Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
TỔNG KẾT 5 NĂM ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG THANH-KHÍ QUẢN<br />
Trần Phan Chung Thuỷ*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cùng với sự gia tăng của tai nạn giao thông, chấn thương thanh khí quản cũng ngày càng tăng, đòi hỏi có<br />
phương pháp điều trị đúng đắn và kịp thời để tránh sẹo hẹp về sau.<br />
Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị chấn thương thanh khí quản bằng phẫu thuật mở và bằng phương pháp<br />
nong qua nội soi tại khoa tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2005 đến 9/2009.<br />
Đối tượng: Qua khảo sát 54 trường hợp chấn thương thanh-khí quản điều trị bằng phương pháp phẫu<br />
thuật hở và 54 trường hợp điều trị bằng phương pháp nong qua nội soi tại khoa Tai Mũi Họng từ 5/2007 đến<br />
8/2009. Thiết kế nghiên cứu: Hai giai đoạn: Thực nghiệm lâm sàng hồi cứu mô tả trong thời gian từ 1/2005 đến<br />
4/2007 và Thực nghiệm lâm sàng tiến cứu mô tả trong thời gian từ 5/2007 đến 9/2009.<br />
Kết quả: Trong cả 2 nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Bệnh nhân nam là chiếm ưu thế. Nguyên nhân<br />
chủ yếu do tai nạn giao thông. Tổn thương thanh quản là hay gặp nhất. So sánh kết quả ban đầu giữa 2 phương<br />
pháp: Tỉ lệ rút ống thở của phẫu thuật hở là 68,5% và tỉ lệ này của phương pháp nong qua nội soi là 96,3%.<br />
Kết luận: Chỉnh hình chấn thương thanh khí quản bằng phương pháp nong qua nội một phương pháp khả<br />
thi để chỉ định cho đa số chấn thương thanh khí quản đến sớm.<br />
<br />
SUMMARY<br />
OVERVIEW 5 YEAR MANAGEMENT OF LARYNGOTRACHEAL TRAUMA<br />
Tran Phan Chung Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 352 - 357<br />
The ratio of the laryngotracheal trauma is increasing along with the increase of traffic accidents. This disease<br />
needs proper treatment to avoid laryngotracheal stenosis.<br />
Objective: Compare the results of treatment laryngotracheal trauma by open surgery and baloon<br />
laryngotracheal plasty method.<br />
Patients: 54 laryngo-tracheal trauma cases have been treated by open surgery and 54 laryngo-tracheal<br />
trauma cases have been treated by endoscopic surgery at ENT department of Cho Ray Hospital from 1/2005 to<br />
9/2009. Design: retrospective study from 1/2005 to 4/2007 and prospective study from 5/2007 to 9/2009.<br />
Results: Most of them are male, at labour age. The trauma usually result from accident de circulation.<br />
Hoarseness, dyspnea, subcutaneus emphysema are mostly seen. X-ray, endoscopy, and especially CTscan help to<br />
diagnose the trauma location exactly. Success percentage of open surgery was 68.5% and success percentage of<br />
baloon laryngotracheal plasty method was 96.3%.<br />
Conclusion: The baloon laryngotracheal plasty method is good indication for majority of early<br />
laryngotracheal trauma.<br />
Key words: laryngtracheal trauma, balloon laryngoplasty, open surgery.<br />
cũng ngày càng tăng, đòi hỏi cần có một qui<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
trình đúng để xử trí sự giải quyết đồng bộ thống<br />
Ở nước ta, cùng với sự gia tăng của tai nạn<br />
nhất từ các tuyến cơ sở và trung ương cũng như<br />
giao thông, thì chấn thương thanh khí quản<br />
* Khoa Tai Mũi họng, BV. Chợ Rẫy,<br />
Tác giả liên lạc: BS CKII Trần Phan Chung Thủy, ĐT: 0979917777; Email: chungthuytranphan@gmail.com<br />
<br />
352<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
giữa các chuyên khoa có liên quan. Bệnh viện<br />
Chợ Rẫy là tuyến cuối nên đã nhận được nhiều<br />
bệnh nhân đa thương trong đó rất nhiều chấn<br />
thương thanh khí quản.<br />
Chỉnh hình chấn thương thanh khí quản<br />
bằng phương pháp nong qua nội soi được thực<br />
hiện tại khoa tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy từ<br />
tháng 5/2007. Để đóng góp nhỏ cho việc nghiên<br />
cứu tình hình chấn thương thanh-khí quản ở<br />
nước ta và rút ra một số kinh nghiệm chúng tôi<br />
khảo sát tình hình chấn thương thanh khí quản<br />
tại khoa tai mũi họng bệnh viện Chợ rẫy từ<br />
1/2005 đến 9/2009.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
So sánh phương pháp điều trị chấn thương<br />
thanh-khí quản tại khoa tai mũi họng bệnh viện<br />
Chợ Rẫy trong khoảng thời gian 1/2005 đến<br />
9/2009.<br />
Rút ra một số kinh nghiệm trong điều trị<br />
chấn thương thanh khí quản<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn<br />
Bao gồm tất cả những bệnh nhân được chẩn<br />
đoán chấn thương thanh-khí quản vào bệnh<br />
viện Chợ Rẫy và được phẫu thuật chỉnh hình<br />
chấn thương thanh-khí quản từ 1/2005 đến<br />
9/2009.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Chúng tôi thực hiện phương pháp nghiên<br />
cứu mô tả cắt ngang, gồm 2 giai đoạn:<br />
<br />
Giai đoạn hồi cứu<br />
Thu thập hồ sơ tại phòng lưu trữ hồ sơ của<br />
khoa TMH bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/ 2005 đến<br />
4/2007.<br />
Giai đọan tiến cứu<br />
Là những bệnh nhân vào khoa từ 5/2007 đến<br />
9/2009.<br />
Tất cả các bệnh nhân vào viện được thu<br />
thập các thông tin: Tiếp nhận bệnh nhân, cấp<br />
cứu khai thác hoàn cảnh, nguyên nhân xảy ra<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chấn thương, thăm khám chẩn đoán hoàn tất<br />
bệnh án và điều trị, đánh giá tình trạng bệnh<br />
nhân khi ra viện.<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu<br />
Thu thập số liệu tất cả bệnh nhân vào viện<br />
như tiêu chuẩn chọn lựa.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Dịch tễ học lâm sàng chấn thương thanhkhí quản<br />
Sự phân bố theo lứa tuổi và giới<br />
Tuổi<br />
<br />
< 20 21-30 31-40 41-50 51-60 Tổng số<br />
<br />
Phẫu Nữ<br />
0<br />
2<br />
thuật Nam<br />
6<br />
18<br />
hở<br />
Tỷ lệ % 11,1 37,0<br />
Phẫu Nữ<br />
0<br />
0<br />
thuật Nam<br />
8<br />
19<br />
nội<br />
Tỷ<br />
lệ<br />
%<br />
14,8<br />
35,5<br />
soi<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
3(5,6%)<br />
<br />
16<br />
<br />
9<br />
<br />
1<br />
<br />
51(94,4%)<br />
<br />
29,6<br />
<br />
18,5<br />
<br />
1,8<br />
<br />
54(100%)<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
2 (3,7%)<br />
<br />
11<br />
<br />
10<br />
<br />
4<br />
<br />
52 (96,3%)<br />
<br />
20,3<br />
<br />
22,2<br />
<br />
7,4<br />
<br />
54(100%)<br />
<br />
Theo kết quả trên, trong cả 2 nhóm nghiên<br />
cứu: Trong nghiên cứu thứ nhất với phẫu thuật<br />
hở chấn thương thanh khí quản gặp chủ yếu là<br />
nam (91,7%), nữ (8,3%)(9). Trong nghiên cứu thứ<br />
hai với chỉnh hình thanh khí quản bằng phương<br />
pháp nong qua nội soi nam (96,3%), nữ rất ít<br />
(3,7%). Lứa tuổi thường gặp nhất là thanh niên<br />
từ 21 đến 40 tuổi, lứa tuổi xử dụng phương tiện<br />
giao thông cá nhân nhiều. Kết quả này cũng phù<br />
hợp với kết quả của tác giả Lê Thanh Thái và<br />
Phạm Khánh Hoà trong nghiên cứu tình hình<br />
chấn thương thanh khí quản tại bệnh viện tai<br />
mũi họng trung ương trong thời gian từ năm<br />
1988 đến 1989(4).<br />
<br />
Nguyên nhân gây chấn thương<br />
Nguyên<br />
nhân<br />
Phẫu thuật<br />
hở<br />
<br />
Tai nạn<br />
Tai nạn<br />
Tai nạn Tổng số<br />
giao thông lao động, sinh hoạt<br />
45 (83,3%)<br />
<br />
5 (9,2%)<br />
<br />
4 (7,4%)<br />
<br />
54<br />
(100%)<br />
<br />
Phẫu thuật 46 (85,2 %) 3 (5,6 %)<br />
nội soi<br />
<br />
5 (9,2%)<br />
<br />
54<br />
(100%)<br />
<br />
Nguyên nhân gây chấn thương nhiều nhất là<br />
tai nạn giao thông, thường là chấn thương phức<br />
tạp, cả thanh quản, khí quản, có khi kết hợp<br />
những chấn thương cơ quan khác. Làm cho tình<br />
trạng bệnh nặng thêm và điều trị thêm phức tạp.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
353<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Phân loại chấn thương<br />
Nhóm chấn<br />
thương<br />
Phẫu thuật hở<br />
<br />
Chấn<br />
Chấn thương Tổng số<br />
thương kín<br />
hở<br />
43 (79,6%)<br />
<br />
11(20,3%)<br />
<br />
54 (100%)<br />
<br />
Phẫu thuật nội soi 37(68,5%)<br />
<br />
17(31,5%)<br />
<br />
54 (100%)<br />
<br />
Kết quả cho thấy nhóm chấn thương hở ít<br />
hơn so với chấn thương kín(5). Kết quả này khác<br />
với kết quả của các tác giả nước ngoài nhưng lại<br />
khác với tác giả Lê Thanh Thái.<br />
Kết quả của chúng tôi cho thấy chấn thương<br />
thanh quản kín chủ yếu thấy trong nhóm<br />
nguyên nhân tai nạn giao thông và sinh hoạt.<br />
Các nhóm nguyên nhân bị đâm và một số trong<br />
nhóm nguyên nhân tai nạn giao thông và sinh<br />
hoạt có văng mảnh gây vết thương chủ yếu là<br />
chấn thương hở(8).<br />
<br />
Lâm sàng<br />
Trong hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi vì<br />
các chấn thương thanh khí quản có tổn thương<br />
khung sụn, hẹp đường thở, cần phẫu thuật, theo<br />
phân loại của Schaefer là loại 2, 3 và 4, nên 3<br />
triệu chứng chính như khàn tiếng, khó thở, tràn<br />
khí gần như đều thấy trong mọi trường hợp.<br />
Triệu<br />
chứng<br />
<br />
Khàn tiếng<br />
<br />
Khó thở > độ Tràn khí dưới<br />
II<br />
da<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
hở<br />
<br />
50(92,5%)<br />
<br />
48(88,8%)<br />
<br />
54(100%)<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
nội soi<br />
<br />
46(85,1%)<br />
<br />
32(59,2%)<br />
<br />
54(100%)<br />
<br />
Ngoài 3 triệu chứng chính như trên thì chấn<br />
thương hở còn kèm theo chảy máu, thở phì phò<br />
qua vết thương. Chấn thương kín thì thường có<br />
sưng đau vùng cổ.<br />
Gộp chung cả 2 nhóm chấn thương kín, chấn<br />
thương hở và so với nghiên cứu của tác giả Lê<br />
Thanh Thái: Rối loạn tiếng nói 53,2%, khó thở là<br />
68,1%, tràn khí dưới da là 40,4%.<br />
Các tỉ lệ của chúng tôi đều cao hơn, do có<br />
nhiều chấn thương nặng, đa thương.<br />
<br />
Cận lâm sàng<br />
Tất cả các trường hợp đều được chụp<br />
Xquang phổi thẳng, cổ thẳng, cổ nghiêng.<br />
Xquang thường: Hình ảnh bệnh lý chúng tôi gặp<br />
không nhiều và không đa dạng, tuy vậy vẫn cho<br />
<br />
354<br />
<br />
thấy giá trị kinh điển phát hiện tràn khí dưới da,<br />
có trường hợp phát hiện vỡ sụn giáp, sụn nhẫn<br />
có di lệch(7).<br />
CTscan chúng tôi thực hiện ở tất cả các<br />
trường hợp. Đây là hình ảnh có giá trị chẩn đoán<br />
chấn thương thanh khí quản rất cao. Phát hiện<br />
các tổn thương vỡ sụn nhẫn, sụn giáp, sụn khí<br />
quản, cả những tổn thương hẹp, phù nề, xẹp lún<br />
sụn tràn khí dưới da.<br />
Những tổn thương chấn thương thanh-khí<br />
quản phát hiện trên CTscan được tóm tắt trong<br />
bảng sau:<br />
Tràn khí<br />
dưới da<br />
<br />
Vỡ sụn<br />
thanh<br />
quản<br />
<br />
Vỡ sụn<br />
Khí quản<br />
<br />
Tổn<br />
thương<br />
niêm mạc<br />
<br />
Phẫu thuật 54 (100%) 45 (83,3%) 7 (12,9%) 54 (100%)<br />
hở<br />
Phẫu thuật 54 (100%) 41 (75,9%) 9 (16,6%) 54 (100%)<br />
nội soi<br />
<br />
Với nhóm nghiên cứu thứ hai (5/2007 9/2009), Chúng tôi phân tích kỹ hơn trên nội soi<br />
và CTscan để xác định sụn bị tổn thương.<br />
Nội soi ống mềm sớm nhất có thể để đánh<br />
giá niêm mạc và lòng thanh khí quản. Đây là<br />
một thủ thuật nhẹ nhàng nhưng có giá trị lớn<br />
đánh giá tổn thương. Thủ thuật này có thể thực<br />
hiện ngay sau giai đoạn cấp cứu, khi bệnh nhân<br />
được đảm bảo đường thở. Khi kết quả CTscan<br />
chưa đủ bằng chứng chỉ định mổ.<br />
Bảng sau đây ghi nhận đánh giá tổn thương<br />
qua nội soi của nhóm 2 (5/2007 - 9/2009):<br />
Hạn chế Rách Lộ sụn Hẹp T- Hẹp lòng Bít hoàn<br />
cử động niêm<br />
KQ, bị<br />
thanh<br />
toàn<br />
trật khớp mạc,<br />
đẩy lệch quản<br />
SP<br />
phù nề,<br />
trước<br />
tụ máu<br />
sau<br />
15<br />
(27,7%)<br />
<br />
54<br />
10<br />
25<br />
6 (11,1%)<br />
23<br />
(100%) (18,5%) (46,3%)<br />
(42,6%)<br />
<br />
Trong chấn thương kín các vị trí tổn thương<br />
hay gặp nhất là tổn thương trong lòng thanh<br />
quản. Những trường hợp nặng, vị trí hay gặp<br />
nhất là sụn nhẫn, sụn khí quản, sau là sụn giáp.<br />
Kết quả này phù hợp với cơ chế gây tổn<br />
thương. Chúng tôi gặp nhiều các trường hợp<br />
phối hợp tổn thương cả thanh và khí quản.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Đánh giá điều trị<br />
Giai đoạn cấp cứu<br />
Số ca giai Không mở khí Mở khí quản,<br />
đoạn cấp<br />
quản<br />
Đặt nội khí<br />
cứu<br />
quản<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nhóm điều trị bằng phương pháp nong qua<br />
nội soi<br />
Nội soi thanh quản treo dưới gây mê nội khí<br />
quản hay gây tê có tiền mê.<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
hở<br />
<br />
13 ( 24,1%)<br />
<br />
41 (75,9 %)<br />
<br />
54 (100%)<br />
<br />
- Nong thanh khí quản chấn thương bằng<br />
bong bóng nội khí quản số 5.<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
nội soi<br />
<br />
18 ( 33,3%)<br />
<br />
36 ( 66,6%)<br />
<br />
54 (100%)<br />
<br />
- Sau nong tùy chấn thương vỡ sụn vững<br />
hay không vững mà không đặt hay có đặt vật<br />
nong và giữ khẩu độ.<br />
<br />
Điều trị giai đoạn cấp cứu chấn thương<br />
thanh khí quản bao gồm: bảo đảm đường thở<br />
thông và hồi sức. Giai đoạn này được thực hiện<br />
khá tốt ở tuyến tỉnh. Mở khí quản hoặc đặt nội<br />
khí quản và hồi sức. Tuy nhiên một số trường<br />
hợp bệnh nhân được mở vào sụn nhẫn, chúng<br />
tôi phải mở lại khí quản thấp hơn, những trường<br />
hợp này có nguy cơ sẹo hẹp do mở khí quản nếu<br />
để lâu.<br />
<br />
Giai đoạn chuyên khoa<br />
CTscan vàNội soi được thực hiện trong vòng<br />
6 đến 72 giờ<br />
Và phẫu thuật ngay sau khi xác định tổn<br />
thương.<br />
Theo chúng tôi, trong chấn thương hở thì<br />
triệu chứng thường rầm rộ nên thường được<br />
đưa đến bệnh viện sớm và sử trí kịp thời, còn<br />
chấn thương kín và nhất là có đa chấn thương<br />
kèm theo như chấn thương sọ não, ngực thì có<br />
thể bị bỏ sót hoặc chậm trễ.<br />
<br />
Nhóm điều trị bằng phẫu thuật mở<br />
Mở sụn nhẫn, sụn giáp, sụn khí quản đường<br />
giữa. Với tổn thương không phức tạp, không<br />
dập nát nhiều thì phẫu thuật tái tạo có đặt ngón<br />
tay găng. Với tổn thương sụn nhẫn, sụn giáp,<br />
sụn khí quản phức tạp, phẫu thuật hở chỉnh<br />
hình thanh khí quản với ống T hay ống<br />
Abounker được lựa chọn<br />
Điều trị<br />
CK<br />
<br />
Nong<br />
bằng<br />
bóng<br />
NKQ<br />
<br />
Đặt<br />
bóng<br />
nong<br />
NKQ<br />
<br />
Đặt Đặt ống T Tổng số<br />
ngón<br />
hay<br />
tay<br />
Aboulker<br />
găng<br />
<br />
Phẫu 0 (0%)<br />
thuật hở<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
27<br />
(50%)<br />
<br />
27(50%)<br />
<br />
54(100%)<br />
<br />
17<br />
35<br />
1<br />
Phẫu<br />
thuật nội (31,4%) (64,8%) (1,8%)<br />
soi<br />
<br />
1 (1,8%)<br />
<br />
54(100%)<br />
<br />
- Kỹ thuật này được sử dụng cho cả tổn<br />
thương sụn giáp, sụn nhẫn hay sụn khí quản.<br />
<br />
Biến chứng gặp trong quá trình điều trị<br />
Biến chứng trong quá trình điều trị chúng<br />
tôi gặp không nhiều, chủ yếu là nhiễm trùng<br />
tại chỗ nhẹ.<br />
Kháng sinh (thường là họ Cephalosporin<br />
thế hệ III hay Quinolone trong những trường<br />
hợp chấn thương nhiều có nguy cơ nhiễm<br />
trùng bệnh viện. Kháng viêm corticoid được<br />
dùng cho tất cả các trường hợp trừ bệnh nhân<br />
có viêm loét bao tử. Chống trào ngược cũng<br />
được chúng tôi chú ý.<br />
<br />
Đánh giá điều trị<br />
Kết quả<br />
<br />
Tiếng bình Khàn tiếng Mang ống Tổng số<br />
thường<br />
nong<br />
<br />
Phẫu thuật 15 (27,7%) 22 (40,7%) 17(31,5%)<br />
hở<br />
<br />
54<br />
(100%)<br />
<br />
Phẫu thuật 27 (50,0%) 24 (44,4%)<br />
nội soi<br />
<br />
54<br />
(100%)<br />
<br />
2 (3,7%)<br />
<br />
So sánh kết quả quan trọng nhất là rút được<br />
ống thở giữa 2 phương pháp phẫu thuật hở và<br />
phương pháp nong qua nội soi chúng tôi thấy có<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê:<br />
Tỉ lệ này ở phương pháp mổ hở khá cao 17<br />
ca (31,5%), còn ở phương pháp nong qua nội soi<br />
chúng tôi có tỉ lệ là 2 ca (3,7%).<br />
<br />
So sánh 2 phương pháp điều trị chấn thương<br />
thanh khí quản trong vòng 5 năm tại khoa tai<br />
mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi có<br />
những nhận xét sau đây<br />
Nhờ ống nội soi quang học thanh-khí quản<br />
mà phẫu thuật viên không cần bổ khung sụn<br />
thanh-khí quản ra mà vẫn có thể quan sát toàn<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
355<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
bộ niêm mạc bên trong. Trái lại với phương<br />
pháp mổ hở phải rạch da, bóc tách bộc lộ<br />
khung sụn thanh-khí quản và cắt mở cả sụn và<br />
niêm mạc.<br />
Sau nong, chúng tôi soi kiểm tra ngay được<br />
niêm mạc tổn thương, đo chiều dài, đánh giá sự<br />
bong tróc hay rách nhiều niêm mạc và đánh giá<br />
khung sụn có vững hay không(5).<br />
Với chỉnh hình thanh-khí quản bằng phương<br />
pháp nong qua nội soi thì không cần rạch da, sẽ<br />
không để lại sẹo trên cổ, đây cũng là mối quan<br />
tâm của nhiều bệnh nhân nhất là bệnh nhân trẻ<br />
tuổi. Đồng thời cũng không có nguy cơ làm tổn<br />
thương thần kinh hồi qui và mạch máu xung<br />
quanh thanh-khí quản là những biến chứng<br />
nguy hiểm trong phẫu thuật vùng cổ, nhất là<br />
phẫu thuật trên vùng mô bị chấn thương sưng<br />
phù nề, tràn khí.<br />
Thời gian can thiệp nhìn chung ngắn hơn vì<br />
khi phải mở cổ và thanh-khí quản ra là phẫu<br />
thuật lớn, đòi hỏi thời gian lâu và phẫu thuật<br />
viên có nhiều kinh nghiệm về phẫu thuật vùng<br />
cổ. Do không cắt rạch mô nên lượng máu mất là<br />
không nhiều, trừ những trường hợp chấn<br />
thương hở hay có tổn thương phối hợp với các<br />
cơ quan khác(1).<br />
Tất cả các trường hợp phẫu thuật mở vào<br />
khung sụn thanh-khí quản để chỉnh hình<br />
thanh-khí quản do chấn thương đều phải đặt<br />
ống nong và giữ khẩu độ ngắn ngày (như<br />
ngón tay găng) hay dài ngày (như ống<br />
Aboulker hay ống T)(2)., nhưng đối với chỉnh<br />
hình thanh-khí quản bằng phương pháp nong<br />
qua nội soi thì có những trường hợp không<br />
cần đặt ống nong và giữ khẩu độ nếu thấy sau<br />
nong lòng thanh-khí quản thông thoáng trở lại<br />
và vững, niêm mạc trong lòng thanh-khí quản<br />
không rách, không bong tróc nhiều.<br />
<br />
Tuy nhiên phương pháp này cũng có những<br />
hạn chế cần chỉ định đúng<br />
Đối với những trường hợp chấn thương<br />
thanh-khí quản có mất chất nhiều, cần tái tạo<br />
bằng ghép mô thì cần tiến hành phẫu thuật mổ<br />
<br />
356<br />
<br />
hở, hay những trường hợp đứt lìa sụn thanh-khí<br />
quản thì nội soi quang học chỉ có tác dụng trợ<br />
giúp, soi kiểm tra bên trong lòng thanh-khí quản<br />
có bị sụp lún hay không để đưa bong bóng nội<br />
khí quản vào nong ra đồng thời đặt lưu ống<br />
nong và giữ khẩu độ sau mổ(3)<br />
Trường hợp bệnh nhân chỉ được mở khí<br />
quản cấp cứu, chấn thương thanh-khí quản bị bỏ<br />
quên hay do phải xử lý các chấn thương nặng<br />
ảnh hưởng tới tính mạng trước như chấn<br />
thương sọ não, lồng ngực, xương khớp… Khi<br />
bệnh nhân đến thì chấn thương thanh-khí quản<br />
đã sang giai đoạn xơ hóa, thì việc nong chỉnh<br />
hình thanh-khí quản qua nội soi sẽ gặp nhiều<br />
khó khăn, có khi không nong được. Những<br />
trường hợp này chúng tôi chuyển sang mổ hở<br />
tái tạo đặt ống T hay ống Aboulker.<br />
Ưu điểm và hạn chế của chỉnh hình thanhkhí quản bằng phương pháp nong qua nội soi và<br />
phẫu thuật hở được tóm tắt ở bảng sau:<br />
Đặc điểm<br />
Đường mổ rạch da<br />
<br />
Phẫu thuật Phẫu thuật nội<br />
hở<br />
soi<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
Thời gian mổ<br />
<br />
Dài<br />
<br />
Ngắn<br />
<br />
Máu mất<br />
<br />
Nhiều<br />
<br />
Ít<br />
<br />
Sưng đau sau mổ<br />
<br />
Nhiều<br />
<br />
Ít<br />
<br />
Nguy cơ tổn thương TK quặt<br />
ngược<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
Nguy cơ tổn thương mạch<br />
máu quanh T-KQ<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
Rạch khung sụn<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
Rạch niêm mạc<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
Đặt ống nong và giữ khẩu độ<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không hoặc có<br />
<br />
Thời gian nằm viện<br />
<br />
Dài<br />
<br />
Ngắn<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Về đặc điểm lâm sàng<br />
Bệnh nhân Nam là chiếm ưu thế.<br />
Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông.<br />
Tổn thương thanh quản là hay gặp nhất.<br />
<br />
Về bệnh cảnh lâm sàng cận lâm sàng<br />
Lâm sàng: Khàn tiếng, khó thở, tràn khí là 3<br />
triệu chứng hay gặp nhất.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />