intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tương thích tài trợ, chất lượng mối quan hệ và dự định tài trợ thể thao tại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định và kiểm định mối quan hệ của các yếu tố tương thích tài trợ, chất lượng mối quan hệ và dự định tài trợ thể thao tại Việt Nam; (2) xác định và kiểm định mối quan hệ tác động gián tiếp của các yếu tố rủi ro tài trợ, danh tiếng tài trợ, thu hút truyền thông và động cơ tài trợ đến dự định tài trợ thông qua các yếu tố trung gian là tương thích tài trợ và chất lượng mối quan hệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tương thích tài trợ, chất lượng mối quan hệ và dự định tài trợ thể thao tại Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> Thân Văn Hải<br /> <br /> MỐI QUAN HỆ GIỮA TƯƠNG THÍCH TÀI TRỢ,<br /> CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ VÀ DỰ ĐỊNH<br /> TÀI TRỢ THỂ THAO TẠI VIỆT NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh<br /> Mã số: 9340101<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng<br /> Phản biện 1 :.......................................................................................<br /> Phản biện 2 :.......................................................................................<br /> Phản biện 3 :.......................................................................................<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường<br /> họp tại:……………………………………………………………….<br /> Vào hồi…….giờ……ngày……tháng…..năm 2019<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trường Đại Học Kinh Tế Tp.<br /> Hồ Chí Minh.<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br /> CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ<br /> Thân Văn Hải, 2017. Giải thích việc ra quyết định tài trợ thể thao bằng lý<br /> thuyết hành vi mua của tổ chức. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình<br /> Dương, Số 500, 7-10.<br /> Thân Văn Hải, 2017. Yếu tố tác động đến quyết định tài trợ thể thao: Sự<br /> khác biệt giữa các công ty có vốn sở hữu nước ngoài và các công ty<br /> Việt Nam có phản ánh đặc thù của nền kinh tế chuyển đổi. Tạp chí<br /> Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. Số 502, 98-100.<br /> Thân Văn Hải, 2018. Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến dự định tài trợ<br /> thể thao tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương,<br /> Số 531, 46-48.<br /> Thân Văn Hải, 2018. Mối quan hệ giữa tương thích tài trợ, chất lượng mối<br /> quan hệ và dự định tài trợ thể thao tại Việt Nam. Tạp chí Công<br /> Thương – Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ,<br /> Số 15, 178-182.<br /> <br /> 1<br /> <br /> CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU<br /> 1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI<br /> Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết về tài trợ thể thao cho thấy: (1) Hầu hết<br /> các nghiên cứu về chọn lựa tài trợ trước đây chỉ dừng ở việc nghiên cứu<br /> các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi quyết định tài trợ, bỏ qua bước<br /> nghiên cứu hành vi dự định tài trợ; (2) Hay chỉ xếp hạng tầm quan trọng<br /> của từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn lựa tài trợ (Lee và Ross, 2012),<br /> mà chưa đề cập đến mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của từng yếu tố<br /> này; (3) Có sự thiếu hụt trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhà tài trợ<br /> và đối tượng nhận tài trợ (Hessling và cộng sự, 2018); (4) Và cuối cùng,<br /> nghiên cứu tài trợ thể thao trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam là cần thiết.<br /> Đẩy mạnh tài trợ thể thao nhằm xã hội hóa hoạt động thể thao là chủ<br /> trương cấp thiết hiện nay của Đảng và Nhà nước. Thúc đẩy hành vi tài trợ<br /> là cần thiết đối với các nhà quản lý thể thao, nhà tài trợ và các nhà hoạch<br /> định chính sách. Như vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cùng với bối cảnh<br /> thiếu hụt các nghiên cứu về hành vi dự định tài trợ thể thao đã thúc đẩy tác<br /> giả hình thành đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tương thích tài trợ,<br /> chất lượng mối quan hệ và dự định tài trợ thể thao tại Việt Nam”.<br /> 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> Đề tài giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau đây:<br /> (1) Xác định và kiểm định mối quan hệ của các yếu tố tương thích tài<br /> trợ, chất lượng mối quan hệ và dự định tài trợ thể thao tại Việt Nam; (2)<br /> Xác định và kiểm định mối quan hệ tác động gián tiếp của các yếu tố rủi ro<br /> tài trợ, danh tiếng tài trợ, thu hút truyền thông và động cơ tài trợ đến dự<br /> định tài trợ thông qua các yếu tố trung gian là tương thích tài trợ và chất<br /> lượng mối quan hệ.<br /> <br /> 2<br /> 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA NGHIÊN CỨU<br /> 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố: Tương thích tài trợ,<br /> chất lượng mối quan hệ, dự định tài trợ, rủi ro tài trợ, danh tiếng tài trợ, thu<br /> hút truyền thông, động cơ tài trợ và mối quan hệ của các yếu tố này. Đối<br /> tượng khảo sát là các công ty đang hoạt động tại Việt Nam. Đối tượng cung<br /> cấp thông tin là những người làm công tác quản lý có tham gia đánh giá<br /> các dự án tài trợ thể thao. Đối tượng chính thụ hưởng các kết quả nghiên<br /> cứu của đề tài này là các nhà quản lý thể thao thuộc các đối tượng nhận tài<br /> trợ.<br /> 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi không gian: Đề tài khảo sát các doanh nghiệp tại 15<br /> tỉnh/thành có hoạt động tài trợ mạnh nhất.<br /> Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài không đề cập đến các vấn<br /> đề liên quan đến chuyên môn và nghệ thuật trong thể thao.<br /> Phạm vi thời gian: Nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời<br /> gian từ năm 2015 đến năm 2018. Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong<br /> nghiên cứu này từ năm 2012 đến năm 2017. Nguồn dữ liệu sơ cấp được<br /> điều tra từ năm 2017 đến năm 2018. Phạm vi thời gian ứng dụng các kết<br /> quả và hàm ý nghiên cứu đến năm 2030.<br /> 1.4. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN<br /> Luận án gồm 5 chương và được kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan<br /> về nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu; Chương<br /> 3: Thiết kế nghiên cứu; Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu; Chương<br /> 5: Kết luận và hàm ý quản trị.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2