intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ: Phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm đề xuất những giải pháp để phát triển TTĐ tại Việt Nam. Các giải pháp này được đề xuất dựa trên cơ sở phân tích và 4 xác định các đặc điểm, vai trò cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTĐ tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ: Phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam

VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> NGUYỄN HOÀI NAM<br /> <br /> PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC<br /> TAI VIỆT NAM<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN<br /> MÃ SỐ : 62 31 01 05<br /> <br /> HÀ NỘI – 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> PGS. TS. Bùi Văn Huyền<br /> TS. Nguyễn Ngọc Toàn<br /> <br /> Phản biện 1:........................................................<br /> .......................................................<br /> <br /> Phản biện 2:........................................................<br /> .......................................................<br /> <br /> Phản biện 3:........................................................<br /> .......................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2018<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br /> Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế và nâng cao sự thịnh<br /> vượng cho cuộc sống của con người cần đến dịch vụ điện năng được cung cấp<br /> một cách hiệu quả và tin cậy. Điện năng là đầu vào cho phần lớn các hoạt động<br /> tiêu thụ trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Ngành điện cũng là ngành công<br /> nghiệp hạ tầng chủ chốt của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.<br /> Ở nước ta, ngành điện có lịch sử phát triển lâu dài và đã đóng góp nhiều<br /> thành tựu đáng kể cho phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ đã sớm có lộ trình hoàn<br /> thiện tổ chức, tự do hóa và cải thiện cơ chế cạnh tranh thị trường điện lực (TTĐ) ở<br /> khâu sản xuất điện (năm 2014), bán buôn điện (năm 2021) và bán lẻ điện (sau năm<br /> 2021). Việc phát triển TTĐ nói chung đã thu được những kết quả khả quan như<br /> nâng cao năng lực vận hành, độ tin cậy của hệ thống, cơ bản cung cấp đủ điện cho<br /> phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, TTĐ vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như<br /> tình trạng bao cấp trong ngành điện chưa được xóa bỏ hoàn toàn, việc thu hút vốn<br /> đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là kinh tế tư nhân<br /> tham gia hoạt động điện lực còn gặp nhiều khó khăn, các cải thiện về hiệu quả hoạt<br /> động sản xuất kinh doanh của ngành điện là chưa rõ ràng và chưa bền vững gây áp<br /> lực tăng giá điện và ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.<br /> Do đó, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn vấn đề “Phát triển thị trường<br /> điện lực Việt Nam”, làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sỹ Kinh tế, chuyên<br /> ngành Kinh tế phát triển. Đây là nghiên cứu cần thiết để góp phần hình thành<br /> một số giải pháp hoàn thiện và phát triển TTĐ, hướng đến một thị trường vận<br /> hành hiệu quả, cung cấp điện năng tới khách hàng một cách an toàn, tin cậy và<br /> chất lượng dịch vụ cao hơn, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm đề<br /> xuất những giải pháp và kiến nghị để phát triển TTĐ tại Việt Nam.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: (i) Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát<br /> triển TTĐ; (ii) Khảo cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển TTĐ để rút ra bài học<br /> cho Việt Nam; (iii) Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển TTĐ tại Việt<br /> Nam, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những<br /> hạn chế này; (iv) đề xuất những giải pháp và kiến nghị để phát triển TTĐ tại Việt<br /> Nam đến năm 2030.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu:<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển TTĐ tại Việt Nam.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> 1<br /> <br /> - Về nội dung và không gian: Nghiên cứu được thực hiện đối với TTĐ tại<br /> Việt Nam trong đó bao gồm các yếu tố cơ bản nhất là cung, cầu, cơ chế cạnh<br /> tranh và cơ chế giá và các yếu tố trung gian kết nối cung – cầu.<br /> - Về thời gian: Đề tài luận án nghiên cứu thực trạng phát triển TTĐ tại Việt<br /> Nam giai đoạn từ 2004 đến 2016/2017, đề xuất giải pháp phát triển TTĐ tại Việt<br /> Nam đến năm 2030.<br /> 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Cơ sở lý luận<br /> Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, lý thuyết về phát triển bền vững và một số lý thuyết kinh tế phát triển<br /> hiện đại.<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng<br /> NCS đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của kinh tế phát triển<br /> để nghiên cứu TTĐ trong sự vận động, phát triển và liên hệ với các yếu tố ảnh<br /> hưởng; đề xuất giải pháp phát triển TTĐ tại Việt Nam theo quan điểm lịch sử cụ thể. Bên cạnh đó, để thu thập được thông tin, tư liệu nhằm đánh giá hiện trạng<br /> phát triển TTĐ Việt Nam, tập trung vào chuỗi sản xuất – cung ứng điện năng,<br /> NCS đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát đối với các đơn vị, doanh nghiệp<br /> đã, đang và sẽ tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện. Luận án đồng thời sử<br /> dụng phương pháp quy hoạch tuyến tính để xác định cơ cấu sản xuất điện năng<br /> hợp lý của Việt Nam đến 2030 nhằm đảm bảo cân bằng cung cầu với hàm mục<br /> tiêu là tổng chi phí đầu tư tối thiểu. Một số phương pháp khác cũng được sử<br /> dụng như hệ thống hóa, thống kê, so sánh kết hợp với sử dụng các phương pháp<br /> tổng hợp, phân tích định tính và phân tích định lượng để tìm ra những đặc trưng<br /> và tính quy luật tác động đến đối tượng nghiên cứu.<br /> - Nguồn tài liệu nghiên cứu<br /> + Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án<br /> chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, tạp chí khoa học, các công<br /> trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; tài liệu của các cơ quan quản<br /> lý cấp trung ương.<br /> + Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra theo bộ câu hỏi soạn<br /> thảo sẵn, gửi các biểu khảo sát trực tiếp tới trên 60 doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu<br /> tư sản xuất điện trong và ngoài nước, gửi gián tiếp qua quản trị viên của một số<br /> mạng lưới chuyên gia trong lĩnh vực liên quan, thu được 24 ý kiến phản hồi.<br /> 5. Đóng góp mới của luận án<br /> - Luận án đã làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển TTĐ tại Việt Nam định<br /> hướng tự do hóa và cải thiện cơ chế cạnh tranh;<br /> 2<br /> <br /> - Luận án chỉ ra cơ cấu hợp lý của nguồn cung điện năng Việt Nam đến<br /> 2030 nhằm đảm bảo cân bằng cung - cầu điện, yếu tố tiên quyết, trọng yếu để<br /> bảo vệ hệ thống điện nói riêng và nền kinh tế nói chung trước các nguy cơ có thể<br /> xảy ra trong quá trình tự do hóa TTĐ (thiếu hụt, biến động nguồn cung, giá năng<br /> lượng trên thị trường thế giới không ổn định…)<br /> - Luận án chỉ ra sự cần thiết phải giảm dần sự điều tiết của Nhà nước đối với<br /> giá điện để thị trường điện vận hành theo cơ chế thị trường, qua đó khuyến khích<br /> đầu tư phát triển ngành điện;<br /> - Luận án đã phân tích và chỉ ra một số cơ chế góp phần huy động đầu tư tư<br /> nhân vào sản xuất điện - phát triển nguồn cung cho TTĐ, bao gồm minh bạch hóa<br /> việc lựa chọn nhà đầu tư vào các dự án phát triển nguồn điện, thực hiện cơ chế hợp<br /> đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) đối với các dự án điện NLTT;<br /> - Luận án đã nhận định và làm rõ quan điểm hướng đến phát triển TTĐ bền<br /> vững hơn, thông qua quản lý nhu cầu điện và duy trì mức tăng trưởng phù hợp<br /> để giảm thiểu áp lực lên nguồn cung điện năng; đảm bảo cơ cấu tiêu thụ hợp lý<br /> góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả;<br /> - Luận án đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp để phát triển TTĐ tại<br /> Việt Nam, trong đó chú trọng đến hoàn thiện thể chế quản lý – điều tiết TTĐ<br /> theo hướng từng bước giảm dần sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước đối với vận<br /> hành TTĐ.<br /> 6. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của<br /> luận án gồm 4 chương và 12 tiết.<br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC<br /> <br /> Về định hướng phát triển và đảm bảo cung cầu năng lượng nói chung<br /> và điện năng nói riêng: nghiên cứu tổng quan cho thấy các học giả đồng thuận<br /> trên các vấn đề lớn là: nhu cầu tiêu thụ điện cần được phát triển hợp lý trên cơ sở<br /> sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, giảm dần sự phụ thuộc và tài nguyên hóa thạch và<br /> tăng tỉ trọng của các nguồn năng lượng tái tạo.<br /> Về xây dựng và vận hành TTĐ: Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra xu thế cải<br /> cách ngành điện trên thế giới nói chung: Các khu vực có nhiều tiềm năng để tạo<br /> ra cạnh tranh như phát điện được chia tách khỏi các chủ thể độc quyền tự nhiên<br /> như là các đơn vị truyền tải và phân phối điện. Bên cạnh đó, xây dựng chính<br /> sách, cơ chế quản lý và điều tiết TTĐ cũng là một nội dung quan trọng thu hút<br /> được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều học giả.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2