intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng kết Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thế kỉ XX_3

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

109
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'tổng kết lịch sử đảng cộng sản việt nam thế kỉ xx_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng kết Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thế kỉ XX_3

  1. Tổng kết Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thế kỉ XX Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta tiếp tục nêu cao chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Một bài học quan trọng của quá trình đổi mới được Đảng ta rút ra là tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Phát huy sức mạnh dân tộc đòi hỏi phải củng cố vững chắc độc lập dân tộc, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, lựa chọn hình thức, bước đi, mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam, kết hợp nguyên lý chung với những đặc điểm, đặc trưng dân tộc; phải nêu cao hơn nữa ý chí tự lực tự cường, độc lập, tự chủ, sáng tạo, phát huy nội lực, bản sắc và truyền thống dân tộc. Sức mạnh thời đại đòi hỏi tăng cường đoàn kết hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, với các Đảng Cộng sản và công nhân, với các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ có hiệu quả các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, mặt tích cực trong xu thế
  2. toàn cầu hoá, tranh thủ môi trường hoà bình, hữu nghị và hợp tác để thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế, rút ngắn khoảng cách giữa nước ta và các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Cách mạng nước ta qua các thời kỳ đã cho thấy đoàn kết quốc tế, nêu cao chủ nghĩa quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là quan điểm nhất quán của Đảng ta, cũng là bài học lớn của cách mạng Việt Nam. Đoàn kết quốc tế luôn luôn là một yếu tố hợp thành sức mạnh tổng hợp của cách mạng. Để tăng cường đoàn kết quốc tế, tận dụng và phát huy được sức mạnh của thời đại trước hết phải dựa trên nguyên tác giữ vững độc lập tự chủ và sáng tạo, dựa vào sức mình là chính, không ỷ lại bên ngoài, không rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài. Phải kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, giữ vững bản sắc, truyền thống của dân tộc đồng thời tiếp thu những tinh hoa trí tuệ, những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của nhân loại. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng mặt trận ngoại giao bao gồm hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân, mở rộng quan hệ quốc tế về kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục v.v. làm cho thế giới hiểu rõ Việt Nam, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. - Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách
  3. mạng Việt Nam. Khi chuẩn bị thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ, cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Suốt hơn bảy mươi năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng đã đưa dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trước hết là do Đảng nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng và phát triển sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam để đề ra Cương lĩnh, đường lối thích hợp. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt. Đảng không có lý luận "cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam" hoặc giống như "người đi trong đêm tối". Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không ngừng nâng cao trình độ lý luận, coi trọng xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, coi trọng tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận để không ngừng phát triển, hoàn chỉnh đường lối. Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã đề ra đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn và sáng tạo dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và hai cuộc kháng chiến giành độc lập thống nhất hoàn toàn.
  4. Vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã đề ra đường lối từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh và lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng là sự tổng kết sâu sắc thực tiễn cách mạng và là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. Đảng lãnh đạo trước hết bằng đường lối chính trị. Đường lối chính trị đúng đắn phản ánh trình độ trí tuệ, nhận thức và tư duy lý luận của Đảng, là kết quả của tổng kết thực tiễn, phản ánh lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và toàn dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng không ngừng bổ sung, phát triển, cụ thể hoá đường lối nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn không ngừng phát triển và biến đổi. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, Đảng ta thường xuyên biết tự phê bình và phê bình để kịp thời sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, những biểu hiện chệch hướng "tả", hữu, bảo đảm cho sự thống nhất về quan điểm đường lối, về ý chí và hành động trong toàn Đảng. Bài học lớn là phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, kết hợp nhuần nhuyễn sự kiên định về nguyên tắc với sự linh hoạt sáng tạo về phương pháp, đó là điều kiện cơ bản bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí cũng như sự xa rời nguyên tắc và mục tiêu cơ
  5. bản đều rất nguy hại cho Đảng, cho cách mạng. Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện thông qua vai trò và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên. Qua bao kinh nghiệm thực tiễn, Đảng ta nhận thức sâu sắc rằng, sau khi đã có đường lối đúng thì cán bộ quyết định tất cả, "cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Vì vậy, ở mọi thời kỳ cách mạng, Đảng luôn chú trọng xây dựng Đảng về tổ chức, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, đảng viên cả về trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị, cả về đạo đức cách mạng. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tăng cường công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng. Đảng quan tâm đổi mới phương thức lãnh đạo từ quy trình hoạch định đường lối, chính sách, đến khâu tổ chức và cán bộ, đến quá trình tổ chức thực tiễn, cuối cùng là kiểm tra việc thực hiện đường lối và các nghị quyết của Đảng, bảo đảm cho đường lối, chủ trương được thực hiện có hiệu quả. Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng là một vấn đề cốt tử bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng được quyết định trước hết bởi hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, bởi nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó đòi hỏi phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không dao động, xa rời mục tiêu đó. Kiên định và vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát đầy đủ từ thực
  6. tiễn Việt Nam, trên cơ sở đó xây dựng đường lối, chủ trương và các chính sách đúng đắn. Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân; xây dựng đội ngũ cán bộ và đảng viên theo quan điểm của giai cấp công nhân. Củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Chăm lo đời sống, thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Vấn đề thành phần giai cấp của đảng viên không phải không quan trọng, nhưng bản chất giai cấp công nhân của Đảng được quyết định trước hết bởi hệ tư tưởng và lý tưởng đấu tranh cách mạng của Đảng. Với bản chất giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản Việt Nam qua lịch sử đấu tranh lâu dài đã và đang kế thừa, phát triển những truyền thống vẻ vang của dân tộc, hình thành những truyền thống quý báu của Đảng. Đó là truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của nhiều thế hệ những người cộng sản vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; truyền thống độc lập tự chủ, sáng tạo trong đường lối và phương pháp cách mạng; truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng; truyền thống gắn bó mật thiết với nhân dân và dân tộc, một lòng vì nước, vì dân; truyền thống quốc tế chủ nghĩa trong sáng v.v..
  7. Hiểu rõ các thời kỳ Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam với những thắng lợi vẻ vang và những kinh nghiệm rất phong phú, sáng tạo của Đảng và nhân dân ta; nhận thức sâu sắc những bài học lớn được Đảng tổng kết từ toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng cùng những giá trị truyền thống của Đảng để vận dụng thích hợp và phát triển hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối đổi mới hiện nay - đó chính là yêu cầu và nội dung cơ bản của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2