BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH<br />
<br />
<br />
BỘ TÀI CHÍNH<br />
<br />
NGUYỄN TRƯỜNG THỌ<br />
<br />
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY<br />
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng<br />
Mã số: 9.34.02.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2018<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. DƯƠNG ĐĂNG CHINH<br />
2. TS. NGUYỄN THẾ THỌ<br />
<br />
Phản biện 1: ..............................................................................<br />
...............................................................................<br />
<br />
Phản biện 2: ...............................................................................<br />
...............................................................................<br />
<br />
Phản biện 3: ...............................................................................<br />
...............................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện<br />
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ, phòng.............................................<br />
Thời gian vào hồi .......giờ.........., ngày.......tháng.........năm............<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Hà Nội<br />
- Thư viện Học viện Tài chính<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã có bước phát triển<br />
tăng trưởng nhanh và bền vững, theo đó, đầu tư chứng khoán và TTCK đã đạt đến mức<br />
độ phát triển mới. Nhằm tạo định hướng cho việc đề ra các chính sách thúc đẩy đầu tư<br />
chứng khoán ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường<br />
chứng khoán Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020. Đây được coi là chủ trương quan<br />
trong trong việc thiết lập bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống chính sách khuyến khích thu<br />
hút và thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam<br />
Tuy nhiên, các chính sách hình thành và phát triển TTCK, chính sách thu hút nguồn<br />
vốn đầu tư chứng khoán, chính sách tạo môi trường và hành lang pháp lý đầu tư, chính<br />
sách khuyến khích và thúc đẩy đầu tư, các quy định trong việc điều hành chính sách<br />
kinh tế vĩ mô đồng bộ với sự phát triển của đầu tư chứng khoán và TTCK... trong giai<br />
đoạn đầu phát triển của TTCK đã bắt đầu bộc lộ những bất cập, cần được xem xét, điều<br />
chỉnh, bổ sung và hoàn thiện, đảm bảo phù hợp với các quy luật vận động của thị<br />
trường. Đây là đòi hỏi hết sức cần thiết và cấp bách đối với các chính sách đầu tư và<br />
phát triển TTCK trong giai đoạn hiện nay.<br />
Để góp phần đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy đầu tư để<br />
đầu tư chứng khoán và TTCK đóng vai trò tương xứng của nó là huy động và thu hút và<br />
điều hòa các nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế của đất nước, tác giả đã lựa chọn đề tài<br />
nghiên cứu "Hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam".<br />
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan<br />
2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài<br />
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư chứng khoán<br />
dưới nhiều khía cạnh khác nhau dưới dạng các bài báo, tạp chí, luận án nhưng có thể<br />
thấy có hai hướng chính là (1) Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư chứng khoán;<br />
(2) Các chính sách kinh tế tác động tới đầu tư chứng khoán. Tổng quan các nghiên cứu<br />
nước ngoài về đầu tư chứng khoán cho thấy chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô<br />
có ảnh hưởng tới giá cổ phiếu, lợi tức cổ phiếu, tới thị trường chứng khoán, tới quyết<br />
định của nhà đầu tư. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có các yếu tố ảnh hưởng tới quyết<br />
định đầu tư chứng khoán là yếu tố thuộc về hành vi cá nhân, yếu tố kinh tế, tâm lý, xã<br />
hội, giá cổ phiếu…Tuy nhiên, các nghiên cứu được thực hiện ở phạm vi khác nhau,<br />
không gian khác nhau và giữa các nghiên cứu có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu<br />
được chỉ ra.<br />
2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam<br />
Ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề liên quan tới đầu tư chứng khoán được đã được<br />
một số nghiên cứu dưới dạng bài báo, luận văn, luận án, nghiên cứu các khía cạnh khác<br />
<br />
2<br />
nhau như hành vi của nhà đầu tư, nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn công ty chứng<br />
khoán, mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán….<br />
Về cơ bản, các tác giả nghiên cứu xung quanh vấn đề đầu tư chứng khoán dưới khía<br />
cạnh khác nhau ở phạm vi không gian thời gian khác nhau nhưng chưa có nghiên cứu<br />
