intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm 2015

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. Từ đó, đưa ra một số nhận xét về ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN. Đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm 2015

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN ĐỨC §¶NG Bé TØNH TH¸I NGUY£N L·NH §¹O PH¸T TRIÓN KINH TÕ T¦ NH¢N Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2015 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 03 15 tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sÜ hµ néi – 2018
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Hoàng Thị Kim Thanh 2. TS. Đặng Kim Oanh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam và Thƣ viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế nước ta. Kinh tế tư nhân (KTTN) là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTN đóng vai trò quan trọng vào việc phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, KTTN góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về y tế, văn hoá, giáo dục... Nhận thức được vị trí, vai trò của KTTN, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đã xác định: "Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là một chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đị nh hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế , công nghiệp hóa , hiện đại hóa, nâng cao năng lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế". Thực hiện chủ trương của Đảng về việc đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi phát triển KTTN, đưa KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Trong những năm qua, KTTN ở Việt Nam không ngừng phát triển có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách từng bước được hoàn thiện. Quyền tài sản, tự do kinh doanh của các cá nhân và tổ chức được thể chế hóa và được pháp luật bảo vệ. Cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện và thuận lợi hơn. Phương thức quản lý của Nhà nước cũng được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường.
  4. 2 Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, KTTN ở Việt Nam cũng đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém chưa đáp được vai trò động lực của nền kinh tế. KTTN phần lớn có quy mô nhỏ, cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực hội nhập quốc tế còn hạn chế. Nhiều đơn vị KTTN chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật, trốn thuế, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, kinh doanh trái phép. Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ, có điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi để phát triển KTTN. Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển KTTN, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã quán triệt và vận dụng linh hoạt những chủ trương của Đảng vào điều kiện thực tiễn của địa phương nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nhờ đó, KTTN Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; huy động các nguồn lực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; đóng góp một phần không nhỏ GDP vào ngân sách của tỉnh, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Bên cạnh những những kết quả đạt được, KTTN Thái Nguyên vẫn còn một số hạn chế, yếu kém như: chưa phát huy hết những tiềm năng thế mạnh của tỉnh; chạy theo lợi ích ngắn, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường; trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm còn kém; tình trạng vi phạm pháp luật, gian lận thương mại còn diễn ra phổ biến. Trước tình hình thế giới có nhiều biến đổi, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế, việc nghiên cứu, đánh giá sự lãnh đạo của đảng bộ các địa phương trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển KTTN không chỉ góp phần chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong quá trình chỉ đạo, đúc rút một số kinh nghiệm của đảng bộ địa phương, mà còn cung cấp thêm những cơ sở khoa học nhằm tổng kết những vấn đề lý luận về KTTN, đưa KTTN trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế.
  5. 3 Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm 2015" làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. Từ đó, đưa ra một số nhận xét về ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN. Đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Luận án trình bày các nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN. Hệ thống hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. Luận án làm rõ quá trình chỉ đạo phát triển KTTN của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015. Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN, từ đó phân tích nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó. Đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo góp phần nâng cao sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với thành phần KTTN trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 1997 đến năm 2015, qua 04 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên:
  6. 4 nhiệm kỳ XV (1997 - 20000), nhiệm kỳ XVI (2001 - 2005), nhiệm kỳ XVII (2006 - 2010), nhiệm kỳ XVIII (2011 - 2015). Năm 1997 là năm tái lập tỉnh Thái Nguyên. Năm 2015 là năm kết thúc nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và diễn ra Đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Về không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015 bao gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên, huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ, Đại Từ. Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015 ở các nội dung sau: ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi phát triển KTTN; công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp; phát triển nguồn lực (nhân lực và cơ sở vật chất) cho phát triển của KTTN; kiểm tra, giám sát biểu dương khen thưởng; phát triển KTTN: về số lượng, về vốn, lao động, ngành nghề sản xuất kinh doanh. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên lý luậ n của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thành phần KTTN trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩ a xã hội. Quan điểm của Đảng về phát triển thành phần KTTN trong thời kỳ đổi mới, được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết Đại hội Đảng, nghị quyết Trung ương các kỳ Đại hội từ năm 1997 đến năm 2015. 4.2. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu thành văn: Văn kiện của Đảng và Nhà nước bao gồm: các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, thông tư, chương trình... Văn kiện của các cấp bộ đảng, chính quyền tỉnh Thái Nguyên (Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND), các sở, ban, ngành) bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chương trình, thông tư, đề án...
  7. 5 Các sách, báo, tạp chí xuất bản; luận văn, luận án, đề tài viết về KTTN. Nguồn tài liệu thực tế: Luận án sử dụng tài liệu khảo sát thực tiễn các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, tiểu chủ và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, đồng thời, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp và khảo sát thực tế hoạt động của KTTN ở Thái Nguyên trong đó: Phương pháp lịch sử được sử dụng để trình bày quá trình lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên theo một trình tự có tính lịch sử. Phương pháp lôgíc được dùng để xâu chuỗi các sự kiện lịch sử nhằm làm rõ mối liên hệ giữa các chủ trương, biện pháp với quá trình chỉ đạo thực hiện, những kết quả đạt được. Từ đó, khái quát được những ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. Các phương pháp khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khảo sát thực tế nhằm làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà luận án đặt ra. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Đóng góp về khoa học Luận án hệ thống hóa các quan điểm chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN. Qua đó, góp phần làm rõ nội dung, phương thức, quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. Luận án cung cấp nguồn tư liệu về công tác lãnh đạo phát triển KTTN ở địa phương, góp phần làm phong phú lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhấp quốc tế. 5.2. Đóng góp về thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo ở Thái Nguyên và khu vực miền núi Bắc Bộ.
  8. 6 Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh tham khảo, vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo phát triển KTTN ngày càng đảm bảo về số lượng và chất lượng. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân Công trình: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, của Nguyễn Hữu Thắng; Cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa, của Trần Ngọc Bút; Hồ Văn Vĩnh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta; Hoàng Thị Thành: Sự tồn tại và phát triển khách quan của kinh tế tư nhân ở nước ta; Vũ Hùng Cường: Những rào cản phát triển đối với khu vực kinh tế tư nhân và những vấn đề phát huy vai trò động lực của nó thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010; Trần Nguyễn Tuyên: Đảng viên làm kinh tế tư nhân , thực trạng và giải pháp ; Nguyễn Thị Hồng Mai: Nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân qua 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới. Đề tài: Quá trình hình thành quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò kinh tế tư nhân , của Trần Thị Bì nh ; Luận án tiến sĩ: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm 2005, của Phạm Thị Lương Diệu; Đề tài: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, của Trần Thị Tố Linh; Cuốn sách: Chủ trương, chính sách
  9. 7 của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kinh tế tư nhân (1986 - 2005), của Phạm Thị Lương Diệu. Những công trình khoa học trên đã phân tích, đánh giá quá trình hình thành chủ trương, đường lối của Đảng về KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kết quả nghiên cứu từ các đề tài giúp cho tác giả luận án có thể tham khảo phục dựng lại một cách khách quan quá trình Đảng bộ tỉnh Thái nguyên lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn đưa KTTN của tỉnh ngày càng phát triển hơn trong giai đoạn tiếp theo. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân ở các địa phương trong cả nước Cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, của Nguyễn Minh Phong; Đề tài: Kinh tế tư nhân ở thành phố Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp, của Trần Văn Năm; Đề tài: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, của Hà Quốc Việt; Luận án tiến sĩ: Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010, của Nguyễn Huy Phương; Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần từ 1986 đến 2001, của Đặng Thị Dư; Đề tài: Đảng bộ tỉ nh Quảng Ng ãi lãnh đạo phát triển thành phần kinh tế tư nhân từ năm 1989 đến 2005, của Trần Thị Bí ch Liên ; Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2000 đến năm 2010, của Hoàng Nam Hưng. Công trình: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, của Phạm Thị Thương; Đề tài: Phát triển kinh tế tư nhân ở Thái Bình giai đoạn 2001 - 2010 và giải pháp đến năm 2020, của Nguyễn Thị Luyến; Công trình: Vai trò động lực của kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An hiện nay, của Trần Thị Bình; Đề tài: phát triển kinh tế tư nhân ở các tỉnh miền
  10. 8 núi Tây Bắc nước ta hiện nay, của Đỗ Quang Vinh; Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, của Hồ Trọng Viện. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân ở Thái Nguyên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005): Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1965 - 2000); Cuốn sách: Thái Nguyên - Thế và lực mới trong thế kỉ XXI, của Chu Viết Luân; Cuốn: Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên sau 15 năm tái lập (1997 - 2011); Đề tài: Tác động của Nhà nước trong quá trình chuyển kinh tế hộ nông dân lên sản xuất hàng hóa ở tỉnh Thái Nguyên, của Lê Quang Dực; Đề tài: Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế, của Lê Văn Tâm; Bài báo: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè tại tỉnh Thái Nguyên, của Đỗ Thị Phương Thúy; Đề tài: Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế tư nhân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Thái Nguyên, của Trần Đình Tuấn. Luận án tiến sĩ: Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ 1997 đến năm 2010, của Hoàng Thị Mỹ Hạnh; Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thái Nguyên theo hướng phát triển bền vững, của Phạm Thị Nga; Đề tài: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, của Nguyễn Minh Tuấn. 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan và nội dung luận án tập trung nghiên cứu 1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu Thứ nhất, KTTN là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả. Đến nay, đã có nhiều các sách báo, bài viết, công trình nghiên cứu về thành phần kinh tế này. Các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy sự năng động của thành phần KTTN ở nước ta. Dưới góc
  11. 9 độ nghiên cứu, các tác giả đều khẳng định KTTN là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong đó các chủ thể của nó tự chủ tiến hành sản xuất kinh doanh vì lợi ích trực tiếp của cá nhân hay tập thể cá nhân hoạt động dưới những hình thức kinh tế khác nhau, dù có thuê hay không thuê lao động. KTTN bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thế và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. Việc phát triển KTTN là vấn đề chiến lược trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta. Bộ phận này, được Đảng và Nhà nước coi trọng và chỉ đạo phát triển, góp phần tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội thực hiện CNH, HĐH đất nước. Thứ hai, KTTN là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy xuất khẩu và các thành phần kinh tế khác phát triển, bồi dưỡng và thu hút nhân tài. Tuy nhiên, KTTN cũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc như: quy mô còn nhỏ bé, vốn ít, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, năng lực quản lý chưa cao, hiệu quả kinh tế không ổn định, việc tuân thủ pháp luật còn chưa tốt, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế. Thứ ba, các công trình nghiên cứu trên cũng chỉ ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển KTTN. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những tiềm năng, thế mạnh của KTTN, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và hạn chế những mặc tiêu cực của KTTN. Thứ tư, các công trình trên, đã cung cấp một nguồn tư liệu phong phú, đa dạng nhiều góc độ khác nhau về KTTN, tạo nên bức tranh sinh động, nhiều mặt về thành phần kinh tế này. Từ đó, giúp cho việc nghiên cứu về KTTN được thuận lợi trên bình diện cả nước cũng như từng địa phương cụ thể.
  12. 10 Thứ năm, qua các công trình, đã cung cấp những phương pháp nghiên cứu khoa học (phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phân tích, so sánh, thống kê, điều tra thực tế…) khi nghiên cứu về KTTN, giúp cho tác giả luận án thuận lợi hơn khi thực hiện đề tài. Như vậy, qua tìm hiểu tác giả thấy rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, chuyên sâu về Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015 như đề tài luận án mà tác giả đã chọn. Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả thực hiện đề tài luận án. 1.2.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu Từ quá trình phân tích, đánh giá các bài viết và công trình khoa học nghiên cứu về KTTN trên phạm vi cả nước cũng như các địa phương tác giả luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: Phân tích, làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. Hệ thống hóa các các quan điểm, chủ trương của Đảng và quá trình vận dụng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015 được gắn kết trong không gian chung của cả nước. Phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015, trong đó tập trung ở các lĩnh vực: ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KTTN; xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp; phát triển nguồn lực (nhân lực và cơ sở vật chất) cho phát triển KTTN; kiểm tra, giám sát và biểu dương khen thưởng. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, phân tích nguyên nhân) đối với thành phần KTTN từ 1997 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, đúc kết những kinh nghiệm, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với KTTN trong thời gian tiếp theo.
