BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br />
<br />
HỒ VIẾT THỊNH<br />
<br />
TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC<br />
Ở VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ<br />
Ngành: Quản lý kinh tế<br />
Mã số: 9.31.01.10<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2019<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘI<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hữu Tùng<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TS Bùi Xuân Phong<br />
<br />
Phản biện 2: TS Nguyễn Duy Lạc<br />
<br />
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Hồng Thái<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường,<br />
họp tại............................ ....................................................................................<br />
............................................................................................................................<br />
vào hồi …..giờ … ngày … tháng….. năm…......<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
Thư viện Quốc gia Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học luôn đóng vai trò quan trọng đối với đào<br />
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn,<br />
nhạy bén, giàu óc sáng tạo, có đủ năng lực bắt kịp với tốc độ hội nhập và phát triển<br />
của thế giới, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Vai trò của<br />
giáo dục đại học càng trở nên vô cùng quan trọng trong thời đại cuộc Cách mạng<br />
Công nghiệp lần thứ Tư đang có những tác động to lớn đối với tất cả các quốc gia,<br />
dân tộc. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, giáo dục đại học đang<br />
giữ vai trò chủ chốt, kéo cả đoàn tàu giáo dục, kinh tế và văn hóa đất nước đi vào hội<br />
nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động. Mặt khác, chỉ có giáo dục đại học mới góp<br />
phần thực sự, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam và các nước<br />
phát triển. Ch nh vì vậy, Nhà nước Việt Nam luôn ác định: đầu tư cho giáo dục cần<br />
được quan tâm và ưu tiên hàng đầu, giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố quyết<br />
định sự thành bại của quốc gia. Điều này cũng được thể hiện rõ trong Luật Giáo dục<br />
được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ IV<br />
thông qua ngày 04.12.2009: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp<br />
của Nhà nước và của toàn dân”.<br />
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giáo dục đại học Việt Nam được tiếp<br />
cận với những u thế phát triển hiện đại, những kinh nghiệm tốt của giáo dục thế<br />
giới, đẩy mạnh hợp tác trong quá trình phát triển giáo dục. Đồng thời, có điều kiện<br />
thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục từ nước ngoài, đặc biệt là đầu tư lớn hơn về<br />
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hiện đại hoá điều kiện học tập và lực lượng chuyên<br />
gia giáo dục... Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, hội nhập kinh tế quốc tế cũng<br />
mang lại cho giáo dục đại học của Việt Nam những thách thức không nhỏ như: (1)<br />
Đảm bảo vừa thực hiện những cam kết về giáo dục trong khuôn khổ của Hiệp định<br />
chung về thương mại, dịch vụ (GATS), vừa giữ vững chủ quyền quốc gia, thực hiện<br />
được các mục tiêu cơ bản về giáo dục; (2) Chất lượng giáo dục đại học Việt Nam còn<br />
thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển mạnh<br />
mẽ của khoa học và công nghệ; (3) Năng lực cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại<br />
học Việt còn hạn chế, chưa đủ sức tham gia vào cuộc cạnh tranh giáo dục quốc tế,<br />
chưa đủ sức thu hút nhiều du học sinh nước ngoài vào Việt Nam… Để đối mặt với<br />
các thách thức đó, chuyển các thách thức thành cơ hội cho các cơ sở giáo dục và nâng<br />
cao chất lượng giáo dục Việt Nam cần có sự quản lý một cách khoa học và hệ thống<br />
đối với các cơ sở giáo dục đại học.<br />
Thời gian qua, hoạt động quản lý đối với giáo dục đại học đã từng bước được<br />
hoàn thiện. Tư duy quản lý đối với giáo dục đại học đã được đổi mới theo hướng<br />
quản lý chất lượng với những bước đi cụ thể và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Thể<br />
chế quản lý về tài ch nh và cơ sở vật chất của các cơ sở G ĐH cũng được ây dựng,<br />
hoàn thiện nh m bảo đảm những điều kiện cần thiết cho chất lượng giáo dục đại học.<br />
Đa kênh hóa hệ thống cung cấp và phân hóa mức tài trợ nguồn lực cho G ĐH;<br />
khuyến kh ch đầu tư nước ngoài vào G ĐH; coi trọng và thu hút các nguồn lực đầu<br />
tư từ bên ngoài...<br />
Mặc dù vậy, hoạt động quản lý đối với giáo dục đại học vẫn bộc lộ nhiều hạn<br />
<br />
2<br />
<br />
chế, bất cập như: Chưa hoàn thiện được khung pháp lý về phân cấp quản lý đối với<br />
cơ sở G ĐH, đặc biệt là quản lý tài ch nh, đầu tư; Thể chế quản lý G ĐH chậm<br />
được đổi mới và còn tập trung nhiều vào vấn đề quản lý hành ch nh các cơ sở<br />
G ĐH; Hệ thống thể chế quản lý G ĐH còn thiếu đồng bộ, hệ thống; Ch nh sách<br />
phát triển G ĐH đã hướng tới mục tiêu nhưng chưa thể hiện được hiệu quả và t nh<br />
hiện thực. Chưa phát huy được các công cụ của ch nh sách tài ch nh và ch nh sách<br />
đầu tư đối với G ĐH; Thể chế, ch nh sách về học ph , lệ ph và học bổng chưa thực<br />
sự đảm bảo sự công b ng trong G ĐH về quyền và nghĩa vụ của sinh viên; Cơ chế<br />
kiểm tra, giám sát và<br />
lý vi phạm pháp luật về hoạt động G ĐH chưa được thực<br />
hiện hiệu quả. Những hạn chế, bất cập trên trên đang đặt ra yêu cầu cấp bách phải có<br />
các giải pháp khoa học, khả thi nh m tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt<br />
Nam từ góc độ kinh tế.<br />
Xuất phát từ thực tế đó, việc lựa chọn nghiên cứu vấn đề “Tăng cường quản lý<br />
giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ kinh tế” làm đề tài Luận án tiến sĩ Quản lý<br />
kinh tế vừa có t nh cấp thiết vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Đề uất các căn cứ khoa học và thực tiễn cho các giải pháp tăng cường quản lý<br />
giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ kinh tế trong những năm tới nh m định hướng<br />
phát triển, nâng cao cao chất lượng, hiệu quả quản lý giáo dục đại học đáp ứng mục<br />
tiêu xây dựng phát triển của đất nước.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
a. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án bao gồm các nội dung, các nhân tố ảnh<br />
hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế đối với giáo dục đại học.<br />
b. Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Phạm vi về nội dung, đề tài luận án chủ yếu nghiên cứu các nội dung của Quản<br />
lý nhà nước về kinh tế đối với giáo dục đại học ở Việt Nam.<br />
- Phạm vi không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu quản lý giáo dục đại học<br />
từ góc độ kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2017; Các giải pháp được áp<br />
dụng đối với giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2025.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Đề thực hiện định hướng nghiên cứu, Luận án s dụng các phương pháp nghiên<br />
cứu chủ yếu:<br />
- Tổng hợp lý thuyết: được s dụng nh m thu thập thông tin thứ cấp phục vụ<br />
nghiên cứu lý luận thông qua các tài liệu, báo cáo chính thức về quản lý đối với<br />
G ĐH.<br />
- Phương pháp thống kê mô tả: được s dụng nh m nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu<br />
các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan,<br />
tìm ra khoảng trống nghiên cứu, định hướng cho đề tài nghiên cứu, đồng thời phân<br />
tích thực trạng, nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đại học từ góc<br />
độ kinh tế ở nước ta trong thời gian vừa qua, làm căn cứ đề xuất các giải pháp tăng<br />
cường quản lý về kinh tế đối với G ĐH ở nước ta.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Phương pháp phân t ch và tổng hợp, đánh giá: Được s dụng để nghiên cứu<br />
các tài liệu liên quan đến luận án thông qua việc phân chia những nội dung thành<br />
từng bộ phận, khía cạnh, yếu tố cấu thành để phát hiện ra u hướng, luận điểm trong<br />
nghiên cứu, đồng thời sắp xếp hệ thống các nội dung nghiên cứu để chắt lọc dữ liệu<br />
và rút ra suy luận logic bám sát đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của luận án.<br />
- Phương pháp chuyên gia: được s dụng nh m nêu ra những nguyên nhân về<br />
thực trạng quản lý về kinh tế đối với G ĐH tại Việt Nam trong giai đoạn 2013 –<br />
2017 và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý về kinh tế đối với G ĐH ở Việt Nam<br />
trong thời gian tới.<br />
- Phương pháp quy nạp: ựa vào các cách tư duy, tiếp cận khác nhau để tổng<br />
hợp, phân t ch, đánh giá và kết hợp ý kiến cá nhân để khái quát thành những vấn đề<br />
chung và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam.<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
5.1. Ý nghĩa khoa học của u n n<br />
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ, bổ sung thêm vào hệ thống cơ<br />
sở lý luận về quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học.<br />
5. . Ý nghĩa th c ti n của lu n án<br />
Thứ nhất: Đánh giá thực trạng của quản lý giáo dục đại học. Chỉ ra được những<br />
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý dục đại học từ góc độ<br />
kinh tế.<br />
Thứ hai: Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý giáo dục đại học từ góc độ<br />
kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.<br />
6. Những đóng góp mới của đề tài<br />
Thứ nhất, về mặt phát triển khoa học: Luận án hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý<br />
luận về quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế, trong đó, hoạt động quản lý giáo<br />
dục về kinh tế được tiếp cận từ góc độ quản lý nhà nước. Trên cơ sở nội dung quản lý<br />
nhà nước về giáo dục đại học, Luận án đã đưa ra được những tiêu ch đánh giá quản<br />
lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế. Các tiêu ch và hệ thống thang đó này cũng có<br />
thể được s dụng làm căn cứ phân t ch thực trạng và đề uất các giải pháp tăng cường<br />
quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục<br />
đại học của nước ta trong thời gian tới và phù hợp với u hướng toàn cầu hóa giáo<br />
dục đại học.<br />
Thứ hai, về mặt thực tiễn: Trên cơ sở các tiêu chí đã được ây dựng, Luận án<br />
tiến hành khảo sát số liệu và đánh giá quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế ở<br />
nước ta trong giai đoạn vừa qua nh m chỉ ra được các mức độ đạt được của hoạt động<br />
quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế theo các tiêu ch đã đưa ra, lượng hóa được<br />
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đại học và đề uất<br />
những giải pháp về kinh tế giúp cho việc tăng cường quản lý lý giáo dục đại học ở<br />
nước ta trong giai đoạn tới.<br />
7. Cấu trúc của Luận án<br />
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được cấu<br />
trúc thành 4 chương.<br />
<br />