YOMEDIA
ADSENSE
Tóm tắt và bình luận tác phẩm “Bàn cờ lớn” của Zbigniew Brzezinski từ góc độ địa chính trị
5
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết này sẽ tóm lược nội dung chính của tác phẩm, từ đó đưa ra những quan điểm cá nhân dưới góc nhìn địa – chính trị để nhận xét tính ưu việt cũng như những hạn chế của tác phẩm trong việc lý giải chiến lược toàn cầu của Mỹ và cục diện chính trị thế giới dưới hình ảnh một “bàn cờ lớn”.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt và bình luận tác phẩm “Bàn cờ lớn” của Zbigniew Brzezinski từ góc độ địa chính trị
- TÓM TẮT VÀ BÌNH LUẬN TÁC PHẨM “BÀN CỜ LỚN” CỦA ZBIGNIEW BRZEZINSKI TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA CHÍNH TRỊ Lê Thị Bích Ngọc1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một. TÓM TẮT Bức tranh chính trị thế giới từ đầu thế kỷ XXI có đầy đủ những mảng màu sáng tối đan xen phức tạp. Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc cho đến nay, Mỹ với tư cách là siêu cường duy nhất còn tồn tại, luôn thể hiện sự nhất quán trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm duy trì vị thế đặc biệt của mình trên bàn cờ chính trị quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh đầy rẫy những biến động khó lường như hiện nay, Mỹ sẽ phải triển khai chiến lược toàn cầu này như thế nào để đạt được mục tiêu chiến lược của mình. Tác phẩm “Bàn Cờ Lớn” của Zbigniew Brzezinski đã có những lý giải rất thú vị xoay quanh vấn đề này. Bài viết này sẽ tóm lược nội dung chính của tác phẩm, từ đó đưa ra những quan điểm cá nhân dưới góc nhìn địa – chính trị để nhận xét tính ưu việt cũng như những hạn chế của tác phẩm trong việc lý giải chiến lược toàn cầu của Mỹ và cục diện chính trị thế giới dưới hình ảnh một “bàn cờ lớn”. Từ khoá: Bàn cờ lớn, Cạnh tranh chiến lược, Chiến lược toàn cầu của Mỹ, Địa-chính trị, 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau chiến tranh lạnh tất cả các nước dù lớn hay nhỏ đều tập trung vào khôi phục và phát triển kinh tế. Kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong quan hệ quốc tế. Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang tác động ngày một mạnh mẽ trên khắp các châu lục. Đó là một phương diện, một nội dung rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. "Bàn tay vô hình" của thị trường chỉ có thể tự do vươn ra toàn cầu trong những điều kiện chính trị xác định. Chính trị có tính độc lập tương đối, tác động mạnh mẽ lên quá trình phát triển kinh tế cả trong phạm vi quốc gia, phạm vi khu vực lẫn toàn cầu. Quan hệ kinh tế quốc tế chỉ có thể phát triển thuận lợi trong một trật tự chính trị quốc tế tương đối ổn định. Do đó không thể không chú ý đầy đủ đến yếu tố địa - chính trị trong quan hệ quốc tế, nghĩa là nghiên cứu sự biến đổi chính trị trong những quy mô không gian địa lý nhất định với tất cả sự tác động qua lại giữa hai yếu tố đó. Có một điều dễ nhận thấy là, các đời Tổng Thống Mỹ kế tiếp nhau dù có sự khác biệt trong quan điểm đối ngoại hay trong việc triển khai chính sách của mình đối với từng khu vực, từng quốc gia cụ thể, nhưng lại luôn nhất quán với nhau về mục tiêu chiến lược của Mỹ, đó là khẳng định và duy trì vị thế bá quyền của Mỹ, đồng thời ngăn không để bất cứ thế lực có thể nổi lên đe doạ vị thế này. Là một trong những nhà hoạch định chính sách toàn cầu của Mỹ, Brzezinski ủng hộ mạnh mẽ nền chính trị siêu cường của Mỹ, với quyền bá chủ độc tôn của Mỹ trong việc thiết lập nên 553
- trật tự thế giới mới. “Bàn cờ lớn” diễn đạt những quan điểm cá nhân của Brzezinski nhưng đồng thời cũng mô tả toàn bộ chiến lược toàn cầu của Mỹ sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Bài viết này tập trung làm rõ những nội dung sau: (i) Giới thiệu vài nét về tác giả Zbigniew Brzezinski (ii) Tóm tắt sơ lược nội dung tác phẩm “Bàn Cờ Lớn” (iii) Đưa ra những nhận xét từ góc độ cá nhân của người viết về tác phẩm 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết là sự kết hợp của một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Tác giả dựa trên tác phẩm “Bàn Cờ Lớn” của Zbigniew Brzezinski tìm hiểu nội dung của tác phẩm, xác định tư tưởng, quan điểm chủ đạo của tác phẩm để từ đó đưa ra những kết luận về tác phẩm. Phương pháp phân tích, giải thích. Dựa trên nội dung của tác phẩm, bài viết tiến hành phân tích quá trình Mỹ chuyển từ Quốc gia cô lập ở Tây Bán Cầu trở thành Quốc gia có sự can thiệp và có năng lực chi phối chính trị toàn cầu. Đồng thời, phân tích và lý giải tầm quan trọng của các khu vực địa lý trong tư duy chính trị của Mỹ. Phương pháp lịch sử. Để đảm bảo tính toàn diện và logic, bài viết đã nghiên cứu dựa trên những sự kiện (được đề cập trong tác phẩm) đã xảy ra trong quá khứ theo đúng trình tự thời gian và không gian, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng, từ đó góp phần giúp cho những nhận xét của bài viết được chặt chẽ hơn. Phương pháp dự báo. Từ những quan sát và nghiên cứu kể trên,bài viết