  13. 11 Chƣơng 2 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 2.1. Những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế tƣ nhân 2.1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân KTTN là thành phần kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất được đưa vào sản xuất kinh doanh . Những người là KTTN hoàn toàn tự chủ , tự chị u trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh , dịch vụ , cụ thể là : tự chủ về vốn , tự chủ về quản lý , tự chủ về phân phối sản phẩm , tự chủ lựa chọn hì nh thức tổ chức, quy mô, phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật của Nhà nước. 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên Đặc điểm tự nhiên Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du - miền núi Đông Bắc. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng sơn, Bắc Giang, phía nam giáp thủ đô Hà Nội, phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Với vị trí địa lý này, Thái Nguyên trở thành điểm tiếp giáp, cầu nối giữa vùng đồng bằng sông Hồng với các tỉnh vùng núi phía Bắc, là trung tâm của khu vực Việt Bắc. Đây là một lợi thế lớn để Thái Nguyên mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập các loại hình doanh nghiệp nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc điểm kinh tế - xã hội Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, đào tạo của vùng trung du miền núi Đông Bắc, tiếp giáp với Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi buôn bán hàng hóa, thu hút vốn đầu tư,
  14. 12 khoa học - công nghệ. Tỉnh cũng là trung tâm công nghiệp lớn với các khu công nghiệp như: Giang Thép, Sông Công, Yên Bình… thu hút một số lượng lớn lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ ba cả nước sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh hệ thống giáo và dục tạo khá phát triển với 9 trường đại học, 12 trường cao đẳng và 446 trường phổ thông đáp ứng nhu cầu họp tập không chỉ của con em trong tỉnh mà còn của các địa phương trong cả nước. Là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn, nên Thái Nguyên có mặt bằng dân trí tương đối cao, nguồn nhân lực có chất lượng tốt, đây là một yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. 2.1.3. Tình hình kinh tế tư nhân tỉnh Thái Nguyên trước năm 1997 Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, từ năm 1991 đến năm 1996 Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nhiều chủ trương thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KTTN nói riêng. Sự phát triển của KTTN ở Thái Nguyên trước năm 1997 đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dị ch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuấ t và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, KTTN của Thái Nguyên trước năm 1997 còn tồn tại những hạn chế như: số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước còn hạn chế; nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn ít; trình độ công nghê, trang thiết bị, máy móc còn lạc hậu; một số các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh chưa chấp nghiêm những quy định của pháp luật. 2.1.4. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế tư nhân Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996) chủ trương thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã
  15. 13 dần dần trở thành nền tảng. Tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài. Đại hội lần thứ IX của Đảng (4/2001) xác định, kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX đã ra Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 về Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân đã chỉ rõ: KTTN là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, CNH, HĐH, nâng cao nội lực của đát nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 2.2.1. Chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (11/1997) trên tinh thần quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII (6/1996), Đại hội xác định: chú trọng đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế, có chính sách ưu tiên về vốn, miễn giảm tiền thuế đất đối với các doanh nghiệp tư nhân. Các cá nhân và doanh nghiệp mua lại mặt bằng xây dựng của các doanh nghiệp nhà nước bị giải thể sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế và quyền sử dụng đất.
  16. 14 Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI (3/1/2001) nhấn mạnh chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân và các thành phần kinh tế phát huy được nội lực, tiền năng và thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội. 2.2.2. Xác định những nhiệm vụ và giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (1997) và lần thứ XVI (2001) về phát triển kinh tế tư nhân, ngày 30/10/2001 Tỉnh ủy Thái Nguyên ra báo cáo số 16-BC/TU về Tình hình phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo đã khẳng định vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xác định những giải pháp thúc đẩy KTTN phát triển. Ngày 12/11/2002 Tỉnh ủy Thái Nguyên ra báo cáo số 43-BC/TU Một số tình hình về phát triển kinh tế tư nhân và đảng viên làm kinh tế tư nhân tại địa phương. Ngày 30/8/2004 Tỉnh ủy Thái Nguyên tổng kết kết quả 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh về phát triển KTTN, báo cáo cũng đề ra một số giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết. 2.3. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 2.3.1. Chỉ đạo xây dựng cơ chế, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Thái Nguyên, cuối năm 1997 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình UBND tỉnh Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Ngày 14/4/1998 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thông qua Báo cáo tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 1997 trên cơ sở đánh giá tình hình báo cáo đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển hơn trong giai đoạn tiếp theo. Năm 2001, Tỉnh ủy đã tỉnh thông qua chương trình "Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái
  17. 15 Nguyên giai đoạn 2001 - 2005". Năm 2002 thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại trực thuộc Sở Thương mại - Du lịch. Năm 2003 thành lập Trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. 2.3.2. Chỉ đạo xây dựng nguồn nhân lực, phát triển các tổ chức đoàn thể và giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo xây dựng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phần KTTN. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục, đào tạo lớn thứ ba cả nước nên có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn nhân lực và đào tạo người lao động năng lực, trình độ cao. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong các doanh nghiệp cũng từng bước được thành lập nhằm tăng cường sự đoàn kết, bảo vệ quyền lợi của người lao động, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, người lao động yên tâm lao động sản xuất. 2.3.3. Chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế tư nhân Từ năm 1997 đến năm 2005 Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KTTN nói riêng. Ngày 21/11/1998 Tỉnh ủy Thái Nguyên thông qua chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Năm 2001 Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành chương trình phát triển triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005. 2.3.4. Sự phát triển của kinh tế tư nhân Thực hiện chủ trương chủ chương của Đảng về phát triển KTTN, từ năm 1997 đến năm 2005 KTTN của Thái Nguyên có sự phát triển mạnh mẽ, dần khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế. Sự phát triển của thành phần kinh tế này được thể hiện ở những phương diện về: số lượng doanh nghiệp và hộ kinh tế đăng ký sản xuất kinh doanh; nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và hộ kinh tế cá thể; lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh; nguồn lao động trong các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ.
  18. 16 Chƣơng 3 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 3.1. Yêu cầu mới về phát triển kinh tế tƣ nhân và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 3.1.1. Những nhân tố mới tác động đến kinh tế tư nhân 3.1.1.1. Những biến động về kinh tế - xã hội Tình hình thế giới có nhiều biến động cả về kinh tế, chính trị. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tác động sâu rộng đến sản xuất và đời sống của mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới. Sự phát triển của KTTN ở Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2005 đã chứng minh kinh tế tư nhân trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, là động lực để phát huy những tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Vì vậy, phát triển KTTN là nhiệm vụ chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm CNH, HĐH của tỉnh. 3.1.1.2. Chủ trương mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân Đại hội Đảng lần thứ X (4/2006) xác định: KTTN có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế . Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hì nh KTTN đầu tư phát triển theo quy đị nh của pháp luật, không hạn chế về quy mô , ngành nghề , lĩnh vực , đị a bàn . Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với KTTN. Đại hội cũng chủ trương cho phép đảng viên làm KTTN trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đại hội lần thứ XI của Đảng (1/2011) chủ trương: Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình KTTN ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo
  19. 17 điều kiện hình thành một số tập đoàn KTTN và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. 3.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ 3.1.2.1. Chủ trương xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (1/2006) xác định, công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng. Chú trọng xây dựng, phát triển tổ chức đảng ở khu vực ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nhà nước tổ chức lại sản xuất, cổ phần hóa. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (12/2010) nhấn mạnh, công tác phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp, quan tâm xây dựng, phát triển tổ chức đảng ở khu vực doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và lần thứ XVIII, ngày 8/8/2012 Tỉnh ủy Thái Nguyên thông qua Đề án số 10-ĐA/TU xây dựng, củng cố, phát triển đảng viên, tổ chức đảng trong doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Ngày 16/5/2013 Tỉnh ủy Thái Nguyên thông qua Đề án số 14-ĐA/TU sắp xếp hệ thống tổ chức đảng trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014. 3.1.2.2. Xác định nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII (2006) và lần thứ XVIII (2010) về đẩy mạnh phát triển KTTN. Từ năm 2006 đến năm 2015 Tỉnh ủy Thái Nguyên đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp nhằm thúc đẩy KTTN của tỉnh phát triển. Ngày 18/7/2006 Tỉnh ủy Thái Nguyên thông qua chương trình số 05-CTr/Tu phát triển thương mại và du lịch, giai đoạn 2006 - 2010. Ngày 30/10/2006 Tỉnh ủy Thái Nguyên thông qua chương trình số 08-CTr/TU chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006 - 2010. Ngày 2/5/2008 Tỉnh ủy Thái Nguyên thông qua Chương trình hành
  20. 18 động số 21-CTr/TU về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế tƣ nhân 3.2.1. Chỉ đạo ban hành cơ chế, chính sách và xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế tư nhân Từ năm 2006 đến năm 2015 Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, nghiên cứu ban hành các cơ chế và chính sách thúc đẩy KTTN phát triển. Ngày 30/10/2006 Tỉnh ủy thông qua chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006 - 2010. Ngày 15/11/2012 UBND tỉnh ra quyết định ban hành quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngày 18/3/2013 UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Cũng trong năm 2013, phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể và KTTN trực thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư được thành lập. Từ năm 2006 đến năm 2015 Tỉnh ủy chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng cở sở khu công nghiệp Sông Công, Núi Pháo (Đại Từ), mở rộng và nâng cấp quốc lộ 3 và quốc lộ 37. Triển khai xây dựng dự án đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội, cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới. Năm 2009 khu công nghiệp Điềm Thụy được thành lập, năm 2012 khu công nghiệp Bình Yên được đầu tư xây dựng. 3.2.2. Chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng và đoàn thể trong các doanh nghiệp Từ năm 2006 đến năm 2015 công tác xây dựng đảng và đoàn thể trong các doanh nghiệp luôn được Tỉnh ủy Thái Nguyên đẩy mạnh phát triển. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, có tầm quan trọng đặc biệt nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2