intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp đề thi học sinh giỏi - Sở GD&ĐT Bắc Ninh năm 2013

Chia sẻ: Nhu Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

189
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Hãy tham khảo tổng hợp đề thi học sinh giỏi các môn của Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh năm 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp đề thi học sinh giỏi - Sở GD&ĐT Bắc Ninh năm 2013

  1. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN THI: ĐỊA LÍ - LỚP 12 - THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi 29 tháng 3 năm 2013 ================ Câu I (5,0 điểm) 1/ Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm của nước ta Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Địa điểm tháng I (0C) tháng VII (0C) năm (0C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 (Nguồn: Sách giáo khoa địa lí lớp 12-NXBGD) Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân? 2/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và giải thích sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ với Duyên hải miền Trung. Câu II (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 1/ Nhận xét về mạng lưới đô thị của nước ta. 2/ Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí. Nêu một số phương hướng chính để khắc phục tình trạng phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta hiện nay. Câu III (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 1/ Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của nước ta giai đoạn 2000 - 2007. 2/ Chứng minh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. Giải thích nguyên nhân? Câu IV (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991- 2010 Năm Số dự án Vốn đăng kí Trong đó: vốn thực hiện (triệu USD) (triệu USD) 1991 152 1292 329 1997 349 5591 3115 2000 391 2839 2414 2006 987 12004 4100 2010 1237 19886 11000 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011) 1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2010. 2/ Nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư của nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn trên. Câu V (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 1/ So sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. 2/ Phân tích các thế mạnh để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng. --------------Hết-------------- (Đề thi gồm 01 trang) Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 BẮC NINH NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: ĐỊA LÍ (Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 06 trang) Câu I (5,0 điểm) 1/ Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Địa điểm 0 0 tháng I ( C) tháng VII ( C) năm (0C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân? 2/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và giải thích sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ với Duyên hải miền Trung của nước ta. Câu Ý Hướng dẫn chấm Điểm I Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân? 2,50 1 * Nhận xét: - Nhiệt độ trung bình tháng I: + Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam (D/c:). 0,25 + Sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn giữa các địa điểm phía Bắc với các địa điểm 0,25 phía Nam (D/c:). - Nhiệt độ trung bình tháng VII: 0,25 + Ít có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình của Vinh cao hơn Huế và của Quy Nhơn cao hơn TP Hồ Chí Minh. 0,25 + Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rất ít (D/c:). 0,25 - Nhiệt độ trung bình năm cũng có sự thay đổi, càng vào Nam nhiệt độ càng tăng (D/c: ). 0,25 - Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam (D/c: ). * Giải thích: - Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng vì: 0,25 + Càng vào Nam, càng gần Xích đạo nên góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn… + Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cũng yếu dần khi vào đến Huế chỉ còn 0,25 thời tiết lạnh, vào đến phía Nam thì hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. 0,25 - Tháng I có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc. 0,25 - Tháng VII do hoạt động của gió mùa mùa hạ nên sự chênh lệch nhiệt độ ít. Huế và TP Hồ Chí Minh do có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và Quy Nhơn… 2 Trình bày và giải thích sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa Bắc Bộ, 2,50 Tây Nguyên, Nam Bộ với Duyên hải miền Trung. * Trình bày: - Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có thời gian mưa vào khoảng từ tháng V đến 0,50 tháng X, tháng có lượng mưa cao nhất thường là tháng VIII, tháng IX. - Duyên hải miền Trung có thời gian mưa vào khoảng tháng IX đến tháng XII 0,50 (mưa vào thu - đông), tháng có lượng mưa cao nhất thường là tháng X, XI. * Nguyên nhân: - Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có thời gian mưa vào khoảng từ tháng V đến 0,25 tháng X do chịu tác động của gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào:
  3. + Ở Bắc Bộ là do gió Đông Nam thổi từ vịnh Bắc Bộ. Ở Tây Nguyên và Nam 0,25 Bộ là do gió Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương vào. + Vào thời gian còn lại (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) ở Bắc Bộ do chịu 0,25 tác động của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh khô , Tây Nguyên và Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong có tính chất khô nên ít mưa. - Duyên hải miền Trung có thời gian mưa vào khoảng tháng IX đến tháng XII 0,50 do nằm ở vị trí đón gió Đông Bắc từ biển thổi đến (do tác động kết hợp của địa hình với hướng gió), cùng với đó là tác động của các nhân tố gây mưa khác như bão, dải hội tụ nhiệt đới,… + Vào mùa hạ vùng này có lượng mưa ít do khuất gió, chịu tác động của hiệu 0,25 ứng phơn,… Câu II (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 1/ Nhận xét về mạng lưới đô thị của nước ta. 2/ Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí. Nêu phương hướng khắc phục tình hình phân bố dân cư chưa hợp lí hiện nay ở nước ta. Câu Ý Hướng dẫn chấm Điểm II 3,0 điểm 1 Nhận xét về mạng lưới đô thị của nước ta. 1,00 - Về quy mô dân số: chia làm 5 loại (DC) 0,25 - Về phân cấp đô thị: chia 5 loại (theo Atlat) (DC) 0,25 - Về chức năng: đa dạng bao gồm chức năng kinh tế, hành chính và tổng 0,25 hợp (DC) - Về phân bố: các đô thi tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển, … 0,25 2 Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí. Nêu phương 2,00 hướng khắc phục tình hình phân bố dân cư chưa hợp lí hiện nay ở nước ta. * Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí: - Giữa các vùng đồng bằng với miền núi, cao nguyên: + Đồng bằng: tập trung khoảng 75% dân số, mật đô dân số cao (DC) + Miền núi và trung du: mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng 0,25 (DC) 0,25 - Giữa thành thị với nông thôn: dân cư nước ta phần lớn sống ở nông thôn, tỉ lệ dân thành thị còn thấp (DC) 0,25 - Phân bố dân cư còn chưa hợp lí ngay trong nội vùng và cùng khu vực (DC) . 0,25 * Phương hướng: + Phân bố lại dân cư và lao động trong địa bàn cả nước, trong từng vùng 0,25 nhằm sử dụng hợp lí lao động và khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng và cả nước. + Phát triển kinh tế xã hội ở miền núi để thu hút lao động ở vùng khác lên. 0,25 + Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế 0,25 chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. + Phương hướng khác : hạn chế nạn di dân tự do, ... 0,25 Câu III (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: 1/ Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của nước ta giai đoạn 2000 - 2007. 2/ Chứng minh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. Giải thích nguyên nhân? Câu Ý Hướng dẫn chấm Điểm III 4,0 điểm 1 Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và phân bố ngành đánh 2,00 bắt và nuôi trồng thủy hải sản của nước ta giai đoạn 2000-2007.
  4. * Đánh bắt hải sản: - Sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục: năm 2007 đạt 2.074,5 nghìn 0,25 tấn, gấp 1,2 lần năm 2000. - Phân bố: Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, phát 0,50 triển mạnh nhất ở các tỉnh Duyên hải Nam trung Bộ và Nam Bộ, dẫn đầu là các tỉnh Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau. * Nuôi trồng thủy sản: - Sản lượng thủy sản nuôi trồng cũng tăng liên tục: năm 2007 đạt 2.123,3 0,25 nghìn tấn, gấp 3,6 lần năm 2000. - Do có tốc độ tăng nhanh hơn ngành đánh bắt nên ngành nuôi trồng ngày 0,25 càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu (DC) - Đối tượng thủy sản nuôi trồng ngày càng đa dạng, trong đó nuôi tôm và 0,25 cá nước ngọt phát triển mạnh. - Phân bố: + ĐBSCL là vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước, nổi bật là các tỉnh: Cà Mau, 0,25 Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang. + Nuôi cá nước ngọt tập trung ở ĐBSCL và ĐBSH, đặc biệt là các tỉnh 0,25 An Giang, Đồng Tháp... 2 Chứng minh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công 2,00 nghiệp lớn nhất nước ta. Giải thích nguyên nhân? * Chứng minh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta: - Về quy mô: đều có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước, trên 0,25 120 nghìn tỉ đồng. - Về cơ cấu ngành: + Trung tâm công nghiệp Hà Nội có cơ cấu ngành khá đa dạng, …(DC) 0,25 + Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cơ cấu ngành khá hoàn 0,25 chỉnh…(DC) + Cả hai trung tâm đều có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm , mũi 0,25 nhọn có hàm lượng kĩ thuật cao (DC) * Giải thích nguyên nhân - Vị trí địa lí : đều nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, tiếp giáp, liền 0,25 kề với nhiều vùng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp( DC) - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: cả hai đều nằm trong các 0,25 vùng có địa hình khá bằng phẳng, nguồn nước dồi dào… - Dân cư, nguồn lao động: đều có dân cư đông, nguồn lao động có chuyên 0,25 môn và trình độ kĩ thuật cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn… - Nguyên nhân khác: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật khá đồng bộ, 0,25 hiện đại; thu hút mạnh đầu tư nước ngoài;… Câu IV (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991- 2010 Năm Số dự án Vốn đăng kí Trong đó: vốn thực hiện (triệu USD) (triệu USD) 1991 152 1292 329 1997 349 5591 3115 2000 391 2839 2414 2006 987 12004 4100 2010 1237 19886 11000 1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2010 2/ Nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư của nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn trên. Câu Ý Hướng dẫn chấm Điểm IV 4,0 điểm
  5. 1 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của 2,00 nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2010 - Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp giữa cột chồng và đường - Yêu cầu: + Chính xác về khoảng cách năm + Có chú giải và tên biểu đồ + Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ ( Chú ý: Nếu học sinh sai dạng biểu đồ không cho điểm; sai hoặc thiếu một trong các nội dung trên thì bị trừ 0,25 điểm) 2 Nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư của nước ngoài vào nước ta 2,00 trong giai đoạn trên. * Nhận xét: - Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn 1991- 2010 0,50 có xu hướng ngày càng tăng lên: số dự án tăng; vốn đăng kí và vốn thực hiện đều tăng( DC) - Sự gia tăng có khác nhau theo từng giai đoạn: tăng nhanh trong giai 0,50 đoạn 1991- 1997, giảm trong giai đoạn 1997- 2000, sau đó tiếp tục tăng ( DC) * Giải thích - Nước ta đang tiến hành đổi mới, là thị trường mới, có nhiều hấp dẫn đối 0,50 với đầu tư nước ngoài nên đầu tư nước ngoài vào nước ta có xu hướng tăng lên - Sự khác nhau giữa các giai đoạn do sự thay đổi của chính sách trong 0,50 nước, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 1997 nên vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta giảm … Câu V (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: 1/ So sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. 2/ Phân tích các thế mạnh để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng . Câu Ý Hướng dẫn chấm Điểm V 4,0 điểm 1 So sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du 2,00 và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. * Giống nhau: - Có các cao nguyên và đồi núi thấp, thuận lợi cho phát triển trồng trọt, 0,25 chăn nuôi,…(CN Mộc Châu, Sơn La, Pleiku, Đắklắk..) - Đất đai: nhóm đất feralit với diện tích rộng tạo điều kiện thuận lợi cho 0,25 trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực hoa màu… - Khí hậu phân hóa, có cả khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép hai 0,25 vùng có thể sản xuất nông nghiệp với sản phẩm đa dạng. * Khác nhau: - Đất + Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá 0,25 vôi và các đá mẹ khác, còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ,…) tạo điều kiện trồng nhiều loại cây. + Tây Nguyên: badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho 0,25 phát triển cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu… trên quy mô lớn - Khí hậu: + Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi, là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, 0,25
  6. trẩu, sở, hồi…); khí hậu núi cao (vùng núi Hoàng Liên Sơn, vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn,..) thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới, hoa xuất khẩu… + Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các 0,25 cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới. Trên các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu mát mẻ thuận lợi cho việc trồng cây chè. - Điều kiện khác: 0,25 + Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số đồng cỏ khá lớn (so với Tây Nguyên) trên các cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La..) để phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê… + Tây Nguyên: có một số đồng cỏ nhỏ tạo điều kiện cho chăn nuôi trâu, bò.. 2 Phân tích các thế mạnh để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2,00 theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng. - Vị trí địa lí: ĐBSH nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa TD&MN Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn; nằm ở trung tâm Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng 0,50 điểm phía Bắc… do đó, việc giao lưu giữa ĐBSH với các vùng khác trong cả nước và với các nước trên thế giới trở nên thuận lợi - Tài nguyên thiên nhiên: tương đối đa dạng, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; tài nguyên nước phong phú,… đường bờ biển 0,50 dài thuận lợi trong sự phát triển các ngành kinh tế biển.. - Dân cư - nguồn lao động: đông, có chuyên môn kĩ thuật cao thuận lợi 0,25 cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế. - Cơ sở hạ tầng: đồng bộ, hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho việc chuyển dịch cơ 0,25 cấu kinh tế theo ngành. - Cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và 0,25 ngày càng hoàn thiện (DC) - Các thế mạnh khác: lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, vùng thu hút được 0,25 nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào loại nhất nước ta, … Lưu ý ; nếu học sinh trình bày theo cách khác so với đáp án nhưng vẫn đảm bảo những nội dung theo yêu cầu vẫn có thể cho điểm tối đa.
  7. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN THI: GDCD - LỚP 12 - THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi 29 tháng 3 năm 2013 ================ Câu 1 (5.0 điểm). Em hiểu như thế nào về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Có mấy loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Đó là những loại nào? Cho các ví dụ để minh họa? Câu 2 (5.0 điểm). Em hãy cho biết: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Nêu nội dung của các quyền đó? Công dân phải làm những gì để thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản? Câu 3 (4.0 điểm). An 16 tuổi cùng với bố, cả hai người đều lái xe máy đi ngược đường một chiều. Khi bị cảnh sát giao thông phạt, bố bạn An không chịu nộp tiền phạt vì lý do ông không nhận ra biển báo đường một chiều, bạn An mới 16 tuổi, còn nhỏ, chỉ biết lái xe đi theo ông nên không đáng bị phạt. Câu hỏi: 1- Theo em, lí do bố bạn An đưa ra có xác đáng không? Cảnh sát giao thông phạt hai bố con An là đúng hay sai? Bạn An có phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình không? 2- Theo em, trong tình huống trên, hai bố con bạn An có lỗi không? Vì sao? 3- Hai bố con bạn An phải chịu trách nhiệm trước ai? Họ chưa gây ra tai nạn, họ chưa phải bồi thường cho ai, vậy cảnh sát giao thông nhân danh ai và căn cứ vào đâu để phạt tiền họ? Việc phạt ấy có ý nghĩa gì? 4- Em hãy chỉ ra các vi phạm của An và bố của bạn ấy. Với các vi phạm của mỗi người, họ phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào? Câu 4 (3.0 điểm). Chị Hà bị Giám đốc công ty kỷ luật với hình thức “chuyển công tác khác”. Vì cho rằng quyết định kỷ luật của Giám đốc với chị là sai pháp luật cho nên chị đã làm đơn khiếu nại và trực tiếp gửi đơn tới Ủy ban nhân dân tỉnh, người cán bộ văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh không nhận hồ sơ và giải thích đơn của chị gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh là không đúng pháp luật. Chị Hà ấm ức lắm, vì cho rằng trong trường hợp này chị gửi đơn khiếu nại như vậy là đúng. Câu hỏi: 1- Theo em, trong trường hợp này, chị Hà làm đơn gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh là đúng hay sai pháp luật? 2- Theo pháp luật khiếu nại và tố cáo, chị Hà phải làm gì để thực hiện quyền công dân của mình? Câu 5 (3.0 điểm). Nguyễn Văn Ba 19 tuổi, là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, Ba có ý định đi cướp xe máy. Ba tìm được một người quen là Trần Văn Hạnh 17 tuổi, bỏ học, lang thang ở bến xe và cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên thuê người chở xe ôm, đến chỗ vắng và dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật giám định 70%). Căn cứ vào hành vi phạm tội của Ba và Hạnh là tội phạm có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho nạn nhân. Tòa án đã xử tên Nguyễn văn Ba án tù chung thân, Trần Văn Hạnh 17 năm tù. Gia đình Ba cho rằng tòa xử như vậy là không công bằng vì cả hai tên cùng thực hiện một hành vi thực hiện vụ cướp. Câu hỏi: Theo em, thắc mắc của gia đình Ba là đúng hay sai? Vì sao? --------------Hết -------------- (Đề thi gồm 01 trang)
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN GDCD 12- THPT Năm học 2012- 2013 Câu Hướng dẫn Điểm 1 Ý1 Em hiểu thế nào về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? 2.0 * Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 1.0 Có 3 dấu hiệu vi phạm pháp luật: + Là hành vi trái pháp luật; + Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện + Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. * Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. 1.0 Ý2 Có 4 loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí 2.0 - Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. 0.5 Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở chỗ người đó phải chấp hành hình phạt theo quyết định của tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự do tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm. Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội (14 đến dưới 18 tuổi lấy nguyên tắc giáo dục là chủ yếu. - Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. 0.5 Người vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính do cố ý; Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra. - Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. 0.5 Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 đến dưới 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện. - Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước ... do pháp luật hành chính, lao động bảo vệ. 0.5 Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc. Ý3 Cho các ví dụ minh họa. Các ví dụ về 4 loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 1.0 2 Ý1 Khái niệm, nội dung của 3 quyền: 5.0 * Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt 1.0 nếu như không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
  9. - Nội dung: Không một ai dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam giữ người thì cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải tuân theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. * Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 1.0 của công dân: Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. - Nội dung: + Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Pháp luật quy định không ai được đánh người, nghiêm cấm hành vi xâm phạm tới tính mạng của người khác như: Giết người, đe dọa giết người, làm chết người. + Không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác. * Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: Chỗ ở của công dân được 1.0 nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. - Nội dung: + Cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật. Về nguyên tắc không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. +Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật cho phép mới được khám xét chỗ ở của người khác, tuy nhiên cũng không được khám xét tùy tiện mà phải tuân theo những trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Ý2 2.0 Trách nhiệm của công dân: - Công dân phải học tập, tìm hiểu để nắm được các quyền tự do cơ bản của 0.5 mình, biết phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ mình, người xung quanh. - Biết phê phán, đấu tranh trước những việc làm sai trái vi phạm các quyền tự do 0.5 cơ bản của công dân. - Tích cực tham gia giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, 0.5 khám xét chỗ ở trong trường hợp được pháp luật cho phép. - Tự rèn luyện, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật để sống văn minh tôn trọng 0.5 pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật của nhà nước, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác. 3 Học sinh trả lời đúng 4 ý, mỗi ý 1 điểm. 4.0 Ý1 1.0 - Lí do bố An đưa ra là không xác đáng. 0.25 - Vì cả hai bố con An đều tham gia giao thông nên phải biết và nắm được Luật 0.25 Giao thông, trong đó có quy định về đường một chiều. 0.25 - Cảnh sát giao thông phạt hai bố con An là đúng. - An có phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì đã 16 tuổi 0.25 Ý2 1.0 - Trong tình huống trên, cả hai bố con An đều có lỗi. 0.5 - Vì họ đều biết rằng đi vào đường một chiều là sai, có thể gây tai nạn nguy 0.5
  10. hiểm cho bản thân và cho người khác cùng tham gia giao thông song họ vẫn đi vào. Ý3 1.0 - Hai bố con bạn An phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 0.5 - Cảnh sát giao thông với thẩm quyền được giao, nhân danh pháp luật và quyền 0.25 lực nhà nước, căn cứ vào các quy định của pháp luật và quyền lực nhà nước, căn cứ vào các quy định của Luật giao thông đường bộ và Nghị định của Chính phủ để phạt hai bố con bạn An. - Cảnh sát giao thông phạt hai bố con bạn An tức là buộc hai bố con An phải 0.25 chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình , đồng thời qua đó, giáo dục bố con An và những người khác phải có ý thức chấp hành pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người xung quanh. Ý4 - Bố của An đi xe máy vào đường ngược chiều cho nên sẽ phải chịu trách nhiệm 1.0 pháp lí về hành vi đó. 0.25 - Bạn An cũng đi xe máy vào đường ngược chiều nên cũng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi đó. Bên cạnh đó, nếu xe máy của An điều khiển có dung tích xi lanh trên 50 cm3 thì An còn phải chịu thêm một trách nhiệm pháp lí về hành vi này. - Căn cứ vào những vi phạm của hai bố con bạn An thì họ phải chịu trách nhiệm 0.25 hành chính. 0.5 4 Học sinh trả lời được 2 ý đúng, mỗi ý 1.5 điểm 3.0 1- Chị Hà gửi đơn đến Ủy ban nhân dân tỉnh là không đúng trình tự giải quyết 1.5 khiếu nại. 2- Trong trường hợp này, chị Hà cần gửi đơn khiếu nại đến chính người Giám 1.5 đốc Công ty đã ra quyết định kỷ luật chị. Chỉ khi nào chị Hà không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Giám đốc thì chị mới gửi đơn khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của Giám đốc cơ quan chị. 5 Học sinh nêu được: 3.0 - Thắc mắc của gia đình Ba là sai. 1.0 - Vì: Ba phải chịu hình phạt nặng hơn vì Ba đã thành niên, đủ tuổi để hoàn toàn 2.0 chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình. Hình phạt dành cho Hạnh nhẹ hơn vì Hạnh ở tuổi vị thành niên, hình phạt dành cho hạnh như vậy là công bằng theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự.
  11. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN THI : HÓA HỌC-LỚP 12-THPT ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 29 tháng 3 năm 2013 =========== Bài 1 (3,0 điểm): Dựa vào đặc điểm cấu tạo của các phân tử NH3, H2S và H2O. Hãy cho biết. a) Tại sao góc hóa trị của các phân tử lại khác nhau: Góc (HNH) = 1070, góc (HSH)=920, góc (HOH) = 104,50. Giải thích. b) Tại sao ở điều kiện thường H2S và NH3 là chất khí còn H2O là chất lỏng. c) Tại sao H2O có khối lượng riêng lớn nhất ở 40C và P = 1 atm. Bài 2 (3,0 điểm): Một dung dịch chứa 4 ion của 2 muối vô cơ, trong đó có một ion là SO42-, khi tác dụng vừa đủ với Ba(OH)2 đốt nóng cho 1 chất khí, kết tủa X, dung dịch Y. Dung dịch Y sau khi axit hóa bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoài ánh sáng. Kết tủa X đem nung đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn Z. Giá trị a thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 dùng: nếu vừa đủ a đạt cực đại, còn nếu lấy dư thì a giảm dần đến cực tiểu. Khi cho chất rắn Z với giá trị cực đại a=8,51g thấy Z chỉ phản ứng hết với 50 ml dung dịch HCl 1,2M và còn lại một bã rắn nặng 6,99 gam. Hãy lập luận xác định hai muối trong dung dịch. Bài 3 (4,0 điểm): Cho hỗn hợp A gồm ba oxit của sắt Fe2O3, Fe3O4 và FeO với số mol bằng nhau. Lấy m1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,20 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư đun nóng được 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc). a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng. b) Tính khối lượng m1, m2 và số mol HNO3 đã phản ứng . Bài 4 (4,0 điểm): Chia 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm hai anken (phân tử khối hơn kém nhau 28u) thành hai phần bằng nhau. Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy qua dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2 thu được 7,5 gam kết tủa. Phần 2: cho tác dụng hoàn toàn với nước có xúc tác thu được hỗn hợp 2 ancol . Đun nóng hỗn hợp 2 ancol với H2SO4 đặc ở 1400C một thời gian thu được 1,63 gam hỗn hợp 3 ete. Hoá hơi lượng ete thu được 0,532lít ở 136,50C và 1,2atm. a) Xác định CTCT hai anken và tính phần trăm theo khối lượng mỗi chất. b) Xác định hiệu suất mỗi ancol thành ete. Bài 5 (3,0 điểm): Hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O thuộc loại hợp chất no, mạch hở và chứa hai loại nhóm chức. Khi thủy phân A trong môi trường axit vô cơ loãng, thu được ba chất hữu cơ B, D, E. Biết B, D đều thuộc loại hợp chất đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều tác dụng với Na giải phóng H2. Khi đốt cháy hoàn toàn B thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn một ít D thì thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol bằng 2:3. Khi cho 1,56 gam E tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư (hay [Ag(NH3)2]OH) thì thu được 3,24 gam Ag và chất hữu cơ F. Biết phân tử khối của F lớn hơn phân tử khối của E là 50 (u). Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. a) Xác định CTCT của B, D, E, từ đó suy ra cấu tạo của A. b) Viết các phương trình hoá học xảy ra? Bài 6 (3,0 điểm): Khi thủy phân không hoàn toàn một loại lông thú, người ta thu được một oligopeptit X. Kết quả thực nghiệm cho thấy phân tử khối của X không vượt quá 500 (u). Khi thủy phân hoàn toàn 814 mg X thì thu được 450mg Gly, 178mg Ala và 330mg Phe (axit 2-amino-3-phenylpropanoic). a) Xác định CTPT của oligopeptit đó. b) Khi thủy phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Ala, Ala-Gly mà không thấy có Phe-Gly. Xác định CTCT có thể có của X. ============== Hết ============== (Đề thi gồm 02 trang) Thí sinh được sử dụng bảng HTTH và máy tính cầm tay thông thường.
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN THI : HÓA HỌC-LỚP 12 Bài 1 (3,0 điểm): Dựa vào đặc điểm cấu tạo của các phân tử NH3, H2S và H2O. Hãy cho biết. a) Tại sao góc hóa trị của các phân tử lại khác nhau: Góc (HNH) = 1070, góc (HSH) = 920, góc (HOH) = 104,50. Giải thích. b) Tại sao ở điều kiện thường H2S và NH3 là chất khí còn H2O là chất lỏng. c) Tại sao H2O có khối lượng riêng lớn nhất ở 40C và P = 1 atm. Ý NỘI DUNG ĐIỂM 3 a Trong phân tử NH3 và H2O. Nguyên tử N và O đều ở trạng thái lai hóa sp . nên 0,25 góc hóa trị gần với góc 109028’. Nhưng do cặp electron tự do không tham gia liên kết trên obitan lai hóa khuếch tán khá rộng trong không gian so với cặp electron liên kết, nên nó có tác dụng đẩy mây electron liên kết và do đó góc liên kết thực tế lại thua góc lai hóa sp3. Trong phân tử 0,25 NH3 nguyên tử N có một cặp electron không liên kết, còn trong phân tử H2O nguyên tử O còn 2 cặp electron không liên kết. Vì vậy góc liên kết (HOH) nhỏ hơn góc liên kết (HNH) và nhỏ hơn 109028’. Trong phân tử H2S. S ở chu kì 3 khả năng tạo lai hoá kém nên trong H2S mặc 0,25 3 dù có cấu tạo tương tự H2O nhưng S không lai hoá sp . Nguyên tử S bỏ ra 2 electron độc thân trên 2 obitan p (px, py) xen phủ với 2 obitan 1s có electron độc thân của nguyên tử H tạo 2 liên kết S – H. Góc tạo bởi trục của 2 obitan px và py là 900. Nhưng do tạo 2 liên kết S – H làm tăng mật độ electron 0,25 khu vực giữa nhân hai nguyên tử S, H. Hai cặp electron liên kết này đẩy nhau làm cho góc liên kết HSH lớn hơn 900 và thực tế là 920. b Ở điều kiện thường NH3, H2S là chất khí; H2O là chất lỏng. H2O và NH3 cùng tạo được liên kết hidro liên phân tử nhưng H2O có khả năng tạo liên kết hiđro mạnh 0,5 hơn so với NH3 do hidro linh động hơn. H2S không tạo được liên kết hidro liên phân tử, phân tử phân cực kém nên có 0,5 nhiệt độ sôi thấp. c Có hai lí do: Thứ nhất, khi nước đá nóng chảy liên kết hiđro bị đứt đi tạo thành những liên hợp phân tử đơn giản hơn. Suy ra, thể tích nước giảm nên khối lượng riêng tăng dần từ 0 – 40C. 0,5 Thứ hai, từ 40C trở đi do ảnh hưởng của nhiệt, khoảng cách giữa các phân tử tăng dần làm cho thể tích nước tăng lên và làm khối lượng riêng giảm dần. Do liên quan giữa hai cách biến đổi thể tích ngược chiều nhau, nên nước có khối lượng riêng 0,5 0 lớn nhất ở 4 C. Bài 2 (3,0 điểm): Một dung dịch chứa 4 ion của 2 muối vô cơ, trong đó có một ion là SO42-, khi tác dụng vừa đủ với Ba(OH)2 đốt nóng cho 1 chất khí, 1 kết tủa X, 1 dung dịch Y. Dung dịch Y sau khi axit hóa bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoài ánh sáng. Kết tủa X đem nung được a gam chất rắn Z. Giá trị a thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 dùng: nếu vừa đủ a đạt cực đại, còn nếu lấy dư thì a giảm dần đến cực tiểu. Khi cho chất rắn Z với giá trị cực đại a = 8,51g thấy Z chỉ phản ứng hết với 50 ml dung dịch HCl 1,2M và còn lại một bã rắn nặng 6,99 gam. Hãy lập luật xác định 2 muối trong dung dịch. Ý NỘI DUNG ĐIỂM *) Một dung dịch muối khi tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 đun nóng cho khí bay ra thì khí đó là NH3. Vậy trong dung dịch muối có ion NH4+. 0,5 + - NH4 + OH  NH3 + H2O  Kết tủa X tối thiểu có BaSO4 do: Ba2+ + SO42-  BaSO4 Dung dịch Y sau khi axit hóa bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng ngoài ánh sáng hóa đen là AgCl nên trong dung dịch Y có ion Cl- do: Ag+ + Cl-  AgCl ↓ ; 2AgCl  2Ag + Cl2  as  *) Dung dịch đầu chứa 4 ion của 2 muối vô cơ là: NH4 , Cl , SO42-, An+. + - 0,5 Nếu kết tủa X chỉ có BaSO4 thi khi nung Z cũng chỉ là BaSO4 không phản ứng được với HCl, như vậy X phải có thêm một kết tủa nữa do An+ tạo ra. Đó là 0,5 An+ + n OH-  A(OH)n↓ 
  13. 0 t Nung X gồm BaSO4 và A(OH)n. 2A(OH)n  A2On + n H2O  *) Khi dung dịch đầu tác dụng với Ba(OH)2 có 2 trường hợp: - Nếu vừa đủ thì Z có khối lượng cực đại. - Nếu Ba(OH)2 dùng dư thì Z có khối lượng cực tiểu điều này chứng tỏ trong X chất A(OH)n phải tiếp tục tan bởi Ba(OH)2 như thế A(OH)n là hiđroxit lưỡng tính. 0,5 2A(OH)n + (4- n)Ba(OH)2  Ba4-n[A(OH)4]2 Khi Z có khối lượng cực đại tức Z gồm BaSO4 và A2On, phản ứng với HCl. A2On + 2nHCl  2ACln + n H2O  0,03/n  0,06 Bã rắn còn lại là BaSO4. Khối lượng A2On = (2A + 16n).0,03/n = 8,51 – 6,99 = 1,52 (g) 52 0,5 A= .n  n = 3; A = 52 (thỏa mãn). A là Cr, A2On là Cr2O3. 3 Vậy dung dịch ban đầu gồm các ion: NH4+, Cl-, SO42-, Cr3+. 0,25 Hai muối ban đầu là NH4Cl và Cr2(SO4)3 hoặc (NH4)2SO4 và CrCl3 0,25 Bài 3 (4,0 điểm): Cho hỗn hợp A gồm ba oxit của sắt Fe2O3 , Fe3O4 và FeO với số mol bằng nhau. Lấy m1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng nó rồi cho một luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,20 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 đun nóng được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng. b) Tính khối lượng m1, m2 và số mol HNO3 đã phản ứng . Ý NỘI DUNG ĐIỂM a t0 CO + 3Fe2O3  2Fe3O4 + CO2 (1)  0 t CO + Fe3O4  3FeO + CO2 (2)  0,5 t0 CO + FeO   Fe + CO2 (3) Sau phản ứng (1, 2, 3) thu được hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 CO2 + Ba(OH)2  BaCO3 + H2O (4)  3Fe3 O4 + 28HNO3  9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O (5)  3FeO + 10HNO3  3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O (6)  0,5 Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (7)  b Ta có sơ đồ phản ứng sau: Ba ( OH )2 CO2  BaCO3 (m2 gam)   CO  FeO, Fe2 O3 , Fe3 O4     HNO3  Fe( NO3 )3 19,2 g( Fe, FeO, Fe3O4 )     NO Sử dụng phương pháp qui đổi: Coi hỗn hợp (Fe, FeO, Fe3O4) là hỗn hợp chỉ có (Fe, Fe2O3). Ta có: Số mol Fe = số mol NO = 2,24/22,4 = 0,1 mol 19, 2  56.0,1 Số mol Fe2O3 =  0, 085 (mol) 160 Đặt số mol FeO = số mol Fe2O3 = số mol Fe3O4 = a mol áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố cho Fe ta có: a + 2a + 3a = 0,1 + 0,085.2  a = 0,045 (mol) 0,75 m1 = 0,045. (72 + 232 + 160) = 20,88 gam 0,75 áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 20,88 + 28.nCO = 19,2 + 44.nCO2  nCO2 = nBaCO3 = 0,105 mol (vì nCO=nCO2) m2= mBaCO3 = 0,105.197 = 20,685 gam 0,75 Số mol HNO3 pư = 3.nFe(NO3)3 + nNO = 3. (0,1 + 0,085.2) + 0,1 = 0,91 (mol) 0,75 Bài 4 (4,0 điểm): Chia 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm hai anken (phân tử khối hơn kém nhau 28u) thành hai phần bằng nhau. Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy qua dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2 thu được 7,5 gam kết tủa.
  14. Phần 2: cho tác dụng hoàn toàn với nước có xúc tác thu được hỗn hợp 2 ancol . Đun nóng hỗn hợp 2 ancol với H2SO4 đặc ở 1400C một thời gian thu được 1,63 gam hỗn hợp 3 ete. Hoá hơi lượng ete thu được 0,532lít ở 136,50C và 1,2atm. a) Xác định CTCT hai anken và tính phần trăm theo khối lượng mỗi chất. b) Xác định hiệu suất mỗi ancol thành ete. Ý NỘI DUNG ĐIỂM Công thức chung của hỗn hợp hai anken là CnH2n với n là số nguyên tử C trung bình. 3n t0 Phần 1: C n H 2n + O 2  nCO2 + nH 2 O (1)  2 Số mol CO2 = 0,05.n > 0,05.2 = 0,1 (mol). Vậy khi cho CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo ra 2 muối. CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 ↓ + H2O  (1) 0,1  0,1  0,1 0,25 CO2 + CaCO3 + H2O  2Ca(HCO3)2 (2)  0,025  (0,1 – 0,075) Số mol CO2 = 0,05.n = (0,1 + 0,025)  n = 2,5. Vậy hai anken là C2H4 và C4H8. Vì n = 2,5  số mol C2H4 = 0,0375; số mol C4H8 = 0,0125 (mol). 0,25 Do 2 anken chỉ tạo 2 ancol nên chúng là CH2=CH2 và cis-but-2-en 0,5 hoặc CH2=CH2 và trans-but-2-en 0,5  % mC2 H4  60% 0,25 % mC4 H8  40% 0,25  H Phần 2: C2H4 + H2O  CH3CH2OH (3)  H C4H8 + H2O  C4H9OH (4) 0,25 Số mol C2H5OH = số mol C2H4 = 0,0375 (mol); Số mol C4H9OH = số mol C4H8 = 0,0125 (mol). H2 SO4 ®Æc 2C2H5OH  C2H5OC2H5 + H2O (5) 1400  H2 SO4 ®Æc 2C4H9OH  C4H9OC4H9 + H2O (6) 1400  0,25 H2 SO4 ®Æc C2H5OH + C4H9OH  C2H5OC4H9 + H2O (7) 1400  Gọi a, b lần lượt là số mol C2H5OH và C4H9OH tham gia phản ứng ete hóa. Theo đề bài, theo (5), (6), (7) ta có. P.V 0, 532.1,2 0,25 Số mol ete = số mol H2O =   0,019 (mol) R.T 22, 4 .(136,5  273) 273 Số mol ancol phản ứng = 2.số mol ete = 2.0,019 = 0,038 (mol). 0,25 Khối lượng hỗn hợp ancol phản ứng = mete + mH2O = 1,63 + 0,019.18 = 1,972 (gam). a  b  0,038 a  0,03 Ta có:   0,5 46a  74b  1,972 b  0,008 Hiệu suất chuyển hóa C2H5OH thành ete = 0,03.100%/0,0375 = 80% 0,25 Hiệu suất chuyển hóa C4H9OH thành ete = 0,008.100%/0,0125 = 64% 0,25 Bài 5 (3,0 điểm): Hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O thuộc loại hợp chất no, mạch hở và chứa hai loại nhóm chức. Khi thủy phân A trong môi trường axit vô cơ loãng, thu được ba chất hữu cơ B, D, E. Biết B, D đều thuộc loại hợp chất đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều tác dụng với Na giải phóng H2. Khi đốt cháy hoàn toàn B thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn một ít D thì thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol bằng 2 : 3.
  15. Khi cho 1,56 gam E tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư (hay [Ag(NH3)2]OH) thì thu được 3,24 gam Ag và chất hữu cơ F. Biết phân tử khối của F lớn hơn phân tử khối của E là 50 (u). Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. a) Xác định CTCT của B, D, E, từ đó suy ra cấu tạo của A. b) Viết các phương trình hoá học xảy ra? Ý NỘI DUNG ĐIỂM a – Từ pư thủy phân suy ra A chứa chức este; B là axit no mạch hở hoặc ancol mạch hở có một liên kết đôi đơn chức : CnH2nO2 hoặc CnH2nO. – Đốt D thu được số mol H2O lớn hơn CO2 và D pư với Na tạo H2 nên D là ancol no, 0,5 mạch hở, đơn chức có số C trong phân tử bằng : n = 2/(3-2) = 2. Vậy D là C2H5OH => B có CTPT C2H4O2 (Loại C2H4O vì không tồn tại CH2=CH-OH và A no). CTCT là CH3-COOH. – Vì khi 1 nhóm CHO COONH4 thì phân tử khối tăng 33u, mà 33 < 50 < 33.2 0,5 Nên trong E ngoài 1 nhóm CHO còn có 1 nhóm COOH(vì COOH COONH4 có độ tăng phân tử khối là 17u) + Vì A có chức este mà khi thủy phân tạo ra CH3-COOH và C2H5OH nên E phải có 0,5 1,56 nhóm –COOH và –OH. Có nE = nAg/2 = 0,015 mol ME = =104u. Gọi công 0,015 thức E (HO)aR(CHO)-COOH  17a + R = 30  a= 1, R = 13(CH) Vậy E có CTCT : HOOC–CH(OH)–CHO. 0,5 – CTCT của A là : C2H5–OOC–CH(OOC-CH3)–CHO 0,5 b C2H5OOCCH(OCOCH3)CHO +2H2OOHC-CH(OH)COOH+CH3COOH + C2H5OH CH3COOH + Na CH3COONa + 1/2H2 C2H5OH + Na C2H5ONa + 1/2H2 0,5 C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O HOOC-CH(OH)-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH HO-CH(COONH4)2 + 2Ag +2NH3 + H2O Bài 6 (3,0 điểm): Khi thủy phân không hoàn toàn một loại lông thú, người ta thu được một oligopeptit X. Kết quả thực nghiệm cho thấy phân tử khối của X không vượt quá 500 (đvC). Khi thủy phân hoàn toàn 814 mg X thì thu được 450mg Gly, 178mg Ala và 330mg Phe (axit 2-amino-3-phenylpropanoic). a) Xác định CTPT của oligopeptit đó. b) Khi thủy phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Ala, Ala-Gly mà không thấy có Phe-Gly. Xác định CTCT có thể có của X. Ý NỘI DUNG ĐIỂM a Tỉ số mol các amino axit thu được khi thủy phân chính là tỉ số các mắt xích amino axit trong phân tử oligopeptit X. Ta có: 450 178 330 0,5 Gly : Ala : Phe  : :  3 : 1: 1 75 89 165 Công thức đơn giản nhất của oligopeptit X là (Gly)3(Ala)(Phe). Công thức phân tử là [(Gly)3(Ala)(Phe)]n với M  500u Vì 5 phân tử aminoaxit tách đi 4 phân tử nước. (3.75 + 89 + 165 – 4.18).n  500  n = 1. 0,5 Công thức phân tử của oligopeptit đó là (Gly)3(Ala)(Phe) hay C18H25O6N5 đó là một pentapeptit gồm 3 mắt xích glyxin, một mắt xích alanin và một mắt xích 0,5 phenylalanin. b Khi thủy phân từng phần thấy có Gly-Ala và Ala-Gly chứng tỏ mắt xích ala ở 0,5 giữa 2 mắt xích Gly: .. Gly- Ala – Gly … Không thấy có Phe-Gly chứng tỏ Phe không đứng trước Gly. Như vậy Phe chỉ có thể đứng ở cuối mạch (amino axit đuôi). Vậy oligopeptit có thể là Gly-Gly-Ala-Gly-Phe 0,5 Gly-Ala-Gly-Gly-Phe 0,5 Chú ý: Nếu thí sinh có cách giải khác, kết quả đúng thì vẫn cho điểm tối đa tương ứng.
  16. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN THI: LỊCH SỬ - LỚP 12 - THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi 29 tháng 3 năm 2013 ================ Câu 1 (4,0 điểm). Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Dưới tác động của Hội, phong trào công nhân trong những năm 1928 – 1929 phát triển như thế nào và có điểm gì mới? Câu 2 (5,0 điểm). Hội nghị BCH Trung ương tháng 5 – 1941 đã đề ra những chủ trương gì nhằm giải quyết mục tiêu độc lập dân tộc? Ý nghĩa của chủ trương đó đối với thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị. Câu 3 (5,0 điểm). Trong những năm 1949 – 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta có thuận lợi và khó khăn gì? Đảng và Chính phủ đã giải quyết khó khăn đó như thế nào? Kết quả và ý nghĩa. Câu 4 (3,0 điểm). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Bắc Á có chuyển biến như thế nào? Thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế ở nước Đông Bắc Á nào có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới? Vì sao. Câu 5 (3,0 điểm). Tại sao từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN mở rộng thành viên và đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế? --------------Hết -------------- (Đề thi gồm 01 trang)
  17. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm I Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. (4,0điểm) Dưới tác động của Hội, phong trào công nhân trong những năm 1928 – 1929 phát triển như thế nào và có điểm gì mới? * Sư ra đời: - Đến giữa những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào dân tộc dân chủ 0,25đ dâng cao trong cả nước…nhưng thiếu đường lối đúng đắn… - Sau khi học tập và hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân 0,25đ tộc theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, cuối năm 1924 NAQ về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyên…..giáo dục…xây dựng… - Tháng 2 – 1925, Người lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên trong 0,25đ ….lập ra Cộng sản đoàn… - Tháng 6 – 1925, NAQ thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh 0,25đ niên nhằm….trụ sở tại….cơ quan lãnh đạo cao nhất là…. * Hoat động: - Mở lớp đào tạo cán bộ….sau khi “học xong” bí mật về nước truyền 0,5đ bá….một số gửi sang học….hoặc vào trường…. - Ra báo….. tập hợp các bài giảng, xuất bản Đường Kách mệnh… 0,25đ đã trang bị lí luận….để tuyên truyền… - Hội xây dựng tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước…. các kì bộ … ra 0,25đ đời….số lượng hội viên tăng… - Cuối năm 1928 thực hiện “vô sản hoá”…để nâng cao ý thức chính 0,25đ trị cho… phong trào công nhân càng phát triển…. - Năm 1929 Hội phân hoá thành hai tổ chức cộng sản….. 0,25đ * Phong trào công nhân 1928 – 1929… - Năm 1928, phong trào công nhân phát triển….trở thành nòng cốt 0,25đ của phong trào dân tộc …đấu tranh nổ ra nhiều nơi: Mạo Khê, Lộc Ninh… - Năm 1929, phong trào công nhân lên cao trên cả nước với các cuộc 0,25đ bãi công của công nhân ở nhiều nơi như Hải Phòng, Hà Nội… Vinh, Đà Nẵng… Sài Gòn, Phú Riềng…. * Phong trào công nhân có những điểm mới: + Liên kết thành phong trào chung trong cả nước…có tổ chức, 0,25đ đường lối lãnh đạo… + Kết hợp mục tiêu kinh tế và chính trị…sử dụng hình thức đấu 0,25đ tranh chủ yếu là bãi công…. + Thu hút phong trào yêu nước của nông dân, tiểu tư sản… đi theo 0,25đ đường lối vô sản...  Chứng tỏ phong trào công nhân đã phát triển sang đấu tranh tự 0,25đ giác, chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập Đảng đầu năm 1930.
  18. II Hội nghị BCH Trung ương tháng 5/1941 đã đề ra những chủ trương (5,0điểm) gì nhằm giải quyết mục tiêu độc lập dân tộc? Ý nghĩa của chủ trương đó đối với thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị. a. Hoàn cảnh lịch sử: - Chiến tranh thế giới ngày càng ác liệt, Đức chuẩn bị tấn công Liên 0,25đ Xô sẽ hình thành lực lượng đồng minh chống phát xít... - Việt Nam bị Pháp – Nhật thống trị, vơ vét.....mâu thuẫn dân tộc 0,25đ càng gay gắt.... - Tháng 1 – 1941, NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng... từ 0,5đ ngày 10 đến ngày 19 – 5 – 1941 Hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ Đảng họp tại....do Nguyễn Ái Quốc… b. Chủ trương: - Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc... 0,25đ tiếp tục gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất....nêu giảm tô… - Chỉ rõ sau khi đánh đuổi đế quốc....sẽ thành lập Chính phủ nhân 0,25đ dân nước VNDCCH. - Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh với các hội Cứu quốc 0,5đ giúp đỡ việc thành lập mặt trận ở Lào, Cămpuchia. - Xác định hình thái khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng 0,5đ khởi nghĩa... - Nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của ... 0,25đ c. Ý nghĩa: - Hoàn chỉnh chủ trương....nhằm giải quyết mục tiêu số một của 0,5đ cách mạng....và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để… - Đưa cách mạng bước vào thời kì chuẩn bị trực tiếp ....tiến tới khởi 0,25đ nghĩa vũ trang giành chính quyền…. - Ra đời MTVM ....Chương trình cứu nước đã thu hút đông đảo 0,25đ ....tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc….  Nghị quyết của Hội nghị quyết định đến thắng lợi tổng khởi 0,25đ nghĩa tháng Tám 1945. d. Vai trò của NAQ. - Chủ trì Hội nghị….. 0,25đ - Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước 0,25đ Đông Dương….. - Có sáng kiến thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh… 0,25đ với các Hội cứu quốc…. - Chỉ rõ hình thái khởi nghĩa giành chính quyền…..xúc tiến công 0,25đ việc chuẩn bị…. III Trong những năm 1949 – 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân (5,0điểm) Pháp của nhân dân ta có thuận lợi và khó khăn gì? Đảng và Chính phủ đã giải quyết khó khăn đó như thế nào? Kết quả và ý nghĩa. * Thuận lợi: - Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND 0,25đ Trung Hoa ra đời.... nối liền cách mạng VN với cách mạng thế
  19. giới… - Sau tuyên bố của Chủ Tịch Hồ Minh, từ ngày 18 – 1 – 1950 Trung 0,5đ Quốc, Liên Xô, các nước XHCN công nhận, đặt quan hệ ngoại giao....Từ đây nước ta có địa vị quốc tế....nhận được sự ủng hộ.... - Lực lượng kháng chiến của đang ta lớn mạnh về mọi mặt.... 0,25đ * Khó khăn: - Từ tháng 5 – 1949 Mĩ bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Đông 0,25đ Dương thông qua kế hoạch Rơve.... công nhận chính phủ Bảo Đại.... viện trợ kinh tế và quân sự cho.... - Thực hiện kế hoạch Rơve, từ tháng 6/1949, Pháp tăng cường hệ 0,5đ thống phòng ngự....lập hành lang Đông – Tây....chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần hai, kết thúc chiến tranh. * Đảng và Chính phủ giải quyết khó khăn - Quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: ....tiêu diệt địch .... khai 0,5đ thông biên giới... mở rộng căn cứ... tạo đà thúc đẩy... - Ngày 16 – 9 -1950, ta tiến công Đông khê...địch ở Cao Bằng bị cô 0,5đ lập...Thất khê bị uy hiếp...buộc Pháp rút...theo đường số 4... đưa quân từ Thất khê lên…lấy lại Đông khê…mở cuộc tấn công lên Thái Nguyên… - Ta chủ động mai phục, chặn đánh trên đường 4, khiến hai cánh 0,5đ quân...buộc Pháp rút khỏi....cuộc hành quân lên Thái Nguyên bị... đến 22 – 10 – 1950 đường số 4 được …. - Quân ta hoạt động mạnh...buộc địch rút khỏi Hoà Bình...chiến 0,25đ tranh du kích... * Kết quả: Loại hơn 8000 … giải phóng vùng biên giới với… chọc thủng hành 0,5đ lang Đông – Tây… phá vỡ thế bao vây Việt Bắc…kế hoạch Rơve phá sản… * Ý nghĩa: - Con đường liên lạc với…. - Giành thế chủ động trên.... 0,25đ - Mở ra bước phát triển mới… 0,5đ 0,25đ IV Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Bắc Á có (3,0điểm) chuyển biến như thế nào? Thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế ở nước Đông Bắc Á nào có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới? Vì sao. * Những biến đổi - Đây là khu vực rộng lớn…tài nguyên phong phú…Trước chiến 0,25đ tranh, trừ Nhât Bản, các nước đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Từ 1945 khu vực này có nhiều biến đổi: + Tháng 10 – 1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi ra đời….đến 0,5đ những năm 90 thu hồi ….Riêng Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước Trung Quốc.
  20. + Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, bản đảo Triều Tiên bị chia cắt 0,5đ …Năm 1948 ra đời hai nhà nước…Năm 1950, chiến tranh hai miền…Đến năm 1953 Hiệp định đình chiến…vĩ tuyến 38 là ranh giới….Từ năm 2000 hai miền kí Hiệp định…mở ra thời kì…. + Sau khi thành lập, các nước …bước vào xây dựng và phát triển 0,5đ kinh tế. Nửa sau thế kỉ XX khu vưc này đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế: ba con rồng kinh tế…Nhật là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới… * Nước ĐBÁ có tốc độ….là Trung Quốc….GDP tăng bình quân 0,5đ 8%... * Vì: từ năm 1978 Trung Quốc tiến hành cải cách – mở cửa…Sau 20 0,75đ năm kinh tế tiến bộ nhanh ….đạt tốc độ…đời sống nhân dân cải thiện ... V Tại sao từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN mở rộng (3,0điểm) thành viên và đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế? * Vì: từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, bối cảnh thế giới và khu 0,5đ vực có nhiều chuyển biến mới…tạo thuận lợi: - Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế từ đối đầu sang đối 0,5đ thoại…tạo điều kiện cho các nước mở rộng hợp tác… - Vấn đề Cămpuchia được giải quyết…, tình hình chính trị khu vực 0,5đ đi vào ổn định… * Trong bối cảnh trên: - ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: 1995 kết nạp Việt Nam…, 0,5đ 1997 kết nạp Lào, Mianma…1999 kết nạp Cămpuchia…. - Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoat động hợp tác kinh tế trong và 0,5đ ngoài khối…, xây dựng ĐNÁ thành khu vực… - Năm 2007 các thành viên kí Hiến chương ASEAN….nhằm xây 0,5đ dựng…thành cộng đồng vững mạnh…. --------------------------Hết------------------------ (Đáp án gồm 04 trang)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2