<br />
nghiệp, xây dựng, giao thông và các ngành dịch vụ khác trở thành các lĩnh vực<br />
có năng suất cao (David, 2006). Để thực hiện công nghiệp hóa thành công, cần<br />
thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật và phát triển các nghiên<br />
cứu cơ bản trở thành các sản phẩm thương mại hóa.<br />
Do việc quan trọng của liên kết đại học – doanh nghiệp đối với phát triển<br />
kinh tế đất nước và quá trình công nghiệp hóa có thể thành công hay không. Bởi<br />
hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học<br />
công nghệ cho sản xuất và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao để khai thác<br />
các nguồn lực truyền thống như đất đai, vốn, nguồn nhân lực. Cả các quốc gia<br />
công nghiệp và các quốc gia đang phát triển đều nhận biết được rằng công nghệ<br />
đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của<br />
người dân. Đồng thời nhiều quốc gia cũng nhận biết được rằng chuyển giao<br />
công nghệ đóng vai trò sống còn đối với quá trình công nghiệp hóa cũng như<br />
toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia và điều đó chỉ có thể đạt được thông qua<br />
hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp.<br />
Quá trình liên kết đại học – doanh nghiệp cũng phát sinh những khó khăn<br />
do sự khác biệt về lợi ích của hai phía mặc dù cả hai đều hướng tới việc tạo ra<br />
lợi ích cho mình thông qua liên kết. Các nghiên cứu khác nhau trên nhiều thị<br />
trường cho thấy những khó khăn chính của hoạt động liên kết thường xuất phát<br />
từ việc thiếu đồng thuận trong mục tiêu nghiên cứu, các xung đột về quyền sở<br />
hữu trí tuệ, những khó khăn tài chính hay sự khác biệt về văn hóa giữa trường<br />
đại học và doanh nghiệp (Bonaccorsi, 2007). Những khó khăn hay rào cản cản<br />
trở quá trình liên kết có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu công nghiệp hóa<br />
đất nước, các mục tiêu về thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ<br />
trong nền kinh tế. Bởi vậy, việc xác định những loại rào cản chính ảnh hưởng tới<br />
hiệu quả thực hiện các hình thức liên kết để hạn chế chúng trong quá trình hợp<br />
tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là rất cần thiết.<br />
Như vậy, việc liên kết đại học – doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho cả<br />
trường đại học, doanh nghiệp và toàn xã hội. Những lợi ích từ quá trình liên kết<br />
đại học – doanh nghiệp có thể giúp quốc gia đạt được những mục tiêu tăng<br />
trưởng kinh tế và cách tân nền công nghiệp, thực hiện thành công quá trình công<br />
nghiệp hóa. Bởi vậy, việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện<br />
hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp để từ đó có giải pháp tăng cường<br />
động cơ liên kết của các bên, hạn chế những rào cản liên kết, thực hiện hiệu quả<br />
các hoạt động liên kết là rất cần thiết. Điều này càng trở nên đặc biệt hơn đối với<br />
2<br />
<br />
các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thực tế, các nghiên cứu về hoạt<br />
động liên kết đại học – doanh nghiệp tại Việt Nam cũng chưa nhiều, các nghiên<br />
cứu tập trung vào việc đánh giá những bài học kinh nghiệm để khuyến nghị<br />
những giải pháp cho việc phát triển hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp.<br />
Những nghiên cứu như vậy chưa phân loại được những nhóm động cơ, những<br />
rào cản, các nhóm hình thức liên kết đang tồn tại trong mối quan hệ hợp tác giữa<br />
các trường đại học với doanh nghiệp. Bởi vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài<br />
“Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường đại học kỹ thuật với doanh<br />
nghiệp tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. Luận<br />
án tập trung vào xác định những động cơ, rào cản, những hình thức liên kết tồn<br />
tại trong trường đại học và tác động của những động cơ, rào cản liên kết tới các<br />
hình thức liên kết trường đại học – doanh nghiệp.<br />
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước<br />
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài<br />
Ý tưởng về liên kết đào tạo và nghiên cứu được đưa ra ở Đức bởi<br />
WilhelmVon Humboldt Năm 1810 ông là người sáng lập ra Đại học Berlin,<br />
trường đã thực hiện ý tưởng của ông, và mô hình liên kết này đã lan rộng tại<br />
nhiều trường đại học của châu Âu và châu Mỹ. Trong nhiều thế kỷ, các trường<br />
đại học hầu như chỉ có nhiệm vụ đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho các<br />
ngành kinh tế, xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của quốc gia. Cải cách lớn<br />
nhất của Trường Đại học Humboldt (Humboldt University of Berlin) là đã thay<br />
đổi toàn bộ mục tiêu hoạt động của trường bằng cách chuyển trọng tâm sang<br />
nghiên cứu, và nghiên cứu trở thành yếu tố sống còn giúp cho hoạt động đào tạo<br />
đóng góp trực tiếp cho xã hội và phát triển kinh tế. Mục tiêu của Trường Đại học<br />
Humboldt được đặt ra rất rõ ràng. Thứ nhất, thực hiện các hoạt động nghiên cứu<br />
cơ bản, để tiến tới đạt được trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khoa học và công<br />
nghệ. Thứ hai, nghiên cứu trong trường đại học gắn liền với thực tế và đóng góp<br />
cho sự phát triển của quốc gia, đặc biệt phát triển các lĩnh vực công nghệ phục<br />
vụ cho mục đích dân sự và mục đích quân sự, đưa nước Đức trở thành quốc gia<br />
hùng mạnh nhất thế giới. Ngay từ cuối thế kỷ 19, hãng dược phẩm nổi tiếng của<br />
Đức (Bayer) đã thiết lập các mối quan hệ với các trường đại học (Bower, 1993).<br />
Etzkowitz & Leydesdorff (2000) đã đưa ra các mô hình liên kết giữa nhà<br />
nước – doanh nghiệp – trường đại học để luận giải quá trình phát triển của liên<br />
kết giữa trường đại học và doanh nghiệp. Mô hình này đã và đang được ứng<br />
dụng trong việc nghiên cứu vấn đề này tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt<br />
là các nghiên cứu của Charles (2003), Cooke (2001), Dasgusta & David (1994),<br />
3<br />
<br />
Kitagawa (2004), Lundvall (1993), Nelson (1993, 2004), Salter & Martin (2001)<br />
về vai trò của trường đại học trong quá trình đổi mới công nghệ và phát triển<br />
kinh tế xã hội, các trường đại học được đánh giá là yếu tố trung tâm của hệ<br />
thống kinh tế; nghiên cứu của Etzkowitz & Leydesdorff (2000), Slaughter &<br />
Leslie (1997) về xu hướng thực hiện “nhiệm vụ thứ ba” của các trường đại học<br />
trong việc đóng góp và tham gia trực tiếp vào phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh<br />
hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Các nghiên cứu của Anselin & cộng sự (2000),<br />
Arundel & Geuna (2004), Cohen, & cộng sự (2002), Fontana & cộng sự (2006),<br />
Jaffe (1989), Lee (1996), Santoro & Chakrabarti (1999), Tornquist & Kallsen<br />
(1994) tập trung vào phân tích những đặc tính liên quan đến nhà trường, doanh<br />
nghiệp trong việc hình thành liên kết.<br />
Bên cạnh một số công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những nội<br />
dung liên quan đến bản chất của liên kết trường đại học – doanh nghiệp như tính<br />
tất yếu, các hình thức liên kết, phương pháp đánh giá cũng đã xuất hiện một số<br />
đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu<br />
được tiến hành tại các nước phát triển như là Mỹ và các nước phương Tây. Tuy<br />
nhiên, tại các quốc gia đang phát triển, nghiên cứu về nội dung này chưa nhiều.<br />
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam<br />
Trong 10 năm trở lại đây, vấn đề liên kết trường đại học với doanh nghiệp<br />
mới thực sự trở thành một đề tài được quan tâm đặc biệt. Thực hiện chủ trương<br />
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới giáo dục đại học, gắn đào tạo với nhu<br />
cầu xã hội, nhiều hội thảo – hội nghị đã được tổ chức tại các trường đại học<br />
nhằm phân tích thực trạng liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào<br />
tạo và nghiên cứu, ví dụ như Hội thảo Nhà trường và Doanh nghiệp tại Trường<br />
Đại học Bách Khoa Hà Nội (22/5/2007); Hội thảo khoa học quốc gia “Tương<br />
tác trường đại học – doanh nghiệp theo mục tiêu nâng cao chất lượng đáp ứng<br />
nhu cầu xã hội và năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp” tại Đại học<br />
Thương mại (22/4/2009)…<br />
Ngoài các hội thảo tại trường đại học, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các<br />
đề tài nghiên cứu, biên soạn sách chuyên khảo và viết bài về liên kết trường đại<br />
học và doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào đề cập đến vấn đề liên<br />
kết trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ<br />
một cách toàn diện. Các bài viết chủ yếu tập trung vào nội dung liên kết giữa<br />
nhà trường và doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Ví dụ như<br />
đề tài “Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo<br />
và nghiên cứu” của Trần Anh Tài & Trần Văn Hùng (2009) đã đã nêu ra quan<br />
4<br />
<br />
điểm chính sách về mối liên kết giữa các trường đại học với các doanh nghiệp;<br />
đưa ra các nội dung về liên kết trường đại học và doanh nghiệp tại các quốc gia<br />
Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore; nhưng mới chỉ giới thiệu một số thông tin sơ<br />
lược về tình hình liên kết trường đại học và doanh nghiêp tại Việt Nam. Đề tài<br />
“Nghiên cứu giải pháp phát triển doanh nghiệp trong trường đại học” của Lê<br />
Thị Mai Hương & cộng sự (2009) lại tập trung vào việc nghiên cứu mô hình và<br />
đề xuất giải pháp xây dựng doanh nghiệp trong các trường đại học như một<br />
trong những hình thức thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.<br />
Bài báo “Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp” của Trần<br />
Anh Tài (2009) mới chỉ làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa nhà trường và xã<br />
hội, giữa nhà đào tạo và nhà sử dụng trong đào tạo đại học ở nước ta hiện nay,<br />
từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần làm cho sản phẩm đào tạo của các<br />
trường đại học đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Bài viết “Mô<br />
hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của<br />
Phùng Xuân Nhạ (2009) đề cập tới thực trạng đào tạo thiếu gắn kết với nhu cầu<br />
doanh nghiệp. Để thúc đẩy mới liên kết này, bài báo cũng làm rõ hơn một số nội<br />
dung trong liên kết nhà trường – doanh nghiệp như lợi ích, cơ chế liên kết và<br />
điều kiện thành công. Các tác giả Nguyễn Minh Phong, Dương Quỳnh Chi<br />
(2008) trong bài viết “Hợp tác đại học và doanh nghiệp – góc nhìn của người<br />
trong cuộc” lại đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực trong xã hội và đào tạo, sự cần<br />
thiết của việc hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp. Trịnh Thị Mai Hoa<br />
(2008) tập trung vào vai trò của doanh nghiệp như một nhà cung cấp thông tin<br />
để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị trường lao động.<br />
Như vậy, thực tế hiện nay các nghiên cứu về liên kết trường đại học –<br />
doanh nghiệp ở Việt Nam mới dừng lại ở các đánh giá của các bên về các hình<br />
thức liên kết và đề xuất những giải pháp cho thúc đẩy liên kết đại học – doanh<br />
nghiệp. Các nghiên cứu tập trung ở khía cạnh tổng hợp kinh nghiệm về hoạt<br />
động liên kết đại học – doanh nghiệp từ các trường đại học nước ngoài hay kinh<br />
nghiệm của các nước. Thực tế thiếu vắng những nghiên cứu xem xét các yếu tố<br />
ảnh hưởng tới liên kết trường đại học với doanh nghiệp. Bởi vậy, nghiên cứu<br />
này đặt ra các câu hỏi nghiên cứu chính như sau:<br />
Thứ nhất, các hình thức liên kết trường đại học – doanh nghiệp nào đang<br />
diễn ra ở Việt Nam?<br />
Thứ hai, những yếu tố nào ảnh hưởng tới liên kết trường đại học – doanh<br />
nghiệp tại Việt Nam?<br />
5<br />
<br />