Nguyễn Thị Hiền Lan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
86(10): 143 - 147<br />
<br />
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT PHỨC CHẤT ISOBUTYRAT<br />
CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP<br />
Nguyễn Thị Hiền Lan*, Trịnh Thị Thủy<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Một số phức chất isobutyrat kim loại chuyển tiếp M(Isb) 2 (M = Cu, Zn, Co, Ni; Isb: Isobutyrat) đã<br />
được tổng hợp. Các phức chất được nghiên cứu bằng phương pháp phân tích nguyên tố, phương<br />
pháp phổ hấp thụ hồng ngoại, phương pháp phân tích nhiệt và phương pháp phổ khối lượng. Các<br />
kết quả đạt được chỉ ra rằng các phức chất đều tồn tại ở dạng oligome, quá trình phân hủy nhiệt<br />
của các phức chất được giả thiết như sau:<br />
M1(Isb)2<br />
<br />
309 C<br />
205<br />
<br />
M1O (M1: Co, Ni)<br />
0<br />
<br />
2113710 C<br />
<br />
M2(Isb)2 Thăng hoa và phân hủy (M2: Cu, Zn)<br />
Từ khóa: kim loại chuyển tiếp, isobutyrat, phức chất.<br />
<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Các cacboxylat kim loại được ứng dụng rộng<br />
rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: tách,<br />
phân tích, làm giàu và làm sạch nguyên tố, là<br />
chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ, chế tạo<br />
vật liệu mới như: vật liệu từ, vật liệu siêu dẫn,<br />
vật liệu phát huỳnh quang [1, 2, 3]. Với mục<br />
đích góp phần nghiên cứu vào lĩnh vực<br />
cacboxylat kim loại, chúng tôi đã tiến hành<br />
tổng hợp, nghiên cứu tính chất một số<br />
isobutyrat kim loại chuyển tiếp.<br />
THỰC NGHIỆM<br />
Tổng hợp các isobutyrat kim loại [4]<br />
Cho một lượng cacbonat kim loại ứng với<br />
0,003 mol ion kim loại và 0,06 mol (6,6 ml)<br />
axit isobutyric (HIsb) vào bình cầu chịu nhiệt<br />
đáy tròn. Đun hồi lưu khoảng 2-3 giờ cho đến<br />
khi thu được dung dịch trong suốt và có màng<br />
mỏng trên bề mặt, để nguội tinh thể phức chất<br />
từ từ tách ra. Lọc rửa kết tủa bằng<br />
axetylaxeton và bảo quản các sản phẩm trong<br />
bình hút ẩm đến khối lượng không đổi. Hiệu<br />
suất đạt 80-85 %. Sản phẩm có mầu đặc trưng<br />
của ion kim loại và có công thức là M(Isb)2<br />
(M = Cu, Zn, Co, Ni; Isb: Isobutyrat)<br />
Các phương pháp nghiên cứu<br />
Hàm lượng kim loại trong các phức chất được<br />
xác định bằng phương pháp chuẩn độ complexon<br />
với chất chỉ thị murexit ở pH = 8 [5].<br />
<br />
<br />
<br />
Phổ hấp thụ hồng ngoại được ghi trên máy<br />
Impact 410 – Nicolet, Mỹ. Mẫu được chế tạo<br />
bằng cách ép viên với KBr.<br />
Giản đồ phân tích nhiệt được ghi trên máy<br />
DTG 60 Shimadzu (Nhật) trong môi trường<br />
khí argon. Nhiệt độ được nâng từ nhiệt độ<br />
phòng đến 7000C với tốc độ đốt nóng<br />
100C/phút.<br />
Phổ khối lượng được ghi trên máy LC-MSDTrap-SL. Nguồn ion: ESI-mod. Nhiệt độ khí<br />
làm khô 3250C. Áp suất khí phun: 30 psi.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Bảng 1. Kết quả phân tích hàm lượng ion kim loại<br />
trong các phức chất<br />
Hàm lượng ion kim loại<br />
trong các phức chất<br />
<br />
Công thức<br />
giả định<br />
của các<br />