nào đầy đủ và toàn diện về chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.<br />
Đánh giá tổng quan về nội dung và mục đích, đối tượng và phương pháp tiếp cận<br />
của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên cho thấy:<br />
i) Các nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới đầu tư chứng khoán như chính sách<br />
kinh tế tác động tới đầu tư chứng khoán, các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư chứng khoán,<br />
hành vi đầu tư chứng khoán cá nhân hay sự quản lý nhà nước đối với thị trường chứng<br />
khoán, công ty chứng khoán...<br />
ii) Các nghiên cứu đã giải quyết các vấn đề ở những góc độ khác nhau về vấn đề chính<br />
sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán, phát triển thị trường chứng khoán nhưng chưa có nghiên<br />
cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ về chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán.<br />
iii) Các nghiên cứu được thực hiện ở phạm vi về không gian, thời gian khác nên<br />
các kết quả nghiên cứu có thể không còn phù hợp để áp dụng cho việc đề ra các giải<br />
pháp thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.<br />
iv) Trên thực tế, trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của nên kinh tế và thị trường<br />
chứng khoán, chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán và phát triển thị trường chứng<br />
khoán luôn bộc lộ những hạn chế và bất cập cần được hoàn thiện.<br />
Xuất phát từ đánh giá các nghiên cứu hiện có về chính sách thúc đẩy đầu tư chứng<br />
khoán và sự phân tích những hạn chế của chính sách thúc đẩy đầu chứng khoán ở Việt<br />
Nam thời gian qua, tác giả lựa chọn nghiên cứu hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư<br />
chứng khoán ở Việt Nam với mục đích đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thúc<br />
đẩy đầu tư chứng khoán, phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.<br />
Do đó từ tổng quan các nghiên cứu cùng với thực tế thị trường chứng khoán hiện<br />
nay ở Việt Nam tác giả lựa chọn nghiên cứu theo hướng hoàn thiện chính sách thúc đẩy<br />
đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu:<br />
Thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư chứng<br />
khoán, phát triển thị trường chứng khoán và thực trạng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng<br />
khoán, đưa ra các đề xuất hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
a) Tổng quan lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách thúc đẩy đầu tư<br />
chứng khoán<br />
b) Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán, đầu tư<br />
chứng khoán, chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán trong giai đoạn 2007-2017, rút ra các<br />
vấn đề cần đề xuất hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam<br />
c) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở<br />
Việt Nam.<br />
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Luận án tập trung nghiên cứu đầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán,<br />
thị trường chứng khoán và các giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng<br />
khoán ở Việt Nam.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu:<br />
a) Phạm vi về đối tượng và nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi luận án này, tác<br />
giả chỉ đề cập đến các hình thức đầu tư trên thị trường chứng khoán. Các hình thức đầu<br />
tư trực tiếp, các hình thức tín dụng thu lãi suất và các hình thức đầu tư tài chính khác<br />
không thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận án.<br />
b) Phạm vi không gian: Thị trường chứng khoán Việt Nam.<br />
c) Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu phân tích, đánh giá hoạt động hoạt động đầu<br />
tư chứng khoán trong giai đoạn 2007 - 2017. Một số phân tích cần nhấn mạnh thể hiện<br />
tính quy luật có minh họa số liệu từ giai đoạn trước năm 2007.<br />
4.3 Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp triết học biện chứng và duy<br />
vật lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích – tổng hợp, diễn dịch – quy nạp để<br />
xử lý các số liệu nhằm lượng hóa các kết quả nghiên cứu.<br />
- Để phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư, tác<br />
giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp định tính.<br />
- Luận án sử dụng các sơ đồ, bảng biểu và đồ thị để minh họa cho các số liệu để<br />
tăng tính trực quan và sức thuyết phục của luận án.<br />
5. Những đóng góp mới của luận án<br />
5.1. Về mặt lý luận<br />
i) Luận án nghiên cứu góp phần bổ sung và hệ thống hóa những lý luận về đầu tư, chứng<br />
khoán và đầu tư chứng khoán; một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán;<br />
<br />