bước đầu đưa ra những dự báo bước đầu về xu hướng vận động của chiến lược toàn cầu của Mỹ và bức tranh của chính trị quốc tế trong tương lai gần. 3. NỘI DUNG 3.1. Vài nét về tiểu sử của Zbigniew Brzezinski từ năm 1928 đến năm 1997 Zbigniew Brzezinski đã được sinh ra tại Warsaw, Ba Lan, vào năm 1928. Cha của Brzezinski là Tadeusz Brzezinski, một nhà ngoại giao Ba Lan. Gia đình Brzezinski đã sang Đức vào những năm 1931 – 1935. Do đó, tuổi thơ của Zbigniew Brzezinski đã chứng kiến sự nổi lên của Đức quốc xã. Từ năm 1936 đến năm 1938, gia đình của Brzezinski lại sang sang Liên Xô. Và đến năm 1938, gia đình của Brzezinski đã sang Canada. Sau khi học dự bị ở Montreal – thành phố lớn thứ hai của Canada, Brzezinski nhập học tại Đại học McGill vào năm 1945 để có được cả hai bằng cấp BA và MA (tương ứng vào năm 1949 và năm 1950) (Coolopolis Montreal, 2007). Luận văn Thạc sĩ của Brzezinski tập trung vào vấn đề các dân tộc khác trong Liên bang Xô viết. 554
- Kế hoạch của Brzezinski là thực hiện các nghiên cứu ở Anh để chuẩn bị cho một sự nghiệp ngoại giao ở Canada đã thất bại hoàn toàn, chủ yếu vì Brzezinski đã không đủ điều kiện để có được một học bổng với điều kiện là chỉ giành cho công dân Anh. Brzezinski sau đó tiếp tục học tại Đại học Harvard. Brzezinski tập trung vào nghiên cứu vấn đề Liên Xô và các mối quan hệ giữa Cách mạng Tháng Mười, chính quyền của Vladimir Lenin và các hành động của Joseph Stalin. Brzezinski nhận bằng tiến sĩ vào năm 1953. Theo tạp chí The Times (2017) vào năm 1959, Brzezinski đã không được được bổ nhiệm làm giảng viên chính thức tại Harvard, và Brzezinski chuyển đến New York để giảng dạy tại Đại học Columbia. Ở đây, Brzezinski đã viết “Soviet Bloc: Unity and Conflict”, trong đó tập trung vào Đông Âu từ khi chiến tranh lạnh bắt đầu. Brzezinski đã trở thành một thành viên của Hội đồng Đối ngoại ở New York. Trong những năm 1960 cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Brzezinski là cố vấn cho các chiến dịch của John F. Kennedy, chủ trương một chính sách không đối kháng đối với các chính phủ Đông Âu. Năm 1964, Brzezinski hỗ trợ chiến dịch của tổng thống Lyndon Johnson và các chính sách xã hội vĩ đại và quyền dân sự. Brzezinski vẫn tiếp tục tham gia hỗ trợ các chính phủ Đông Âu. Một vấn đề liên quan đến Việt Nam, đó là Brzezinski cũng ủng hộ chiến tranh Việt Nam. Từ 1966 – 1968, Brzezinski là một thành viên của Hội đồng Chính sách Kế hoạch của Bộ Ngoại giao Mỹ. Brzezinski đã trở thành cố vấn chính sách đối ngoại của Jimmy Carter vào cuối năm 1975. Vào năm 1976, Jimmy Carter đã công bố ứng cử trong cuộc tranh cử tổng thống. Brzezinski đã được coi là sự phản ứng của đảng Dân chủ Cộng hòa với Henry Kissinger (John Maclean, 1976). Sau chiến thắng, Carter bổ nhiệm Brzezinski làm Cố vấn An ninh quốc gia. Năm 1981, Brzezinski được Tổng thống Carter trao tặng Huân chương Tự do. Năm 1985, dưới chính quyền Reagan, Brzezinski là một thành viên của Ủy ban Chiến tranh hóa học. Từ năm 1987 đến năm 1988, Brzezinski làm việc trong Bộ Quốc phòng Mỹ Từ năm 1987 đến 1989, Brzezinski đã phục vụ trong Hội đồng cố vấn tình báo nước ngoài. Năm 1988, Brzezinski là đồng Chủ tịch Công tác tư vấn bảo mật và chứng thực cho Tổng thống Bush. Cùng năm đó, Brzezinski xuất bản cuốn “The Grand Failure”, dự đoán sự thất bại của cuộc cải cách của Gorbachev và sự sụp đổ của Liên Xô trong một vài thập kỷ nữa. Năm 1997, Brzezinski đã xuất bản cuốn “The Grand Chessboard” (tức “Bàn cờ lớn”). Với tác phẩm này, Brzezinzki đã có những đóng góp rất ý nghĩa về địa chính trị sau chiến tranh lạnh. 3.2. Tóm tắt tác phẩm “Bàn cờ lớn” của Zbigniew Brzezinski Ngoài phần mở đầu và kết luận, tác phẩm có 6 chương, tập trung phân tích, đánh giá tình hình thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ; về sự phân bố địa bàn chính trị thế giới, đặc biệt là “bàn cờ Âu – Á”; đồng thời đề cao vai trò lãnh đạo của Mỹ trong hiện tại và tương lai. 555
- - Chương 1: Bá quyền kiểu mới: mô tả quá trình Mỹ “chuyển từ một quốc gia khá cô lập ở Tây bán cầu thành một cường quốc có tầm bao quát và chi phối toàn cầu mà xưa nay chưa từng thấy” (Zbigniew Brzezinski, 1999, trang 11). Qua đó, Btzezinski khẳng định vị thế đứng đầu thế giới của Mỹ. - Chương 2: Bàn cờ Âu – Á: Brzezinski phân tích tầm quan trọng của lục địa Âu – Á, đồng thời Brzezinski còn chỉ ra xác đáng các đấu thủ chính trị quá các điểm then chốt chính trị có thể ảnh hưởng đến vai trò của Mỹ trên bàn cờ chính trị. Từ đó, Brzezinski tham mưu rằng: “việc Mỹ “quản lý” lục địa Âu – Á như thế nào là điều có ý nghĩ quyết định”. (Zbigniew Brzezinski, 1999, trang 39). - Chương 3: Đầu cầu dân chủ: Brzezinski một mặt khẳng định tầm vai trò của châu Âu – “là cái đầu cầu địa chính trị trọng yếu của Mỹ trên lục địa Âu – Á” (Zbigniew Brzezinski, 1999, trang 70). Mặt khác Brzezinski nhấn mạnh sự sa sút của Châu Âu là nguyên nhân tạo ra cho Mỹ cơ hội đặc biệt để tiến hành can thiệp mạnh hơn. - Chương 4: Khoảng trống đen: Brzezinski chỉ ra những khoảng trống quyền lực tại lục địa Âu – Á sau khi Liên Xô sụp đổ. Từ đó, Brzezinski khẳng định tình hình địa chính trị mới và phức tạp này đã đặt ra một thách thức đặc biệt quan trọng đối với Mỹ. - Chương 5: Các nước Balkans Âu – Á: Brzezinski phân tích tầm quan trọng của các nước Balkans Âu – Á khi khu vực này tập trung nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng như dầu mỏ và vàng. Đồng thời, Brzezinski phân tích tình hình biến động của các nước này không chỉ do tồn tại khoảng trống quyền lự, mà còn do tình hình nội bộ của các Quốc gia Châu Âu có nhiều bất ổn. Từ đó, nơi đây trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc và theo Brzezinski thì Mỹ “lại quá mạnh để không thể không dính líu” (Zbigniew Brzezinski, 1999, trang 170). - Chương 6: Cái neo ở Viễn Đông: Brzezinski tập trung phân tích quan cảnh địa chính trị hiện nay ở khu vực này: một mặt, khẳng định sự thành công của Châu Á là chưa từng có trong sự phát triển của nhân loại; mặt khác, Châu Á cũng là “một quả núi lửa chính trị riềm tàng” (Zbigniew Brzezinski, 1999, trang 176). Từ đó, Brzezinski kết luận rằng nếu Mỹ muốn đạt được mục đích bá quyền toàn cầu của mình thì phải có cái neo an toàn ở khu vực Viễn Động. Do đó, để thực hiện được điều này Mỹ cần nhanh chóng có sự điều chỉnh về mặt địa-chiến lược. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Một số luận điểm khoa học của Brzezinski về trật tự thế giới nhìn từ góc độ địa- chính trị trong cuốn “Bàn cờ lớn” 4.1.1 Brzezinski đã phát triển quan điểm về địa-chính trị Ban đầu thuật ngữ địa-chính trị chỉ muốn nói đến sự tác động của yếu tố địa lý lên chính trị, chẳng hạn như: “Napoleon từng nói rằng, biết được vị trí địa lý của một quốc gia là biết được chính sách đối ngoại của quốc gia đó” (Zbigniew Brzezinski, 1999, trang 43). Và Brzezinski cũng đồng tình khi cho rằng rằng: “… vị trí địa lý vẫn là điểm xuất phát để xác định những ưu tiên đối ngoại của các quốc gia dân tộc, và tấm vóc lãnh thổ của quốc gia cũng vẫn là một trong những tiêu chuẩn chính của vị thế và sức mạnh” (Zbigniew Brzezinski, 1999, trang 44). 556
- Như vậy, Brzezinski đã phát triển quan điểm về địa-chính trị trên cơ sở nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí địa lý, đồng thời còn xem xét đến những nhân tố căn bản khác như dân tộc, lịch sử, kinh tế, và đặc biệt là vấn đề sắc tộc. Trước đây, người ta vẫn coi sắc tộc như một yếu tố có tính “nội địa”, có nghĩa là chỉ giới hạn bên trong đường biên giới quốc gia, thuộc về chính sách đối nội của quốc gia mà thôi. Nhưng khi coi sắc tộc là một trong những nhân tố chính yếu gây xung đột, không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn trên bình diện khu vực và quốc tế, Brzezinski đã đặt sắc tộc lên một cấp độ mới, coi đó là vấn đề không thể bỏ qua và trong trường hợp nhất định, nó có ý nghĩa sống còn trong chính sách đối ngoại của một quốc gia. Theo chúng tôi, trong tình hình thế giới hiện nay, các yếu tố địa - chính trị, địa - kinh tế và địa - văn hóa có mối quan hệ tác động qua lại. Mối quan hệ này được thực tiễn chứng minh như sau như sau: Biển không đơn thuần là vùng cấm địa chỉ dành cho những tàu chiến, tuần dương hạm hoạt động. Kinh tế đại dương có tiềm năng rất lớn và du lịch biển cũng là một hình thức giao lưu văn hóa. Như vậy có thể khai thác sử dụng yếu tố địa - chính trị bằng các phương thức địa - kinh tế và địa - văn hóa. Cách thức này không có gì là mới vì nó đã có trong hiện thực. Hình mẫu đầu tiên là Cộng đồng than - thép châu Âu do Pháp khởi xướng xây dựng nhằm ràng buộc Cộng Hoà Liên Bang Đức. Từ Cộng đồng than thép châu Âu đến Liên minh Châu Âu (EU) ngày nay là cả một quá trình lịch sử lâu dài đầy thử thách và trở ngại, nhưng thành công thì không thể phủ nhận. Mô hình này là một gợi ý cho châu Á. Lịch sử không lặp lại, nhưng lịch sử có thể chỉ ra những bài học quý làm tiền đề cho sự vận dụng sáng tạo. Và trong suốt hơn 500 năm qua, nhân tố địa - chính trị chi phối mạnh mẽ quan hệ quốc tế. Alfred Thayer Malon (1840 - 1914) và MacKinder (1861 - 1947) là những người sáng lập ra học thuyết về địa - chính trị. Cả hai ông tập trung phân tích mối quan hệ địa - chính trị giữa các "cường quốc lục địa" với các "cường quốc đại dương". Nước Anh đã chinh phục thế giới chủ yếu bằng sức mạnh hải quân. Còn trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhân tố địa - chính trị cũng đó vai trò vô cùng quan trọng, nhờ nó mà cả Mỹ lẫn Liên Xô cũ có thể triển khai lực lượng quân sự trên phạm vi toàn cầu. Trong bài "Tranh luận về địa - chính trị : ưu thế tiếp tục của địa lý" (Colin S. Gray, 1996), giáo sư chính trị quốc tế người Anh - Colin Gray đã phân tích làm sáng tỏ tầm quan trọng của địa - chính trị và mối quan hệ của cường quyền chính trị với bối cảnh địa lý thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Đồng thời ông cũng đề cập đến sự cần thiết phải tiếp tục phân tích địa - chính trị có tính xây dựng đối với thế kỷ XXI. 4.1.2. Brzezinski không chỉ nhìn thế giới như một tấm bản đồ địa lý truyền thống, mà coi đó như một bàn cờ chính trị toàn cầu Trong bàn cờ chính trị toàn cầu này, mỗi quốc gia có ý nghĩa vừa là một quân cờ, vừa là một đấu thủ và ai nhìn ra được thế trận sẽ định đoạt số phận ván cờ này. Brzezinski đã xuất phát từ tư tưởng “thế giới là một đấu trường”, trong đó phải có kẻ thắng người thua, để mô tả quá trình định hình trật tự thế giới mới. Và với Brzezinski, quân cờ bất khả chiến bại chắc chắn không ai khác ngoài Mỹ! Từ năm 1991 đến nay các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột khu vực vẫn tiếp tục diễn ra ở các mức độ, phạm vi khác nhau. Mặc dù hòa bình đã ở trong tầm tay nhân loại nhưng vẫn chưa phải là hòa bình bền vững hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh và xung đột khu vực có những nguyên nhân riêng của chúng, trong đó nguyên nhân về tranh chấp lãnh thổ có tầm quan trọng đặc biệt. 557
- Ngày nay xu thế khu vực hóa nền kinh tế ngày càng gia tăng và nó làm cho các đường biên giới trở nên "mềm đi", tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, đầu tư, dịch vụ. EU là một điển hình. Quá trình hội nhập, liên kết khu vực ở đây tuy còn nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng không thể đảo ngược. Xu thế này đang được phổ biến hóa, tuy nhiên theo một nghĩa nhất định nó vẫn là cái đặc thù có một không hai trong lịch sử nhân loại bởi vì địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa của Tây Âu vốn là cái đặc thù, khác biệt, không lặp lại ở nơi nào khác. Một trong những nét nổi bật của EU là các quốc gia thành viên của nó trước khi trở thành bộ phận của một hệ thống đều là những quốc gia có nhà nước pháp quyền với văn hóa chính trị tương đối đồng đều, có đường biên giới, phân minh, rõ ràng và có nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Sự phát triển không đồng đều làm cho châu Á và các châu lục khác trên thế giới không thể có được những điểm thuận lợi trên như Tây Âu. Những tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia nông nghiệp, hay tiền công nghiệp không thể giải quyết một sớm một chiều. Quá trình công nghiệp hóa hiện nay mặc dù có thể rút ngắn thời gian rất nhiều so với trước đây, nhưng vẫn vấp phải những giới hạn nhất định. Hai thập kỷ qua nền kinh tế Trung Quốc phát triển tương đối ngoạn mục. Cạnh tranh kinh tế trên toàn cầu ngày một gay gắt, quyết liệt hơn và với chu kỳ thay đổi công nghệ sản xuất ngày càng rút ngắn, nguy cơ tụt hậu của các nước đang phát triển ngày càng lớn. Tất cả những điều này làm cho quá trình công nghiệp hóa ở châu Á khó có thể diễn ra nhanh chóng đồng đều. Từ đó kéo theo hai hậu quả: một là, quá trình hình thành Nhà nước pháp quyền diễn biến chậm chạp do sự phát triển chậm của văn hóa chính trị của xã hội công dân; hai là, sức ì cố hữu nặng nề của tư duy chính trị nông nghiệp. Bành trướng đất đai, lãnh thổ là một đặc trưng cơ bản của loại hình tư duy này. Đây là một phương diện cần xem xét khi nghiên cứu tác động tiếp tục của yếu tố địa - chính trị ở châu Á. Phương diện thứ hai là tính qui luật của cuộc đấu tranh giành quyền lực trên sân khấu chính trị quốc tế. Để trở thành một cường quốc thế giới cần phải có cả sức mạnh kinh tế lẫn sức mạnh quân sự. Thiếu một trong hai yếu tố đó quốc gia vẫn chỉ là "người khổng lồ một chân" như hình ảnh của Nhật hiện nay. Thời gian gần đây người ta thường nói tới một cuộc chiến tranh mới: chiến tranh thông tin (Alvin và Hudi Toffler, 1995) nhưng thông tin cũng có những giới hạn của nó. Nó rất quan trọng, nhưng chỉ có riêng nó thì không đủ để có thể bắn rơi máy bay, đánh chìm tàu ngầm, phá hủy cầu cống và hủy diệt các tập đoàn cứ điểm của đối phương. Thông tin có thể truyền đi bất cứ nơi nào trên trái đất, nhưng điều đó không thể xóa nhòa sự khác biệt giữa lục địa, biển và không gian. Kế hoạch tác chiến và sự thành, bại của trận đánh vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố địa lý cùng với sự hiện diện và hoạt động của các chiến binh trên chiến trường. Như vậy, để phát huy được sức mạnh quân sự của quốc gia cần phải chú ý tới hai yếu tố quan trọng: lực lượng hải quân và các vị trí chiến lược quan trọng. Khách quan mà nói, theo quy luật cạnh tranh với đối thủ mạnh hơn, các quốc gia có tầm vóc và có khả năng trở thành cường quốc ở châu Á đều phải chú ý tập trung phát triển, hiện đại hóa lực lượng hải quân cho tương xứng với so sánh lực lượng giữa các quốc gia ở châu Á với nhau cũng như so với lực lượng hải quân của Mỹ ở khu vực. Lôgic này đã và đang được triển khai trên thực tế ở cả Đông Bắc Á, Nam Á và Đông Nam Á. Công thức "tăng cường khả năng bảo vệ an ninh cho nước này đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mất an ninh đối với nước kia" theo tư duy của Chủ nghĩa hiện thực vẫn chưa lỗi thời cả ở ven bờ Ấn Độ Dương lẫn Thái Bình Dương và đặc biệt là ở khu vực biển Đông. 558