phức chất<br />
<br />
Lý thuyết<br />
<br />
Thực<br />
nghiệm<br />
<br />
Cu(Isb)2<br />
<br />
26,89<br />
<br />
26,65<br />
<br />
2<br />
<br />
Zn(Isb)2<br />
<br />
27,19<br />
<br />
27,08<br />
<br />
3<br />
<br />
Co(Isb)2<br />
<br />
25,32<br />
<br />
25,22<br />
<br />
4<br />
<br />
Ni(Isb)2<br />
<br />
25,00<br />
<br />
25,07<br />
<br />
TT<br />
<br />
1<br />
<br />
Kết quả phân tích nguyên tố, phổ hấp thụ<br />
hồng ngoại, phân tích nhiệt và phổ khối lượng<br />
của các phức chất được đưa ra ở các bảng 1,<br />
2, 3 và 4 tương ứng. Hình 1 và 2 là phổ hồng<br />
ngoại của Cu(Isb)2 và Ni(Isb)2, hình 3 và 4 là<br />
giản đồ phân tích nhiệt của Cu(Isb)2 và<br />
Ni(Isb)2, hình 5 và 6 là phổ khối lượng của<br />
Cu(Isb)2 và Ni(Isb)2. Các kết quả ở bảng 1<br />
cho thấy hàm lượng kim loại trong các phức<br />
<br />
Tel: 0915 526483, Email: nltuan08@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
143<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Lan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
chất xác định bằng thực nghiệm tương đối<br />
phù hợp với công thức giả định.<br />
Việc quy kết dải hấp thụ trong phổ hồng<br />
ngoại của các sản phẩm dựa trên việc so<br />
sánh phổ của các phức chất với phổ của axit<br />
HIsb tự do. Trong phổ hấp thụ hồng ngoại<br />
<br />
của HIsb, dải C O có tần số thấp (1709 cm-1)<br />
chứng tỏ HIsb tồn tại ở dạng dime do tạo thành<br />
liên kết hiđro [6]. Các dải ở vùng 2991 cm-1<br />
thuộc về dao động hóa trị của nhóm –CH3.<br />
Bảng 2. Các dải hấp thụ đặc trưng trong phổ hấp<br />
thụ hồng ngoại của các hợp chất ( , cm-1)<br />
<br />
(CH )<br />
<br />
(OH )<br />
<br />
TT<br />
<br />
Hợp chất<br />
<br />
(CO)<br />
<br />
1<br />
<br />
HIsb<br />
<br />
1709<br />
<br />
2991<br />
<br />
-<br />
<br />
2<br />
<br />
Cu(Isb)2<br />
<br />
1585<br />
<br />
2974<br />
<br />
-<br />
<br />
3<br />
<br />
Zn(Isb)2<br />
<br />
1539<br />
<br />
2972<br />
<br />
-<br />
<br />
4<br />
<br />
Co(Isb)2<br />
<br />
1565<br />
<br />
2979<br />
<br />
-<br />
<br />
5<br />
<br />
Ni(Isb)2<br />
<br />
1584<br />
<br />
2983<br />
<br />
-<br />
<br />
3<br />
<br />
Trong phổ hấp thụ hồng ngoại của các phức<br />
chất, xuất hiện dải hấp thụ có cường độ mạnh<br />
ở vùng 1539-1585 cm-1, dải này được quy cho<br />
dao động hóa trị bất đối xứng của nhóm C=O.<br />
So với phổ của HIsb, chúng dịch chuyển về<br />
vùng có số sóng thấp hơn, chứng tỏ trong các<br />
hợp chất này đã tạo thành liên kết kim loại –<br />
phối tử qua nguyên tử oxi của nhóm –COOlàm cho liên kết C=O trong phức chất bị yếu<br />
đi. Ở vùng 3000-3500 cm-1 không xuất hiện<br />
dải hấp thụ rộng đặc trưng cho sự có mặt của<br />
nhóm -OH trong phân tử nước, chứng tỏ các<br />
phức chất tồn tại ở trạng thái khan, không<br />
chứa nước.<br />
<br />
86(10): 143 - 147<br />
<br />
Hình 1. Phổ hồng ngoại của Cu(Isb)2<br />
<br />
Hình 2. Phổ hồng ngoại của Ni(Isb)2<br />
<br />
Giản đồ phân tích nhiệt của các phức chất<br />
isobutyrat kim loại không xuất hiện hiệu ứng<br />
nhiệt và hiệu ứng mất khối lượng ở dưới<br />
2050C, chứng tỏ trong thành phần của các<br />
phức chất này không có nước. Kết quả này<br />
hoàn toàn phù hợp với dữ liệu của phổ hấp<br />
thụ hồng ngoại. Các hiệu ứng thu nhiệt và tỏa<br />
nhiệt còn lại trong giản đồ phân tích nhiệt của<br />
isobutyrat của Co(II) và Ni(II) ứng với quá<br />
trình phân hủy và cháy các phức chất tạo ra<br />
sản phẩm cuối cùng là các oxit. Đối với 2<br />
phức chất isobutyrat của Cu(II) và Zn(II),<br />
phần trăm mất khối lượng của 2 phức chất<br />
này (87,38 ÷ 94,40 %) lớn hơn nhiều nếu<br />
phức chất phân hủy thành oxit (72,80 ÷ 73,10<br />
%), điều này dẫn đến giả thiết rằng 2 phức<br />
chất này xảy ra đồng thời 2 quá trình: thăng<br />
hoa và phân hủy.<br />
Bảng 3 cho thấy phần trăm mất khối lượng<br />
tính theo lý thuyết phù hợp với kết quả thực<br />
nghiệm. Từ đó có thể giả thiết sơ đồ phân hủy<br />
nhiệt của các phức chất như sau:<br />
205309 C<br />
M1(Isb)2 <br />
0<br />
<br />
2113710 C<br />
<br />
M2(Isb)2 <br />
hủy (M2: Cu, Zn)<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
144<br />
<br />
M1O (M1: Co, Ni)<br />
Thăng hoa và phân<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Lan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
86(10): 143 - 147<br />
<br />
Hình 3. Giản đồ phân tích nhiệt của Cu(Isb)2<br />
<br />
Bảng 3. Các hiệu ứng nhiệt và phần trăm mất khối lượng của các phức chất<br />
TT<br />
<br />
Phức chất<br />
<br />
Nhiệt độ<br />
(0C)<br />
<br />
Hiệu ứng<br />
nhiệt<br />
<br />
1<br />
<br />
Cu(Isb)2<br />
<br />
295<br />
<br />
Thu nhiệt<br />
<br />
2<br />
<br />
Zn(Isb)2<br />
<br />
211÷262<br />
<br />
Thu nhiệt<br />
<br />
371<br />
<br />
Tỏa nhiệt<br />
<br />
3<br />
<br />
Co(Isb)2<br />
<br />
205÷232<br />
<br />
Thu nhiệt<br />
<br />
297÷308<br />
<br />
Tỏa nhiệt<br />
<br />
4<br />
<br />
Ni(Isb)2<br />
<br />
233÷359<br />
<br />
Tỏa nhiệt<br />
<br />
Cấu tử tách<br />
<br />
Phần còn<br />
lại<br />
<br />
% mất khối lượng<br />
Lý<br />
thuyết<br />
<br />
Thực<br />
nghiệm<br />
<br />
Thăng hoa và phân hủy<br />
<br />
87,38<br />
<br />
Thăng hoa và phân hủy<br />
<br />
94,40<br />
<br />
Phân hủy và<br />
cháy<br />
<br />
CoO<br />
<br />
74,67<br />
<br />
73,02<br />
<br />
Phân hủy và<br />
cháy<br />
<br />
NiO<br />
<br />
75,01<br />
<br />
72,49<br />
<br />
Hình 4. Giản đồ phân tích nhiệt của Ni(Isb)2<br />
<br />
Hình 5. Phổ khối lượng của Cu(Isb)2<br />
<br />
Giả thiết về các mảnh ion được tạo ra trong quá<br />
trình bắn phá dựa trên quy luật chung về quá trình<br />
phân mảnh của các cacboxylat đất hiếm [7]. Trên<br />
phổ +MS1 của các phức chất đều xuất hiện pic có<br />
m/z lớn hơn khối lượng phân tử giả định của phức<br />
chất tương ứng. Như vậy, các phức chất đều bị<br />
oligome hóa ở điều kiện ghi phổ.<br />
Kết quả ở bảng 4 cho thấy trong pha hơi, các<br />
oligome gồm chủ yếu là các dime và monome. Trên<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
145<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Lan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
phổ +MS1 của cả 4 phức chất isobutyrat kim loại<br />
đều xuất hiện pic có tần suất lớn nhất thuộc về các<br />
ion monome: [CuCOC + H+]+, [ZnIsb(COO-) 4H+]+, [CoIsb(COO) - 3H+]+ và [NiIsb(COO) - 3H+]+.<br />
Điều này hứa hẹn khả năng thăng hoa tương đối tốt<br />
của các isobutyrat kim loại này.<br />
<br />
Hình 6. Phổ khối lượng của Ni(Isb)2<br />
<br />
Trong pha hơi của đồng isobutyrat gồm chủ yếu là<br />
các ion monome: [CuOIsb - 3H+]+, [CuIsb - O]+,<br />
[CuCOC + H+]+ bên cạnh một lượng nhỏ các ion<br />
dime: [Cu2Isb4 - 4H+]+, [Cu2Isb3 -2H+]+. Tương tự<br />
như phức chất đồng isobutyrat, trong pha hơi của<br />
niken isobutyrat gồm chủ yếu là các dạng ion<br />
monome:<br />
[NiIsb2-5H+]+,<br />
[NiIsb(COO)3H+]+,<br />
+ +<br />
[NiIsb(COO) - 3H ] . Bên cạnh đó, thành phần pha<br />
hơi của kẽm isobutyrat và coban isobutyrat lại tương<br />
<br />
86(10): 143 - 147<br />
<br />
tự nhau, trừ các pic đặc trưng cho sự có mặt của các<br />
ion monome có tần suất lớn nhất, các pic còn lại<br />
đặc trưng cho sự có mặt của các ion monome và<br />
dime xuất hiện với tần suất tương đương nhau.<br />
Kết quả thu được chứng tỏ mức độ oligome hóa của<br />
các phức chất isobutyrat kim loại là tương đối thấp,<br />
thành phần pha hơi của các isobutyrat kim loại nhìn<br />
chung là tương tự nhau.<br />
KẾT LUẬN<br />
1. Đã tổng hợp được các phức bậc hai M(Isb)2 (M =<br />
Cu, Zn, Co, Ni; Isb: Isobutyrat).<br />
2. Đã nghiên cứu các sản phẩm thu được bằng<br />
phương pháp phổ hồng ngoại. Kết quả cho thấy<br />
HIsb đã tham gia phối trí với các ion kim loại qua<br />
oxi của nhóm –COO-, các isobutyrat kim loại đều<br />
tồn tại ở trạng thái khan.<br />
3. Đã nghiên cứu các phức chất thu được bằng<br />
phương pháp phân tích nhiệt và đã đưa ra sơ đồ<br />
phân hủy nhiệt của các phức chất.<br />
4. Đã nghiên cứu các phức chất bằng phương pháp<br />
phổ khối lượng, kết quả cho thấy các isobutyrat kim<br />
loại đều có khuynh hướng oligome hóa ở điều kiện<br />
ghi phổ, tuy nhiên mức độ oligome hóa là tương đối<br />
thấp.<br />
<br />
Bảng 4. Các mảnh ion giả thiết trong phổ khối lượng(+MS1) của các phức chất<br />
TT<br />
<br />
1<br />
<br />
Phức chất<br />
<br />
Cu(Isb)2<br />
(M = 238)<br />
<br />
m/z<br />
<br />
Mảnh ion<br />
<br />
417<br />
<br />
[Cu2Isb4 - 4H+]+<br />
<br />
7,5<br />
<br />
387<br />
<br />
+ +<br />
<br />
[Cu2Isb3 - 2H ]<br />
<br />
15<br />
<br />
175<br />
<br />
[Cu(CO)Isb - 5H+]+<br />
<br />
14<br />
<br />
164<br />
146<br />
135<br />
104<br />
431<br />
<br />
2<br />
<br />
Zn(Isb)2<br />
(M = 239)<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
<br />
+ +<br />
<br />
[CuOIsb - 3H ]<br />
<br />
23<br />
<br />
+ +<br />
<br />
28<br />
<br />
+<br />
<br />
73<br />
<br />
[CuIsb - 5H ]<br />
[CuIsb - O]<br />
<br />
+ +<br />
<br />
[CuCOC + H ]<br />
<br />
100<br />
+ +<br />
<br />
[Zn2Isb3COO - 4H ]<br />
+ +<br />
<br />
390<br />
<br />
[Zn2Isb3 + H ]<br />
<br />
349<br />
<br />
[Zn2Isb2COO + H+]+<br />
<br />
235<br />
192<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
26,5<br />
<br />
+ +<br />
<br />
[ZnIsb2 - 4H ]<br />
-<br />
<br />
23<br />
20<br />
<br />
+ +<br />
<br />
[ZnIsb(COO ) - 4H ]<br />
<br />
146<br />
<br />
30<br />
<br />
100<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Lan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
150<br />
<br />
[ZnIsb - 2H+]+<br />
<br />
137<br />
<br />
+<br />
<br />
419<br />
322<br />
<br />
3<br />
<br />
Co(Isb)2<br />
(M = 233)<br />
<br />
66<br />
<br />
[Co2Isb3(COC) ]<br />
<br />
+<br />
<br />
24<br />
+ +<br />
<br />
[Co2Isb2(CO) + 2H ]<br />
+ +<br />
<br />
34<br />
<br />
[Co2Isb2 + H ]<br />
<br />
26,5<br />
<br />
187<br />
<br />
[CoIsb(COO) - 3H+]+<br />
<br />
100<br />
<br />
116<br />
101<br />
344<br />
322<br />
Ni(Isb)2<br />
(M = 232)<br />
<br />
40<br />
<br />
293<br />
<br />
146<br />
<br />
4<br />
<br />
[ZnIsb - CH3]<br />
<br />
86(10): 143 - 147<br />
<br />
[CoIsb]<br />
<br />
+<br />
<br />
35<br />
<br />
[Co(CHCOO)]<br />
[Co(COO)]<br />
<br />
+<br />
<br />
50<br />
<br />
+<br />
<br />
[Ni2Isb2 (COO)]<br />
<br />
48<br />
+<br />
<br />
15<br />
+ +<br />
<br />
[Ni2Isb2 (CO) + 4H ]<br />
+ +<br />
<br />
16<br />
<br />
227<br />
<br />
[NiIsb2 - 5H ]<br />
<br />
20<br />
<br />
186<br />
<br />
[NiIsb(COO) - 3H+]+<br />
<br />
100<br />
<br />
133<br />
<br />
[Ni(Isb-O) + 2H+]+<br />
<br />
22<br />
<br />
101<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. A. Fernandes, J. Jaud, J. Dexpert-Ghys, C.<br />
Brouca-Cabarrecq, (2003), ''Study of new<br />
lanthannide complexes of 2,6-pyridinedicarboxylate:<br />
synthesis, crystal structure of Ln(Hdipic)(dipic) with<br />
Ln = Eu, Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Yb, luminescence<br />
properties of Eu(Hdipic)(dipic)'', Polyhedron, Vol.<br />
20, pp. 2385-2391.<br />
[2]. Guo-Jian Duan, Ying Yang, Tong-Huan Liu,<br />
Ya-Ping Gao, (2008) ''Synthesis, characterization<br />
of the luminescent lanthanide complexes with (Z)4-(4- metoxyphenoxy)-4-oxobut-2-enoic acid'',<br />
Spectrochimica Acta Part A, Vol. 69, pp. 427-431.<br />
[3]. Paula C. R. Soares-Santos, Filipe A. Almeida<br />
Paz, et. al., (2006), ''Coordination mode of pyridinecarboxylic acid derivatives in samarium (III)<br />
complexes'', Polyhedron, Vol. 25, pp. 2471-2482.<br />
[4]. Tu A. Zoan, Nataliya P. Kuzmina et. al.<br />
(1995) “Synthesis, structure and properties of<br />
volatile lanthanide pivalates”, Journal of Alloys<br />
and Compounds. Vol. 225, p. 396-399.<br />
[5]. Charlot G. Metođư analischitreskoi khimii.<br />
(1969) Vol.II, p. 953-954, Izd-vo “Khimia”.<br />
[6]. Paul R.C, Singh G., Ghotra T. S. (1973)<br />
“Carboxylates of praseodymium (III), neodymium<br />
(III) and samarium (III)’’. Ind.J.Chem, vol 11, p.<br />
2194,.<br />
[7]. Kotova O. V., Eliseeva S. V., Lobodin V. V.,<br />
Lebedev A. T., Kuzmina N. P. (2008), ''Direct<br />
laser desorption/ionization mass spectrometry<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
[Ni(COO)]<br />
<br />
+<br />
<br />
40<br />
<br />
characterization of some aromantic lathanide<br />
carboxylates", Journal of Alloys and Compound,<br />
Vol. 451, pp. 410-413.<br />
<br />
147<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />