intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan nghiên cứu về phong cách học tập của sinh viên - Nhận định ban đầu và định hướng nghiên cứu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tổng quan nghiên cứu về phong cách học tập của sinh viên - Nhận định ban đầu và định hướng nghiên cứu khái quát hai hướng nghiên cứu chính về phong cách học tập của sinh viên từ phân tích tài liệu gồm: 1) Nghiên cứu dạng phong cách học tập và thang đo phong cách học tập của sinh viên; 2) Nghiên cứu tác động của phong cách học tập tới thành tích học tập của sinh viên và chiến lược dạy học của giảng viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan nghiên cứu về phong cách học tập của sinh viên - Nhận định ban đầu và định hướng nghiên cứu

  1. Dương Thị Kim Oanh, Đỗ Thị Mỹ Trang, Lê Thị Vân Anh Tổng quan nghiên cứu về phong cách học tập của sinh viên - Nhận định ban đầu và định hướng nghiên cứu Dương Thị Kim Oanh*1, Đỗ Thị Mỹ Trang2, Lê Thị Vân Anh3 TÓM TẮT: Phong cách học tập là sở thích về cách học phù hợp với đặc * Tác giả liên hệ điểm thể chất, nhận thức, thuộc tính tâm lí và điều kiện học tập của cá 1 Email: oanhdtk@hcmute.edu.vn 2 Email: mytrang@hcmute.edu.vn nhân. Nghiên cứu phong cách học tập giúp giảng viên nhận diện được 3 Email: ltvanh@hcmute.edu.vn các dạng phong cách học tập của sinh viên để lựa chọn chiến lược dạy Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh học, đáp ứng nhu cầu và nâng cao kết quả học tập của người học. Bài Số 01 Võ Văn Ngân, thành phố Thủ Đức, viết khái quát hai hướng nghiên cứu chính về phong cách học tập của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam sinh viên từ phân tích tài liệu gồm: 1) Nghiên cứu dạng phong cách học tập và thang đo phong cách học tập của sinh viên; 2) Nghiên cứu tác động của phong cách học tập tới thành tích học tập của sinh viên và chiến lược dạy học của giảng viên. Ngoài ra, bài viết xác định các khoảng trống trong nghiên cứu về phong cách học tập của sinh viên và đề xuất các định hướng nghiên cứu chuyên sâu về phong cách học tập để đáp ứng yêu cầu đổi mới của dạy học phát triển năng lực cho sinh viên theo các phương thức dạy học trực tiếp và trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Việc triển khai các định hướng nghiên cứu đề xuất sẽ là cơ sở khoa học để điều chỉnh chiến lược dạy học phát triển năng lực phù hợp với sở thích về cách học của sinh viên theo phương thức đào tạo trực tiếp và trực tuyến. TỪ KHÓA: Phong cách học tập, phong cách học tập của Kolb, danh mục VARK, phong cách học tập thị giác và thính giác, phong cách học tập của Grasha-Riechmann. Nhận bài 05/02/2023 Nhận bài đã chỉnh sửa 17/3/2023 Duyệt đăng 15/4/2023. DOI: https://doi.org/10.15625/2615-8957/12310403 1. Đặt vấn đề ánh, hình thành khái niệm trừu tượng và thử nghiệm Dạy học là quá trình thống nhất biện chứng giữa hoạt chủ động” [4], [5]. động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên Nghiên cứu về phong cách học tập của sinh viên giúp nhằm đạt mục tiêu học tập và thực hiện các nhiệm vụ giảng viên lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Hoạt động dạy và hoạt động học có liên quan dạy học và phương pháp đánh giá kết quả học tập phù trực tiếp hay gián tiếp tới phong cách học tập của sinh hợp với cách học của sinh viên. Bài viết trình bày kết viên. Phong cách học tập là cách học tập của cá nhân quả phân tích tổng quan các hướng nghiên cứu về phong [1]. Ở góc độ là một phạm trù trong khoa học giáo cách học tập của sinh viên, đưa ra những nhận định ban dục, thuật ngữ “phong cách học tập” (Learning Style đầu và đề xuất các hướng nghiên cứu về phong cách or Learning Preferrence) có nguồn gốc từ nghiên cứu học tập để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục đại của Thelen (1954) về động lực của nhóm tại nơi làm học theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên việc: “Hoạt động học rất phức tạp vì liên quan đến suy trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở nghĩ, cảm xúc, hành động và nhu cầu nên đòi hỏi người các cơ sở giáo dục học đại học tại Việt Nam. dạy phải tổ chức các dạng hoạt động tương ứng với hoạt động học” [2]. David A. Kolb và cộng sự thực hiện 2. Nội dung nghiên cứu nhiều nghiên cứu chuyên sâu về phong cách học tập Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để dựa trên lí thuyết học tập trải nghiệm. Kolb và cộng sự tổng quan các hướng nghiên cứu về phong cách học xác định phong cách học tập là: “Sự khác biệt về cách tập của sinh viên trong giáo dục đại học. Phương pháp thức học tập do xu hướng thích một số hành vi học tập phân tích tài liệu được thực hiện theo các bước sau: 1) nào đó hơn so với hành vi học tập khác” [3] hay “Phong Sử dụng công cụ Google Search để tìm kiếm tài liệu cách học tập là cách học độc đáo của cá nhân dựa trên với các từ khoá như learning styles, learning style and sở thích của họ đối với 4 giai đoạn của chu trình học teaching style, learning style in higher education, phong tập trải nghiệm gồm: kinh nghiệm cụ thể, quan sát phản cách học tập, phong cách học tập của sinh viên… ; 2) 12 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
  2. Dương Thị Kim Oanh, Đỗ Thị Mỹ Trang, Lê Thị Vân Anh Đánh giá tài liệu theo các tiêu chí như loại tài liệu (bài cá nhân về cách học (Kolb và Kolb, 2005). Từ năm báo trên tạp chí hay hội thảo, sách …), loại hình nghiên 1971 đến năm 1985, phiên bản LSI 2 được cập nhật. cứu (nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu tổng quan, nghiên Năm 1993, phiên bản LSI 2a được công bố. Phiên bản cứu thực nghiệm, nghiên cứu mô tả); 3) Thời gian xuất KLSI 3 và KLSI 3.1 lần lượt được cập nhật vào các bản: 1954 - 2021. năm 1999 và 2005. Trong các phiên bản từ LSI 1 đến KLSI 3.1, danh mục các phong cách học tập chia không 2.1. Nghiên cứu dạng phong cách học tập và thang đo phong gian học tập thành bốn khu vực xác định với bốn phong cách học tập của sinh viên cách học tập là phân kì, hội tụ, đồng hóa và thích nghi. Nghiên cứu các dạng phong cách học tập của Kolb Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các trường hợp cận và cộng sự biên này thực sự là những phong cách học tập riêng biệt Kolb và Fry (1975) phát triển Danh mục các phong [4]. Năm 2011, cùng với bốn phong cách học tập trước cách học tập (Learning Styles Inventory - LSI) mô tả đây, Kolb và Kolb (2013) cập nhật thêm năm phong ưu điểm và hạn chế về phong cách học tập của cá nhân. cách học tập mới thành phân loại chín phong cách học LSI đo lường mức độ nhấn mạnh tương đối của cá nhân tập trong Danh mục các phong cách học tập của Kolb đối với bốn khả năng học tập bằng cách xếp hạng thứ - Phiên bản 4.0 (KLSI 4.0 - The Kolb Learning Style tự bốn từ khóa mô tả những khả năng là: “Cảm xúc”, Inventory - Version 4.0). Phân loại chín phong cách học “Quan sát”, “Tư duy” và “Thực hiện/Làm”. LSI có sáu tập giúp xác định rõ hơn những phong cách học tập điểm, trong đó bốn điểm tương ứng với từng khả năng độc đáo của cá nhân và giảm đi sự nhầm lẫn về các học tập (CE, RO, AC và AE) và hai điểm kết hợp chỉ ra dạng phong cách học tập có sự giao thoa của bốn phong mức độ cá nhân nhấn mạnh tính trừu tượng hơn tính cụ cách học tập trước đây. Từ các dữ liệu khoa học thu thể (AC - CE) hay thử nghiệm chủ động hơn phản ánh được, Kolb và Kolb (2013) nhận thấy kiểu “cân bằng” (AE - RO). Kolb và Fry (1975) sử dụng LSI để xác định thứ năm mô tả những người học đạt điểm ở trung tâm phong cách học tập của 800 nhà quản lí và sinh viên tốt của mô hình phong cách học tập. Sau đó, Kolb và Kolb nghiệp ngành quản lí. Kết quả nghiên cứu khẳng định: (2013) phát hiện ra những cá nhân đạt điểm gần đường 1) Nhà quản lí có xu hướng nhấn mạnh thử nghiệm chủ biên của mô hình phong cách học tập có phong cách học động (AE) hơn quan sát phản ánh (RO) còn sinh viên tập khác biệt. Ví dụ: “Phong cách học tập trải nghiệm” tốt nghiệp ngành quản lí đánh giá hình thành khái niệm được xác định giữa “Phong cách học tập thích nghi” trừu tượng (AC) cao hơn; 2) Có nhiều mẫu điểm khác và “Phong cách học tập phân kì”. Bốn phong cách học nhau khi đo lường phong cách học tập bằng LSI. Dựa tập ứng với bốn giai đoạn học tập trong chu trình học trên các mẫu điểm khác nhau, Kolb và Fry (1975), Kolb tập trải nghiệm là kinh nghiệm (CE), phản ánh (RO), tư và Kolb (2013) xác định bốn phong cách học tập phổ duy (AC) và hành động (AE). Bốn phong cách học tập biến về mặt thống kê và gọi tên bốn phong cách học khác đại diện cho các phong cách học tập nhấn mạnh tập tương ứng với bốn kiểu người học là: người học hội sự lĩnh hội và chuyển đổi kinh nghiệm là tưởng tượng tụ (Converger), người học phân kì (Diverger), người (CE và RO), phân tích (AC và RO), quyết định (AC và học đồng hóa (Assimilator) và người học thích nghi AE) và khởi xướng (CE và AE). Phong cách học tập (Accommodator) [3], [4]. cuối cùng cân bằng cả bốn giai đoạn của chu trình học Trong hơn 50 năm, kể từ khi LSI phiên bản thứ nhất tập trải nghiệm là cân bằng (CE, RO, AC và AE). Như được công bố trong công trình nghiên cứu Các phong vậy, danh mục các phong cách học tập của Kolb - Phiên cách học tập cá nhân và quá trình học tập (Kolb, 1971) bản 4.0 gồm chín phong cách học tập được phát triển cho đến nay, Kolb và cộng sự liên tục chia sẻ kết quả bằng cách chuyển các phong cách học tập từ độ phân nghiên cứu danh mục các phong cách học tập, cách tính giải 4 pixel sang 9 pixel. Chín phong cách học tập trong điểm và đặc điểm của từng dạng phong cách học tập KLSI 4.0 được sắp xếp có hệ thống trên một không được cập nhật với cộng đồng học thuật. Trong nhiều gian học tập hai chiều ứng với bốn giai đoạn trong chu năm, dựa vào dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm và quan trình học tập trải nghiệm. Không gian học tập hai chiều sát thực tế về các mức điểm của LSI, Kolb điều chỉnh mô tả hình dạng từng “cánh diều” tương ứng với chín LSI năm lần. Sự điều chỉnh này là cần thiết vì người phong cách học tập: Khởi xướng, trải nghiệm, sáng tạo, học trong từng giai đoạn khác nhau sẽ xuất hiện biểu phản ánh, phân tích, tư duy, quyết định, hành động và hiện khác trong từng phong cách học tập, thậm chí nảy cân bằng [4]. sinh thêm các phong cách học tập mới để thích ứng với Nghiên cứu các dạng phong cách học tập của Fleming sự thay đổi về môi trường giáo dục, tiếp cận giáo dục, Từ năm 1987, với nỗ lực cải thiện chiến lược dạy văn hóa, lịch sử và nhất là sự phát triển mạnh mẽ của học của giảng viên và giúp sinh viên học hiệu quả khoa học, kĩ thuật và công nghệ vào cuối thế kỉ XX và hơn, Neil D.Fleming phát triển Danh mục VARK (The những thập niên đầu của thế kỉ XXI. Phiên bản LSI1 VARK Inventory) để tìm hiểu về sở thích học tập của (Kolb, 1971, 1976) phát triển vào năm 1969, trong đó sinh viên. VARK là viết tắt của các từ khóa gồm thị thuật ngữ “phong cách học tập” để mô tả sự khác biệt giác (Visual), thính giác (Aural), đọc/viết (Read/Write) Tập 19, Số 04, Năm 2023 13
  3. Dương Thị Kim Oanh, Đỗ Thị Mỹ Trang, Lê Thị Vân Anh và cảm giác vận động (Kinesthetic). Từng từ khóa gắn ứng với kiểu người học như sau [7]: 1) Phong cách học với mỗi phong cách học tập tương ứng là phong cách tập trực quan và trực giác (Sensing and Intuitive Learng học qua nhìn, phong cách học qua nghe, phong cách Styles) - người học bằng trực quan và người học bằng học qua đọc/viết và phong cách học qua sờ hoặc chạm/ trực giác (Sensing and Intuitive Learners); 2) Phong vận động/làm. Ngoài 4 phong cách học tập đặc trưng cách học tập thị giác và thính giác (Visual and Auditory đã nêu, Fleming còn cho rằng, do cuộc sống là sự biểu Learning Styles) - người học bằng thị giác và người hiện đa dạng về phương thức thực hiện nên có từ hơn học bằng thính giác (Visual and Auditory Learners); 3) 40% [5] đến 55% - 60% [6] người học sở hữu nhiều Phong cách học tập quy nạp và diễn dịch (Inductive and hơn một phong cách học tập. Cá nhân có sở thích về Deductive Learning Styles) - người học bằng quy nạp một trong số các phong cách học tập không có nghĩa ba và người học bằng diễn dịch (Inductive and Deductive phong cách học tập khác không tồn tại. Learners); 4) Phong cách học tập tích cực và phản ánh VARK chỉ ra các phong các học tập sinh viên có thể (Active and Reflective Learning Styles) - người học sử dụng trong học tập. Các phong cách học tập thuộc tích cực và người học theo kiểu phản ánh (Active and Danh mục VARK đều có khả năng mang lại thành công Reflective Learners); 5) Phong cách học tập tuần tự trong học tập khi sinh viên học bằng chính phong cách và tổng hợp (Sequential and Global Learning Styles) học tập mà bản thân mong muốn. Trong thực tế, sinh - người học theo kiểu tuần tự và theo kiểu tổng hợp viên có thể phải thực hiện việc học theo những cách do (Sequential and Global Learners). xã hội quy định (thi viết, thi vấn đáp hoặc kiểm tra thực Trong nghiên cứu Đạt đến cấp độ thứ hai: Phong cách tế) nhưng các chiến lược học nên dựa vào sở thích học học tập và dạy học trong giáo dục khoa học tại trường tập của chính họ. Câu hỏi trong danh mục VARK không đại học, Felder (1993) thay thuật ngữ “Auditory” (thính được thiết kế để chẩn đoán hoặc dự đoán khả năng học giác) bằng thuật ngữ có nghĩa rộng hơn là “Verbal” tập của cá nhân. (ngôn ngữ nói) bao hàm cả âm thanh, từ ngữ hoặc công Như vậy, kể từ khi bộ câu hỏi VARK đầu tiên được thức được nói hay viết [8]. Việc thay thuật ngữ dẫn đến phát triển vào năm 1987, Fleming và cộng sự có nhiều sự chuyển đổi phong cách học tập thị giác và thính giác điều chỉnh, cập nhật dạng phong cách học tập trong các (Visual and Auditory Learning Styles) thành phong phiên bản khác nhau để phù hợp với người học trong cách học tập thị giác và ngôn ngữ nói (Visual and bối cảnh mới. Nghiên cứu phương án trả lời ứng với Verbal Learning Styles). Với quan niệm, phong cách các câu hỏi trong bộ VARK của sinh viên tại trường học tập là sở thích đặc trưng cho cách tiếp nhận và xử Đại học Lincoln (New Zealand) tạo cơ sở khoa học cho lí thông tin, Felder (1993, 1996) đưa ra những đặc điểm Fleming và cộng sự mô tả, giải thích sự khác biệt về sở chính tương ứng với các phong cách học tập sau [9]: 1) thích học tập cá nhân trong nhiều phiên bản cải tiến. Phong cách học tập trực quan (cụ thể, thực tế, hướng Cùng với sự hỗ trợ của Charles Bonwell (Đại học Dược tới sự kiện và thủ tục) hoặc trực giác (khái niệm, sáng St Louis, Missouri, Hoa Kì), phiên bản VARK 2.0 được tạo, hướng tới lí thuyết và ý nghĩa cơ bản); 2) Phong giới thiệu vào tháng 1 năm 1998. Sau những lần đánh cách học tập qua thị giác (thích tài liệu trình bày bằng giá lớn vào năm 2006, 2009 và 2013, bộ câu hỏi VARK hình ảnh như ảnh, sơ đồ và lưu đồ) hoặc ngôn ngữ nói liên tục được cập nhật. Năm 2019, bảng câu hỏi VARK (thích giải thích ngôn ngữ nói); 3) Phong cách học tập được điều chỉnh thành phiên bản VARK 8.0 với 16 quy nạp (thích bài trình bày đi từ khía cạnh cụ thể đến câu hỏi về cách học của con người qua các giác quan. vấn đề chung/khái quát) hoặc diễn dịch (thích bài trình Fleming và Bonwell (2019) thiết kế 16 câu hỏi, mỗi câu bày đi từ vấn đề chung/khái quát đến khía cạnh cụ thể); hỏi có 4 phương án trả lời. Fleming và Bonwell (2019) 4) Phong cách học tập tích cực (học qua thử nghiệm, giới thiệu Bộ câu hỏi VARK 8.0 trong nghiên cứu Làm làm việc theo nhóm) hoặc phản ảnh (suy nghĩ thấu đáo, cách nào để học tốt nhất? Hướng dẫn của người học để thích làm việc một mình hoặc với một hoặc hai bạn học cải thiện việc học: VARK - Thị giác, thính giác, đọc/ quen thuộc); 5) Phong cách học tập tuần tự (quá trình viết, cảm giác vận động. Bộ câu hỏi VARK 8.0 tiếp tục tư duy tuyến tính, học theo từng bước tăng dần) hoặc được điều chỉnh thành Bộ câu hỏi VARK 8.01. Phiên phân tích (quá trình tư duy toàn diện, học theo các bước bản cập nhật VARK 8.01 được giới thiệu trên trang web nhảy vọt). “VARK - A Guide to Learning Preferences” gồm 16 câu Nghiên cứu các dạng phong cách học tập của Grasha hỏi (https://vark-learn.com/the-vark-questionnaire/). - Richmann Nghiên cứu các phong cách học tập trong giáo dục Dựa trên quan sát không chính thức về cách sinh kĩ thuật viên tiếp cận với các nhiệm vụ học tập (từ năm 1972), Felder và Silverman (1988) cho rằng, sinh viên học Anthony F. Grasha thấy được sự khác biệt về sở thích theo nhiều cách (nhìn và nghe, phản ánh và diễn xuất, học tập của sinh viên khi làm việc với bạn học và giảng lí luận logic và trực giác, ghi nhớ, hình dung, vẽ phép viên. Với sự hợp tác của Sheryl Hruska-Riechmann, loại suy và xây dựng mô hình toán học). Felder và Grasha đã phát triển danh mục xác định và phân loại Silverman (1988) xác định 5 nhóm phong cách học tập các sở thích học tập. Danh mục này là thang đo phong 14 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
  4. Dương Thị Kim Oanh, Đỗ Thị Mỹ Trang, Lê Thị Vân Anh cách học tập của sinh viên của Grasha-Riechmann chiến lược dạy học phù hợp với cách học của sinh viên (Grasha-Riechmann Student Learning Style Scales [14]. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về phong cách học tập - GRSLSS) được sử dụng rộng rãi trong giáo dục đại còn giúp giảng viên tìm ra những cách thức chung mà học. Phong cách học tập là quan điểm cá nhân tác động sinh viên thường áp dụng khi nhận thức, xử lí, diễn giải đến khả năng thu nhận thông tin, tương tác với bạn học tài liệu học tập. Trên cơ sở nhận diện được cách thức và giảng viên của sinh viên cũng như tham gia vào trải học chung, giảng viên điều chỉnh, cải tiến hoạt động nghiệm học tập. Danh mục phong cách học tập của sinh dạy học cho phù hợp với phong cách học tập của sinh viên của Grasha-Riechmann xác định 6 phong cách học viên và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên sử dụng tập gồm cạnh tranh, hợp tác, tránh né, tham gia, độc phong cách học tập cá nhân theo cách hiệu quả nhất lập, phụ thuộc [10]: 1) Phong cách học tập cạnh tranh trong lớp học. Hiểu biết về phong cách học tập thúc đẩy (Competitive Learning Style) - Sinh viên học tập để đạt giảng viên sáng tạo trong sử dụng phương pháp dạy học thành tích tốt hơn sinh viên khác trong lớp; 2) Phong để đáp ứng sở thích về cách học không giống nhau của cách học tập hợp tác (Collaborative Learning Style) - những sinh viên khác nhau [15]. Do có sự khác biệt về Sinh viên học tốt nhất qua chia sẻ ý tưởng và sự hiểu sở thích học tập nên việc tạo ra sự phù hợp giữa chiến biết của bản thân với người khác; 3) Phong cách học tập lược dạy học của giảng viên và phong cách học tập của tránh né (Avoidant Learning Style) - Sinh viên không sinh viên sẽ thúc đẩy hiệu quả học tập [16]. Vì vậy, thấu nhiệt tình với nội dung học tập và tham gia học tập ở hiểu về phong cách học tập là một thành phần quan trên lớp; 4) Phong cách học tập tham gia (Participant trọng trong nền tảng của sư phạm học khai phóng [17] Learning Style) - Sinh viên thích đi học và tham gia và mang lại lợi ích cho cả giảng viên và sinh viên [18]. nhiều nhất vào các hoạt động học tập của môn học; 5) Giảng viên xác định được các phong cách học mà sinh Phong cách học tập phụ thuộc (Dependent Learning viên yêu thích để thiết kế bài giảng và tổ chức các hoạt Style) - Sinh viên ít tìm hiểu, ít nghiên cứu và chỉ học động học tập phù hợp nhất với người học và sinh viên những gì được yêu cầu; 6) Phong cách học tập độc lập biết được phong cách học yêu thích của cá nhân sẽ lựa (Independent Learning Style) - Sinh viên thích tự suy chọn được các phương pháp và cách tiếp cận học nhanh nghĩ và tin vào khả năng học tập của bản thân. Mặc dù và hiệu quả nhất [18]. xác định có 6 dạng phong cách học tập song Grasha Nghiên cứu sự khác biệt về cách học của sinh viên (2002) khẳng định phong cách học tập tốt nhất là sự trong lĩnh vực giáo dục kĩ thuật, Felder và Silverman pha trộn các phong cách học tập khác nhau. Mỗi phong (1988) không chỉ xác định các dạng phong cách học tập cách có những ưu điểm và hạn chế nhất định nên không khác nhau mà còn đưa ra những gợi ý về chiến lược dạy có phong cách học tập nào là tốt hoặc không tốt. Cạnh học nhằm tạo nên sự phù hợp giữa phong cách học tập tranh, phụ thuộc và thậm chí tránh né có vị trí trong sinh viên và chiến lược dạy học của giảng viên trong cuộc sống của chúng ta cũng như cộng tác, độc lập và không gian lớp học [8]. Felder (1996) cho rằng, nghiên tham gia. cứu các phong cách học tập sẽ hữu ích cho việc tạo nên Như vậy, phân tích tài liệu về phong cách học tập cho sự cân bằng giữa hướng dẫn dạy học với các thành phần thấy sự phong phú của các dạng phong cách học tập khác nhau của phong cách học tập, qua đó đáp ứng nhu của sinh viên trong học tập. Điều này đòi hỏi giảng viên cầu học tập của sinh viên [9]. Felder và Silverman cần có các chiến lược dạy học linh hoạt và sáng tạo để (1988), Flelder (1996) đưa ra một số gợi ý về chiến phù hợp với các dạng phong cách học tập của sinh viên lược dạy học để phù hợp với các dạng phong cách học trong không gian lớp học trực tiếp hay trực tuyến. tập của sinh viên như sau [7], [9]: 1) Khi dạy nội dung lí thuyết, giảng viên trình bày các hiện tượng và vấn đề 2.2. Nghiên cứu tác động của phong cách học tập đến thành liên quan đến lí thuyết trước (trực giác, quy nạp, tổng tích học tập của sinh viên và chiến lược dạy học của giảng viên hợp), gắn kết nội dung với kinh nghiệm của sinh viên Tác động, ảnh hưởng qua lại của phong cách học tập đã có về môn học đang học và những môn học khác tới hoạt động dạy của giảng viên và học của sinh viên của chương trình đào tạo (quy nạp, tổng hợp); 2) Cung được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Phong cấp hình ảnh minh họa rõ ràng về mẫu trực giác (suy cách học tập của sinh viên có thể tác động tới nhiều luận logic, nhận dạng mẫu, khái quát hóa) và mẫu trực khía cạnh khác nhau trong lớp học như môi trường quan (quan sát môi trường xung quanh, thí nghiệm thực học tập, cấu trúc lớp học, phương pháp dạy học [11] nghiệm, chú ý đến chi tiết), khuyến khích tất cả sinh và thành tích học tập của sinh viên được cải thiện khi viên thực hiện cả hai mẫu (trực quan); 3) Để minh họa giảng viên thấu hiểu và sử dụng hiệu quả chiến lược một khái niệm trừu tượng hoặc thuật toán giải quyết dạy học phù hợp với phong cách học tập của sinh viên vấn đề, hãy sử dụng ít nhất một ví dụ số (trực giác) để [12]. Nghiên cứu phong cách học tập giúp giảng viên bổ sung cho ví dụ đại số thông thường (trực quan); 4) không chỉ nhận diện được các kiểu phong cách học tập Cho sinh viên quan sát thực nghiệm trước khi trình bày mà còn đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên nguyên tắc chung và yêu cầu sinh viên (tốt nhất là làm trong không gian lớp học [13] và cải thiện việc lựa chọn việc theo nhóm) khái quát vấn đề từ hiện tượng đã quan Tập 19, Số 04, Năm 2023 15
  5. Dương Thị Kim Oanh, Đỗ Thị Mỹ Trang, Lê Thị Vân Anh sát (quy nạp); 5) Giao bài tập thực hành để sinh viên 2021). Nghiên cứu vận dụng mô hình phong cách học thực hành vận dụng kiến thức lí thuyết (trực quan, tích tập Kolb vào định hướng phương pháp giảng dạy cho cực, tuần tự) có phân tích (trực giác, phản ánh, tổng sinh viên, học viên các môn khoa học tự nhiên, kĩ thuật hợp); 6) Khuyến khích sinh viên trình bày theo logic và quận sự, Đặng Duy Thái (2016) xác định mô hình các chủ đề học tập riêng lẻ (tuần tự), nhưng cũng chỉ ra phong cách học tập của Kolb với 4 nhóm phong cách mối liên hệ giữa nội dung học tập hiện tại với nội dung học tập có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình dạy liên quan khác trong cùng môn học, liên môn học, liên học. Đặng Duy Thái (2016) cho rằng, các môn học khoa ngành học và trong trải nghiệm hàng ngày (tổng hợp). học tự nhiên, kĩ thuật, quân sự khác với các môn khoa Nghiên cứu cách thức thúc đẩy hiệu quả dạy học qua học xã hội và nhân văn ở chỗ chúng sử dụng và thể hiện học tập dựa theo phong cách học tập và cách tư duy, rõ nét tất cả các phương pháp thích ứng với các mô hình Ginting (2017) tìm hiểu mối quan hệ giữa phong cách phong cách học tập của Kolb. Các đề xuất nâng cao học tập của sinh viên và cách tư duy đối với chiến lược chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học theo phong dạy học hiệu quả đối với 360 sinh viên ngành Sư phạm cách học tập của sinh viên chưa được kiểm chứng bằng tiếng Anh tại Đại học Medan - năm học 2015-2016. thực nghiệm [22]. Thông qua phiếu hỏi và bài kiểm tra đối với 82 sinh Lưu Hớn Vũ (2021) sử dụng thang đo phong viên được lựa chọn ngẫu nhiên cho thấy có mối tương cách học tập (Perceptual Learning Style Preference quan đáng kể giữa cách học và cách suy nghĩ. Điều này Questionnaire) của Reid (1984) để khảo sát phong cách chứng minh phong cách học tập và cách tư duy góp học tập ngoại ngữ hai - tiếng Trung Quốc của 205 sinh phần vào việc giảng dạy hiệu quả [19]. viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Ngân İlçin và cộng sự (2018) nghiên cứu mối quan hệ giữa hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu xác định các phong cách học tập và kết quả học tập 184 sinh viên loại phong cách học tập đều thuộc cấp độ phong cách ngành Vật lí trị liệu tại Thổ Nhĩ Kì bằng thang đo phong học tập chính, trong đó phong cách học tập được yêu cách học tập của Grasha-Riechmann [20]. Nghiên cứu thích nhất là thính giác. Phong cách học tập loại vận này sử dụng điểm trung bình tích lũy là thước đo kết động có mối tương quan thuận với kết quả học tập của quả học tập và so sánh kết quả học tập giữa sáu nhóm sinh viên (p < 0,05). Sinh viên càng thích phong cách phong cách học tập (Độc lập, Phụ thuộc, Cạnh tranh, học tập loại vận động thì có kết quả học tập càng cao Hợp tác, Tránh né và Tham gia) của sinh viên. Kết quả và ngược lại [23]. Tuy nhiên, nhận định về mối quan hệ nghiên cứu cho thấy, phong cách học tập phổ biến nhất giữa phong cách học tập và kết quả học tập chưa được là Hợp tác (34,8%). Kết quả học tập có tương quan kiểm chứng bằng thực nghiệm (2021). nghịch với điểm Tránh né (p
  6. Dương Thị Kim Oanh, Đỗ Thị Mỹ Trang, Lê Thị Vân Anh cách học tập tới thành tích học tập của sinh viên và chiến các phương thức đào tạo mới, phi truyền thống dẫn đến lược dạy học của giảng viên chỉ ra tầm quan trọng của sự đa dạng của các phương thức học tập dựa trên sự việc nhận thức đầy đủ về phong cách học tập của sinh hỗ trợ của công nghệ như học tập trực tuyến, học tập viên để điều chỉnh chiến lược dạy học phù hợp, qua đó hỗn hợp (Hybrid Learning), học tập kết hợp (Blended góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Learning). Từ các khoảng trống trong nghiên cứu tổng quan về phong cách học tập của sinh viên, bài báo đề 3. Kết luận và định hướng nghiên cứu xuất một số định hướng nghiên cứu chính về phong Phong cách học tập của sinh viên là sở thích về cách cách học tập của sinh viên để đáp ứng yêu cầu về đổi học phù hợp với cá nhân song có mối quan hệ chặt chẽ mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho với hoạt động thiết kế, tổ chức dạy học của giảng viên và sinh viên và xu hướng chuyến đổi số trong giáo dục đại ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên. Tổng quan học tại Việt Nam gồm: 1) Nghiên cứu dạng phong cách các nghiên cứu về phong cách học tập của sinh viên học tập của sinh viên các ngành học theo phương thức cho thấy, các nhà khoa học trên thế giới không chỉ xác đào tạo trực tiếp và trực tuyến; 2) Nghiên cứu tác động định các dạng phong cách học tập của sinh viên và biểu của phong cách học tập của sinh viên theo phương thức hiện của chúng mà còn phát triển các công cụ đo lường đào tạo trực tiếp và trực tuyến đối với thành tích học tập dạng phong cách học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, của sinh viên; 3) Nghiên cứu mối quan hệ giữa phong mối quan hệ tác động giữa phong cách học tập và thiết cách học tập của sinh viên và chiến lược dạy học của kế/tổ chức dạy học của giảng viên và thành tích học tập giảng viên theo phương thức đào tạo trực tiếp và trực của sinh viên cũng được phân tích sâu về mặt cơ sở lí tuyến; 4) Nghiên cứu phát triển thang đo phong cách luận và nghiên cứu thực nghiệm. Tại Việt Nam, vấn đề phong cách học tập của sinh viên chủ yếu được nghiên học tập phù hợp với đặc điểm sinh viên Việt Nam ứng cứu mô tả để xác định dạng phong cách học tập của sinh với ngành học; 5) Nghiên cứu phương pháp dạy học viên, mối quan hệ giữa phong cách học tập và kết quả và phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp với học tập. Nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh mối phong cách học tập của sinh viên các ngành học theo quan hệ tác động giữa sử dụng chiến lược dạy học phù phương thức đào tạo trực tiếp và trực tuyến. Những kết hợp với phong cách học tập của sinh viên và thành tích quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc thiết kế học tập của họ chưa được thực hiện. Các kết quả tổng các chiến lược dạy học và đánh giá kết quả học tập theo quan này chỉ ra khoảng trống rất lớn trong nghiên cứu định hướng phát triển năng lực phù hợp với phong cách về phong cách học tập của sinh viên trước: 1) Yêu cầu học tập của sinh viên theo phương thức đào tạo trực tiếp đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp dạy học và trực tuyến. và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về Lời cảm ơn: Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo của nhà tuyển tài cấp Trường về phong cách học tập của sinh viên dụng; 2) Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí chóng trong các cơ sở giáo dục đại học làm nảy sinh Minh, Mã số T2022-170. Tài liệu tham khảo [1] Oxford Reference, (2023), Learning Style, Oxford Academy, Vol. 11, pp.137. University Press, https://www.oxfordreference.com/ [6] Fleming, N. D., Bonwell, C. C. (2019), How do I learn display/10.1093/acref/9780199298761.001.0001/acref- best? A learner’s guide to improved learning - V A R 9780199298761-e-1693;jsessionid=EE634DEF40F819 K: Visual, Aural, Read/Write, Kinesthetic, https://vark- 1914B48C28F0B453E5. learn.com/wp-content/uploads/2019/07/How-Do-I- [2] Thelen, H. A, (1954), Dynamics of Groups at Work. Learn-Best-Sample.pdf. Chicago, The University of Chicago Press. [7] Felder, R. M., Silverman, L.K, (1988), Learning and [3] Kolb, D. A., Fry, R. E, (1975), Toward an applied theory Teaching Styles In Engineering Education, Journal of of experiential learning. In C. Cooper (ed.), Theories of Engineering Education, 78(7), p.674–681. group processes. N.Y.: John Wiley & Sons, https://www. [8] Felder, R. M, (1993), Reaching the Second Tier: researchgate.net/publication/238759143_Toward_an_ Learning and Teaching Styles in College Science Applied_Theory_of_Experiential_Learning. Education, Journal of College Science Teaching, 23(5), [4] Kolb. A. Y., Kolb, D. A, (2013), The Kolb Learning p.286-290. Style Inventory - Version 4.0: A Comprehensive Guide [9] Felder, R. M, (1996), Matters of Style, ASEE Prism, to the Theory, Psychometrics, Research on Validity 6(4), p.18-23. and Educational Applications, https://learningfrom [10] Grasha, A. F, (2002), Teaching With Style: A Practical experience.com/downloads/research-library/the-kolb- Guide to Enhancing Learning by Understanding learning-style-inventory-4-0.pdf. Teaching and Learning Styles, Alliance Publishers. [5] Fleming, N. D., Mills, C, (1992), Not Another Inventory, [11] Burris, S., Kitchel, T., Molina, Q., Vincent, S., Warner, Rather a Catalyst for Reflection, To Improve the W, (2008), The language of learning styles. Techniques: Tập 19, Số 04, Năm 2023 17
  7. Dương Thị Kim Oanh, Đỗ Thị Mỹ Trang, Lê Thị Vân Anh Connecting Education & Careers, 83(2), pp 44 - 48. [19] Ginting, S. A, (2017), A Facilitating Effective Teaching [12] Gooden, D. J., Preziosi, R. C., Nova, B. B, (2009), through Learning Based on Learning Styles and Ways of An Examination Of Kolb’s Learning Style Inventory, Thinking, Dinamika Ilmu, Volume 17(2). American Journal of Business Education, Vol 2, No 3, [20] İlçin. N., Tomruk, M., Yeşilyaprak. S, S., Karadibak. pp.57 - 62. D., Savcı, S, (2018), The relationship between learning [13] Wilson, M. L, (2011), Students’ learning style styles and academic performance in TURKISH preferences and teachers’ instructional strategies: physiotherapy students, BMC Med Educ 18, 291, Correslations between matched styles and academic https://doi.org/10.1186/s12909-018-1400-2 achievement. A Dissertation Presented in Partial [21] Magulod, G.C., Jr, (2019), Learning styles, study habits Fulfillment Of the Requirements for the Degree Doctor and academic performance of Filipino university of Education, Liberty University, Lynchburg, VA. students in applied science courses: Implications [14] Zapalska, A., Dabb, H, (2002), Learning styles, Journal for instruction, Journal of Technology and Science of Teaching in International Business, 13(3/4), pp.77- Education, 9(2), p.184-198, https://doi.org/10.3926/ 97, https://digitalcommons.liberty.edu/cgi/viewcontent. jotse.504. cgi?article=1504&context=doctoral. [22] Đặng Duy Thái, (2016), Vận dụng mô hình phong cách [15] Wu. C.Y., Fazarro, D. E, (2013), Investigation of học tập Kolb vào định hướng phương pháp giảng dạy learning styles preferences of business students, Journal cho sinh viên, học viên các môn khoa học tự nhiên, kĩ for Workforce Education and Development, Volume VI, thuật, quân sự, Tạp chí Giáo dục, kì 1-2, tr.40- 42. Issue 2. [16] Dunn. R. S., Dunn. K.J, (1979), Learning Styles/ [23] Lưu Hớn Vũ, (2021), Phong cách học tập ngoại ngữ Teaching Styles: Should They… Can They… Be thứ hai - Tiếng Trung Quốc: Nghiên cứu trường hợp Matched?, Educational Leadership, http://www.ascd. sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Ngân org/ASCD/pdf/journals/ed_lead/el_197901_dunn.pdf. hàng Thành phố Hồ Chí Minh, VNU Journal of Foreign [17] Fielding, M, (1994), Valuing difference in teachers Studies, 37(2), 172 - 181. and learners: building on Kolb’s learning styles to [24] Nguyễn Hoàng Long - Ngô Xuân Long, (2021), Phong develop a language of teaching and learning, The cách học tập yêu thích của sinh viên Điều dưỡng tại Curriculum Journal, Vol 5(3), pp.393-417, DOI: Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Tạp chí Y Dược 10.1080/0958517940050310. học - Trường Đại học Y - Dược Huế - Số 2, tập 11, tr.28 [18] Romanelli. F., Bird. E., Ryan. M, (2009), Learning - 31. Styles: A Review of Theory, Application, and Best [25] Putra, A.P., Pratiwi, I, (2020), The Effect of Learning Practices. American Journal of Pharmaceutical Style Preferences on StudentmLearning Outcomes, Education 2009; 73 (1) Article 9, https://www.ncbi.nlm. Advances in Social Science, Education and Humanities nih.gov/pmc/articles/PMC2690881/. Research, volume 501, tr.442-446. A REVIEW ON STUDENTS’ LEARNING STYLES - INITIAL COMMENTARY AND RESEARCH ORIENTATIONS Duong Thi Kim Oanh*1, Do Thi My Trang2, Le Thi Van Anh3 ABSTRACT: Learning style is a preference for a way of learning matching * Correspoding author with an individual’s physical, cognitive, psychological attributes, and 1 Email: oanhdtk@hcmute.edu.vn 2 Email: mytrang@hcmute.edu.vn learning conditions. Researching on learning styles helps lecturers 3 Email: ltvanh@hcmnte.edu.vn identify different types of students’ learning styles for selecting Ho Chi Minh City University of Technology and Education teaching strategies to meet students’ learning needs and improve their 01 Vo Van Ngan street, Thu Duc city, learning outcomes. The article generates two main research directions Ho Chi Minh City, Vietnam on students’ learning styles from document analysis, including (1) Research on students’ learning styles and students’ learning style scales; (2) Studying the impact of learning styles on students’ learning outcomes achievement and teaching strategies of lectures. In addition, the article also identifies gaps in the research on students’ learning styles and proposes in-depth research orientations to meet the requirements of reforming teaching and learning based on developing students’ competence for students using both face-to-face and online teaching methods in higher education institutions in Vietnam. Deploying the proposed research orientations will serve as a scientific basis for adjusting teaching strategies to develop competencies in line with students’ preferences in face-to-face or online teaching modes. KEYWORDS: Learning style, Kolb’s learning styles, VARK inventory, visual and auditory learning styles, Grasha-Riechmann student learning style scale. 18 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2