Việt Nam có thể làm gì để tận dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức từ TPP
lượt xem 3
download
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã kết thúc vòng đàm phán và dự kiến đi vào có hiệu lực từ tháng 2/2016. Hiệp định TPP mang lại cho Việt Nam rất nhiều các cơ hội nhưng đi kèm cùng với đó là nhiều những thách thức trong đó có thể kể đến như tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Việt Nam có thể làm gì để tận dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức từ TPP
- 5. VIỆT NAM CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ TẬN DỤNG CÁC CƠ HỘI VÀ HẠN CHẾ CÁC THÁCH THỨC TỪ TPP ThS.NCS. Lê Huỳnh Mai Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã kết thúc vòng đàm phán và dự kiến đi vào có hiệu lực từ tháng 2/2016. Hiệp định TPP mang lại cho Việt Nam rất nhiều các cơ hội nhưng đi kèm cùng với đó là nhiều những thách thức trong đó có thể kể đến như tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI. Để tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua các thách thức, Việt Nam có rất nhiều việc phải làm nhưng trên hết cần chú trọng cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa 12 nước thành viên là Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản. Thỏa thuận ban đầu bốn quốc gia là Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào ngày 3/06/2005 và có hiệu lực ngày 28/05/2006. Hiện nay, Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan và nhiều quốc gia khác cũng đang có ý định tham gia vào TPP. Mục đích chính và Hiệp định này là hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP từ tháng 11/2010, sau 5 năm đàm phán, ngày 5/10/2015 tại thành phố Atlanta (Hoa Kỳ), Bộ trưởng phụ trách thương mại quốc tế của 12 quốc gia thành viên đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Hiệp định TPP gồm 30 chương, thiết lập các quy tắc thương mại trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, lao động, chất lượng thực phẩm, môi trường, minh bạch hóa và chống tham nhũng, hợp tác, giải quyết tranh chấp… Hiện nay các thành viên TPP đang hoàn tất các công tác rà soát kỹ 349
- thuật và các thủ tục cần thiết chuẩn bị cho ký kết chính thức dự kiến vào tháng 2/2016 và bắt đầu có hiệu lực 2 năm sau đó. TPP tạo thành một khu vực thương mại tự do chiếm 24,9% diện tích; 11,1% dân số; 37,7% GDP; 19,3% xuất khẩu và 21,1% nhập khẩu của thế giới. Trong 12 thành viên TPP, Việt Nam đang đứng thứ 8 về diện tích và về xuất, nhập khẩu; đứng thứ 11 về GDP; chiếm 0,5% về GDP, 2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm 2% tổng kim ngạch nhập khẩu của TPP. Với xuất phát điểm thấp hơn so với nhiều các quốc gia trong TPP, đặc biệt là thấp hơn nhiều so với các nước như Mỹ, Nhật Bản hay Canada, Việt Nam đang được nhiều các nhà phân tích kinh tế trong và ngoài nước đánh giá là có lợi nhiều nhất khi tham gia vào TPP như gia tăng về xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cần phải thấy một điều rằng, TPP không phải là hiệp ước thương mại tự do đầu tiên và duy nhất mà Việt Nam mới tham gia. Trước hiệp định này, Việt Nam đã ký rất nhiều FTA với nhiều các quốc gia và tổ chức như ASEAN, ASEAN +, Hàn Quốc, Chile, Liên minh Nga-Kazakistan-Belarus, EU…tuy nhiên, kết quả và tác động từ những hiệp định như vậy chưa thực sự rõ nét. Điều đó là hoàn toàn dễ hiểu vì bất kỳ một hiệp định nào được ký kết, bên cạnh những cơ hội mở ra cho các nước thành viên thì nó cũng đặt ra cho các nước thành viên rất nhiều những thách thức. Mặt khác, những cơ hội và thách thức này lại có sự đan xen vào nhau. Với TPP, điều này cũng không phải là ngoại lệ. 1. Về tăng trưởng kinh tế Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất về kinh tế trong số 12 nước tham gia TPP. GDP có thể tăng từ 1,03% đến 2,11%, tương đương với giá trị tuyệt đối là 1,4 tỷ USD đến 2,9 tỷ USD, chủ yếu là nhờ vào tăng đầu tư và tiêu dùng. Còn thu nhập của người dân có thể tăng thêm 13% và kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng tới 37% vào năm 2025. Nhìn vào các con số được dự báo này và so với kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây có thể thấy đó là những con số rất cao, cho thấy Việt Nam được hưởng lợi nhiều nếu hiệp định TPP có hiệu lực. Tuy nhiên đấy chỉ là so sánh Việt Nam với chính Việt Nam ở những thời điểm khác nhau, so sánh ấy chưa thực sự toàn diện. Lấy ví dụ, theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,98%, là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ sau Trung Quốc 7,3%. Tốc độ tăng trưởng này của Việt Nam vượt xa so với nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ (2,2%), Singapore (2,9%), thậm chí nhiều nước còn rơi vào tình trạng suy thoái 350
- như Nhật Bản hay Canada. Nhưng vì quy mô nền kinh tế nhỏ nên mỗi 1% tăng trưởng của Việt Nam là rất nhỏ so với các nước thành viên TPP khác. Nếu xem xét trên góc độ tuyệt đối thì sẽ thấy mặc dù tăng trưởng cao nhưng giá trị GDP tăng lên của Việt Nam là rất nhỏ so với các quốc gia này (Năm 2014, GDP của Việt Nam đạt 184 tỷ USD, Mỹ đạt 17.400 tỷ USD, Singapore đạt 297,94 tỷ USD). Như vậy nếu xem xét ở góc độ này, Việt Nam có khi còn hưởng lợi ít hơn các quốc gia khác. Việt Nam đạt tỷ lệ cao chủ yếu là do có điểm xuất phát thấp chứ thực chất khoảng cách giữa Việt Nam và các nước thành viên khác của TPP vẫn còn rất lớn. 2. Về mở rộng thị trường xuất nhập khẩu TPP sẽ giúp gỡ bỏ khoảng 18.000 loại thuế suất. Khi đó, Việt Nam sẽ là phía hưởng lợi lớn vì nới lỏng hay xóa bỏ thuế nhập khẩu sẽ giúp hàng hóa xuất xứ Việt Nam có cơ hội tiếp cận các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada... Với thuế nhập khẩu bằng 0% có thể giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, trong đó tập trung vào các ngành, lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như may mặc, giầy da, nông lâm thủy hải sản, lắp ráp thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ có cơ hội được sử dụng đa dạng các loại hàng hóa nhập khẩu với giá rẻ hơn rất nhiều sau khi xóa bỏ các loại thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu nhìn ở một khía cạnh khác, mở cửa thị trường thông qua gỡ bỏ hàng rào thuế quan không có nghĩa là hàng Việt Nam có thể dễ dàng xuất khẩu được nhiều hơn. Thứ nhất, với các mặt hàng nông sản, khi các hàng rào thuế quan được gỡ bỏ thì để có thể thâm nhập vào các thị trường lớn chúng ta còn phải vượt qua rất nhiều các hàng rào phi thuế quan như các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, vệ sinh và an toàn thực phẩm... trong khi đây lại đang là điểm yếu của Việt Nam. Tính từ năm 2014 đến hết tháng 9/2015 đã có gần 32.000 tấn tôm, cá xuất khẩu của Việt Nam bị trả về. Riêng chín tháng đầu năm 2015, Việt Nam có đến 582 lô hàng bị 38 nước trả hàng về, trung bình mỗi công ty có năm lô hàng bị trả về. Nguyên nhân của việc này là do cá, tôm bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, chứa mầm bệnh. Thứ hai, với các sản phẩm dệt may, da giày, đồ gỗ… chủ yếu là những sản phẩm thâm dụng lao động, hàm lượng công nghệ thấp, sẽ khó có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác trong khối TPP. Không những thế, trong Hiệp định TPP, yêu cầu về xuất xứ hàng hóa đầu vào cũng được quy định rất chặt chẽ. Theo đó, các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác được hưởng ưu đãi thuế suất 0% phải có 351
- xuất xứ từ các nước TPP, không sử dụng các nguyên liệu của nước thứ ba ngoài TPP. Nếu có nhập các nguyên vật liệu ngoài khối thì sản phẩm phải đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 55% tổng giá trị trở lên. Doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ các nước ngoài khối để sản xuất ra một sản phẩm, kể cả chi phí gia công. Đây là khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, nhất là ngành hàng dệt may và da giày khi các ngành này của Việt Nam vẫn mới chỉ dừng lại ở mức gia công, nguyên liệu hầu hết phải nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may, da giày của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2015 đạt hơn 3,3 tỷ USD, tăng 9,91% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập từ Trung Quốc gần 1,2 tỷ USD, từ Hàn Quốc gần 530 triệu USD, từ Đài Loan (Trung Quốc) 317 triệu USD, từ Hoa Kỳ 197 triệu USD. Điều này cho thấy, việc các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu vẫn còn rất lớn, trong đó, với việc nhập khẩu từ các nền kinh tế không phải là thành viên của TPP, như: Trung Quốc, Đài Loan, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể được hưởng lợi khi áp dụng quy tắc xuất xứ. Thứ ba, nhiều doanh nghiệp Việt Nam do hạn chế về nguồn lực và thiếu thông tin, hạn chế trong quan hệ với đối tác nước ngoài, không am hiểu luật lệ, tập quan làm ăn của các doanh nghiệp nước ngoài… nên dù có xóa bỏ rào cản về thuế thì cũng rất khó cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường và gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Mặt khác, khi TPP chính thức có hiệu lực, việc giảm thuế có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước thành viên TPP vào Việt Nam gia tăng và giá cả cạnh tranh hơn. Nông nghiệp sẽ là một trong những ngành chịu nhiều bất lợi từ TPP. Hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, năng suất lao động thấp, chi phí nhiều đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp không đảm bảo mức độ an toàn và vệ sinh thực phẩm tạo tâm lý lo sợ cho người dân khi sử dụng và tâm lý sính ngoại của một bộ phận không nhỏ người dân sẽ có thể khiến các sản phẩm nông sản Việt Nam mất chỗ đứng ngay ở thị trường trong nước. Ví dụ như ngành chăn nuôi, theo điều tra của Hội Chăn nuôi Việt Nam, giá thành sản xuất lợn thịt ở Mỹ thấp hơn 25 -30% so với ở Việt Nam. Giá thành 1 kg thịt bò Úc (nhập bò sống về Việt Nam để giết mổ) sau khi đã trừ các chi phí là khoảng 170-180 nghìn đồng/kg, trong khi đó bò thịt nuôi tại Việt Nam giá không thấp hơn 200.000 đồng/kg, nhưng chất lượng thịt lại không bằng thịt bò Úc. Về chi phí sản xuất thịt gà công nghiệp của Việt Nam cũng vẫn cao hơn Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc… 352
- Cuối cùng, kể cả khi Việt Nam gia tăng được xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên khối TPP thì nguồn lợi mang về thực sự cho đất nước sẽ được bao nhiêu khi phần lớn xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2015, với thế mạnh về tiềm lực tài chính và lợi thế về thị trường xuất khẩu, tổng giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 85,2 tỷ USD, chiếm 70,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, nhóm hàng xuất khẩu chính của các doanh nghiệp này là các sản phẩm gia công, lắp ráp như dệt may, da giày, điện thoại và linh kiện, điện tử máy tính và linh kiện…, do vậy, mặc dù xuất khẩu nhiều nhưng các doanh nghiệp này cũng là những doanh nghiệp nhập khẩu lớn. 9 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp này đạt 83,4 tỷ USD, chiếm 67% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhìn qua các số liệu có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang chỉ chiếm khoảng 1/3 trong kim ngạch xuất nhập khẩu của nước nhà. Vậy thì liệu sau khi gia nhập TPP, tỷ trọng ấy có được cải thiện không hay phần bánh của chúng ta sẽ lại nhỏ đi? 3. Tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu Chuỗi cung ứng hàng hóa gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia trực tiếp hay gián tiếp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bắt đầu từ nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có 2 phần, phần nội bộ (Internal Supply Chain) bao gồm các hoạt động bên trong doanh nghiệp và phần liên kết bên ngoài (External Supply Chain) phối hợp với các đối tác trong chuỗi cung ứng. Khi tham gia vào hiệp định TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội gia nhập vào các chuỗi cung ứng hàng hóa mới của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và hội nhập, giảm các chi phí trung gian. Tuy nhiên, khái niệm về chuỗi cung ứng hàng hóa với nhiều các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu hình thành các chuỗi cung ứng hàng hóa nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa phù hợp với các chuẩn mực của quốc tế. Còn lại, hầu hết các doanh nghiệp và người sản xuất ở Việt Nam, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, manh mún, năng suất lao động thấp nên số lượng và chất lượng sản phẩm hàng hóa không ổn định. Nhiều nhà sản xuất chưa tạo dựng được thương hiệu, sản phẩm có chất lượng nhưng mẫu mã, bao bì kém, chưa có mã vạch, chưa đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc… Vì vậy, khi TPP có hiệu lực, để có thể tham gia vào các chuỗi cung ứng hàng hóa của các tập đoàn lớn trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam 353
- cần điều chỉnh các chuỗi cung ứng nội bộ đáp ứng theo các chuẩn mực toàn cầu. Muốn làm được việc này ko chỉ cần sự nỗ lực lớn từ phía các doanh nghiệp, các nhà sản xuất mà còn cần sự nỗ lực từ phía Nhà nước trong việc xây dựng các quy định, quy chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa theo chuẩn quốc tế, cải cách thể chế, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp trong nước. 4. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiệp định TPP ký kết với những cam kết giảm mạnh và tiến tới xóa bỏ các loại thuế đối với các hàng hóa, tăng độ mở cửa của dịch vụ, tăng cường quy định liên quan đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường minh bạch trong cạnh tranh… sẽ kích thích và thu hút mạnh mẽ các dòng vốn đầu tư từ các quốc gia TPP vào Việt Nam. Thậm chí dòng vốn sẽ còn chảy vào từ phía các nhà đầu tư không phải từ các quốc gia TPP với kỳ vọng hưởng lợi ưu đãi thuế quan. Đây là một lợi thế nổi trội của Việt Nam trong thu hút vốn FDI khi nhiều các quốc gia từ trước đến nay đang cạnh tranh với chúng ta về thu hút FDI như Trung Quốc, Thailand, Indonesia, Myanmar… chưa được tham gia vào TPP. Từ đầu năm 2015 đến nay, nhiều doanh nghiệp FDI đã đến đặt nhà máy, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam với mục đích đón đầu những lợi ích kinh tế từ TPP. Trong 11 tháng năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 20,22 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2014 và đã giải ngân được 13,2 tỷ USD, tăng 17,9% với cùng kỳ năm 20141. Tận dụng được cơ hội này, Việt Nam sẽ có cơ hội tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực sản xuất. Mặc dù vậy cũng phải nhìn nhận rằng, gia tăng FDI cũng sẽ đưa đến những mặt trái cho nền kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, các doanh nghiệp FDI thường có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước về quy mô, công nghệ, trình độ quản lý và khả tăng tiếp cận thị trường và sẽ trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này có thể đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh buôn bán nhỏ của Việt Nam lâm vào hoàn cảnh khó khăn, phải thu hẹp sản xuất hoặc phá sản. Thứ hai, khi làm song FDI ồ ạt đổ vào Việt Nam, sẽ có không ít những dự án có chất lượng công nghệ thấp, không thân thiện môi trường nếu chúng ta không có những lựa chọn và sàng lọc kỹ càng các dự án này. Thứ ba, Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia có công nghệ cao như Mỹ, Nhật, Canada… nhưng với trình độ lao động của Việt Nam còn thấp làm cho các 1 Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT 354
- nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc gia tăng chuỗi giá trị, ngay cả khi họ phải tăng thêm chi phí cho lao động. Nếu không có cải thiện trong chất lượng lao động thì dù giá cạnh tranh nhưng nguy cơ thất nghiệp của lao động sẽ vẫn cao trong khi các doanh nghiệp nước ngoài lại sẽ có thể thuê và đưa lao động từ các quốc gia khác đến làm việc. Trước những cơ hội và thách thức như đã phân tích ở trên có thể thấy, để vượt qua thách thức, tận dụng tốt những cơ hội từ TPP cho phát triển kinh tế, Việt Nam sẽ có rất nhiều việc phải làm từ nay đến khi các điều khoản trong TPP có hiệu lực. Tuy nhiên cần tập trung trước hết vào một số vấn đề sau: Thứ nhất, Việt Nam cần cải cách thể chế và hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng tạo dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp trong nội khối. Việt Nam sẽ cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh phù hợp với các thông lệ quốc tế nhất là các chính sách, quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ, tự do hóa thị trường các yếu tố đầu vào; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng và thực thi các chính sách, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh khi cần thiết; kiện toàn và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ từ trung ương đến địa phương để đảm đương tốt nhiệm vụ trong giai đoạn hội nhập mới. Thứ hai, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Hiện nay, so với các quốc gia trong nhóm thành viên TPP, Việt Nam là quốc gia có trình độ công nghệ thấp nhất và là nguyên nhân làm hạn chế khả năng cạnh tranh của Việt Nam như đã phân tích ở trên. Vì vậy, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ hội nhập; tạo dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh tế; nâng cao hiệu quả đóng góp của các cơ quan nghiên cứu nhà nước với các nghiên cứu ứng dụng, đổi mới sáng tạo. Có như vậy, không chỉ năng lực khoa học công nghệ trong nước được nâng lên mà nhờ đó, trình độ người lao động cũng dần được cải thiện phù hợp với xu thế. Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Nhà nước cần xây dựng các chính sách nâng cao chất lượng phát triển hệ thống doanh nghiệp cả về quy mô và chất lượng; khuyến khích và hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh và áp dụng phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại; tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp trong các khâu liên quan đến thủ tục hành chính của Nhà nước; đẩy mạnh hoạt động của các 355
- trung tâm, hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân như đa dạng nguồn vốn, thực hiện quản trị tài chính hiệu quả; không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tích cực nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, đảm bảo các tiêu chuẩn về mẫu mã và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế; chủ động nghiên cứu mở rộng thị trường; đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hình thành các chuỗi cung ứng hàng hóa có chất lượng trong nước và hướng đến liên kết với các chuỗi cung ứng toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gia nhập TPP: Ngành chăn nuôi Việt Nam cần chuẩn bị gì? http://vtc.vn/gia-nhap-tpp-nganh-chan-nuoi-viet-nam-can-chuan-bi- gi.1.576435.htm 2. Mô hình TPP: cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam http://www.pcivietnam.org/diem-tin/mo-hinh-tpp-co-hoi-va-thach-thuc- voi-doanh-nghiep-viet-nam-a1101.html. 3. Quang Huy (2015), Vì sao tôm, cá Việt bị trả về http://phapluattp.vn/kinh-te/vi-sao-32000-tan-tom-ca-viet-bi-tra-ve- 587888.html. 4. Phạm Chi Lan (2012), Tham luận tại hội thảo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và ý nghĩa đối với DN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2012. 5. Lê Quốc Phương (2013), TPP và những tác động đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư của Việt Nam, Tạp chí Tài chính Số 12, 2013. 6. Thông tin tài chính số tháng 11/2015. 356
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam (phần 2)
7 p | 873 | 325
-
Thực trạng thị trường xe gắn máy Việt Nam
36 p | 482 | 139
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP : NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
18 p | 506 | 124
-
Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam
114 p | 313 | 122
-
Tài liệu tham khảo câu 9 trong cuộc thi viết Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
23 p | 234 | 76
-
Các hiệp định và nguyên tắc WTO - Kiện chống bán phá giá
17 p | 282 | 30
-
Các nhân tố tác động đến trải nghiệm của khách hàng trong mua trực tuyến tại thị trường bán lẻ Việt Nam
9 p | 98 | 13
-
Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết gia nhập của Việt Nam - Cam kết WTO về dệt may
31 p | 102 | 9
-
Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết gia nhập của Việt Nam - Cam kết WTO về giấy
19 p | 116 | 8
-
Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết gia nhập của Việt Nam - Cam kết WTO về thép
27 p | 121 | 8
-
Khai thác sáng chế trong ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh: thực trạng và giải pháp chính sách
14 p | 54 | 5
-
Các nguồn lực và cam kết chung nhằm tăng cường các cơ quan pháp luật: UNDP và Đan Mạch hỗ trợ các nhà lập pháp, thẩm phán, và kiểm sát viên của Việt Nam
14 p | 44 | 5
-
Điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của PICC, CISG và pháp luật Việt Nam
9 p | 66 | 5
-
Bốn vấn đề đảm bảo ổn định kinh tế thế giới
10 p | 32 | 3
-
Bài giảng Nhập môn chính sách công: Bài 9 - Nguyễn Xuân Thành
12 p | 51 | 2
-
Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại tiếp cận từ mục tiêu phát triển đất nước
45 p | 26 | 2
-
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm gì khi TPP đi vào cuộc sống
15 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn