TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI VIỆT NAM - CTCP<br />
60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN<br />
<br />
Võ Văn Lung<br />
Thạc sỹ - Chủ tịch HĐQT - Phó Tổng Giám đốc TCT<br />
<br />
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN<br />
Tổng công ty Tư vấn xây dựng thuỷ lợi Việt Nam - CTCP (HEC), tiền thân là Phòng<br />
thiết kế đo đạc thuộc Nha Thủy lợi Bộ Giao thông Công chính, được thành lập ngày 06<br />
tháng 4 năm 1955. Thực hiện Quyết định số 3075/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 15 tháng 10<br />
năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, HEC đã chuyển sang hoạt<br />
động theo mô hình Công ty cổ phần. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, cùng với<br />
sự thay đổi và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập của đất nước, HEC đã chuyển<br />
qua nhiều tên gọi khác nhau: Phòng thiết kế đo đạc; Cục Thiết kế thuỷ lợi, sau đó gọi<br />
là Cục Khảo sát thiết kế thuỷ lợi; Viện Thiết kế thuỷ lợi -Thuỷ điện; Viện Khảo sát<br />
thiết kế thuỷ lợi; Viện Khảo sát thiết kế thuỷ lợi Quốc gia; Công ty Khảo sát Thiết kế<br />
Thuỷ lợi I; Công ty Tư vấn xây dựng Thuỷ lợi I; Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi<br />
Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam - CTCP. Kể từ<br />
khi thành lập ngành thuỷ lợi trong Bộ Giao thông Công chính (1945 - 1955), qua các<br />
giai đoạn trực thuộc Bộ Thuỷ lợi Điện lực, Bộ Thuỷ lợi - Kiến trúc đến Bộ Thuỷ lợi<br />
(1958 - 1995), rồi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mặc dù tổ chức có thay<br />
đổi, tên gọi có khác nhau nhưng bất kỳ ở đâu và trong thời gian nào, các nhiệm vụ<br />
thuỷ lợi vẫn luôn được toàn thể người lao động HEC phấn đấu phát triển vì mục tiêu<br />
hiện đại hóa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, vì sự<br />
phát triển bền vững của đất nước.<br />
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, với bao thế hệ đã qua, HEC đã khảo sát thiết<br />
kế trên 800 công trình thuỷ lợi vừa và lớn góp phần đáng kể vào công cuộc công<br />
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày nay, thương hiệu HEC đã trở nên quen thuộc<br />
với các chủ đầu tư, nhà điều hành và các nhà thầu hoạt động trong lĩnh xây dựng các<br />
công trình thủy lợi. Điều này được thể hiện qua sự hiện diện của đội ngũ chuyên<br />
gia HEC ở hầu hết các công trình thủy lợi, các dự án trọng điểm của Nhà nước.<br />
Nhìn lại những năm đầu, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà<br />
bình lập lại trên miền Bắc, sự nghiệp khôi phục và chuẩn bị phát triển thuỷ lợi trên quy<br />
mô rộng lớn đã bắt đầu kể từ ngày 06-4-1955 khi Chính phủ lập Nha Thuỷ lợi thuộc<br />
Bộ Giao thông công chính và tiếp đó ngày 09-9-1955 Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc ra đời.<br />
Trong thời cơ lịch sử đó, Cục Thiết kế Thuỷ lợi được thành lập theo Nghị định số<br />
922/TTg ngày 09-6-1956 do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký bổ nhiệm kỹ sư Trần<br />
Ngọc Hậu làm Giám đốc và kỹ sư Đào Trọng Kim làm Phó Giám đốc, đánh dấu một<br />
thời kỳ phát triển mới của công tác Khảo sát và Thiết kế Thuỷ lợi. Ngay từ những<br />
ngày đầu thành lập dưới sự chỉ đạo của Bộ các kỹ sư của HEC đã tập trung nghiên cứu<br />
các giải pháp để hạn chế lũ cho Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Một số các công<br />
trình Thuỷ lợi từ nhỏ, vừa, đến lớn như các hồ Cấm Sơn, Núi Cốc v.v…; các hệ thống<br />
trạm bơm ở Bắc Nam Hà; Bắc, Nam Thái Bình v.v… được xây dựng. Thành quả thuỷ<br />
lợi trong những năm này đã tạo cơ sở cho ổn định sản xuất vụ mùa, mở ra vụ Chiêm -<br />
Xuân còn hạn hẹp, bấp bênh trở thành vụ sản xuất chính có năng suất cao. Nhờ có thuỷ<br />
lợi cùng các biện pháp nông nghiệp đã tạo ra những cánh đồng 5 tấn trên diện rộng từ<br />
đồng bằng đến trung du, miền núi, nhiều vùng ở tình trạng chiêm khê mùa thối đã trở<br />
thành vùng tưới tiêu chủ động năng suất cây trồng tăng cao, góp phần nâng cao điều<br />
kiện sống cho nhân dân khu vực hưởng lợi.<br />
HEC là doanh nghiệp tư vấn khảo sát, thiết kế hàng đầu trong lĩnh vực phát triển thuỷ<br />
lợi ở Việt Nam, nơi quy tụ được một đội ngũ lớn các chuyên gia có kinh nghiệm, trình<br />
độ kỹ thuật cao và chuyên sâu trong ngành thủy lợi.<br />
Ngoài ra, HEC còn khảo sát thiết kế nhiều dự án thuỷ lợi, thuỷ điện ở Lào, Campuchia<br />
và gửi chuyên gia sang làm việc ở các nước Châu Phi, Lào. Thông qua việc hợp tác<br />
với các đối tác có tên tuổi trên thế giới như: NIPPON KOEL, BCEOM, LUIS<br />
BERGER, KOLON, WB, ADB, v.v… HEC đã dần tiếp cận được các công nghệ tiên<br />
tiến và hiện đại của Thế giới. Với kiến thức chuyên sâu, quy trình và trang thiết bị hiện<br />
đại, HEC luôn tin tưởng vào khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng<br />
dịch vụ tư vấn. Với định hướng phát triển của HEC trong lĩnh vực thủy lợi, HEC đã<br />
chủ động xây dựng mục tiêu phát triển nhằm đáp ứng hiệu quả nhất yêu cầu ngày càng<br />
cao của khách hàng và phấn đấu trở thành một doanh nghiệp tư vấn tầm cỡ trong khu<br />
vực và Thế giới. HEC khẳng định một cách chắc chắn rằng tất cả sản phẩm do HEC<br />
cung cấp cho khách hàng đều đạt chỉ tiêu chất lượng đã đề ra với phương châm:<br />
“Chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu và là thách thức lớn nhất đối với<br />
Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam - CTCP”.<br />
2. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TRƯỞNG THÀNH<br />
Kể từ khi thành lập đến nay, HEC luôn đảm bảo và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm<br />
tư vấn của mình. Và, nhất là từ năm 2001 trở lại đây hệ thống quản lý chất lượng theo<br />
ISO 9001 : 2000, năm 2009 nâng cấp thành ISO 9001 : 2008 thì sản phẩm tư vấn của<br />
mình càng được những người lao động của HEC quan tâm thực hiện. Nhờ vậy, trải qua<br />
các điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, phức tạp, diễn biến mưa lũ ngày một cực đoan<br />
nhưng những công trình do HEC thiết kế vẫn được đảm bảo vận hành an toàn cùng<br />
năm tháng. Ngoài tư vấn đảm bảo công năng, HEC đã dần kết hợp đảm bảo cả công<br />
năng lẫn cảnh quan tạo ra diện mạo mới bền đẹp cho công trình.<br />
2.1 Những công trình cấp nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh<br />
kinh tế<br />
Để đạt được mục tiêu trên, một loạt các công trình thủy lợi lớn, vừa và nhỏ đã được<br />
khảo sát thiết kế và xây dựng phát huy hiệu quả to lớn. Một số các công trình thủy lợi<br />
tiêu biểu do HEC thiết kế đã làm thay đổi bộ mặt của vùng hưởng lợi, đẩy lùi nghèo<br />
đói góp phần vào công việc hiện đại hóa nông nhiệp và phát triển nông thôn, có thể kể<br />
ra các công trình tiêu biểu như: Hệ thống đại thủy lợi Bắc Hưng Hải, Hệ thống thủy lợi<br />
Cầu Sơn - Cấm Sơn, Hồ và Thủy điện Kẻ Gỗ, Hệ thống thủy lợi Yên Lập, Tiêu úng<br />
Vân Đình, Hồ Núi Cốc, Hệ thống Thuỷ lợi Thạch Nham, Tân Giang, Cam Ranh, Phú<br />
Ninh, Sông Quao, Ayun Hạ v.v… Đặc biệt, trong những năm gần đây một loạt các<br />
công trình lớn tưới cho hàng chục ngàn ha, cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp đã<br />
và đang được khảo sát thiết kế và xây dựng, điển hình như: Hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa),<br />
Hồ Định Bình (Bình Định), Hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế), Dự án Ngàn Trươi - Cẩm<br />
Trang (Hà Tĩnh), v.v… Dưới đây là hình ảnh một số hồ chứa nước lớn điển hình phục<br />
vụ đa mục tiêu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hồ chứa nước Tân Giang - Ninh Thuận Hồ chứa nước Cam Ranh - Khánh Hòa<br />
Tưới: 3000ha; cấp nước sinh hoạt, chậm lũ Tưới: 2300ha; cấp nước sinh hoạt cho<br />
70.000 hộ dân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hồ chứa nước Easuop Thượng - ĐăkLăk Hồ chứa nước Định Bình - Bình Định<br />
Tưới: 9455ha; cấp nước sinh hoạt, phục vụ Tưới: 27.660ha; giảm lũ hạ du;<br />
chăn nuôi, cải tạo khí hậu; phát điện Nuôi trồng thủy sản; phát điện;<br />
N=1600KW tạo nguồn: 3m3/s<br />
Hồ chứa nước Cửa Đạt - Thanh Hóa Hồ chứa nước Tả Trạch - Thừa Thiên Huế<br />
Giảm lũ với tần suất 0,6%; Tưới: 25.900ha; chống lũ, đẩy mặn; phát<br />
Tưới: 86.862ha; phát điện 97MW ; điện 16,5MW; cấp nguồn nước cho bắc,<br />
Sinh hoạt, công nghiệp: 7,715m3/s nam Sông Hương<br />
2.2 Đê điều - Phòng chống giảm nhẹ thiên tai<br />
Là nước thuộc khu vực có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa bình quân<br />
năm khá cao và tỷ lệ vùng núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ. Với đặc điểm về hình thái<br />
khí hậu và địa hình nêu trên nên hình thành dòng chảy cũng như thiên nhiên phức tạp từ<br />
khi hình thành đồng bằng châu thổ. Để bảo vệ cuộc sống và điều kiện canh tác, ông cha ta<br />
đã đắp bồi, hình thành nên những tuyến đê. Qua hàng ngàn năm, nước ta đã xây dựng và<br />
củng cố được gần 6.000 km đê sông, trên 2.000 km đê biển để chống lũ lụt cho lưu vực<br />
sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Hệ thống bờ bao hơn 8.000 km ở đồng bằng Sông Cửu<br />
Long, chống lũ đầu mùa bảo vệ lúa hè thu cùng với hệ thống thoát lũ ra biển Tây đã đưa<br />
đồng bằng Sông Cửu Long từ một vụ lúa bấp bênh lên hai vụ lúa đông xuân và hè thu có<br />
năng suất cao. Trong đó HEC đã tham gia thiết kế, cải tạo nâng cấp nhiều hệ thống đê<br />
sông, đê biển điển hình như đê Hà Nội, đê sông Mã, đê Sông Thái Bình v.v... Đặc biệt đối<br />
với tuyến đê trên địa bàn nội đô Hà Nội, nhờ có đề xuất giải pháp xén trạch, chuyển thành<br />
đê bê tông đã biến hơn 6km đê nội thành vốn ô nhiễm, mất mỹ quan, giao thông chật hẹp<br />
chuyển thành con đường gốm sứ sạch đẹp tạo cơ sở hạ tầng giao thông cho thủ đô.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đê Hà Nội Kè Phú Gia - Hà Nội<br />
Bảo vệ 335.000 ha đất tự nhiên và 4 Bảo vệ chống sạt lở bờ<br />
triệu hộ dân<br />
2.3 Tham gia phát triển thuỷ điện<br />
Tiền thân là Viện Khảo sát thiết kế Thuỷ lợi - Thuỷ điện. HEC đã tham gia thiết kế<br />
nhiều công trình thuỷ điện như: Thác Bà, Khe Diên, Hoà Bình, Kè Gỗ, Đá Bàn, Thác<br />
Bay, Định Bình, Cửa Đạt, Nước Trong v.v...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhà máy thủy điện Thác Bà - Yên Bái Đập bê tông và Nhà máy thủy điện<br />
Nước Trong - Quảng Ngãi<br />
Phát điện 108MW, điều tiết lũ<br />
Phát điện 16,5MW<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thủy điện Cửa Đạt - Thanh Hóa Thủy điện Định Bình – Bình Định<br />
Phát điện 97 MW Phát điện 6,60MW<br />
2.4 Phát triển khoa học kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực<br />
Ngoài việc chủ trì xây dựng các quy trình quy phạm, Tiêu chuẩn Quốc gia, tiêu<br />
chuẩn ngành. HEC đã không ngừng hoàn thiện trong quá trình phát triển, tự vươn<br />
lên, tự đổi mới, theo đó nhiều thành tựu nghiên cứu công nghệ mới được ứng<br />
dụng vào lĩnh vực tư vấn thiết kế và thực tế xây dựng như: Áp dụng công nghệ<br />
đập hỗn hợp nhiều khối; công nghệ đập đá đắp chống thấm bằng bản mặt BTCT;<br />
công nghệ đập bê tông trọng lực truyền thống; công nghệ đập bê tông đầm lăn<br />
RCC; công nghệ chống thấm bằng tường lõi BTCT cho đập vật liệu địa phương;<br />
công nghệ Xi phông lửng; công nghệ tràn băng qua kênh; Biện pháp thi công kênh<br />
qua vùng đất cao lanh; áp dụng cửa van quạt điều khiển tự động vào đập dâng<br />
nước và mới đây là áp dụng đập phím đàn Piano kết hợp với việc sử dụng bê tông<br />
tự đầm.<br />
2.4.1 Công nghệ đập hỗn hợp nhiều khối<br />
Đập đất với chiều cao không lớn có yêu cầu điều kiện địa hình địa chất không cao, dễ<br />
dàng cơ giới hoá, kỹ thuật thi công đơn giản, giá thành thấp, nên đã được xây dựng<br />
phổ biến. Qua thống kê thấy hình thức mặt cắt đập đã xây dựng rất phong phú: đập<br />
đồng chất, đập có tường nghiêng sân phủ chân khay, đập có tường tâm v.v... Trong các<br />
năm gần đây, ở khu vực miền Trung đã xuất hiện thêm kết cấu đập hỗn hợp nhiều khối<br />
có hệ thống tiêu nước kiểu ống khói kết hợp thảm tiêu nước nằm ngang. Kết cấu đập<br />
này ra đời sau khi có hàng loạt các sự cố đập ở khu vực, điển hình là: Đập Suối Trầu<br />
(3 lần), Suối Hành và Am Chúa v.v... Nguyên nhân của các sự cố được xác định chủ<br />
yếu do điều kiện địa chất, vật liệu đất đắp đập khu vực có những tính chất cơ lý đặc<br />
biệt: trương nở, co ngót, tan rã, lún ướt và sự phân bố rất không đồng đều của vật liệu<br />
đắp theo diện và độ sâu.<br />
Đập hỗn hợp nhiều khối sử dụng được nhiều loại vật liệu, trong đó có cả hỗn hợp đất<br />
đá đào móng công trình đầu mối, nhờ đó mà giảm bớt được việc khai thác vật liệu tại<br />
mỏ. Với việc phân vùng vật liệu hợp lý sẽ phát huy các ưu điểm, hạn chế tối đa các<br />
nhược điểm, giải quyết các tồn tại về tính chất đặc biệt đất đắp đập trong khu vực:<br />
trương nở, co ngót, tan rã, lún ướt. Theo đó, điều kiện làm việc của đập (thấm, trạng<br />
thái ứng suất, ổn định cục bộ, ổn định tổng thể v.v...) được cải thiện, độ ổn định và tuổi<br />
thọ công trình đuợc nâng cao. Cho đến nay, kết cấu đập này đã trở thành một xu thế<br />
lựa chọn mặt cắt đập trong khu vực. Các đập đã xây dựng theo loại hình này đã chứng<br />
tỏ được tính an toàn, kinh tế so với các loại đập đã xây dựng trước đây.<br />
2.4.2 Công nghệ đập đá đắp chống thấm bằng bản mặt bê tông (CFRD)<br />
Trước đây đối với các đập có chiều cao lớn được xây dựng trên nền địa chất là đá lại ở<br />
vùng sẵn vật liệu đất đá, thường được lựa chọn loại đập đá đổ lõi giữa chống thấm,<br />
điển hình của loại đập này là: Hoà Bình, Đại Ninh, Hàm Thuận Đa My, Yaly. Đập đá<br />
đổ lõi giữa có một số nhược điểm: Khối lượng lớn do yêu cầu mái xoải hơn, tính ổn<br />
định và biến dạng phức tạp do chịu tác dụng của áp lực lỗ rỗng trong khối lõi, đường<br />
bão hoà trong đập cao; không có khả năng cho nước tràn qua trong thi công dẫn đến<br />
yêu cầu cho chi phí dẫn dòng cao, tốc độ thi công bị hạn chế trong mùa mưa, từ đó dẫn<br />
đến giá thành đập cao, thời gian thi công thường kéo dài và bị động. Xu thế trong các<br />
thập kỷ gần đây loại hình đập CFRD đã gần như thay thế loại hình đập đá đắp lõi giữa<br />
chống thấm.<br />
Nhiều quốc gia đã nghiên cứu và áp dụng loại đập này, trong đó là Trung Quốc là<br />
nước đi đầu trong việc phát triển loại đập CFRD và đạt nhiều thành tựu trong kỹ thuật<br />
xây dựng. Đập CFRD cấu tạo từ đá đắp là chính, chống thấm bằng bản mặt BTCT nằm<br />
ở mái thượng lưu. Do chống thấm bằng bản mặt bê tông nên hầu như hạn chế được<br />
dòng thấm đi qua; thân đập là đá đắp nên đường bão hòa thấp, không có áp lực nước lỗ<br />
rỗng - một yếu tố làm giảm sức kháng cắt khối đập - vì vậy đập có độ ổn định cao hơn,<br />
mái dốc lớn, tiết kiệm được vật liệu xây dựng, có ý nghĩa rất lớn về mặt giảm chi phí<br />
xây dựng, thời gian thi công ngắn, giảm nhẹ được cường độ thi công công trình. Khi<br />
động đất xẩy ra, do đại bộ phận đập đều khô nên khả năng kháng chấn tốt hơn. Trước<br />
khi xây dựng công trình đầu mối Thuỷ Lợi Cửa Đạt, ở Việt Nam đã xây dựng 2 công<br />
trình Thủy điện Tuyên Quang và thủy điện Quảng Trị đều là công trình do Bộ Năng<br />
lượng (nay là Bộ Công Thương) quản lý. Công trình đầu mối Thuỷ Lợi Cửa Đạt là<br />
công trình đầu tiên của ngành Thuỷ lợi được áp dụng công nghệ này. Đập chính có<br />
chiều cao lớn nhất 118,75m, đây là đập có chiều cao lớn nhất nước ta hiện nay. Trong<br />
quá trình nghiên cứu thiết kế HEC đã có sự hợp tác với các chuyên gia của Bộ Nông<br />
Nghiệp & PTNT, Trường Đại Học Thuỷ Lợi, Viện KHTL cùng với các chuyên gia<br />
Trung Quốc, Canada, Pháp v.v... Trong quá trình xây dựng, có xẩy ra các tình huống<br />
phức tạp, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ kỹ sư HEC, sự cộng tác tư vấn của<br />
các chuyên gia trong và ngoài nước nên đã giải quyết tốt các tình huống xẩy ra. Qua<br />
đây cũng đã rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm, cũng như các ứng dụng khoa<br />
học, kỹ thuật tiên tiến mới để áp dụng cho các công trình kế tiếp như: giải pháp đắp cát<br />
mịn phía trên lớp bản mặt bê tông, giải pháp xử lý thoát không, bố trí hai lớp cốt thép,<br />
sử dụng bọt xốp ở khe co giãn v.v…<br />
2.4.3 Công nghệ đập bê tông trọng lực truyền thống<br />
Cùng với các loại đập vật liệu địa phương, đập bê tông cũng được xây dựng để ngăn<br />
sông suối tạo hồ chứa nước, khi điều kiện tự nhiên thích hợp và đảm bảo tính kinh tế.<br />
Loại hình đập này đã được áp dụng từ lâu ở các nước trên Thế giới. Ở nước ta, công<br />
nghệ thiết kế và thi công đập bê tông trọng lực tạo hồ chứa vẫn còn nhiều mới mẻ.<br />
Năm 1993, Bộ Thuỷ lợi chỉ đạo HEC tiến hành khảo sát lập Luận chứng Kinh tế Kỹ<br />
Thuật công trình thuỷ lợi Tân Giang, trong đó phương án công trình đầu mối được Bộ<br />
Thuỷ Lợi phê duyệt là đập bê tông trọng lực.<br />
Trong giai đoạn TKKT, HEC đã nghiên cứu 2 phương án đập bê tông: Bê tông đầm<br />
lăn và bê tông truyền thống và Bộ đã duyệt theo phương án bê tông đầm lăn. Tuy<br />
nhiên, do có khó khăn về vật liệu độn, giá thành tro bay đưa đến tuyến xây dựng<br />
không rẻ hơn giá xi măng, điều kiện cung ứng và chất lượng tro bay còn nhiều bất cập<br />
nên Bộ đã cho phép thay đổi hình thức kết cấu đập Tân Giang từ phương án bê tông<br />
đầm lăn sang bê tông truyền thống. Trong quá trình thiết kế, ngoài các vấn đề về<br />
nghiên cứu bố trí tổng thể, tối ưu mặt cắt, xử lý nền, dẫn dòng thi công, phân khoảnh<br />
đổ v.v… lần đầu tiên đã nghiên cứu áp dụng cấp phối bê tông thường có trộn tro bay<br />
để giảm nhiệt thuỷ hoá, phụ gia chống thấm và nhiều phụ gia khác phục vụ chặn dòng<br />
vào tháng 9 năm 2001. Năm 2003, đập đã trải qua thử thách mùa lũ đầu tiên an toàn.<br />
Như vậy, đập bê tông trọng lực Tân Giang là đập được xây dựng lần đầu tiên ở Việt<br />
Nam hoàn toàn bằng công nghệ thiết kế, thi công trong nước và là đập bê tông cao<br />
nhất thời điểm bấy giờ. Có thể đánh giá đây là một bước đột phá của ngành Thuỷ Lợi<br />
Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu thiết kế. Sự ra đời đập bê tông trọng lực<br />
Tân Giang là tiền đề cho sự ra đời của nhiều đập bê tông trọng lực truyền thống và<br />
RCC tiếp theo trong ngành như: đập bê tông Sông Lòng Sông (45m), đập bê tông Định<br />
Bình (56 m), Nước Trong (72,5 m) và nhiều đập khác của ngành điện lực.<br />
2.4.4 Công nghệ đập bê tông trọng lực đầm lăn RCC<br />
Đập bê tông đầm lăn (RCC) là loại đập kết hợp được ưu điểm về kết cấu của đập bê<br />
tông truyền thống và ưu điểm về công nghệ thi công của đập đất. Đập RCC có ưu điểm<br />
thi công nhanh, công trình đưa vào khai thác sớm, lượng dùng xi măng thấp hơn so với<br />
đập bê tông truyền thống, nhiệt độ trong khối đập cũng được giảm nhỏ. Vì vậy, trên cơ<br />
sở thành tựu công nghệ đập bê tông truyền thống đã đạt được, HEC đã chủ trương ứng<br />
dụng rộng rãi giải pháp công nghệ thiết kế, thi công đập bê tông đầm lăn vào thiết kế<br />
đập. Đập bê tông được áp dụng công nghệ RCC đầu tiên trong ngành thủy lợi ở Việt<br />
Nam là đập Định Bình, Nước Trong tương lai là đập Tân Mỹ, Sông Chò 1, Đồng Điền<br />
cũng sẽ kiến nghị áp dụng công nghệ này. Kể từ khi thiết kế đập RCC đầu tiên là đập<br />
Định Bình, đến đập Nước Trong mặt cắt đập đã được thay đổi nhiều về phân vùng vật<br />
liệu cũng như biện pháp thi công trên cơ sở tối ưu hóa. Và, điều căn bản hơn là HEC<br />
đã sử dụng được phần mềm Abaqus - Mỹ để tính toán, phân tích nhiệt trong quá trình<br />
thi công và vận hành. Nhờ vậy, đã chủ động trong việc bố trí phân vùng vật liệu cũng<br />
như khống chế chiều cao lên đập.<br />
2.4.5 Công nghệ chống thấm bằng tường lõi BTCT cho đập vật liệu địa phương<br />
Đập vật liệu địa phương tuy có ưu điểm giá thành hạ, yêu cầu về tình hình địa hình,<br />
địa chất nền móng không cao, song không phải tại vị trí dự kiến xây dựng công trình<br />
nào cũng có đầy đủ vật liệu đất đắp đập, đặc biệt vật liệu đắp khối chống thấm, đập<br />
Tràng Vinh (Quảng Ninh) là một ví dụ điển hình. Để khắc phục sự khan hiếm vật liệu<br />
đất đắp khối chống thấm, HEC đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ chống thấm bằng<br />
tường lõi BTCT trong đập. Đập có chiều cao lớn nhất là 30m, năm 2003 hoàn thành đã<br />
đưa vào khai thác sử dụng an toàn, đây là đập có tường lõi BTCT đầu tiên ở Việt Nam.<br />
2.4.6 Công nghệ đập tràn kiểu phím đàn Piano<br />
Đối với khu tưới Văn Phong thuộc dự án hồ chứa nước Định Bình (Bình Định) đã có<br />
nhiều giải pháp, hình thức kết cấu đập. Tuy nhiên, nếu vẫn áp dụng các dạng đập dâng<br />
truyền thống thì phải xây lắp 20 cửa van, nhưng vẫn bị ngập một đoạn đường Quốc lộ<br />
19 và phải di dân tương đối nhiều. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng khi vận hành của các<br />
cửa van khi mưa bão bị mất điện. Đây chính là động lực để các kỹ sư HEC nghiên cứu<br />
áp dụng hình thức tràn phím đàn Piano để nâng cao năng lực xả qua tràn và giảm qui<br />
mô cũng như số lượng cửa van (từ 20 cửa xuống 10 cửa), đảm bảo công trình vận hành<br />
an toàn, hiệu quả, tiết kiệm được kinh phí xây dựng và kinh phí vận hành công trình.<br />
Không những thế cũng trong công trình này, HEC đã cùng các bên có liên quan đã áp<br />
dụng thành công công nghệ bê tông tự đầm, nhờ vậy công trình thi công đảm bảo chất<br />
lượng và mỹ quan với chi phí thấp hơn. Hiện nay, công trình đã được xây dựng xong<br />
với hình thức đẹp và bề thế, tạo dựng diện mạo mới cho vùng quê hương người anh<br />
hùng dân tộc Quang Trung.<br />
2.4.7 Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm tiên tiến<br />
Nhận thức được rằng trong thời đại bùng nổ tin học và ứng dụng công nghệ hiện nay,<br />
muốn cạnh tranh và hội nhập quốc tế thì HEC phải tự đào tạo và trang bị các phần<br />
mềm chuyên dụng. Nhờ việc trang bị và sử dụng thuần thục các phầm mềm này đã<br />
góp phần tạo dựng nên thương hiệu của HEC.<br />
a) Geostudio 2007 - Canada: Tính toán thấm, ứng suất cho đập đất và đập bê tông, tính<br />
toán lún cho đập đất trong quá trình thi công và vận hành để xác định chiều cao phòng<br />
lún thích hợp, tính toán ổn định cho đập đất, mái dốc và ổn định nền móng các công<br />
trình thủy lợi.<br />
b) SEEP 3D - Canada: Tính toán thấm không gian 3D, dùng cho các công trình có tính<br />
phức tạp về điện kiện thấm như các đoạn mà địa chất nền biến đổi lớn và chiều cao<br />
đập thay đổi lớn theo chiều dọc đập (đoạn vai đập và các công trình có độ dốc vai<br />
đập lớn).<br />
c) Quake - Canada: Tính toán ứng suất của công trình chịu động đất và tính toán hóa lỏng<br />
của đập đất, các kết quả ứng suất được chuyển sang Modun Slope để đánh giá hệ số ổn<br />
định của công trình.<br />
d) SAP 2000 - Mỹ: Tính toán kết cấu cho các công trình để kiểm tra điều kiện ổn định và<br />
bố trí thép cho kết cấu.<br />
e) Abaqus - Mỹ: Phân tích ứng suất của tai van (gối cửa van cung) và ứng suất trong đập<br />
bê tông bằng mô hình không gian 3D.<br />
f) Phase II - Canada: Tính toán tình hình ứng suất phân bổ xung quanh tuy nen khi đào và<br />
khi đã gia cố, tính toán xác định kết cấu chống đỡ và kết cấu gia cố áo tuy nen.<br />
g) Plaxis - Hà Lan: Tính toán ứng suất, biến dạng, ổn định của công trình, mái đào đắp, đập<br />
trên nền đất theo mô hình vật liệu đàn hồi tuyến tính và đàn hồi không tuyến tính có xét<br />
đến sự tương tác giữa công trình và đất đá xung quanh công trình.<br />
h) Abaqus - Mỹ: Tính toán mô phỏng bài toán nhiệt thủy hóa của bê tông có xét đến quá<br />
trình thi công và ảnh hưởng của môi trường xung quanh trong quá trình thi công và<br />
vận hành. Từ đó tính toán xác định phân bố ứng suất của bê tông trong giai đoạn thi<br />
công và vận hành và đề ra biện pháp khống chế nhiệt cho bê tông.<br />
3. NHỮNG TRĂN TRỞ<br />
Trải qua những thời kỳ hoàng kim về việc tập trung đầu tư phát triển thủy lợi, cho đến<br />
nay các công trình thủy lợi, thủy điện lớn đã cơ bản được xây dựng hoàn chỉnh. Hiện<br />
tại, chỉ còn lại các dự án có quy mô nhỏ và vừa, lại trong bối cảnh cắt giảm đầu tư<br />
công nên nguồn kinh phí đầu tư cho thủy lợi không được dồi dào. Hơn nữa, các đơn vị<br />
tư vấn được thành lập nhiều nên tạo ra sự cạnh tranh quá khốc liệt. Vì thế, nguồn công<br />
việc mà HEC tiếp cận được ngày càng khó khăn. Trong khi đó lực lượng lao động lành<br />
nghề được đào tạo bài bản, giầu kinh nghiệm đã dần về nghỉ theo chế độ. Lực lượng<br />
kỹ sư mới được tiếp nhận tuy có trình độ tin học, ngoại ngữ khá nhưng chưa đạt độ<br />
chín về kinh nghiệm, lực lượng kỹ sư chuyên sâu để đáp ứng trình độ hội nhập quốc tế<br />
chưa đạt được yêu cầu như kỳ vọng. Với nguồn công việc giảm, thu nhập thực tế của<br />
người lao động có xu thế chưa ổn định, thậm chí giảm thấp. Từ đó dẫn đến tình trạng<br />
chẩy máu chất xám chưa thể hạn chế. Mặt khác, khi nguồn công việc trong nước giảm<br />
thấp, HEC có thể phải cơ cấu, xắp xếp lại nguồn nhân lực thì đời sống những kỹ sự<br />
tâm huyết, gắn bó với HEC, với sự nghiệp tư vấn thủy lợi sẽ ra sao? Thương hiệu HEC<br />
được bồi đắp bởi bao thế hệ người lao động trong suốt 60 năm qua sẽ như thế nào?<br />
Đây là những trăn trở, day dứt của những người lãnh đạo và những người có tâm huyết<br />
với HEC hiện nay.<br />
4. VƯỢT QUA THỬ THÁCH, VỮNG BƯỚC TIẾN LÊN<br />
Theo định hướng phát triển thuỷ lợi đến năm 2020 là lấy tập trung nâng cao hiệu quả<br />
sử dụng nước làm mục tiêu chính, ưu tiên xây dựng các hệ thống thủy lợi tiết kiệm<br />
nước, phát triển các tổ chức dùng nước của nông dân, của cộng đồng địa phương và<br />
của nhà đầu tư để bảo vệ, quản lý vận hành hiệu quả hệ thống thuỷ lợi và tiết kiệm<br />
nguồn nước, nâng hiệu suất sử dụng công suất thiết kế lên trên 90%. Tăng dần mức<br />
đảm bảo phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ<br />
v.v.... Tăng năng lực phòng chống thiên tai, đảm bảo nhu cầu cấp thoát nước cho sản<br />
xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế. Cấp đủ nguồn nước để khai thác 4,5<br />
triệu ha đất cây trồng hàng năm, tiến tới bảo đảm tưới chủ động cho 100% diện tích<br />
lúa 2 vụ (3,32 triệu ha). Nâng dần tần suất đảm bảo tưới lên 85%. Mở rộng diện tích<br />
tưới cho rau màu, cây công nghiệp. Nâng cao năng lực và trình độ khoa học công nghệ<br />
về nghiên cứu đánh giá nguồn nước, quy hoạch, thiết kế, xây dựng thuỷ lợi và quản lý<br />
khai thác công trình thuỷ lợi đạt mức trên trung bình của châu Á. Với định hướng phát<br />
triển thủy lợi nêu trên, đứng trước sự nghiệp của doanh nghiệp và đòi hỏi của người<br />
lao động thì HEC cần phải quyết tâm vững bước tiến lên. Trước hết là phải đào tạo,<br />
củng cố lại nguồn nhân lực xây dựng đội ngũ kỹ sư chuyên sâu trong các lĩnh vực kỹ<br />
thuật, nghiên cứu mở rộng ngành nghề kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển sản<br />
xuất. Để đảm bảo ổn định, phát triển bền vững của HEC, thì không thể thiếu nhiệm vụ<br />
ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Để tạo đà cho sản xuất, kinh doanh phát<br />
triển thì cần có sự đột phá các khâu chính như sau:<br />
1) Về việc làm: thay đổi tư duy, phương thức tiếp cận các chủ đầu tư để tìm kiếm việc<br />
làm, mở rộng cập nhật thông tin thị trường để được đấu thầu và thắng thầu;<br />
2) Về tổ chức thực hiện: Nâng cao hơn nữa về chất lượng khảo sát thiết kế, thông qua<br />
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị các phần mềm chuyên dụng, trang<br />
thiết bị bổ trợ từ đó góp phần củng cố, nâng cao uy tín và thương hiệu HEC;<br />
3) Nghiệm thu, thanh toán: Tăng cường khâu nghiệm thu, thanh toán với các chủ đầu<br />
tư, từ đó tạo nguồn để chi trả chi phí, đảm bảo hài hòa lợi ích người lao động, nhà đầu<br />
tư và tăng cường tích lũy vốn nhằm tạo sự ổn định tư tưởng và nâng cao chất lượng<br />
nguồn nhân lực.<br />
Ba khâu đột phá này củng cố và hỗ trợ lẫn nhau tạo đà cho nhau phát triển từ đó đưa<br />
HEC vươn lên.<br />
Xây dựng bộ máy từ Tổng công ty đến các đơn vị theo hướng tinh gọn, năng động và<br />
chuyên nghiệp. Dựa trên cơ sở mô hình sản xuất hiện nay và chiến lược phát triển của<br />
ngành cũng như nhu cầu của xã hội để định hướng hoạt động, cơ cấu lại bộ máy tổ<br />
chức, nhân sự cho phù hợp.<br />
Với truyền thống 60 năm qua, cán bộ người lao động của HEC sẽ quyết tâm phấn đấu<br />
để tiếp bước những thế hệ đi trước làm tốt hơn nữa sự nghiệp xây dựng và phát triển,<br />
tạo dựng thế và lực mới đưa HEC ngày càng lớn mạnh góp phần vào sự nghiệp xây<br />
dựng và bảo vệ tổ quốc.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Nội san của HEC các năm 2005 đến 2008.<br />