intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TPP - kỳ vọng và thách thức đối với ngành nông nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày nội dung cơ bản của TPP liên quan đến ngành nông nghiệp; Hiệp định TPP - Kỳ vọng đối với ngành nông nghiệp; Hiệp định TPP - thách thức với lĩnh vực nông nghiệp; Để nông nghiệp Việt Nam không “gặp khó” khi tham gia TPP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TPP - kỳ vọng và thách thức đối với ngành nông nghiệp Việt Nam

  1. TPP - KỲ VỌNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Phạm Thị Lộc Cục Kế hoạch và Đầu tư Tóm tắt Khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Việt Nam có thể thu lợi nhiều tỷ đô la, ngành nông nghiệp Việt Nam vừa có nhiều cơ hội, nhưng khi hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ cũng gặp không ít thách thức đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp, kịp thời trong đường lối chính sách phát triển kinh tế của đất nước, từ đó phát huy được những lợi thế và khắc phục khó khăn đưa ngành nông nghiệp nước ta đứng vững trước làn sóng của TPP. Sau hơn 5 năm đàm phán, ngày 5/10/2015, tại Át-lan-ta (Hoa Kỳ), Bộ trưởng thương mại 12 nước1 đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP2). So với toàn thế giới, hiện các thành viên tham gia đàm phán TPP chiếm 24,9% về diện tích; 11,1% về dân số; 37,7% về GDP; chiếm khoảng 19,3% về xuất khẩu và khoảng 21,1% nhập khẩu toàn cầu. Với tiềm năng rộng lớn này, TPP được xem là Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới trong vòng 20 năm qua. Đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là ngành nông nghiệp - “bệ đỡ của kinh tế Việt Nam” đang đứng trước những cơ hội và thách thức không hề nhỏ. 1. Nội dung cơ bản của TPP liên quan đến ngành nông nghiệp Khi tham gia vào TPP, các bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế và chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao an ninh lương thực và hỗ trợ việc làm cho người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước TPP. Ngoài ra, các bên nhất trí thúc đẩy cải cách chính sách, bao gồm cả việc thông qua xóa bỏ trợ cấp xuất nông nghiệp; xây dựng các quy định về tín dụng 1 Ô-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xin-ga- po, Hoa Kỳ và Việt Nam. 2 Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement 639
  2. xuất khẩu và giới hạn khoảng thời gian cho phép áp dụng các hạn chế đối với xuất khẩu lương thực nhằm bảo đảm hơn nữa an ninh lương thực trong khu vực... Các nước TPP chia sẻ mối quan tâm trong việc bảo đảm các quy định dựa trên căn cứ khoa học mang tính minh bạch, không phân biệt đối xử, và tái khẳng định quyền của các nước trong việc bảo đảm an ninh lương thực và bảo vệ sức khỏe vật nuôi và cây trồng tại nước mình. Các bên cũng nhất trí về các biện pháp khẩn cấp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật có thể được thực hiện với điều kiện bên thực hiện biện pháp đó phải thông báo cho tất cả các bên về sự cần thiết mang tính khoa học của biện pháp được áp dụng... 2. Hiệp định TPP - Kỳ vọng đối với ngành nông nghiệp Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, nông nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội bởi hầu hết các mặt hàng nông nghiệp sẽ được giảm thuế còn 0% và một thời gian ngắn sau đó toàn bộ các mặt hàng sẽ còn 0% thuế. Lợi thế cạnh tranh ở “sân chơi” này rất lớn, trong đó có mặt hàng Việt Nam sẽ duy trì lợi thế tốt, như thủy sản và đồ gỗ (39% đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, 19% là vào thị trường Nhật Bản...). Khi vào TPP, thông thương thuận lợi sẽ thu hút được vốn đầu tư của các quốc gia vào Việt Nam. Thuế bằng 0% thì nhiều kỳ vọng mở ra, trong khi nông nghiệp đang rất thiếu vốn đầu tư nên sẽ là cơ hội để thu hút được vốn đầu tư trong thời gian tới. Hiện nay, vốn FDI vào nông nghiệp khá ít, giá trị vốn cam kết chỉ chiếm 1,4% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Đây là cơ hội để đẩy nhanh thu hút đầu tư, thu hút khoa học công nghệ, cách quản lý mới với nông nghiệp. TPP là cơ hội thúc đẩy tái cấu trúc nền nông nghiệp trong chương trình tái cơ cấu nền kinh tế. Kỳ vọng về thủy sản: là ngành nông nghiệp tận dụng được nhiều lợi thế khi Việt Nam gia nhập TPP, cụ thể là kỳ vọng gia tăng xuất khẩu. Nhật Bản, Hoa Kỳ là hai trong các quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy thị trường này sẽ còn lớn hơn khi thuế nhập khẩu giảm về 0%. Đồng thời, thuế nhập khẩu đối với thị trường nhỏ hơn như Ô-xtrây- li-a, Xin-ga-po và Mê-hi-cô cũng sẽ giảm xuống, và “lối vào” các thị trường này sẽ rộng mở hơn. Với tôm, mực, cá ngừ, hiện thuế xuất khẩu chỉ từ 1-10%. 640
  3. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Trái ngược với các rủi ro trong đàm phán về SPS - TBT và lao động, nội dung về đầu tư lại hứa hẹn đem đến nhiều cơ hội cho ngành nông nghiệp nước ta. Khi TPP có hiệu lực, hiệp định này sẽ thúc đẩy, gia tăng đầu tư của các nước thành viên (nhất là các nước phát triển như Mỹ, Australia, New Zealand, Singapore...) vào Việt Nam. Đặc biệt trong một số lĩnh vực Việt Nam mong muốn phát triển như các ngành nông nghiệp công nghệ cao, TPP sẽ tạo cơ hội hình thành các chuỗi khép kín với công nghệ tiên tiến, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. 3. Hiệp định TPP - thách thức với lĩnh vực nông nghiệp Tuy nhiên, ngành đang tạo việc làm và thu nhập cho hơn 60% dân số Việt Nam này có khả năng bị đe dọa lớn và đứng trước những thách thức lớn TPP. Đối tượng dễ bị “tổn thương” - nông dân, hơn 60% dân số Việt Nam phụ thuộc vào nông nghiệp nhưng đa phần người nông dân - vốn là đối tượng dễ bị “tổn thương” trong quá trình hội nhập vẫn chưa được trang bị nhiều kiến thức. Điều này dẫn tới năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng trong lĩnh vực này vẫn còn yếu, điển hình là các nhóm hàng nông sản. Gia nhập TPP, nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội được xuất sang nhiều nước nhưng bên cạnh đó, nông sản của các nước khác cũng sẽ nhập nhẩu ồ ạt hơn. Việc không được chuẩn bị kỹ để “hội nhập” sẽ khiến sản phẩm nội địa có thể bị thua ngay trên “sân nhà”. 641
  4. Ngành chăn nuôi gặp khó khăn: So với thủy sản, nhóm hàng chăn nuôi (lấy thịt, lấy sữa) và trồng trọt (trái cây) lại được dự báo là khó cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa. Trước hết là nguy cơ cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam và hai nước gồm Austraia và New Zealand, vì hai nước này được đánh giá có năng lực cạnh tranh vào hàng cao nhất thế giới ở các sản phẩm ngành chăn nuôi bò (thị bò, sữa), quả ôn đới (táo, cam). Bên cạnh đó là nguy cơ cạnh tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hiện tại, Hoa Kỳ có thế mạnh trong các sản phẩm như sữa, thịt bò, thịt gia cầm, thịt heo. Khó khăn hiện tại là Việt Nam đang nhập khá nhiều các mặt hàng này từ Hoa Kỳ, nếu mở cửa thị trường, nguy cơ sản phẩm tương tự của Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ là rất lớn. Cụ thể, giá thịt heo của Hoa Kỳ trung bình cao hơn của Việt Nam khoảng 40%, trong đó tiền vận chuyển mất 20% và 20% còn lại là do Việt Nam đánh thuế. Tuy nhiên, khi TPP có hiệu lực, hầu hết các hàng nông sản đều giảm thuế về 0%, thịt heo Hoa Kỳ sẽ tràn vào Việt Nam và rẻ hơn thịt sản xuất trong nước khoảng 15-20%. Theo nhận định của các chuyên gia, sau khi ký kết TPP, thương mại có xu hướng thay đổi theo hướng chuyển sang nhập khẩu sữa bột từ Niu Di-lân, trâu bò sống từ Ô-xtrây-li-a và các sản phẩm thịt từ Hoa Kỳ. Ngoài ra, mặt hàng thịt đông lạnh cũng sẽ phát triển do yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng ngày một tăng lên, thịt “nóng” ngoài chợ sẽ không đáp ứng được. 642
  5. Chú trọng đến các nhóm “biện pháp kỹ thuật” (TBT) với nhóm các “biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật” (SPS): những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ rất có khả năng vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam. Nguyên nhân bởi dù thuế nhập khẩu vào các nước được xóa bỏ nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao bì... của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam, thậm chí còn rủi ro hơn nhiều so với thuế quan. Ví dụ, những quy định của TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thủy - hải sản; còn về môi trường, có những yêu cầu cam kết trợ cấp đánh bắt thủy hải sản có thể gây bất lợi đối với chính sách phát triển của ngành nông nghiệp. 4. Để nông nghiệp Việt Nam không “gặp khó” khi tham gia TPP Vấn đề đặt ra cấp bách là thay đổi hệ thống tổ chức sản xuất và phân phối lúa gạo để phát triển vững nền nông nghiệp lúa nước theo kịp trình độ phát triển của thế giới. Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi cấu trúc ngành nông nghiệp để thấy rõ ngành nào có lợi thế cạnh tranh, ngành nào không có lợi thế nhằm tập trung nguồn lực đầu tư phát triển như rau quả, cây công nghiệp, lúa gạo... Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành nông nghiệp phải đạt được 2 mục tiêu đó là: chất lượng và giá thành sản xuất. Muốn đạt được chất lượng phải áp dụng tổng thể các giải pháp ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, chất lượng nguồn lao động, tuân thủ các hàng rào kỹ thuật. Giáo dục - đào tạo cũng có vai trò quan trọng khi đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, cũng như phải bắt tay với các hiệp hội trong lĩnh vực nông nghiệp để hướng dẫn người nông dân sản xuất làm thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp. Thực tế hiện nay, nông dân (người sản xuất) chỉ biết trồng, nuôi nhưng không biết làm thương hiệu (thương hiệu phải làm từ gốc chứ không phải dán nhãn cho sản phẩm như hiện nay) thì mới cạnh tranh được. Nếu người sản xuất không biết làm marketing cho thương hiệu của mình thì dù sản phẩm có tốt cũng không thể cạnh tranh được so với sản phẩm của các nước trong TPP. Chăn nuôi được cho là “đứa con út”, là ngành chịu nhiều tác động xấu nhất khi TPP có hiệu lực. Ngành chăn nuôi trong nước sẽ phải đối mặt với “phá sản” sau TPP, tuy vậy vẫn có nhiều trang trại, hộ chăn nuôi đang tích cực mở rộng quy mô, cải tạo quy trình chăn nuôi để giảm giá thành, tìm chỗ đứng trong thị trường rộng mở sắp tới. Nhiều trang trại lớn đã đầu tư nhập khẩu giống ngoại, thiết bị, 643
  6. quy trình chăn nuôi của các nước tiên tiến, để qua đó giảm giá thành, nâng chất lượng sản phẩm, nâng tỷ lệ thành công trong chăn nuôi. Một số giải pháp của ngành nông nghiệp trước những thách thức đang phải đối mặt buộc phải thay đổi, bao gồm: Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa nông lâm thủy sản Việt Nam. Hai là, tăng cường nhân lực, nâng cao năng xuất lao động, phát triển lực lượng lao động tiên tiến phục vụ cho ngành. Ba là, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bốn là, khẩn trương hoàn thiện môi trường chính sách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật. Năm là, nâng cao năng lực phân tích dự báo thị trường. Sáu là, nâng cao khả năng vận dụng cam kết và các biện pháp áp dụng trong các FTAs. Bảy là, tăng cường năng lực cho hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Như vậy, thông qua việc đề cập đến những nội dung chính trong đàm phán TPP và một số liên hệ đến lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, chúng ta có thể nhận thấy rằng, TPP là hình thức hội nhập “theo chiều sâu”, trong đó các cam kết mạnh mẽ hơn, ở nhiều lĩnh vực hơn, do đó mức độ tác động tới mỗi ngành cũng lớn và phức tạp hơn. TPP được đánh giá là hiệp định của thế kỷ XXI, không chỉ vì nó là một hiệp định lớn, mà còn ở tầm vóc và ảnh hưởng của nó: về phạm vi, hiệp định TPP mở rộng hơn so với các hiệp định trước đây cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ; ngoài ra còn bao gồm các vấn đề phi thương mại như mua sắm chính phủ, môi trường, lao động, công đoàn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Nét mới trong đàm phán TPP so với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đây là sự tham gia của các đối tượng liên quan như doanh nghiệp, hiệp hội và tổ chức xã hội (đàm phán thương mại tự do nhiều bên); TPP sẽ cho phép thành viên mới được đàm phán với từng đối tác thay vì phải chấp nhận các quy tắc được thiết lập bởi các thành viên cũ; ngoài ra với mục tiêu cắt giảm 90% thuế xuất khẩu, nhập khẩu giữa các nước cũng tạo ra cơ hội lớn cho nông nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư và hợp tác trong nông nghiệp./. 644
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0