- Môn khoa học địa chính trị ra đời trên cơ sở sự kết hợp giữa khoa học địa lý và chính trị học. Đây sẽ chỉ là sự lồng ghép giản đơn nếu như các nhà nghiên cứu không mang lại những sắc thái mới cho nó. Trong tác phẩm “Bàn cờ lớn”, đóng góp của Brzezinski cho môn địa chính trị chính là việc đưa ra ý tưởng về bàn cờ chính trị Âu – Á, một lần nữa đề cao ý nghĩa “xương sống” của lục địa Âu – Á trên bản đồ chính trị thế giới. Và vai trò chiến lược của “Bàn cờ Âu – Á” này, được Brzezinski phân tích như sau: - Một, Brzezinski cho rằng đây là lục địa lớn nhất trên toàn thế giới và là trục quan trọng của địa chính trị. - Hai, Brzezinski cho rằng đây là khu vực của hầu hết các nước có chủ quyền và năng động về chính trị có khả năng thách thức tiềm năng về chính trị hoặc kinh tế đối với vị thế đứng đầu của Mỹ. 4.1.3. Brzezinski đã chỉ ra chính xác những điểm nóng trên thế giới có thể gây nên tình trạng bất ổn, đe doạ hoà bình khu vực và quốc tế * Thứ nhất, Brzezinski đã chỉ ra những điểm then chốt địa-chính trị trên “bàn cờ” chính trị của thế giới. Theo Brzezinski những điểm then chốt địa chính trị là các quốc gia mà tầm quan trọng của họ không bắt nguồn từ sức mạnh và động cơ, mà từ vị trí, từ những hậu quả của tình trạng dễ bị tấn công của họ. Những điểm then chốt thường được quy định bởi vị trí địa lý của chúng. Từ đó, Brzezinski nêu ra 5 điểm then chốt địa chính trị, có tầm quan trọng quyết định đó là: Ucraina, Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Hàn Quốc. Trong đó, tầm quan trọng của từng quốc gia được Brzezinski phân tích cụ thể như sau: - Ucraina là một “ô quan trọng trên bàn cờ Âu – Á, là một điểm then chốt địa chính trị, bởi vì chính sự tồn tại của nó như một nước độc lập đã góp phần làm chuyển hóa nước Nga” (Zbigniew Brzezinski, 1999, trang 55). Cụ thể hơn là nếu giành lại được quyền kiểm soát Ucraina, với 52 triệu dân, các nguồn lực chính cũng như cửa ra vào biển Đen, Nga sẽ tức khắc giành lại được tiền đề cần thiết trở thành một quốc gia đế quốc hùng cường, trải rộng khắp châu Âu và châu Á. Mất độc lập của Ucraina sẽ gây hậu quả tức thời cho Trung Âu, biến Ba Lan thành một điểm then chốt địa chính trị biên giới phía Đông của một châu Âu thống nhất. - Azerbaijan – mặc dù diện tích và dân số còn hạn chế nhưng “với các nguồn năng lượng lớn, cũng thiết yếu về địa chính trị. Nó là cửa kho chứa đựng những tài sản quý của lòng chảo biển Caspiên và Trung Á và Azerbaijan sẽ đóng vai trò quyết định vị trí của nước Nga trong tương lai. - Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò trong việc giữ ổn định khu vực biển Đen, kiểm soát con đường từ biển Đen đến Địa Trung Hải, là nơi neo đậu ở phía Nam cho NATO. - Iran là quốc gia chế ngự vùng biển phía Đông vịnh Ba Tư. Mặc dù có thái độ thù địch với Mỹ hiện nay, nền độc lập của Iran có tác dụng như một lá chắn ngăn mọi mối đe dọa lâu dài của Nga đối với lợi ích của Mỹ ở vùng vịnh Ba Tư. - Cuối cùng là Hàn Quốc – đây là một điểm then chốt địa chính trị ở Viễn Đông. Mối quan hệ chặt chẽ của Hàn Quốc với Mỹ có thể che chở cho Nhật Bản, giữ không cho Nhật Bản 559
- trở thành một cường quốc quân sự lớn và độc lập, mà không cần đến hiện diện quá nặng nề của Mỹ ở chính nước Nhật. Mọi thay đổi quan trọng về vị thế của Hàn Quốc, thông qua sự thống nhất, hoặc thông qua sự chuyển dịch phạm vi ảnh hưởng đang mở rộng của Trung Quốc chắc chắn sẽ làm thay đổi nhanh chóng vai trò của Mỹ và cả vai trò của Nhật Bản ở Viễn Đông. * Thứ hai, “Khoảng trống đen” tại lục địa Âu – Á sau khi Liên Xô tan rã là một phát hiện mới của Brzezinski. Brzezinski nhận thấy các nước Balkans Âu – Á có tầm quan trọng khi tập trung nhiều khoáng sản quan trọng, nhiều dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên, kể cà vàng. Không những thế, khu vực này có tồn tại một điểm đặc biệt là “một khoảng trống quyền lực” (Zbigniew Brzezinski, 1999, trang 145) và những bất ổn nội bộ khó lường như xung đột sắc tộc, lãnh thổ, tôn giáo vẫn đang diễn ra gay gắt. Khi xác định các nước Balkans Âu – Á là lò lửa luôn sẵn sàng bùng phát, Brzezinski cho thấy rằng, đây là những điểm yếu mà Mỹ có thể lợi dụng cho chiến lược toàn cầu của mình. Brzezinski viết: “Những ý định địa chính trị của Mỹ thật rõ ràng. Mỹ ở quá xa không thể giữa địa vị thống soái ở khu vực Âu – Á, nhưng lại quá mạnh để không thể không dính líu. Tất cả các nước trong khu vực đều coi sự dính líu của Mỹ là cần thiết cho sự tồn vong của họ” (Zbigniew Brzezinski, 1999, trang 170). Từ đó, Brzezinski khẳng định mục tiêu của Mỹ là ngăn cản không cho nước nào kiểm soát được không gian địa chính trị này trên cơ sở có những tính toán thận trọng với nước Nga. 4.2. Những hạn chế trong các luận điểm mà Brzezinski đưa ra trong tác phẩm “Bàn cờ lớn” 4.2.1. Brzezinski đã đánh giá chưa đúng vai trò của Trung Quốc khi cho rằng quốc gia này chỉ ở tầm khu vực, mà không phải toàn cầu Những hoài nghi về sự nổi lên của Trung Quốc cùng với những suy diễn theo lối “chống Trung cộng” của Brzezinski đã khiến ông hạ thấp vị trí của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế ngày nay. Brzezinski khẳng định: “Tóm lại, ngay cả đến năm 2020, và trong những điều kiện tốt nhất, Trung Quốc hoàn toàn không thể có khả năng thực sự cạnh tranh trong những lĩnh vực chủ yếu của cường quốc thế giới” mà chỉ là “cường quốc khu vực nổi trội ở Đông Á” mà thôi (Zbigniew Brzezinski, 1999, trang 190). Nhưng hoài nghi về sự nổi lên mà Brzezinski nêu ra đó là: - Một là, không có gì chắc chắn là nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể duy trì được trong hai thập niên sắp tới - Hai là, vấn đề tương lai của nền chính trị Trung Quốc. - Ba là, khẳng định Trung Quốc vẫn rất nghèo. Vấn đề là ở chỗ, Brzezinski hạ thấp Trung Quốc để đề cao Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Brzezinski cho rằng: “Nhật Bản: không phải là khu vực mà là toàn cầu” (Zbigniew Brzezinski, 1999, trang 201). Nhưng thực tế diễn ra đang chứng minh rằng, Trung Quốc thực sự là một đối thủ ngang tầm của Mỹ trong trò chơi chính trị toàn cầu. Sự vươn lên mạnh mẽ cũng như sức mạnh của 560
- Trung Quốc ở mọi lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Brzezinski đã dự đoán sai lầm như thế nào. Với một tiềm năng to lớn về nhiều mặt (cả về diện tích, dân số, sức mạnh kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng…), Trung Quốc đã vươn lên thành một cường quốc không chỉ ở cấp độ khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà còn ở cấp độ toàn cầu; đủ năng lực cạnh tranh trực tiếp và thách thức vị trí bá quyền của nước Mỹ. 4.2.2. Là một chiến lược gia của Mỹ, Brzezinski đã tuyệt đối hoá vai trò của Mỹ trong trật tự thế giới ngày nay Dựa trên những lập luận về sức mạnh toàn cầu của Mỹ như đầu tàu tài chính thế giới, cường quốc số một về công nghệ, quân sự... Brzezinski đã đặt nước Mỹ ở vị thế người quyết định tình hình thế giới thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Brzezinski muốn khẳng định rằng, trật tự thế giới được định hình theo chủ ý của người Mỹ và nước Mỹ nắm quyền chi phối quan hệ quốc tế. Brzezinski viết: “Một thế giới không có Mỹ đứng đầu sẽ là một thế giới đầy bạo động và lộn xộn, ít dân chủ và ít tăng trưởng kinh tế hơn là một thế giới mà ở đó Mỹ tiếp tục có nhiều ảnh hưởng hơn bất kỳ nước nào khác trong việc định hình công việc thế giới. Giữ vừng quyền đứng đầu thế giới của Mỹ là chính yếu đối với phục lợi và an ninh của Mỹ và tương lai của tự do, dân chủ, kinh tế mở cửa và trật tự trên thế giới này”50. Tuy nhiên, sự hiện diện của các cường quốc khác, sự lớn mạnh của các tổ chức và diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là nhận thức của cộng đồng quốc tế về xu thế đối thoại thay cho đối đầu, đã buộc Mỹ phải nhìn nhận lại vấn đề và phải có những chiến lược phù hợp hơn. Thời kỳ chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Tuy nhiên, kỷ nguyên hoà bình thực sự cho toàn thể nhân loại trên hành tinh có lẽ còn khá lâu mới có thể đạt đến trong khi những mâu thuẫn và xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố quốc tế, chiến tranh… diễn ra khá gay gắt ở nhiều nơi. Đã có nhiều câu hỏi đặt ra: Thế giới sẽ đi về đâu? Có diễn ra trật tự thế giới mới không và trật tự thế giới mới sẽ như thế nào? Liệu Mỹ có tiếp tục duy trì được “thế thượng phong” trong trật tự thế giới mới? Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ đã đưa ra bản báo cáo đầy đủ về các mối đe dọa an ninh quốc gia. Trong đó, Nga được xem là một trong số những mối đe dọa đối với nước Mỹ. Công cuộc phân tích và ghi danh những mối đe dọa này được dựa trên phân tích từ các cuộc chiến dịch tiền tranh cử tại Mỹ. Báo chí Nga cho rằng việc Nga nằm trong danh sách các nước “có khả năng đe dọa nước Mỹ” chính là một thực tế cho thấy rằng, cuối cùng thì Mỹ cùng đã bắt đầu tỏ ra tôn trọng đối thủ của mình trong cuộc chiến tranh lạnh trước đây. Bản báo cáo cũng liệt kê ra một loạt những vấn đề nghiêm trọng mà Mỹ đang phải đối mặt. Trong đó, chủ nghĩa khủng bố quốc tế được xem là một trong những vấn đề gây nhiều quan ngại nhất. Bên cạnh những phân tích xoay quanh những vụ việc do lực lượng al-Qaeda và Hezbollah gây ra, nỗ lực hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân tại Iran và CHDCND Triều Tiên, bản báo cáo cũng nêu bật những diễn biến phức tạp tại Iraq, Afghanistan và Pakistan. Ngoài ra, bản báo cáo cũng đặt ra những câu hỏi liên quan đến sự cần thiết của việc xác định những vấn đề đang tồn tại trong khu vực như: Nỗ lực của Trung Quốc nhằm cải thiện khả 50 Zbigniew Brzezinski, Sđd, tr. 39. 561
- năng chống lại các nước đồng minh, liệu giá nhiên liệu và lương thực có tiếp tục tăng trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, có một chi tiết được báo chí Nga đánh giá là khá “ngạc nhiên” khi bản báo cáo nhận định “Nga đang ngày càng trở thành một quốc gia nguy hiểm đối với các nước phát triển”. Hiện, tại Mỹ đang có lo ngại cho rằng Nga và một số nước khác sẽ sử dụng những tiềm năng về tài chính, thị trường của mình nhằm đạt được những mục tiêu chính trị. Thêm vào đó, Chính quyền Mỹ cũng đang ngày tỏ ra nghi ngờ rằng “Nga đang ngày càng tỏ rõ tầm ảnh hưởng của mình đối với nhiều vấn đề trên thế giới cũng như làn sóng chống lại “thế thượng phong của Mỹ”. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đã thành công trong nỗ lực xây dựng nên một học thuyết chính trị, quân sự mới. Như huyền thoại George Soros đã từng nói: “Không một quốc gia nào xứng là đối thủ của nước Mỹ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, thậm chí ngay cả khi quốc gia đó đã từng giúp Mỹ trở thành hiện thân của một thế giới tự do, một siêu cường quốc”. Bản thân vấn đề quốc phòng tại Mỹ đã trở thành đề tài gây nhiều tranh cãi trong suốt 3 năm, kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Bản báo cáo đặc biệt về tình hình quốc phòng và thương mại được trình lên Tổng thống ngày 12/11/1994 đã khẳng định: “Các tổ chức tham gia vào lĩnh vực quốc phòng đã phải chịu những thua thiệt đáng kể. Trong năm 1993, thu nhập từ các khoản buôn bán vũ khí mang lại cho Mỹ 33,2 tỷ đô la Mỹ và sau đó chỉ còn là 12,4 tỷ đô la Mỹ trong năm 1994. Công nghiệp sản xuất xe tăng M1A2, máy bay chiến đấu F-15, máy bay trực thăng Apache và Black Hawk (diều hâu đen) đã lâm vào tình cảnh khó khăn”. Ngày 14/11/1994, Tổng thống Clinton đã ký vào nghị định 12938 đã được Chính phủ Mỹ thông qua trước đó. Nghị định này đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn nước Mỹ do những mối đe dọa cao độ về an ninh, chính trị và kinh tế. Tài liệu này cũng được xem là một tín hiệu, bật đèn xanh cho chương trình lá chắn tên lửa hiện giờ của Mỹ. Ngay sau đó, Mỹ bắt đầu phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng về chính sách đối ngoại với châu Âu. Pháp cũng đã đưa ra đề xuất thành lập hệ thống hợp tác an ninh châu Âu với sự tham gia của Nga, Ukraine và Belarus. Tiếp theo đó, Tổng thống Francois Mitterand đã đứng lên phản đói sự mở rộng bành trướng cảu NATO vì cho rằng “điều này có thể sẽ dẫn đến một kết cục không mong muốn đó là việc hình thành nên một bức tường sắt khác tại châu Âu”. Sự liên minh giữa Pháp và Nga là một điều Mỹ không hề trông đợi. Những thất bại chính trị của Mỹ tại Bosnia và Herzegovina đã trở thành một vấn đề khác khá chông gai, đặc biệt khi nó trở thành yếu tố làm cho quan hệ giữa châu Âu và Mỹ trong phạm vi NATO có chiều hướng xấu đi. Giới tình báo Mỹ cho rằng vấn đề lớn nhất tại Nga hiện nay là những khủng hoảng về nhân khẩu học-vấn đề được xem là có tác động đến nhiều yếu tố khác trong nền kinh tế quốc gia và lực lượng vũ trang Nga. Cuối cùng, bản báo cáo đưa ra kết luận rằng, Chính quyền Nga đã thành công trong việc thực thi những chính sách nhằm tăng cường vị thế của Nga trên trường quốc tế. Rất có thể, một trật tự thế giới dựa trên “thế thượng phong của Mỹ trên phạm vi toàn cầu” đã chấm dứt. 562
- 4.2.3. “Bàn cờ lớn” nhưng lại “không lớn” ở chỗ, nó chỉ bao quát lục địa Âu – Á, mà bỏ qua châu Phi, châu Mỹ, châu Úc. Ngay từ đầu, Brzezinski đã gọi tên bàn cờ lớn là “bàn cờ Âu – Á” để giới hạn không gian mô tả của mình. Tuy nhiên, sự quá chú trọng đến khu vực Âu – Á đã khiến cho quan điểm về thế giới mới của Brzezinski thiếu đi tính toàn diện, dù không hẳn là phiến diện. Cho dù vai trò của lục địa Âu – Á trong việc hình thành trật tự thế giới có lớn đến mức nào thì cũng không thể xem nhẹ các khu vực khác. Âu – Á chỉ là Âu – Á, trong khi thế giới phải mang tính toàn cầu. Mỗi khu vực đều có vai trò và tiếng nói riêng trên trường quốc tế. Châu Phi là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số, và lớn thứ ba trên thế giới theo diện tích. Nhiều nhà phân tích dự báo, thế kỷ XXI sẽ là “thế kỷ của châu Phi” với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng, mặc dù tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng và thất thoát tài nguyên vẫn còn phổ biến. Theo TS. Lê Kim Sa và TS. Kiều Thanh Nga (2022) trong hai thập niên vừa qua, châu Phi đang chứng kiến một sự chuyển đổi mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Những biến chuyển sâu sắc đã và đang diễn ra tại châu Phi thời gian qua đã làm thay đổi nhận thức của thế giới về châu lục này. Châu Mỹ với những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở châu lục này. Gần đây, Viện Hợp tác Nông nghiệp Liên Mỹ (IICA, 2022) khẳng định châu Mỹ có thể đóng góp quan trọng cho an ninh năng lượng toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay do cuộc xung đột Nga-Ukraine khi đã chỉ ra rằng châu Mỹ đang sản xuất tới 71% tổng lượng nhiên liệu sinh học lỏng toàn cầu, có tầm quan trọng chiến lược để thay thế một phần tiêu thụ dầu và khí tự nhiên hiện tại. Với vị thế tầm trung của mình, Châu Úc đang đóng vai trò trung gian, chất xúc tác quan trọng trong việc triển khai và duy trì thực hiện các sáng kiến mới, đặc biệt ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực này cũng được xem là nhân tố có thể thúc đẩy “quy tắc luật chơi” giữa một bên là các cường quốc lớn và một bên là các quốc gia nhỏ, đặc biệt là về các quy tắc tiêu chuẩn cho những thể chế mang tính tổ chức cao. 5. KẾT LUẬN “Bàn cờ lớn” là tác phẩm tiêu biểu của Zbigniew Brzezinski về địa chính trị thế giới, mô tả và lý giải chiến lược toàn cầu của nước Mỹ trong thế kỷ XXI dưới lăng kính lợi ích chính trị và khả năng duy trì vị trí siêu cường của quốc gia này. Mục tiêu của tác giả cuốn sách cũng như của chính nước Mỹ đã được khẳng định ở đây. Đó là việc không để xuất hiện một đối thủ nào ở lục địa Âu – Á có đủ khả năng thống trị lục địa này và thách thức nước Mỹ, thách thức vai trò bá chủ toàn cầu của Mỹ. Quá đó nhằm khẳng định, Mỹ không chỉ là siêu cường đầu tiên, duy nhất mà có thể là siêu cường toàn cầu cuối cùng. Tuy vậy, tác giả cũng không thể hạ thấp tầm quan trọng của lục địa Âu – Á, nơi nắm giữ rất nhiều quyền lực chính trị và kinh tế. Bởi vậy, Brzezinski nhấn mạnh đến việc làm thế nào để Mỹ có thể đương đầu được với các mối quan hệ cường quốc Âu – Á phức tạp, và đặc biệt có thể ngăn cản được sự trổi dậy của một cường quốc Âu – Á hùng mạnh đối khàng với Mỹ. Do đó, việc hình thành nên một địa chiến lược Âu – Á toàn diện và hợp nhất là mục tiêu nổi bật trong cuốn sách này”. 563
- Trong tác phẩm này, bên cạnh những quan điểm khoa học thể hiện tính ưu việt, Brzezinski đã bộc lộ một số hạn chế như đã phân tích như trên. Nguyên nhân của vấn đề này đơn giản Brzezinski là một nhà chiến lược gia của Mỹ, đó đó, Brzezinski luôn đứng trên lập trường phục vụ lợi ích của Mỹ. Qua tác phẩm này, một cách gián tiếp, người đọc có thể thấy được ý đồ của người Mỹ ẩn sau những cuộc xung đột đẫm máu hay những cuộc “cách mạng nhung” trên thế giới hiện nay và người ta hoàn toàn có lý khi khẳng định rằng, đằng sau những sự kiện Ukraina, Belarus, Iraq, Iran, Palestine, Syria và cả Libăng đều thấp thoáng bóng dáng của nước Mỹ. “Bàn cờ lớn” của Brzezinski thực chất là bàn cờ của riêng nước Mỹ, là một phần căn bản chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ XXI. Mỹ sẽ chơi nó theo những luật lệ do chính mình đặt ra và luôn dự đoán trước phần thắng sẽ nghiêng về mình. Nhưng thế giới, nếu được bố trí như một trận địa để thử tài đấu trí của các quốc gia, chắc hẳn phải có những quy luật bất ngờ mà người Mỹ không thể tiên liệu được. Đôi khi, những nhân tố đột ngột xuất hiện có thể làm thay đổi tình thế theo chiều hướng không có lợi cho nước Mỹ và khi đó, người Mỹ sẽ còn phải đau đầu để tìm ra đấu pháp mới cho ván cờ chính trị quốc tế của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alvin and Hudi Toffler. (1995). Chiến tranh và chóng chiến tranh-sự sống còn của loài người ở buổi bình minh của thế kỷ 21. Hà Nội. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2. Colin S. Gray (1996). A Debat on Geopolitics: the continued primacy of Geogrạphy. Orbis, Vol. 40, No2, 247-259. 3. Gravenor, Kristian (2007). Zbigniew Brzezinski’s Motreal Recollections. Coolopolis. 13/2/2007. http://coolopolis.blogspot.com/2007/02/zbigniew-brzezinskis-montreal.html. Retrieved 22/4/2023 4. Hải Hà. (2002). Hội thảo “Trật tự toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương sau 11/9”. Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1/2002. Tr. 49-52. 5. IICA. (2022). The Agricutural sector in the Americas can make a key contribution to Global Energy Security, under threat due to the conflict in Eastern Europe. 22 April 2022. https://iica.int/en/press/news/agricultural-sector-americas-can-make-key-contribution-global- energy-security-under Retrieved 20/5/2023 6. James C. Hsiung. (2003). Châu Á-Thái Bình Dương trong trật tự thế giới thế kỷ XXI. Viện Thông tin Khoa học xã hội,.Tài liệu phục vụ nghiên cứu, số 47, 48 & 49. 7. Lại Văn Toàn. (2001). Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh – phân tích và dự báo. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 11/2001. Tr. 14-21. 8. Lê Kim Sa, Kiều Thị Thanh Nga. (2022). Thế kỷ châu Phi - sự thần kỳ mới của thế giới. Tạp chí Cộng Sản, 9/4/2022 https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/- /2018/825248/the-ky-chau-phi---su-than-ky-moi-cua-the-gioi.aspx Retrieved 20/5/2023 9. The Times Magazine. (2008). Professor Samuel Huntington author of The Clash of Civilizations. December 29, 2008. 10. The Times Magazine. (2017). Zbigniew Brzezinski’s profile. https://www.thetimes.co.uk/article/zbigniew-brzezinski-obituary-cb2fgkr6w Retrieved 2023-04-22. 11. Zbigniew Brzezinski. (1968). Meeting Moscow's Limited Coexistence. The New Leader, 51:24 (December 16, 1968), pp. 11-13. 12. Zbigniew Brzezinski. (1999). Bàn cờ lớn. Hà Nội. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 13. Zbigniew Brzezinski. (2006). Agenda for constructive American-Chinese dialogue huge': Brzezinski. People's Daily Online, March 20, 2006. 564
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn