intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2023, triển vọng năm 2024 và các khuyến nghị chính sách

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2023, triển vọng năm 2024 và các khuyến nghị chính sách" trình bày về năm 2023 được coi là một trong những năm khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm gần đây khi phải đối mặt với rủi ro và bất ổn từ bối cảnh quốc tế như: tăng trưởng toàn cầu suy yếu, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt ở nhiều nước và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Năm 2024, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ còn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức từ những diễn biến phức tạp của căng thẳng địa chính trị thế giới; khả năng phục hồi yếu của kinh tế toàn cầu;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2023, triển vọng năm 2024 và các khuyến nghị chính sách

  1. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 02. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023, TRIỂN VỌNG NĂM 2024 VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH GS.TS. Phạm Hồng Chương*, GS. TS. Tô Trung Thành* TS. Phạm Xuân Nam*, TS. Nguyễn Quỳnh Trang** Tóm tắt Năm 2023 được coi là một trong những năm khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm gần đây khi phải đối mặt với rủi ro và bất ổn từ bối cảnh quốc tế như: tăng trưởng toàn cầu suy yếu, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt ở nhiều nước và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 vẫn còn kém so với giai đoạn trước dịch bệnh Covid-19, với sự suy giảm của chất lượng tăng trưởng cùng sự giảm sút trong tiêu dùng, hoạt động sản xuất và tình hình của các doanh nghiệp. Năm 2024, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ còn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức từ những diễn biến phức tạp của căng thẳng địa chính trị thế giới; khả năng phục hồi yếu của kinh tế toàn cầu; xu hướng bảo hộ thương mại và xanh hóa sản phẩm ở các thị trường lớn, cùng với những hạn chế nội tại như: động lực truyền thống đến từ tổng cầu còn yếu; khu vực doanh nghiệp còn đang đối mặt với nhiều khó khăn; môi trường tài chính và vĩ mô còn nhiều rủi ro. Trong bối cảnh đó, các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu cần được hồi phục nhanh chóng và đẩy mạnh hơn nữa, bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Từ khóa: chính sách, dự báo, kinh tế Việt Nam, rủi ro, tăng trưởng, tổng cầu 1. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 1.1. Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng 1.1.1. Tăng trưởng Trong bối cảnh nhiều rủi ro, bất ổn như: kinh tế thế giới chưa hồi phục hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, ngân hàng trung ương các nước tiếp tục * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 37
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA theo đuổi chính sách tiền tệ (CSTT) thắt chặt, nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm lại và các yếu tố chính trị như: chiến sự Nga - Ukraine vẫn đang còn diễn biến rất phức tạp, trong khi xung đột Israel - Hamas ngày càng căng thẳng, Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng năm 2023 giảm sâu so với mức 8,02% của năm 2022 và thấp hơn kế hoạch 6,5% Chính phủ đề ra. Tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt 5,05%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng hai năm trước đại dịch Covid-19 (năm 2018 và 2019), lần lượt ở mức 7,47% và 7,36%. Mức tăng trưởng này chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,87% và 2,55% của hai năm giai đoạn Covid-19 (năm 2020 và 2021). Hình 1. Tăng trưởng kinh tế (%) và GDP bình quân đầu người (USD) 4,500 9 4,000 8 3,500 7 3,000 6 2,500 5 2,000 4 1,500 3 1,000 2 500 1 0 0 GDP bình quân đầu người (giá hiện hành USD) Tăng trưởng GDP (%) Ghi chú: Trục trái: GDP bình quân đầu người. Trục phải: Tăng trưởng GDP Nguồn: Tổng cục Thống kê Với mức tăng 5,05%, Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân thế giới (2,9%) và bình quân các nước ASEAN (4,3%). Tuy nhiên, 2023 được coi là một trong những năm khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Bên cạnh đó, mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 đạt 4.284 USD, tăng 174 USD so với năm 2022, cao hơn so với mức 3.859 USD của Philippines và thấp hơn hầu hết các nước khác trong khu vực. 38
  3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 2. So sánh tăng trưởng (%) và GDP bình quân đầu người (USD) Tăng trưởng (%) 15 15 10 10 Việt Nam Việt Nam 55 Indonesia Indonesia 0 Thái Lan Thái Lan 0 Malaysia Malaysia -5 -5 Phillipines Phillipines Trung Quốc Trung Quốc -10 -10 -15 -15 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành (USD) 14,000 14,000 12,000 12,000 Việt Nam Việt Nam 10,000 10,000 Indonesia Indonesia 8,000 8,000 Thái Lan Thái Lan 6,000 6,000 Malaysia Malaysia 4,000 4,000 Phillipines Phillipines 2,000 2,000 Trung Quốc Trung Quốc 0 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2010 2011 2012 2013 2014 2021 2022 2023 Nguồn: Ngân hàng Thế giới - WB (2023) Tăng trưởng GDP có thể cao, nhưng cái thực chất của một quốc gia có được phải là chỉ tiêu Tổng thu nhập quốc gia (GNI), Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) và tiết kiệm (saving). Chênh lệch giữa GNI và GDP của Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng, từ khoảng 1,4% năm 2000 lên xấp xỉ 5% năm 2023. Quy ra USD, nếu thu nhập sở hữu thuần ra nước ngoài năm 2000 chỉ khoảng 0,45 tỷ USD, thì con số này ước tính tăng lên 19 tỷ USD năm 2022. Năm 2023, ước tính luồng tiền chảy ra nước ngoài thông qua chi trả sở hữu khoảng 21 tỷ USD (trong khi đầu tư của khu vực FDI năm 2023 đạt khoảng 23 tỷ USD). Lượng kiều hối năm 2023 tăng mạnh (khoảng 19 tỷ USD) nên NDI không giảm nhiều so với GDP.1 Tuy nhiên, có thể thấy, hiện tượng mất cân đối giữa dòng tiền chuyển ra nước ngoài (chủ yếu đến từ việc chuyển thu nhập của các doanh nghiệp FDI cho chủ sở hữu ở nước ngoài) và dòng tiền từ nước ngoài chuyển vào trong nước (chủ yếu đến từ nguồn kiều hối) không những không được cải thiện mà đã trở nên nghiêm trọng hơn trong năm 2023. Hiện tượng này có thể tác động xấu đến tỷ lệ tiết kiệm cũng như tích lũy tài sản cố định (TSCĐ) của Việt Nam, ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trong dài hạn. 1 NDI = GNI + chuyển nhượng thuần. 39
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 1. Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia (tỷ đồng, %)  Năm GDP GNI Chi trả sở hữu thuần GNI/GDP 2015 5.191.324 4.927.884 -263.440 94,93 2016 5.639.401 5.329.177 -310.224 94,50 2017 6.293.905 5.913.669 -380.236 93,96 2018 7.009.042 6.651.468 -357.574 94,90 2019 7.707.200 7.320.006 -387.195 94,98 2020 8.044.386 7.700.498 -343.888 95,73 2021 8.479.667 8.045.440 -434.227 94,88 2022 9.513.327 9.049.892 -463.435 95,00 Ước 2023 10.221.815 9.681.081 -540.734 94,71 Nguồn: Tổng cục Thống kê 1.1.2. Chất lượng tăng trưởng Năm 2023, tăng trưởng suy giảm đi kèm với chất lượng tăng trưởng không được cải thiện. Chất lượng tăng trưởng kinh tế có thể được xem xét trên ba khía cạnh: (i) hiệu quả của nền kinh tế được thể hiện ở năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP),1 năng suất lao động (NSLĐ); (ii) khả năng chuyển đổi số của nền kinh tế, cho thấy nền kinh tế tận dụng xu thế của Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để thúc đẩy phát triển trong bối cảnh mới; (iii) tính đổi mới sáng tạo (ĐMST) của nền kinh tế xem xét nhiều khía cạnh đầu vào và đầu ra của ĐMST. (1) Hiệu quả của nền kinh tế Trong thời gian vừa qua, tăng trưởng TFP của Việt Nam đạt mức tương đối cao trong khu vực, cho thấy sự cải thiện đáng kể về hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Giai đoạn trước đại dịch Covid-19, tăng trưởng TFP của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, thậm chí năm 2017, gia tăng TFP của Việt Nam vươn lên đứng đầu khu vực, đạt mức 4,1%. Tính trung bình giai đoạn 2015 - 2019, tăng trưởng TFP của Việt Nam đạt mức 2,77%/năm, đứng đầu khu vực. Trong giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 (2020 - 2021), trong khi nhiều nền kinh tế có mức tăng trưởng âm thì TFP của Việt Nam vẫn được cải thiện với mức tăng 0,77%/năm. Tuy nhiên, tăng trưởng TFP của Việt Nam đã bắt đầu sụt giảm trong hai năm gần đây. TFP liên tục tăng trưởng âm ở mức -1,36% (năm 2022) và -2% (năm 2023). Điều này cho thấy xu hướng hiệu quả suy giảm của nền kinh tế, trong khi một số nền kinh tế có điều kiện khá tương đồng với Việt Nam về cơ cấu kinh tế, cơ cấu xuất nhập khẩu như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, có mức tăng TFP phục hồi sau đại dịch Covid-19. Với tăng trưởng âm trong hai năm, mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế lần lượt là -59,6% (năm 2022) và -17,6% (năm 2023). 1 TFP cho biết hiệu quả sử dụng TSCĐ và lao động hoặc các nhân tố hữu hình, nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như: đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân… (gọi chung là các nhân tố tổng hợp). Với cùng lượng đầu vào, doanh nghiệp hoặc nền kinh tế có TFP cao hơn sẽ có lượng đầu ra lớn hơn và ngược lại. TFP là một khái niệm trừu tượng. Vì vậy, đo lường đóng góp của TFP thông qua việc xem xét sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào. Tốc độ tăng TFP chính là đóng góp của TFP vào tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. 40
  5. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 3. Tốc độ tăng TFP của Việt Nam và một số quốc gia 6.00 4.00 2.00 0.00 -2.00 -4.00 -6.00 -8.00 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Trung Quốc Ấn Độ Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam Nguồn: Conference Board Total Economy Database (tháng 4/2023) Bên cạnh TFP, NSLĐ của Việt Nam cũng đang có dấu hiệu giảm sút. Theo ước tính của Tổ chức Conference Board, trong giai đoạn trước đại dịch, NSLĐ của Việt Nam đạt tốc độ tăng khá cao, trung bình 6,35%/năm giai đoạn 2016 - 2019. Mức tăng này cao hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực và chỉ thấp hơn của Trung Quốc (6,91%). Trong hai năm đại dịch, khi hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề, NSLĐ sụt giảm, NSLĐ Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng 4,55%. Đến năm 2023, NSLĐ của Việt Nam là 24,4 nghìn đô la quốc tế tính theo ngang giá sức mua (đo lường bằng USD 2021), chỉ tăng 0,5% so với năm 2021, thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực. NSLĐ của Việt Nam hiện ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Năm 2023, NSLĐ của Việt Nam chỉ bằng 1/7,6 NSLĐ của Singapore, 1/3 NSLĐ của Malaysia, 1/1,8 của Trung Quốc; 1/1,6 lần NSLĐ của Thái Lan, chỉ cao hơn Campuchia và Myanmar. Mặc dù Việt Nam vẫn đang thu hẹp khoảng cách về NSLĐ với các quốc gia trong khu vực, song tốc độ thu hẹp có dấu hiệu chững và sụt giảm trong những năm gần đây. Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách về NSLĐ đối với Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, song gia tăng khoảng cách NSLĐ đối với Trung Quốc. Bảng 2. Tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực (%)  Quốc gia 2016 - 2019 2020 - 2021 2022 2023 Trung Quốc 6,91 5,81 4,83 4,90 Ấn Độ 5,09 0,33 1,43 2,72 Indonesia 1,95 0,14 2,00 3,15 Malaysia 2,85 -1,85 5,44 -0,84 Philippines 4,81 -2,86 -0,25 2,78 Singapore 2,46 4,29 -1,06 -2,13 Thái Lan 3,76 -2,55 -1,20 2,27 Việt Nam 6,35 4,55 4,63 0,50 Myanmar 5,69 -8,57 1,97 2,80 Campuchia 3,97 0,13 3,54 4,11 Nguồn: Conference Board Total Economy Database (tháng 4/2023) 41
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 4. So sánh NSLĐ của Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực (Việt Nam = 1) Trung Quốc Ấn Độ Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam Myanmar Cambodia 9.68 8.34 7.64 3.82 3.34 2.93 2.10 1.90 1.78 1.66 1.59 1.63 1.60 1.36 1.28 1.24 1.36 1.08 1.01 1.00 1.00 0.92 1.06 1.00 0.61 0.47 0.63 0.40 0.37 0.44 2015 2019 2023 Nguồn: Conference Board Total Economy Database (tháng 4/2023) (2) Xu hướng chuyển đổi số của nền kinh tế Chuyển đổi số là quá trình tất yếu, không những vậy, việc tận dụng chuyển đổi số còn hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển bắt kịp các nền kinh tế phát triển. Theo APO (2023), chuyển đổi số giúp các quốc gia đang phát triển có thể thúc đẩy tăng trưởng, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển thông qua đầu tư vào vốn ICT, thay vì đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) như các nền kinh tế phát triển trước đây. Một số quốc gia đang phát triển châu Á có tỷ lệ vốn ICT trong GDP khá cao như: Thái Lan (10%), Malaysia (7%). Hoạt động kinh tế số phát triển mạnh ở khu vực này cùng với các “kỳ lân” công nghệ trong các lĩnh vực như: truyền thông, thương mại điện tử, công nghệ tài chính… Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế số khá cao. Theo Báo cáo “Nền kinh tế kỹ thuật số 2023” của Google và Tamesek, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam bao gồm các hoạt động chủ yếu là thương mại điện tử, du lịch, truyền thông và vận tải trực tuyến đạt 30 tỷ USD trong năm 2023. Quy mô nhóm hoạt động này được dự báo sẽ tăng lên 43 tỷ USD vào năm 2025 và hơn 90 tỷ USD vào năm 2030. Đây là mức tăng trưởng dự báo cao nhất trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay và tiếp tục ở mức cao đến năm 2025. Trong giai đoạn 2022 - 2023, tốc độ tăng trưởng của kinh tế số của Việt Nam đạt mức gần 30%, cao nhất trong khu vực, trong khi mức độ tăng trung bình của các nước khu vực (ASEAN-6) là 16%. Dự báo giai đoạn 2024 - 2025, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là 20%, sau Philippines với mức tăng trưởng 21%, trong khi mức tăng trưởng trung bình của khu vực là 16,6%. 42
  7. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 5. Giá trị kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam và một số quốc gia ASEAN (tỷ USD) 2021 2022 2023 2025 109 82 76 63 49 43 36 35 31 30 30 30 29 25 24 23 22 22 22 20 19 18 17 15 INDONESIA MALAYSIA PHILIPPINES SINGAPORE T HÁI LAN VIỆT NAM Nguồn: Google và Tamesek (2023) Tuy nhiên, giá trị kinh tế số của Việt Nam hiện vẫn còn khiêm tốn trong khu vực, trong khi dân số chỉ đứng sau Indonesia và Philippines. Cuối năm 2023, Tổng cục Thống kê cũng đã chính thức công bố số liệu kinh tế số của cả nước và các địa phương. Theo đó, tỷ trọng giá trị gia tăng (GTGT) của kinh tế số trong GDP giai đoạn 2020 - 2023 lần lượt là 12,66%, 12,88%, 12,63% và 12,33%. Trung bình tỷ trọng GTGT của kinh tế số trong GDP các năm 2020 - 2023 đạt khoảng 12,62%. Như vậy, phát triển kinh tế số còn ở mức khá xa so với mục tiêu 20% vào năm 2025. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – hai địa phương quan trọng nhất của cả nước – chỉ có tỷ trọng kinh tế số tương ứng là 15,8% và 14,7%, thấp hơn nhiều các địa phương khác trong năm 2023. Bên cạnh Tổng cục Thống kê, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng tiến hành ước tính kinh tế số của nền kinh tế. Theo đó, ước tính tỷ trọng kinh tế số của Việt Nam năm 2022 cũng mới chỉ đạt 14,96%. Đối với nền kinh tế số, vốn tài sản ICT đóng vai trò quan trọng. Đây là thành phần kinh tế số lõi, là cơ sở hạ tầng để số hóa nền kinh tế. Vì vậy, xem xét đóng góp của vốn tài sản ICT có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế số của mỗi quốc gia. Trong 5 yếu tố đóng góp vào tốc độ tăng trưởng, bao gồm: vốn ICT, vốn ngoài ICT, số lượng lao động, chất lượng lao động và TFP, vốn ICT luôn có mức đóng góp thấp nhất, thậm chí năm 2016, mức đóng góp của vốn ICT ở mức gần bằng 0. Trong những năm gần đây, mặc dù mức đóng góp của vốn ICT được cải thiện đáng kể, tăng lên 2,8% (năm 2021) và 3% (năm 2023) nhưng mức đóng góp này còn rất thấp so với các nước trong khu vực. 43
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 6. Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP của Việt Nam (%) 400.00 Mức đóng góp vào tăng trưởng GDP 300.00 200.00 TFP 100.00 Vốn tài sản ngoài ICT 0.00 Vốn tài sản ICT 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Chất lượng LĐ -100.00 Số lượng LĐ -200.00 -300.00 Năm Nguồn: Conference Board Total Economy Database (tháng 4/2023) Tại nhiều quốc gia, đóng góp của vốn ICT vào tăng trưởng GDP không ngừng gia tăng. Singapore và Thái Lan là hai quốc gia trong khu vực có mức đóng góp cao nhất. Năm 2023, mức đóng góp của vốn tài sản ICT vào tăng trưởng GDP của Thái Lan và Singapore tương ứng là 38% và 80,6%. Bảng 3. Đóng góp của vốn tài sản ICT vào tăng trưởng GDP (%)  Quốc gia 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Trung Quốc 20,84 12,02 12,35 45,41 8,55 26,01 13,86 Ấn Độ 10,29 9,80 12,89 -4,84 6,02 8,86 10,97 Indonesia 3,03 2,98 2,45 -4,31 3,02 2,13 2,57 Malaysia 9,73 9,09 4,17 -6,85 15,08 6,12 27,53 Philippines 4,33 4,23 3,37 -1,40 2,88 2,05 2,41 Singapore 24,10 24,22 53,03 -22,11 14,22 37,15 80,58 Thái Lan 20,05 19,08 40,19 -12,26 61,94 42,15 37,94 Việt Nam 0,75 0,97 0,14 1,77 2,77 1,30 2,99 Myanmar 10,73 7,41 6,89 14,01 -0,76 12,82 9,42 Campuchia 2,37 2,08 2,20 -3,82 4,03 2,45 2,06 Nguồn: Conference Board Total Economy Database (tháng 4/2023) (3) Tính đổi mới sáng tạo Theo Báo cáo “Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố, Việt Nam xếp thứ 46 trong 132 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2022. Mặc dù đã có cải thiện so với năm 2022, nhưng chỉ số GII năm 2023 của Việt Nam vẫn chưa có nhiều nổi bật so với các nước trong khu vực. Tại thời điểm trước đại dịch Covid-19, Việt Nam có mức xếp hạng cao hơn Ấn Độ và Thái Lan. Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 42, cao hơn bậc 44 và 48 của Thái Lan và Ấn Độ. Trong hai năm gần đây, Ấn Độ vươn lên vị trí 40 và Thái Lan ở vị trí 43, trong khi Việt Nam tụt xuống vị trí 48 và 46. Điều này cho thấy dấu hiệu tụt lùi của Việt Nam so với các nước trong khu vực. 44
  9. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hệ số GII được chia thành 7 trụ cột, trong đó 5 trụ cột thể hiện các yếu tố đầu vào của đổi mới như: thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực và trình độ nghiên cứu, trình độ phát triển của thị trường, trình độ kinh doanh và 2 trụ cột đại diện cho các yếu tố đầu ra của đổi mới là đầu ra công nghệ, tri thức và đầu ra sáng tạo. Xem xét kỹ hơn về 7 trụ cột này có thể thấy trong những năm gần đây, các trụ cột đầu vào ĐMST đã có những tiến triển tích cực. Xếp hạng chỉ số đầu vào tăng 5 bậc, từ 62 (năm 2020) lên 57 (năm 2023). Trong đó, hạ tầng và nhân lực là hai trụ cột có những bước tiến vượt bậc. Năm 2023, nhân lực và trình độ nghiên cứu của Việt Nam đứng thứ 71, tăng 9 bậc so với năm 2022, hạ tầng cho ĐMST của Việt Nam đứng thứ 70, tăng 1 bậc so với năm 2022, và 9 bậc so với năm 2021. Trong khi đó, trình độ phát triển của thị trường bị tụt 6 bậc, đứng ở vị trí 49 trong năm 2023. Trụ cột thể chế được cải thiện trong năm 2022, song tụt lùi 3 bậc trong năm 2023. Hình 7. Xếp hạng chỉ số GII của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực, giai đoạn 2020 - 2023 Trung Quốc Ấn Độ Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam 87 85 75 61 59 56 51 50 48 48 46 46 44 44 43 43 43 42 40 40 36 36 36 33 14 12 12 11 8 8 7 5 2020 2021 2022 2023 Nguồn: Global Innovation Index Bảng 4. Xếp hạng 7 trụ cột trong chỉ số GII của Việt Nam, giai đoạn 2020 - 2023   2020 2021 2022 2023 Chỉ số GII 42 44 48 46 Đầu vào của ĐMST 62 60 59 57 Trình độ phát triển của thị trường 34 22 43 49 Trình độ kinh doanh 39 47 50 49 Hạ tầng 73 79 71 70 Nguồn nhân lực và trình độ nghiên cứu 79 79 80 71 Thể chế 83 83 51 54 Đầu ra của ĐMST 38 38 41 40 Đầu ra công nghệ và tri thức 37 41 52 48 Đầu ra sáng tạo 38 42 35 36 Nguồn: Global Innovation Index 45
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Các trụ cột đầu ra ĐMST, mặc dù ở mức khá so với các quốc gia trong khu vực, song lại đang có xu hướng sụt giảm so với giai đoạn trước đại dịch Covid-19. Năm 2023, trụ cột đầu ra công nghệ và tri thức ở vị trí 48, giảm 11 bậc so với năm 2020; trong khi đó, trụ cột đầu ra sáng tạo ở vị trí 36, tăng 2 bậc so với năm 2020 nhờ gia tăng xuất khẩu các sản phẩm mang tính sáng tạo và gia tăng sáng tạo các ứng dụng trên các nền tảng trực tuyến. 1.2. Cơ cấu chi tiêu Bảng 5 cho thấy, trong năm 2023, tích lũy tài sản tăng 4,09% và tiêu dùng cuối cùng tăng 3,52%. Tốc độ tăng của cả hai chỉ tiêu đều giảm so với tốc độ tăng vào năm 2022 (lần lượt là 5,40% và 7,09%), với tỷ trọng đóng góp vào mức độ tăng trưởng chung là 26,64% và 41,04%. Đồng thời, cả hai chỉ tiêu này đều chưa thể quay trở lại được mức tăng trưởng tương đương như trước khi đại dịch xảy ra. Đối với chi tiêu tư nhân, năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 9,6% so với năm trước (năm 2022 tăng 20%), nếu loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 7,1% (năm 2022 tăng 15,8%). Bảng 5. Tốc độ tăng thành tố chi tiêu GDP của Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2023 (%) 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 GDP 6,70 6,90 7,47 7,36 2,87 2,56 8,02 5,05 Tích lũy gộp tài sản 9,72 9,8 8,22 7,91 4,12 3,96 5,40 4,09 Tài sản cố định 9,92 10,20 8,65 8,30 4,10 3,74 5.62 Thay đổi tồn kho 7,73 5,92 3,88 3,80 4,34 8,15 1,61 Tiêu dùng cuối cùng 7,32 7,35 7,17 7,23 1,00 2,33 7,09 3,52 Nhà nước 7,54 7,35 6,28 5,80 6,16 4,66 3,62 Tư nhân 7,30 7,35 7,26 7,36 0,52 1,95 7,68 Nguồn: Tổng cục Thống kê Cả tiêu dùng cuối cùng và tích lũy gộp tài sản đều tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng chung (5,05%). Tăng trưởng GDP năm 2023 chủ yếu đến từ chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo giá so sánh, với mức thâm hụt ít hơn năm trước (xuất khẩu giảm 2,54% trong khi nhập khẩu giảm 4,33%). Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chuyển từ thâm hụt năm 2022 sang thặng dư năm 2023. Theo số liệu thống kê từ nhiều năm nay, nhập khẩu cho đầu vào sản xuất chiếm 60%, nhập khẩu cho tích lũy gộp tài sản chiếm hơn 30% và nhập khẩu cho tiêu dùng cuối cùng chỉ chiếm gần 10%. Nhập khẩu suy giảm khá cũng cho thấy sản xuất đang rất khó khăn, đặc biệt ở chu kỳ sản xuất tiếp theo. Khi đó, tăng trưởng GDP có thể không thực sự phản ánh sức khỏe của nền kinh tế. 46
  11. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Bảng 6. Cơ cấu các nhân tố của cầu cuối cùng (%)   2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Tích lũy gộp tài sản 32,11 31,72 32,31 32,02 31,98 31,92 33,47 33,41 31,96 Trong đó: Tích lũy TSCĐ 30,18 29,89 30,54 30,34 30,36 30,28 31,68 31,69 30,41 Thay đổi tồn kho 1,93 1,83 1,76 1,68 1,62 1,64 1,79 1,72 1,56 Tiêu dùng cuối cùng 69,99 69,14 68,13 66,82 66,41 65,45 65,04 63,92 63,44 Trong đó: Nhà nước 10,65 10,4 10,13 9,75 9,58 9,48 9,61 8,98 8,85 Hộ gia đình 59,33 58,74 58 57,08 56,83 55,97 55,43 54,94 54,58 Chênh lệch xuất nhập khẩu 0,93 2,81 2,54 4,18 5,61 5,51 0,08 2,24 8,03 Sai số -3,03 -3,66 -2,98 -3,03 -4,00 -2,88 1,41 0,43 -3,43 Nguồn: Tổng cục Thống kê Về cơ cấu các thành tố của tổng cầu, Bảng 6 cho thấy tiêu dùng cuối cùng đóng vai trò quan trọng nhất trong GDP, chiếm đến 63,44% năm 2023 (mặc dù đã giảm từ mức gần 70% năm 2015). Trong đó, tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình chiếm gần 55% GDP. Đầu tư (tích lũy gộp tài sản) duy trì ở mức trên 30% GDP trong một thời gian dài. Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ về cơ bản đóng góp tỷ lệ thấp trong cơ cấu GDP. 1.3. Cơ cấu ngành sản xuất Theo cơ cấu ngành, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 tăng trưởng 3,83% (cao hơn không đáng kể so với mức 3,36% của năm 2022) và đóng góp 8,84% vào tăng trưởng GDP chung của cả nền kinh tế. Khu vực này đạt tăng trưởng tích cực trong năm 2023 là nhờ kim ngạch xuất khẩu một số nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định và ứng dụng mô hình công nghệ cao trong nuôi trồng. Có thể thấy rằng, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 tiếp tục giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Tuy nhiên, các ngành còn lại đều có dấu hiệu suy giảm mạnh so với năm 2022. Ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Tăng trưởng toàn ngành công nghiệp cũng như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đều ở mức thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2013. GTGT toàn ngành công nghiệp năm 2023 chỉ tăng 3,02%, trong khi công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%. Chỉ số Phát triển của ngành công nghiệp chỉ tăng 1,46% (so với 7,4% năm 2022), trong đó chỉ số Phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 1,63% (so với 7,8% năm 2022). 47
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 8. Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng các ngành sản xuất của Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2023 (%) Tỷ trọng thuế sản phẩm trừ trợ cấp trong GDP (%) Tỷ trọng dịch vụ trong GDP (%) Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong GDP (%) Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP (%) Nông nghiệp (% tăng trưởng) - trục phải Công nghiệp xây dựng (% tăng trưởng) - trục phải Dịch vụ (% tăng trưởng) - trục phải 100% 12 80% 10 8 60% 6 40% 4 20% 2 0% 0 Nguồn: Tổng cục Thống kê Tăng trưởng khu vực dịch vụ năm 2023 đạt 6,82%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 9,99% năm 2022. Tuy vậy, đây vẫn là ngành có tốc độ tăng cao nhất và đóng góp lớn vào tăng trưởng của năm 2023. Một số ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng ổn định bao gồm: nghệ thuật, vui chơi, giải trí (12,63%), lưu trú và ăn uống (12,24%), vận tải kho bãi (9,18%). Việc thúc đẩy các hoạt động, sự kiện du lịch đã tạo ra nội lực tăng trưởng và phục hồi cả hoạt động du lịch nội địa và quốc tế; chính sách về visa đã có những thay đổi mạnh mẽ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho du khách nước ngoài; hệ thống sản phẩm du lịch liên tục được làm mới, đa dạng, tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cho du lịch Việt Nam. Bảng 7. Đóng góp của các ngành sản xuất vào tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2023 (%) 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Tăng trưởng 7,47 7,36 2,87 2,56 8,12 5,05 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,62 0,32 0,36 0,32 0,97 0,60 Công nghiệp và xây dựng 3,44 3,54 1,05 0,96 3,10 1,87 Dịch vụ 3,02 3,16 1,20 1,05 3,36 2,15 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 0,39 0,34 0,26 0,23 0,69 0,43 Nguồn: Tổng cục Thống kê 48
  13. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 9. Tốc độ tăng trưởng chỉ số Phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2023 (%) Chỉ số phát triển công nghiệp - Toàn ngành (% tăng trưởng) Chỉ số phát triển công nghiệp - Khai thác mỏ (% tăng trưởng) Chỉ số phát triển công nghiệp - CN chế biến chế tạo (% tăng trưởng) 20 Chỉ số phát triển công nghiệp - Sản xuất và phân phối điện (% tăng trưởng) 15 10 5 0 -5 -10 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong năm 2023, chỉ số PMI cho thấy sức khỏe ngành sản xuất yếu kém trong hầu hết thời gian của năm (với 10 trên 12 tháng có chỉ số PMI dưới ngưỡng 50). Kết quả chỉ số PMI trung bình của năm là thấp nhất kể từ thời điểm bùng phát đại dịch Covid-19 vào năm 2020. Theo dữ liệu công bố bởi S&P Global, PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 12/2023 chỉ đạt 48,9 điểm, tức là vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm. Điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành đã suy giảm tháng thứ tư liên tiếp (PMI của các tháng từ tháng 9 đến tháng 12 lần lượt là 49,7; 49,6; 47,3; 48,9). PMI thường được coi là chỉ tiêu có tính dẫn dắt, vì vậy, sự suy giảm này là dấu hiệu đáng lo ngại về tăng trưởng của các ngành sản xuất nói riêng, của nền kinh tế nói chung trong năm 2024. Hình 10. Chỉ số PMI của Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2023 60 55 Dec’23 - 48,9 50 45 40 35 30 May… May… May… May… May… May… May… May… Jan-16 Sep-16 Jan-17 Sep-17 Jan-18 Sep-18 Jan-19 Sep-19 Jan-20 Sep-20 Jan-21 Sep-21 Jan-22 Sep-22 Jan-23 Sep-23 Nguồn: Nikkei 65 60 55 50 45 40 35 49 Vietnam Thailand Singapore Philiipin
  14. 35 30 May… May… May… May… May… May… May… May… Jan-16 Sep-16 Jan-17 Sep-17 Jan-18 Sep-18 Jan-19 Sep-19 Jan-20 Sep-20 Jan-21 Sep-21 Jan-22 Sep-22 Jan-23 Sep-23 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 11. Chỉ số PMI của Việt Nam và một số nước trong khu vực 65 60 55 50 45 40 35 Vietnam Thailand Singapore Philiipin Malaysia India China Nguồn: Global Economy và tổng hợp từ nhiều nguồn khác So sánh với một số quốc gia trong khu vực, Việt Nam nằm trong nhóm nước có chỉ số PMI đi xuống. Trong khi Ấn Độ, Philippines, Thái Lan và Singapore có chỉ số PMI ở mức trên 50, thì Việt Nam có chỉ số PMI không ổn định và có nhiều thời điểm dưới 50. 1.4. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Số doanh nghiệp (DN) thành lập mới năm 2023 là gần 160.000 DN, tăng 7% so với năm 2022. Mặc dù có tăng về số lượng, song mức độ gia tăng thấp hơn nhiều so với con số 27,1% năm 2022. Trong khi đó, số lượng DN quay trở lại kinh doanh là khoảng 58.000 DN, thấp hơn mức 60.000 DN năm 2022. Như vậy, trung bình mỗi tháng, nền kinh tế được bổ sung thêm 18.100 DN. Số lượng DN tạm ngừng kinh doanh và DN chờ làm thủ tục giải thể lần lượt là 89.000 DN và 65.000 DN, đều cao hơn so với năm 2022. Những con số này đã phần nào cho thấy những khó khăn của DN trong năm 2023. Hình 12. Tình hình hoạt động doanh nghiệp trong giai đoạn 2020 - 2023 (nghìn DN) 200 159 149 150 135 117 100 89 74 65 55 48 60 51 58 44 47 38 43 50 17 17 19 18 - 2020 2021 2022 2023 Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có thời hạn chờ làm thủ tục giải thể Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể Nguồn: Tổng cục Thống kê 50
  15. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng hơn 15.000 DN so với năm 2022 – đây là những DN đang trong tình trạng khó khăn, kinh doanh không hiệu quả, chưa có phương án kinh doanh khả thi. Do vậy, DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh, thay vì giải thể, để có thời gian tìm kiếm khách hàng và có phương án kinh doanh hiệu quả. Phần lớn DN thuộc nhóm này đều thoi thóp và trông chờ sự thay đổi từ môi trường bên ngoài để có cơ hội phục hồi. Số lượng DN thuộc nhóm này tăng mạnh phản ánh nhiều bất lợi từ môi trường đầu tư kinh doanh. Vốn đăng ký trung bình của một DN thành lập mới phản ánh tiềm lực tài chính của các DN. Năm 2023, vốn đăng ký trung bình một DN là 9,55 tỷ đồng, thấp hơn mức 13,8 tỷ năm 2021 và 10,71 tỷ năm 2022. Vốn đăng ký trung bình trong các lĩnh vực đều thấp hơn so với năm 2022. Điều này cho thấy khó khăn về tài chính của hầu hết các DN trong nền kinh tế. Về quy mô lao động, đa số DN mới được thành lập thuộc nhóm DN siêu nhỏ, với quy mô dưới 10 lao động. Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành có số lao động bình quân cao nhất, với quy mô số lao động trung bình khoảng 24 người. Một trong những khó khăn lớn nhất với DN hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là tiếp cận nguồn vốn tín dụng, do khó đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về điều kiện vay vốn. Báo cáo khảo sát DN được Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thực hiện vào tháng 5/2023 chỉ ra rằng, việc tiếp cận vốn của DN gặp nhiều khó khăn: có tới 79,1% DN đánh giá triển vọng tiếp cận vốn là tiêu cực/rất tiêu cực (37,2% đánh giá là rất tiêu cực), trong đó các DN ngành xây dựng đánh giá bi quan nhất. Các DN tư nhân và DN có quy mô nhỏ là những DN có đánh giá tiêu cực nhất về khả năng tiếp cận vốn, cho thấy tính dễ bị tổn thương của các DN này. Bên cạnh đó, Báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” (PCI) cho thấy tỷ lệ DN được hỏi cho biết có khoản vay tại các ngân hàng suy giảm liên tiếp trong thời gian gần đây. Tỷ lệ DN tư nhân có vay vốn từ các tổ chức tín dụng giảm liên tục từ gần 49% (năm 2017) xuống còn 35% (năm 2021) và xấp xỉ 18% (năm 2022). Cũng theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có gần 80% DN được phỏng vấn cho biết trở ngại lớn nhất khiến họ không thể vay vốn là không có tài sản đảm bảo. 1.5. Lạm phát Năm 2023 là năm thứ 10 liên tiếp lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu. CPI năm 2023 của Việt Nam tăng 3,25% so với năm 2022, thấp hơn mục tiêu 4,5% Quốc hội đề ra, cũng như thấp hơn so với một số nước trong khu vực (Philippines 5,8% hay Indonesia 3,6%). So với mặt bằng chung trong thời gian qua, Việt Nam là quốc gia kiểm soát khá tốt lạm phát trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động. Đây là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cùng các chính sách kinh tế vĩ mô khác, đảm bảo cân đối cung - cầu và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế. 51
  16. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 13. Lạm phát theo CPI của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực (%) 7 6 5 4 3 2 1 0 -1 -2 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam Trung Quốc Nguồn: WB (2023), IMF (2023) Đóng góp của các nhóm mặt hàng trong giỏ CPI vào lạm phát như sau: Thứ nhất, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,44%, tác động làm CPI chung tăng 0,46 điểm phần trăm do một số địa phương tăng học phí năm học 2023 - 2024 theo lộ trình của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Thứ hai, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,58%, tác động làm CPI chung tăng 1,24 điểm phần trăm do giá xi măng, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, cùng với đó giá thuê nhà ở tăng cao. Thứ ba, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 6,85%, tác động làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm. Thứ tư, chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 4,86%, tác động làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm, nguyên nhân do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 04/5/2023 và ngày 09/11/2023. Thứ năm, chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,29%, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm, do nguyên liệu sản xuất và chi phí nhân công tăng. Thứ sáu, chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế năm 2023 tăng 1,23% do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023. Thứ bảy, chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,65%, tác động làm CPI tăng 0,16 điểm phần trăm, chủ yếu do từ tháng 7/2023, dịch vụ bảo hiểm y tế tăng theo mức lương cơ sở mới. Bên cạnh đó, một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2023 như: chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11,02% so với năm 2022 theo biến động của giá 52
  17. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI thế giới, làm CPI chung giảm 0,4 điểm phần trăm; dầu hỏa giảm 10,02%. Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,81% so với năm trước do giá điện thoại di động thế hệ cũ giảm. Nguyên nhân lạm phát được kiểm soát ở mức thấp chủ yếu là do mức tăng tổng cầu suy giảm: tốc độ tăng tích lũy tài sản (4,09%) và tiêu dùng cuối cùng (3,52%) đều thấp hơn tốc độ tăng GDP (5,05%). Trong khi đó, chi phí đẩy diễn biến khác với năm trước: giá dầu thế giới giảm, giá nhập khẩu ngược chiều (giảm 1,73% so với tăng 8,56%), giá nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất giảm (1,78%). Giá vận tải, kho bãi tăng cao (27,9%), nhưng chủ yếu do giá dịch vụ vận tải hàng không tăng quá cao (130,28%). Giá sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 3,14%, dịch vụ tăng 9,59%, còn công nghiệp giảm 0,48%, trong đó chế biến, chế tạo giảm 0,55%. Tính chung cả năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm 2022 (cao hơn mức 2,59% năm 2022). Mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán gia tăng (tăng 10,03% năm 2023 so với mức 6,2% năm 2022), trong khi tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2023 là 13,5% (giảm so với mức 14,2% năm 2022). Sự chênh lệch này cho thấy tín dụng đã khó hấp thụ vào quá trình sản xuất, chuyển thành tăng mức lạm phát cơ bản. Hình 14. Tăng trưởng tín dụng, lạm phát và lạm phát cơ bản, giai đoạn 2016 - 2023 Lạm phát (%) Lạm phát (%) Lạm phát cơ bản (%) Lạm phát cơ bản (%) Tăng trưởng tín dụng (%) Tăng trưởng tín dụng (%) 20 20 Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (%) Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (%) 5 5 4 4 15 15 3 3 10 10 2 2 5 5 1 1 0 0 0 0 2016 2016 2017 2017 2018 2018 2019 2019 2020 2020 2021 2021 2022 2022 2023 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 15. Lạm phát, giá dầu thế giới, chỉ số giá lương thực, giai đoạn 2016 - 2023 Giá dầu thế giới (USD/1 thùng) Giá dầu thế giới (USD/1 thùng) Chỉ số FAO Food Price Index) (2014-2016=100) Chỉ số FAO Food Price Index) (2014-2016=100) Lạm phát (%) - trục phải Lạm phát (%) - trục phải 160 160 5 5 140 140 4 4 120 120 100 100 3 3 80 80 60 2 2 60 40 40 1 1 20 20 0 0 0 0 2016 2016 2017 2017 2018 2018 2019 2019 2020 2020 2021 2021 2022 2022 2023 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê, EIA, FAO 53
  18. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 2.1. Về tăng trưởng Tác động của các yếu tố bất lợi, bấp bênh từ tình hình kinh tế thế giới khiến những dự báo về tăng trưởng Việt Nam trong năm 2024 đều được điều chỉnh giảm so với năm 2023. Nghị quyết số 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6 - 6,5%. Trong đó, kịch bản tăng trưởng theo quý lần lượt là quý I/2024 đạt 5,26 - 5,69%; quý II đạt 5,8 - 6,29%; quý III đạt 6,24 - 6,77%; quý IV đạt 6,55 - 7,09%. Kế hoạch này lạc quan hơn dự báo của các tổ chức quốc tế. Các mức kế hoạch theo quý và theo năm của năm 2024 đều vượt trội so với thực hiện của năm 2023. Bảng 8. Tổng hợp kế hoạch và dự báo về tăng trưởng, lạm phát Việt Nam năm 2024 (%) Dự báo của các tổ chức quốc tế Chỉ tiêu Kế hoạch (*) IMF WB ADB Tăng trưởng 6 - 6,5 5,8 5,5 6,0 Lạm phát 4 - 4,5 3,4 3,0 4,0 Ghi chú: (*) Kế hoạch của Chính phủ là theo Nghị quyết số 103/2023/QH về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 Nguồn: IMF, WB, ADB Mục tiêu Chính phủ đưa ra cho năm 2024 cao hơn so với năm 2023 và so với các dự báo của các tổ chức bởi năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là năm phải tăng tốc, bứt phá để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Với mức tăng trưởng còn thấp hơn so với kế hoạch của năm 2023, việc tăng tốc và bứt phá của năm 2024 là bắt buộc để có thể hoàn thành kế hoạch 5 năm, với mục tiêu tăng trưởng trung bình ở mức 6 - 6,5%. Đây cũng là lý do khiến nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024 là “tăng trưởng kinh tế”, sau đó mới đến giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn. Đây cũng là điểm khác biệt so với Nghị quyết số 01/NQ-CP các năm trước đây (nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2022 là tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và hồi phục kinh tế; năm 2023 là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô). Nhìn chung, năm 2024, kinh tế Việt Nam sẽ đối diện với nhiều tác động bất ổn, khó lường và tiêu cực từ kinh tế thế giới: Thứ nhất, nhiều quốc gia có nền kinh tế lớn như Mỹ khả năng vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ (CSTT) thắt chặt trong năm 2023, dẫn tới đồng USD tiếp tục tăng giá. Nếu FED tiếp tục giữ mức lãi suất cao, đồng USD sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư và kích thích dòng vốn chạy ra khỏi các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, so với các nền kinh tế mới nổi khác, tác động của việc FED duy trì mức lãi suất cao đến dòng vốn ra khỏi Việt Nam là tương đối nhỏ do: (1) Việt Nam chưa hoàn toàn tự do hóa tài khoản vốn; (2) Dòng ngoại tệ vào Việt Nam đến từ giải 54
  19. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI ngân các dự án FDI, tăng trưởng du lịch và kiều hối vẫn ổn định, hỗ trợ cho cán cân thanh toán của Việt Nam. Ngoài ra, do sản xuất phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu, hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát tại Việt Nam là rất lớn. Trong trường hợp FED vẫn duy trì mức lãi suất USD cao hơn lãi suất VND, chênh lệch lãi suất có thể gây sức ép lên tỷ giá, từ đó gây ra lạm phát cho Việt Nam. Thứ hai, căng thẳng địa chính trị thế giới còn diễn biến phức tạp. Chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã kéo dài đến năm thứ tư và vẫn chưa có dấu hiệu giảm căng thẳng. Bên cạnh đó, cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng Hamas vào tháng 10/2023 đã làm bùng lên một giai đoạn mới trong cuộc chiến tranh giữa Israel và Palestine tại Dải Gaza. Hai cuộc chiến này đã gây ra những biến động lớn trên thị trường tài chính và giá hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là giá năng lượng và lương thực. i) Những căng thẳng chính trị trên thế giới góp phần làm tăng tâm lý phòng thủ kinh tế của người dân cũng như chính quyền các nước. Điều này có tác động tiêu cực đến cầu tiêu dùng, đặc biệt là với hàng hóa nhập khẩu. Là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam cũng là nước phải chịu hậu quả, thể hiện qua sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu. Ở khía cạnh đầu tư, trước sự bất ổn của môi trường chính trị thế giới, các nhà đầu tư sẽ ưu tiên thị trường trong nước hoặc thị trường các nước phát triển hơn là những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. ii) Chiến tranh và xung đột chính trị làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, gây ra ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ. Trong năm 2023, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu yếu khiến giá năng lượng không có mức tăng đáng kể. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu các căng thẳng tiếp tục leo thang hay mở rộng ra các quốc gia khác, giá dầu có thể leo lên ngưỡng mới. Giá dầu tăng có thể gây áp lực lên nỗ lực kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà nước. Thứ ba, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở thương mại lớn, vì vậy, sự sụt giảm của thương mại quốc tế có ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam. Những bất ổn liên quan đến căng thẳng địa chính trị khu vực và toàn cầu, khả năng hồi phục kinh tế thế giới còn yếu, triển vọng tăng trưởng còn ảm đạm và không chắc chắn ở các đối tác thương mại chính của Việt Nam như: Mỹ, EU, Trung Quốc có thể hạn chế khả năng duy trì thặng dư cán cân thương mại. Xuất khẩu sẽ phải đối mặt với thách thức bị thu hẹp thị trường. Đồng thời, những xung đột chính trị cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận các tư liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, giảm xuất khẩu và khả năng cạnh tranh trong thu hút vốn FDI. Thứ tư, xu hướng bảo hộ thương mại xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là ở các nước lớn. Nhiều quốc gia đã có các biện pháp đưa đầu tư về trong nước, dựng nên các rào cản thương mại để bảo vệ, thúc đẩy sản xuất trong nước. Thứ năm, việc chuyển đổi sang sản xuất xanh hóa không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc, là mệnh lệnh của thị trường. Bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng; xanh hóa, an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi 55
  20. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA khí hậu là những tiêu chí cạnh tranh mà các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản… yêu cầu ở các nhà cung cấp. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn tồn tại phải vượt qua bài toán “xanh” trong hoạt động sản xuất, với nhiều tiêu chí như: xử lý đạt tiêu chuẩn chất thải phát sinh, sản xuất tiết kiệm năng lượng, giải pháp tái chế chất thải. Điều này đặt ra những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể nói, tác động từ sự suy giảm và bất ổn của nền kinh tế thế giới dồn nén từ đại dịch Covid-19 cho tới nay nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục tác động đến nền kinh tế Việt Nam, ít nhất trong nửa đầu năm 2024, trước khi đón nhận những dấu hiệu tích cực, khả quan hơn. Trong khi đó, ở trong nước, những động lực truyền thống đến từ tổng cầu (tiêu dùng và đầu tư) còn yếu, khu vực doanh nghiệp còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong khi động lực tăng trưởng mới còn chưa rõ ràng. Môi trường tài chính và vĩ mô như hệ thống tài chính tiền tệ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường vàng và thị trường bất động sản còn chứa đựng nhiều rủi ro. Những thay đổi thể chế để tạo điều kiện cho các động lực tăng trưởng mới còn chậm trễ trong việc ban hành, thực thi công vụ còn chậm do tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm vẫn còn phổ biến. Trong khi đó, chất lượng tăng trưởng còn thấp, mô hình tăng trưởng chưa có nhiều cải thiện. Vì vậy, năm 2024, dự báo kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Khả năng tăng trưởng như mục tiêu đề ra là rất khó khăn. Tuy vậy, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn nếu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2024 có tác động rõ nét hơn, các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… Về chính sách tài khóa (CSTK) hỗ trợ tăng trưởng, một cơ hội cho Việt Nam đến từ dư địa chính sách vẫn còn đủ phục vụ các chính sách kích thích tổng cầu. Nợ công Việt Nam tính đến thời điểm cuối năm 2024 ước tính khoảng 39 - 40% GDP (thấp hơn nhiều so với mức trần 60% do Chính phủ quy định). So với các nước trong khu vực, nợ Chính phủ của Việt Nam ở mức dễ kiểm soát và nằm trong nhóm thấp. Theo dự toán, tổng chi ngân sách nhà nước là 2.119.428 tỷ đồng, trong đó: chi đầu tư phát triển là 677.349 tỷ đồng và chi thường xuyên: 1.175.720 tỷ đồng. Dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2024 chỉ tăng 2% so với dự toán năm 2023. Tuy nhiên, nếu so với con số ước thực hiện hết tháng 12/2023 thì tăng đến 22,3%, trong đó chi thường xuyên tăng 14,5% (một phần do dự kiến tăng lương và trợ cấp xã hội trong năm 2024) và chi đầu tư tăng 16,8%. Việc tiếp tục tăng cả chi thường xuyên và chi đầu tư là một cố gắng của Chính phủ nhằm tạo động lực cho tăng trưởng khi các nguồn khác gặp nhiều khó khăn. Về CSTT, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành một cách chủ động, linh hoạt, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2024, mục tiêu điều hành tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tài chính tín dụng là 15% và có thể được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Đây là mức cao hơn so với tăng trưởng tín dụng năm 2023. Tăng trưởng tín dụng chịu áp lực từ nền kinh tế và thị trường bất động sản chậm phục hồi nhưng mặt bằng lãi suất hạ nhiệt xuống mức thấp có thể tạo lực đẩy cho nhu cầu vay vốn, đặc biệt là tín dụng bán lẻ và khu vực DNNVV. 56
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2