intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tổng quan về nhận thức của sinh viên đối với hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Nghiên cứu tổng quan về nhận thức của sinh viên đối với hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ" phần nào có thể xác định được đúng đắn về kết quả phong cách nuôi dạy được sử dụng ở các cặp cha mẹ. Bên cạnh đó, cũng cần nhiều nghiên cứu đi sâu hơn về chủ đề ở Việt Nam để sinh viên có thể tự nhận thức được rõ hôn nhân và phong cách nuôi dạy con cái ở cha mẹ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tổng quan về nhận thức của sinh viên đối với hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ

  1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HÔN NHÂN VÀ PHONG CÁCH NUÔI DẠY Ở CHA MẸ Nguyễn Trương Hải An*, Cù Hoàng Vân Yến Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Văn Sỹ TÓM TẮT Hôn nhân là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên phong cách nuôi dạy ở cha mẹ. Các nghiên cứu về nhận thức ở cha mẹ về phong cách nuôi dạy thiếu tính thuyết phục bởi chỉ xét về yếu tố cha mẹ. Nên việc Alabama (1991) tạo nên thang đo phong cách nuôi dạy con cái đã đưa ra cái nhìn toàn diện đến từ hai phía là cha mẹ và con cái (học sinh tiểu học cho đến sinh viên). Thang đo được thiết kế để chứng minh ngoài nhận thức của cha mẹ về phong cách nuôi dạy thì nhận thức của con cái về phong cách nuôi dạy ở cha mẹ sẽ mang tính khách quan hơn. Phần nào có thể xác định được đúng đắn về kết quả phong cách nuôi dạy được sử dụng ở các cặp cha mẹ. Cần nhiều nghiên cứu đi sâu hơn về chủ đề ở Việt Nam để sinh viên có thể tự nhận thức được rõ hôn nhân và phong cách nuôi dạy con cái ở cha mẹ. Từ khóa: Cha mẹ, hôn nhân, nhận thức, phong cách nuôi dạy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nhắc đến vai trò làm cha mẹ việc cần đề cập là cách cha mẹ nuôi dạy con cái (Phong cách nuôi dạy ở cha mẹ) của họ, cách họ tương tác với đứa trẻ hay cách họ tương tác với nhau (Hôn nhân) như thế nào trước mặt đứa trẻ hay cách họ cùng phối hợp để dạy đứa trẻ. Hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ có thực sự ảnh hưởng đến nhau? Và cách sinh viên hay đứa trẻ khi lớn lên nhận thức về hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ như thế nào? Tất cả những vấn đề đã đề cập trên sẽ được tìm hiểu và giải đáp thông qua các nghiên cứu trước đó về chủ đề “Nhận thức của sinh viên đối với hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ”. Những nghiên cứu về chủ đề “Hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ” còn rất ít được quan tâm và khai thác nhiều đặc biệt xét về “Nhận thức của sinh viên” đối với “Hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ” còn hiếm hơn. Bầu không khí với cha mẹ của sinh viên là điều đáng quan tâm như: tâm sự, lời nhận xét từ cha mẹ với sinh viên, tần xuất tương tác, cảm xúc trong cuộc trò chuyện,… Phong cách nuôi dạy ở cha mẹ thật sự ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên đại học về vấn đề tâm lý và phi tâm lý. Kết quả cao cho thấy người mẹ mang phong cách nuôi dạy độc đoán ảnh hưởng đến sinh viên về các vấn đề tâm lý và phi tâm lý nhiều hơn so với người cha độc đoán từ nghiên cứu “Mối quan hệ giữa nhận thức của sinh viên về phong cách nuôi dạy con cái và sự điều chỉnh cuộc sống đại học của họ” của tác giả Said Aldhafri (2016). Kết quả từ nhóm nghiên cứu Carolin Donath, Elmar Graessel và cộng sự (2014) “Phong cách nuôi dạy con cái có phải là một yếu tố dự báo về các nỗ lực tự sát trong một mẫu đại diện của thanh thiếu niên?” thông qua cuộc khảo sát điều tra cho thấy bốn phong cách nuôi dạy con cái bao gồm: Phong cách độc đoán, phong cách tự do, phong cách thẩm quyền và phong cách dễ dãi là yếu tố dự đoán có ý nghĩa thống kê về các nỗ lực tự tử ở trẻ, 9,0% tỷ lệ trẻ cố gắng tự tử, tỷ lệ có ý nghĩa tự tử là 39,4% trong đó 5,2% là thường xuyên, 10,4% là khép kín và 23,8% là hiếm khi. Và các nỗ lực tự tử ở thanh thiếu niên có trải nghiệm từ việc cha mẹ ly thân hoặc mất mát ở cha mẹ. 1890
  2. Hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ ảnh hưởng phần nhiều đến các vấn đề trong đời sống của sinh viên và cũng như ảnh hưởng đến cách sinh viên nhận thức về cha mẹ và cả bản thân thông qua cách dạy dỗ ở cha mẹ. Điều này đã được thể hiện rất rõ thông qua các nghiên cứu trên toàn thế giới, dẫu vậy những nghiên cứu về chủ đề trên vẫn còn hạn chế tại Việt Nam. Thông qua những nghiên cứu trước đây, nghiên cứu tổng quan này nhằm tổng hợp các thông tin và số liệu để giúp sinh viên lẫn cha mẹ có sự tiếp nhận và hiểu biết hơn, từ đó điều chỉnh phong cách nuôi dạy ở cha mẹ cũng như nhận thức ở sinh viên. Nhằm giúp cải thiện đời sống của sinh viên lẫn cha mẹ tốt hơn về mặt thể lý lẫn tâm lý và tránh các hậu quả không mong muốn. Vậy, nhận thức của sinh viên đối với hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức sinh của viên đối với hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ? Có những biện pháp nào trong việc hỗ trợ cách sinh viên nhận thức đối với hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ? Trong giới hạn và phạm vi nghiên cứu tổng quan, chúng tôi ưu tiên làm rõ các vấn đề liên quan đến lý luận của chủ đề này. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai mang đến sự quan tâm tới việc kiểm tra tác động của các phong cách lãnh đạo khác nhau đối với quá trình nhóm, dẫn đến việc áp dụng các khái niệm lãnh đạo vào nghiên cứu nuôi dạy con cái theo Givertz (2016). Trước khi Baumrind áp dụng lý thuyết động lực nhóm vào việc nuôi dạy con cái, vào năm 1949 Baldwin đã nghiên cứu những tác động đối với trẻ em của cách nuôi dạy dân chủ, độc đoán và tự do, kết luận rằng cách nuôi dạy dân chủ có lợi nhất cho sự phát triển của trẻ. Symonds (1939) xem xét các khía cạnh của sự chấp nhận/từ chối và sự thống trị/phục tùng. Baldwin (1955) xem xét sự ấm áp/thù địch về cảm xúc và sự tách rời/liên quan. Schaefer (1959) và Schaefer (1965) xem xét ba khía cạnh ở cha mẹ: chấp nhận/từ chối, kiểm soát hành vi vững chắc/lỏng lẻo và tự chủ tâm lý/kiểm soát tâm lý. Becker (1964) xem xét sự nhiệt tình (chấp nhận)/thù địch (từ chối) và hạn chế/dễ dãi. Có sự tương đồng đáng chú ý trong các khía cạnh quan trọng của việc nuôi dạy con cái được các nhà nghiên cứu này xác định, cũng như sự nhất trí rộng rãi về tác động của chúng đối với kết quả của trẻ (Maccoby, E. E., & Martin, J. A., 1983). Diana Baumrind dựa vào các nghiên cứu trước đó nên thuật ngữ về “Phong cách nuôi dạy” được ra đời và chính bà đã đặt nền móng cho các nghiên cứu sau này về phong cách nuôi dạy ở cha mẹ. (Diana Baumrind, 1966). Amy L. Busch và cộng sự (2008) với “Hệ lụy của mối quan hệ hôn nhân và cách cha mẹ nuôi dạy con cái”. Hay Carolin Donath và cộng sự (2014) với “Phong cách nuôi dạy ở cha mẹ ảnh hưởng đến lứa tuổi thanh thiếu niên trong khả năng dự đoán nỗ lực tự tử” và “Phong cách nuôi dạy ở cha mẹ nào được cho là giúp con phát triển tốt nhất và sự phân vùng phong cách nuôi dạy theo văn hóa” của A.R.C. Nwokocha và cộng sự (2017). Các nghiên cứu về nhận thức với hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ trên thế giới khá phổ biến tuy nhiên thì vẫn còn hạn chế đối với khách thể là sinh viên. Tại Việt Nam, nghiên cứu về chủ đề nhận thức sinh viên đối với hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ vẫn chưa được làm rõ. Nhưng vẫn có những nghiên cứu đề cập đến việc phong cách nuôi dạy ở cha mẹ tác động đến con cái và sự phối hợp giữa cặp vợ chồng (thể hiện mối quan hệ hôn nhân). Nghiên cứu của PGS. TS. Trương Thị Khánh Hà (4/2012) về “Phong cách giáo dục của cha mẹ và ảnh hưởng của nó đối với con tuổi vị thành niên” đã góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về phong cách nuôi dạy con cái ở cha mẹ. Kết quả thực tiễn dựa trên điều tra 256 học sinh cả 3 khối 10,11 và 12 tại trường Trung học Phổ thông Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Nội. Kết quả đưa ra: Có khoảng 23% cha mẹ có phong cách giáo dục độc đoán, 44,6% cha mẹ có phong cách giáo dục dân chủ, 9,4% cha mẹ có phong cách nuông chiều và 2,3% cha mẹ có phong cách bỏ mặc/thờ ơ. Trong đó, cha mẹ có phong cách giáo dục độc đoán thường có trình độ đại học và 1891
  3. hôn nhân gắn kết chặt chẽ cao nên họ có xu hướng bắt con phải nghe theo ý mình nhiều hơn so với các cha mẹ có trình độ học vấn trung bình/khá và hôn nhân ở mức ổn định nhưng thiếu sự thống nhất về cách nuôi dạy con cái. Qua nghiên cứu trên có thể thấy phong cách giáo dục ở cha mẹ cũng như sự thống nhất trong cách giáo dục con là một trong những yếu tố tác động tới sự hình thành và phát triển nhận thức của trẻ sau này. Trong “Nghiên cứu thực trạng về phong cách giáo dục ở cha mẹ học sinh trường Trung học Cơ sở ở Thành phố Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Phi (2009), đã chỉ ra 3 phong cách nuôi dạy ở cha mẹ. Trong đó phong cách nuôi dạy chiếm ưu thế là phong cách dân chủ so với phong cách nuôi dạy độc đoán và tự do. Nghiên cứu được thực hiện trên 206 cặp phụ huynh và học sinh. Kết quả cho thấy đánh giá của cha và con về phong cách giáo dục dân chủ ở cha (63,1% và 42,7%) cao hơn so với phong cách độc đoán (22,3% và 34%) và phong cách tự do (14,6% và 23,3%). Tương tự đối với đánh giá của mẹ và con về phong cách dân chủ ở mẹ (56,3% và 46,6%) cao hơn so với phong cách độc đoán (21,4% và 28,2%) và phong cách tự do (22,3% và 25,2%). Thông qua đó, có thể thấy gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở. Ngoài ra hôn nhân và phong cách giáo dục của các cặp cha mẹ có trình độ, nghề nghiệp, lứa tuổi là khác nhau. 3. TỔNG QUAN VỀ NHẬN THỨC, HÔN NHÂN VÀ PHONG CÁCH NUÔI DẠY Ở CHA MẸ Trong cuốn Toàn tập của V.I. Lenin (1980 – 1981), ông cho rằng nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người: “Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các sự vật đó”. Hay nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều, từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn. Ngoài ra ông còn cho rằng nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhà Tâm lý học và Sinh lý học người Đức Wilhelm. W với William. J – cha đẻ của ngành Tâm lý học cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm: Cảm tính và Lý tính. Chúng có mối quan hệ biện chứng và cơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội” – thông tin được cung cấp từ “Chuyên đề: Tâm lý học nhận thức” của Bs. Nguyễn Khắc Viện (2010). Vậy nhận thức là cơ sở cũng như nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con người. Không có nhận thức đồng nghĩa với việc con người sẽ mãi ở trạng thái của một đứa trẻ sơ sinh. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra được khái niềm về “Hôn nhân” thông qua qua những tài liệu ghi chép lịch sử của hôn nhân và cả những nghiên cứu. Hôn nhân là một chủ đề rất rộng điển hình và các khái niệm về hôn nhân có vô số và được xét theo nhiều lĩnh vực như: Tôn giáo; Pháp luật; Triết học; Nhân chủng học…Một trong những khái niệm về hôn nhân: “Hôn nhân là mối quan hệ giữa một hoặc nhiều người đàn ông (nam hoặc nữ) với một hoặc nhiều người phụ nữ nhằm cung cấp cho những người đàn ông đó quyền được yêu cầu tiếp cận tình dục trong một nhóm gia đình và xác định những người phụ nữ có nghĩa vụ tuân theo các yêu cầu đó của những người đàn ông cụ thể đó” (Duran Bell, 1997). Đây là góc nhìn của một giáo sư Nhân chủng học Duran Bell (1936). Hôn nhân theo Nhà Triết học Edvard Westermarck trong cuốn “The history of human marriage” là: “Hôn nhân không gì khác hơn là một mối liên hệ ít nhiều bền chặt giữa nam và nữ, lâu dài. Vượt ra ngoài hành động tuyên truyền đơn thuần cho đến sau khi sinh con”. (Westermarck, 1891). Ông cho rằng định nghĩa này đủ rộng và tôn vinh được tầm quan trọng của hai từ “Hôn nhân” vì không chỉ dựa vào sự hợp pháp của pháp luật mà ông còn đề cao sự sâu sắc và gắn bó của mối quan hệ về sau của việc chung sống và chỉ không mang ý nghĩa tình dục. Dưới quan điểm của Luật pháp tại Thư viện pháp luật thì hôn nhân được định nghĩa là: “Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”, được quy định Khoản 1 Điều 3 trong “Luật hôn nhân gia đình năm 2014”. 1892
  4. Bên cạnh đó Điều 2 Khoản 1 nêu rằng: “Hôn nhân là tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Phong cách nuôi dạy ở cha mẹ trong từ điển tiếng Anh được định nghĩa với từ “Parenting Style”. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về phong cách nuôi dạy của cha mẹ. Chẳng hạn như Maccoby và Martin cho rằng phong cách nuôi dạy nắm bắt hai yếu tố quan trọng của việc nuôi dạy con cái là “Sự đáp ứng của cha mẹ” và “Đòi hỏi của cha mẹ” (Maccoby, E. E., & Martin, J. A., 1983). Hay như Darling và Steiberg thì cho rằng “Phong cách nuôi dạy của cha mẹ là một tập hợp những thái độ đối với trẻ và tạo ra một môi trường cảm xúc mà tại đó các hành vi của bố mẹ được biểu hiện” (N. Darling, L. Steinberg, 1993). Theo Christopher (2005) cho rằng “Phong cách nuôi dạy của cha mẹ là một cấu trúc tâm lý đại diện cho những chiến lược tiêu chuẩn mà các cha mẹ sử dụng trong việc nuôi dạy con của họ.” Còn Từ điển Bách khoa toàn thư thì định nghĩa “Phong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ là một cấu trúc tâm lí thể hiện quan điểm, thái độ, hành vi của cha mẹ cũng như những giá trị mà cha mẹ theo đuổi.” (Christopher, 2005). Có nhiều nghiên cứu về từng loại phong cách nuôi dạy con cái nhưng đa phần đều chịu ảnh hưởng bởi nghiên cứu phong cách nuôi dạy con cái trước đó của Diana Baumrind (1967). Bà đưa ra ba loại phong cách nuôi dạy con cái tiêu biểu, dựa trên mức độ đòi hỏi và đáp ứng. Ba phong cách nuôi dạy là: Độc đoán (Authoritarian); Thẩm quyền/ Dân chủ (Authoritative); Tự do/Dễ dãi (Permisiive). Cho đến về sau Maccoby và Martin (1993) với nghiên cứu chuyên sâu của mình đã bổ sung thêm một phong cách nuôi dạy khác nữa là Bỏ mặc/Thờ ơ hay được gọi là Không quan tâm. Phong cách Thẩm quyền/Dân chủ: Cha mẹ có thẩm quyền vừa đòi hỏi vừa đáp ứng. Phong cách Độc đoán: Cha mẹ độc đoán đòi hỏi cao và chỉ đạo, nhưng không đáp ứng. "Họ là những người tuân theo và định hướng địa vị với mong muốn mệnh lệnh của họ được tuân theo mà không cần giải thích" Phong cách Tự do/ Dễ dãi: Cha mẹ nuông chiều (hay còn được gọi là "dễ dãi" hoặc "không chỉ đạo") đáp ứng nhiều hơn những gì họ đòi hỏi. Phong cách Bỏ mặc/ Thờ ơ: Cha mẹ bỏ mặc/ thờ ơ là những người ít quan tâm, ít đòi hỏi và ít kiểm soát con vì không muốn gây cho con sự phiền toái, áp lực và căng thẳng. (Baumrind, 1991) Vậy có thể thấy các định nghĩa trên đều nhấn mạnh rằng phong cách nuôi dạy của cha mẹ là những hành vi, thái độ và cả chiến lược mà cha mẹ sử dụng trong quá trình nuôi dạy con mình. Các yếu tố ảnh hưởng: Yếu tố khách quan: Không chỉ bản thân cha mẹ là người chủ động trong việc nuôi dạy con cái, mà việc này còn phụ thuộc rất nhiều bởi những yếu tố xung quanh trong cuộc sống của cha mẹ lẫn sinh viên. Những yếu tố đó đôi khi xảy đến một cách bất ngờ và gây ra không ít những khó khăn đối với hôn nhân và phong cách nuôi dạy của cha mẹ, điều này đã ảnh hưởng không ít đến nhận thức của sinh viên. Theo A.R.C. Nwokocha, V. Onukwuli và cộng sự (2017) trong nghiên cứu “Nhận thức của sinh viên đại học về phong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ họ ở Enugu và Abakiliki, Đông Nam Nigeria” sự khác biệt về văn hóa chỉ ra rằng những cha mẹ ở các nước phương Tây đa phần có phong cách nuôi dạy tự do và dân chủ hướng con cái họ đến việc dám nói lên tiếng nói của bản thân và đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân. Ngược lại, cha mẹ Châu Á thường lựa chọn phong cách nuôi dạy độc đoán vì họ biết những gì là tốt nhất cho con của họ và nhằm duy trì các giá trị văn hóa. Thứ hai, yếu tố kinh tế xã hội cũng quan trọng không kém, một môi trường có đầy đủ sự tiện nghi từ vật chất như: Nhà rộng, phương tiện đi lại tốt, đường đến cơ quan thoáng và không tắt đường,…sẽ góp phần trong việc tác động đến cảm xúc, suy nghĩ, hành động của cha mẹ đến sinh viên bằng phong cách nuôi dạy được chỉ ra trong nghiên cứu “Phương pháp nuôi dạy con, môi trường gia đình và vấn đề cảm xúc của con cái các mẹ đơn thân và đã kết hôn” của tác giả Muneeba Shakil, Hafsa AllahBaksh và cộng sự (2020). Tài chính gia đình từ lương bổng, thu nhập các nhân từ cac nguồn khác cũng quyết định đến hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ đối với sinh viên, vì một môi trường ổn định về mọi mặt bao gồm: Tài chính, giáo dục, tình yêu thương sẽ khiến đứa trẻ đước phát triển một cách toàn diện nhất từ “Tình trạng kinh tế xã hội và nuôi dạy con cái” được thực hiện bởi Erika Hoff, Brett Laursen và cộng sự (2002). 1893
  5. Yếu tố chủ quan: Ngoài những yếu tố khách quan đến từ bên ngoài thì những yếu tố chủ quan đến từ bên trong cũng phần nào ảnh hưởng đến phong cách nuôi dạy con cái ở cha mẹ. Trong nghiên cứu của Moazen và cộng sự (2014) về “Ảnh hưởng của phong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ đối với phong cách gắn bó của sinh viên đại học” có xét về yếu tố cá nhân và sức khỏe, các bậc cha mẹ có tính cách tận tâm, kỷ luật thì họ thường có vai trò làm cha mẹ tốt với xu hướng nuôi dạy con cái theo hướng tự chủ. Ngoài ra, Stith SM và cộng sự (2009) đề cập trong “Các yếu tố rủi ro trong việc ngược đãi trẻ em: Đánh giá phân tích tổng hợp tài liệu” về tình trạng sức khỏe tâm thần ở cha mẹ cũng tương quan trực tiếp tới phong cách nuôi dạy con cái và các bậc cha mẹ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đau khổ thường đối xử với con của họ bằng thái độ thù địch, từ chối và có thể áp dụng các quy tắc kỷ luật khắc nghiệt hoặc sử dụng hình phạt thể xác. Về phương diện này thì Chang L và cộng sự (2004) với nghiên cứu “Chất lượng hôn nhân, ảnh hưởng trầm cảm của người mẹ, cách nuôi dạy con khắc nghiệt và con cái hướng ngoại trong các gia đình Trung Quốc ở Hồng Kông” cũng đề cập rằng cha mẹ với cuộc hôn nhân viên mãn sẽ có những hành vi tích cực với con cái. Ngược lại, nếu không hài lòng với cuộc hôn nhân, những cảm xúc và hành vi tiêu cực có thể được họ chuyển giao thông qua tương tác giữa cha mẹ và con cái. 4. KẾT LUẬN Hôn nhân và phong cách nuôi dạy con ở cha mẹ góp phần không nhỏ vào việc sinh viên nhận thức các vấn đề về bản thân, gia đình và cuộc sống. Các cặp cha mẹ có nhận thức được cuộc hôn nhân có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến phong cách nuôi dạy là điều cần thiết. Bên cạnh đó, hôn nhân và phong cách nuôi dạy con không chỉ xuất phát từ bản thân các cặp cha mẹ (Chủ quan) mà còn chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài (Khách quan). Việc sống trong một xã hội ngày càng tân tiến và phát triển thì cha mẹ cần cập nhật và điều chỉnh phong cách nuôi dạy là những hành động, lời nói quan tâm đến sinh viên và ngược lại, sinh viên cần có những điều chỉnh tốt về nhận thức đối với hôn nhân và phong cách nuôi dạy ở cha mẹ để duy trì được một gia đình hạnh phúc và phát triển lành mạnh. Chủ đề này cần được nghiên cứu một cách sâu hơn để tìm ra được các biện pháp đối phó với những trường hợp sinh viên nhận thức tiêu cực nhất và nhằm hỗ trợ đến các cha mẹ, sinh viên hay các cơ sở có khả năng can thiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baumrind, D. (1991). The influence of parenting style on adolescent competence and substance use. Journal of Early (1), pp. 61-62. 2. Christopher, S. (2005, 6 1). A Review of the Relationship Among Parenting Practices, Parenting Styles and Adolescent School Achievement. Educational Psychology Review 17, vol.2(1), pp. 125-146. Doi. doi:10.1007/s10648-005-3950-1 3. Diana Baumrind. (1966). Effects of Authoritative parental control on child behavior. Child Development (37), p.887- 907. 4. Duran Bell. (1997). Defining Marriage and Legitimacy. Current Anthropology, 38(2), 237-253. 5. Maccoby, E. E., & Martin, J. A. (1983). Socialization in the context of the family: Parent-child interaction. In P. H. Mussen (Ed.) & E. M. Hetherington (Vol. Ed.). Handbook of Child Psychology, Vol. 4: Socialization, Personality, and Social Development, 4th ed., pp. 1-101. 6. N. Darling, L. Steinberg. (1993). Parenting Style as context: An Integrative Model. Psychological Bulletin 1993, Vol. 113, No.3(1), pp.487-496. 7. Westermarck, E. (1891). The History Of Human Marriage. The Finnish: Macmillan. 1894
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2