YOMEDIA
ADSENSE
Tổng quan cây đương quy Nhật Bản (Đương quy di thực)
280
lượt xem 46
download
lượt xem 46
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đặc điểm thực vật cây đương quy, điều kiện sinh thái cây đương quy, đặc điểm sinh trưởng phát triển cây đương quy,... là những nội dung chính trong tài liệu "Tổng quan cây đương quy Nhật Bản - Đương quy di thực". Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan cây đương quy Nhật Bản (Đương quy di thực)
- TỔNG QUAN CÂY ĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN ( ĐƯƠNG QUY DI THỰC) Tên khoa học: Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc) Kitagawa. Họ hoa tán: Apiaceae. Tên vị thuốc: Đương quy. I. Đặc điểm thực vật Đương quy thân thảo, cao từ 75 100 cm khi ra hoa. Lá có cuống dài, có bẹ lá phía gốc, cuống lá màu tím nhạt, lá xẻ lông chim 3 lần, mép lá có răng cưa, không có lông. Hoa tự hình tán kép, cánh hoa màu trắng. Hoa của bông trung tâm nở trước, sau đó lần lượt đến hoa ở cành cấp 1, cấp 2, cấp 3. Thứ tự các cấp cành nở hoa cách nhau từ 4 6 ngày. Quả bế đôi, thuôn dài 4 5 mm, hẹp dần về phía gốc. Tâm bì có gân, có 4 5 ống dẫn ở phần lưng, bốn chiếc ở mặt bụng. Rễ cọc có rễ phụ, toàn thân có mùi thơm đặc biệt. Mùa hoa tháng 3 4. Mùa quả tháng 6 7. II. Điều kiện sinh thái Cây Đương quy trồng trong sản xuất hiện nay được nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam năm 1990. Cho đến nay chưa tìm thấy Đương quy mọc tự nhiên trong hệ thực vật Việt Nam. ở Nhật Bản, Đương quy mọc hoang ở các vùng Mt.Ibuki và vùng ven sông Hida. Đương quy
- được trồng và sử dụng nhiều ở Trung Quốc với loài Angelica sinensis, ở Nhật Bản trồng và sử dụng loàiAngelica acutiloba. Đương quy thích ứng với khí hậu mát ẩm, biên độ nhiệt độ 15 25oC, vũ lượng 1600 2000 mm/năm, đất giàu mùn. III. Đặc điểm sinh trưởng phát triển 1. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển a) Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của Đương quy kéo dài từ khi cây mọc mầm, phát triển thành cây, tăng lên về số lượng và thành phần tế bào. Bộ lá quanh cổ rễ phát triển tối đa, sự sinh trưởng sinh dưỡng càng mạnh thì sự tích luỹ chất khô vào củ càng nhiều, vì vậy việc kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng có ý nghĩa lớn trong việc tăng năng suất dược liệu cây Đương quy. b) Giai đoạn sinh trưởng sinh sản: Giai đoạn sinh trưởng sinh sản là quá trình tiếp theo của sinh trưởng sinh dưỡng, biểu hiện từ khi cây ra ngồng, lúc này bộ lá quanh cổ rễ ngừng phát triển, mà hình thành những lá nhỏ trên thân. Rễ củ không tăng lên về khối lượng mà lại tiêu hao dinh dưỡng để nuôi hoa, quả, làm cho rễ củ bị hoá xơ và rỗng, không sử dụng làm dược liệu được. Khi kết thúc giai đoạn sinh trưởng sinh sản, cây Đương quy kết thúc một vòng đời. Quá trình sinh trưởng sinh sản thường xảy ra 34 tháng cuối trong đời sống của cây Đương quy. 2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng phát triển của Đương quy Năm 1990, Đương quy Nhật Bản được nhập vào Việt Nam và đã được Viện Dược liệu trồng thử ở Trạm cây thuốc Sapa (Lào Cai). Kết quả sau 3 năm thử nghiệm (1991 1993) cho thấy ở miền núi cao miền Bắc thời gian sinh trưởng phát triển của Đương quy Nhật Bản như sau: Thời gian nảy mầm của hạt (từ gieo đến mọc) khoảng trên dưới 20 ngày. Tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt khoảng 75% 85%. Thời gian từ gieo hạt đến thu được dược liệu khoảng trên dưới 500 ngày.
- Thời gian từ gieo hạt đến khi thu hạt giống khoảng trên dưới 550 ngày. Năng suất củ đạt được trên dưới 25 tạ/ha. Năng suất hạt giống khoảng xấp xỉ 300 kg/ha. Khối lượng 1000 hạt khoảng 4,2 4,5g. Thử nghiệm cũng cho thấy tỷ lệ cây ra hoa năm thứ nhất thấp (6,5%), củ to, năng suất dược liệu khá ổn định. Qua kết quả nghiên cứu sản xuất hạt giống Đương quy Nhật Bản ở Sapa, hạt giống đã được đưa về trồng thử ở đồng bằng sông Hồng để sản xuất dược liệu Đương quy, Phạm Văn ý (2001) bước đầu đã đi đến kết luận: Ở Sapa (Lào Cai), Đương quy Nhật Bản ngoài việc sản xuất để thu dược liệu, Sapa còn là nơi có điều kiện rất thuận lợi để sản xuất hạt giống Đương quy có chất lượng tốt cung cấp cho các vùng trồng ở miền Bắc Việt Nam. Ở vùng đồng bằng sông Hồng (Thanh Trì Hà Nội) chỉ trồng Đương quy Nhật Bản để lấy dược liệu, không thích hợp với việc sản xuất hạt giống bởi thời gian ra hoa ngắn, tỷ lệ đậu quả thấp. iv. Giá trị làm thuốc 1. Thành phần hoá học Thành phần hoá học chính của Đương quy là tinh dầu 0,2%, tỷ trọng ở 15oC là 0,955, có màu vàng sẫm, có chứa 40% axit tự do. Tinh dầu Đương quy gồm ligustilid, nbutyliden phtalid, ovalerphenon carboxylic acid, safrol, p cymen… Ngoài ra còn có vitamin B12 0,250,4%, axit folic, biotin, polysacharid. 2. Bộ phận dùng làm thuốc và công dụng a) Bộ phận dùng làm thuốc: Bộ phận dùng làm thuốc là rễ Đương quy(Radix Angelicae acutiloba). Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy di thực từ Nhật bản (Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa, họ Hoa tán (Apiaceae). Mô tả rễ đương quy
- Rễ chính ngắn và mập, dài 10 – 20 cm, đường kính 2 cm trở lên, có nhiều rễ nhánh dài 15 – 20 cm, đường kính 0,2 cm trở lên. Mặt ngoài màu nâu tối, có nhiều nếp nhăn dọc, nhiều sẹo lồi nằm ngang là vết tích của rễ con. Mặt cắt ngang màu trắng ngà có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm hơi hắc, vị ngọt nhẹ, sau hơi cay nóng. Vi phẫu Mặt cắt ngang hình tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật thành dày xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng, lớp phía ngoài thường bị ép bẹp, méo mó, rải rác có các khuyết tế bào hình dạng khác nhau. Có ống tiết tinh dầu nằm rải rác trong mô mềm vỏ và libe. Libe–gỗ bị phân cách bởi các tia ruột tạo thành các bó dài riêng biệt. Tầng sinh libe–gỗ tạo thành vòng liên tục. Tia ruột gồm 2 – 3 hàng tế bào xếp theo hướng xuyên tâm. Bột đương quy di thực Bột có màu vàng nâu, vị cay. Soi dưới kính hiển vi thấy: Có nhiều hạt tinh bột hình tròn hay hình trứng nhỏ đứng riêng lẻ hay từng đám, đường kính từ 5 – 20 µm. Mảnh mạch mạng, mạch xoắn, mạch điểm. Mảnh mô mềm có nhiều hạt tinh bột và các ống tiết tinh dầu thường bị vỡ, rải rác có các giọt dầu màu vàng nhạt. Định tính 1. Bột dược liệu phát quang dưới áng sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. 2. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4) Bản mỏng: Silica gel 60F254 Hệ dung môi: Cyclohexan – ethylacetat – aceton (7 : 2 :1).
- Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu thêm 20 ml aceton (TT) lắc thật kỹ (lắc trên máy lắc) trong 1 giờ. Lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hoà tan cắn trong 1 ml cloroform (TT). Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g Đương qui di thực (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mẫu thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch thử và và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết phát quang xanh sáng có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Sau đó phun dung dịch kali hydroxyd 1 M trong ethanol (TT), các vết này phát quang mạnh hơn. Độ ẩm Không quá 15% Tro không tan trong acid Không quá 4,5%. Tạp chất đương quy di thực Thân, lá, hoa lẫn trong dược liệu: Không quá 2% Tạp chất khác: Không quá 1%. Chất chiết được trong dược liệu Không ít hơn 35,0%. Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 50% (TT) làm dung môi. Chế biến
- Cây trồng được 10 – 12 tháng thì thu họach. Đào lấy rễ củ, rửa sạch, phơi hay sấy ở 50 – 60 oC đến khô Bảo quản đương quy di thực Để nơi khô mát, tránh ẩm, mốc mọt. Tính vị, qui kinh Cam, tân, ôn. Vào các kinh can, tâm, tỳ b) Công dụng: Theo y học cổ truyền Đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận tràng. Trong đông y, Đương quy là đầu vị trong điều trị bệnh phụ nữ. Đồng thời cũng được chỉ định trong các đơn thuốc bổ và trị bệnh thiếu máu, đau đầu, cơ thể suy yếu, suy tim, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, tê liệt, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, đau kinh, bế kinh (uống trước khi thấy kinh 7 ngày). Ngày uống 7 10g, dùng dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu thuốc. Theo tài liệu nước ngoài, Đương quy dùng điều trị kinh nguyệt không đều, huyết ứ trệ, đau kinh, bế kinh, sa tử cung, đau phong thấp, mụn nhọt, táo bón, hói đầu, điều trị cao huyết áp và hỗ trợ điều trị ung thư, làm thuốc giảm đau, chống co giật, làm ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm. Phụ nữ mang thai uống trước khi sinh cho dễ đẻ. Theo y học hiện đại Tác dụng dược lí Đương quy có tác dụng kiểu oestrogen yếu trên chức năng nội tiết của sinh vật cái. Nhưng tác dụng này không ổn định. Gây tăng trương lực và biên độ co bóp tử cung cô lập và tại chỗ của súc vật thí nghiệm.
- Rễ Đương quy có tác dụng tăng lực rõ rệt trong thí nghiệm chuột bơi gắng sức. Có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể với súc vật thí nghiệm được gây độc với amonichlorid. Có tác dụng chống viêm ở cả hai giai đoạn viêm cấp và mãn tính trên thực nghiệm. Tác dụng chống viêm giống như các thuốc chống viêm phi steroid (chống viêm không kèm theo ức chế miễn dịch). Theo tài liệu nước ngoài, rễ Đương quy có 2 thành phần với 2 tác dụng kích thích và ức chế tử cung; thành phần kích thích tử cung là phần tan trong nước và cồn; thành phần ức chế tử cung là tinh dầu. Cao nước Đương quy có tác dụng ức chế sự ngưng kết tiểu cầu chuột cống trong ống nghiệm cũng như trên in vitro. Độc tính cấp của Đương quy rất thấp. Trên lâm sàng: Viện Dược liệu đã di thực cây Đương quy Nhật Bản (A. acutiloba) và nghiên cứu thấy có những tác dụng dược lí sau: ức chế hệ thần kinh trung ương, gây trấn tĩnh, kéo dài thời gian ngủ của thuốc ngủ; giảm đau với các cơn đau quặn, đau nội tạng thực nghiệm ở chuột nhắt trắng; giải nhiệt, nhuận tràng, điều kinh; gây hoạt hoá tế bào B và T, tăng sản sinh kháng thể; chống viêm và làm giảm khả năng máu đông. Qua nghiên cứu, Viện đã tạo sản phẩm viên bao phim Angala và nghiên cứu lâm sàng giai đoạn III, chứng minh tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư vú của các bệnh nhân chiếu tia xạ (năm 2002). MỘT SỐ NGHIÊN CỨU MỚI NHẤT VỀ ĐƯƠNG QUY Tham khảo nguồn http://vienduoclieu.org.vn/tinchitiet//chitiet/ban tinduoclieu022014%C4%91uongquy62437.html của viện dược liệu QUY TRÌNH SƠ CHẾ ĐƯƠNG QUY Sơ Chế: Sau ngày Bạch lộ thì cắt phần thân cây trên mặt đất đi, cắt cao hơn mặt đất 3cm để sau này dễ đào. Sau khi đào lên, để nơi thoáng gió mấy ngày rồi bó 25 cây thành 1 bó. Không nên phơi ở nơi râm mát vì vỏ sẽ bị xù xì, biến thành mầu xanh. Nếu phơi nắng thì vỏ
- sẽ biến thành mầu đỏ, dầu chảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Thường làm giàn tre cao khoảng 1,3 – 1,7m, xếp Đương quy lên : 1 lớp nằm để nằm, 1 lớp đứng, rồi để nằm ngang mấy lớp, tất cả dầy khỏang 3050cm. Sao đó lấy cây Đậu, Bạch dương và củi cây liễu đốt, xông lên. Không được xông trực tiếp mà chỉ để cho khói nong nóng lên giàn ( làm như vậy Đương quy sẽ lên mầu đẹp). Sau khi vỏ rễ đã trở thành mầu đỏ tươi hoặc mầu vàng kim tuyến ( cần xông như vậy khoảng 15 ngày ), lại dùng than để sấy ( lúc sấy không được nóng quá cũng không được để lửa sấy gián đoạn). Sau khi đã khô được 8/10 thì bớt lửa đi, để thuốc tự khô.Trong cả quá trình sấy như vậy cần khoảng 8090 ngày thì mới được thành phẩm hoàn toàn.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn