intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trắc nghiệm bạn có biết dạy con đúng cách

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

132
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi thấy con đánh nhau với bạn để tranh một món đồ chơi, bạn sẽ bắt bé xin lỗi, lôi bé ra hay tịch thu món đồ và bảo con không được đánh nữa? Làm bài trắc nghiệm sau đây để xem nguyên tắc dạy con của bạn có đúng không nhé. 1. Dù đã được cho ngủ riêng, nhưng đêm nào, sau khi đánh răng và được mẹ thơm chúc ngủ ngon, bé cũng chạy vào phòng bạn. Bạn quyết định: a. Để cho bé nằm trong phòng mình, trên chiếc chăn bông ở trên sàn b. Đưa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trắc nghiệm bạn có biết dạy con đúng cách

  1. Trắc nghiệm bạn có biết dạy con đúng cách Khi thấy con đánh nhau với bạn để tranh một món đồ chơi, bạn sẽ bắt bé xin lỗi, lôi bé ra hay tịch thu món đồ và bảo con không được đánh nữa? Làm bài trắc nghiệm sau đây để xem nguyên tắc dạy con của bạn có đúng không nhé. 1. Dù đã được cho ngủ riêng, nhưng đêm nào, sau khi đánh răng và được mẹ thơm chúc ngủ ngon, bé cũng chạy vào phòng bạn. Bạn quyết định: a. Để cho bé nằm trong phòng mình, trên chiếc chăn bông ở trên sàn b. Đưa bé trở lại phòng của nó mỗi đêm
  2. c. Cho con một lựa chọn: Nếu bé cứ ra khỏi giường thì sẽ không được đi công viên vào hôm sau Câu b đúng: Ở tuổi này, trẻ thích "diễn" và thử phản ứng của bạn. Vì thế cứ đêm đêm đưa bé trở về phòng là cách tốt nhất để cho thấy sự kiên quyết của bạn. Cứ làm thế một thời gian, bé sẽ thấy việc "dây dưa" ở lại phòng bạn chẳng có tác dụng gì. Trừ khi bé hay gặp ác mộng, bị ốm hay khi gia đình đang đi du lịch thì bạn mới để bé ở lại phòng mình. Nếu không, chỉ cần để bé ở lại một đêm thì bạn đã thua rồi. 2. Bạn và đứa con 4 tuổi đang ở trong cửa hàng đồ chơi để chọn một món quà sinh nhật cho bạn của bé. Bé nài nỉ đòi mua một con gấu bông. Bạn nói sẽ không mua vì nó quá đắt nhưng bé vẫn tiếp tục mè nheo. Bạn: a. Không nhượng bộ nhưng mua cho bé một món đồ chơi rẻ hơn b. Bảo bé rằng: "Con đã có một đống thú nhồi bông rồi nên không cần mua nữa". Nếu bé lại nài nỉ, bạn sẽ tiếp tục giải thích để con hiểu
  3. c. Nói "không" và giải thích rõ lý do, sau đó từ chối nói thêm bất cứ điều gì về chuyện này Câu c đúng: Khi đưa ra quyết định gì đó, bạn phải thật kiên quyết. Khi trẻ nhận thấy dù chỉ là chút lung lay nhỏ nhất của bạn, nó sẽ vin vào để vòi vĩnh tiếp. Bạn hãy đáp lại điều đó bằng những câu trả lời càng ngắn gọn càng tốt. Nếu bé bắt đầu la hét và tỏ ra khó chịu, hãy cho con một lựa chọn: Hoặc bình tĩnh lại hoặc rời khỏi cửa hàng. Và sẵn sàng đưa bé ra khỏi đó ngay tức thì. Để khỏi nghe những câu mè nheo kiểu như "Mua cho con cái này", trước khi vào cửa hàng, bạn hãy nói với con bạn những cái bạn sẽ mua hoặc không mua. Bạn có thể bảo bé: "Con chỉ có 1 đồng và con muốn mua gì thì tùy". 3. Bạn bảo đứa con 5 tuổi của mình dọn phòng nhưng nửa tiếng sau, khi bạn ra ngoài về, cậu nhóc vẫn chơi xếp hình và không hề dọn dẹp. Bực bội, bạn: a. Tự đi cất đồ chơi và sách giúp con b. Yêu cầu lại lần nữa nhưng với những chỉ dẫn rõ ràng hơn c. Bảo con sẽ không được chơi trong hai ngày nếu không chịu dọn dẹp ngay
  4. Câu b đúng: Nếu bạn muốn con làm một điều gì đó, hãy đưa ra yêu cầu một cách rõ ràng để bé biết chính xác điều nó phải làm, bắt đầu từ đâu và khi nào phải hoàn thành. Đừng quên khen ngợi con bạn khi nó làm xong việc gì. Bạn có thể dán phiếu bé ngoan hay những câu khen ngợi lên tường để ghi nhận điều này. 4. Sắp muộn giờ đi lớp mà bé vẫn không chịu thay quần áo. Để phạt, bạn bảo sẽ không cho phép bé xem TV cả tuần. Vào ngày thứ tư, bé nài nỉ xin xem một chương trình, bạn: a. Động lòng thương cảm vì nhận ra cấm xem TV cả tuần là quá đáng. Bạn sẽ giải thích với con là hôm đó mình quá giận dữ nên nói vậy b. Giữ vững lập trường và bảo bé không được xem TV 3 ngày nữa c. Nói rằng: mỗi lần bé đòi xem TV bạn sẽ kéo dài lệnh cấm thêm ngày nữa Câu a hoặc b đều đúng: Việc nói "trước sau như một là đúng" nhưng khi con bạn đã có sự tiến bộ và cư xử tốt hơn hẳn, bạn có thể linh hoạt một chút về thời gian phạt bé. Bạn có thể giải thích rằng bạn đã đưa ra hình phạt khi quá tức
  5. giận và sẽ cho bé một cơ hội thứ hai. Ngoài ra, bạn phải tuân theo một nguyên tắc: Hình thức phạt phải hợp lý với lỗi mà bé gây ra 5. Bạn đang rất vội lấy xe để đi làm vào buổi sáng nhưng nhóc con 2 tuổi dở chứng không chịu thắt dây bảo hiểm. Bạn: a. Bảo bé không có lựa chọn nào cả và dứt khoát thắt dây cho bé b. Giải thích việc thắt dây quan trọng thế nào để bé hiểu đó là một quy tắc bắt buộc c. Ra điều kiện rằng sẽ mở bất kỳ đĩa nào bé thích trong khi bạn đang lái xe nếu bé chịu ngồi yên Câu a đúng: Con bạn cần nhận được thông điệp rõ ràng rằng thắt dây bảo hiểm khi ngồi trong xe ô tô là một yêu cầu an toàn, không phải là trò chơi và không có chuyện thương lượng ở đây. Bạn đừng thỏa hiệp với yêu cầu của bé nhưng có thể cho con lựa chọn: "Con sẽ tự buộc dây hay để mẹ làm"
  6. 6. Bạn đang trò chuyện với một phụ huynh khác trong sân chơi trường mầm non thì thấy con đánh bạn vì hai đứa tranh nhau một món đồ chơi. Bạn: a. Bắt con nói xin lỗi b. Đưa bé đi ngay để bé hiểu đánh nhau là sai c. Lấy lại món đồ chơi và nói bé không được đánh bạn Câu c đúng: Mặc dù bảo con xin lỗi bạn hay đưa bé ra khỏi sân chơi ngay đều là ý kiến hay, nhưng điều đầu tiên bạn nên làm trong tình huống này là lấy lại món đồ, nhìn thẳng vào mắt con và nói: "Không được đánh bạn". Nếu bé bình tĩnh lại và cư xử tốt sau đó, hãy khen ngợi bé. 7. Đã đến giờ rời công viên về nhà nhưng bé vẫn thích thú ngồi chơi trong hộp cát. Bạn ngồi xuống cạnh bé và nói: a. Đến lúc đi giày vào rồi con ạ vì chúng ta phải về thôi b. Con sẽ đi giày vào và ra xe chứ? c. Nếu con không ra xe ngay bây giờ, mẹ sẽ để mặc con ở đây Câu a đúng: Bạn đừng hỏi con mà hãy nói rõ ràng điều mình muốn. Nếu có thể, bạn hãy nói rõ là sẽ cho con thêm
  7. 5 phút để chơi, sau đó phải về. Nếu bé vẫn không nghe, bạn hãy nhẹ nhàng giải thích hậu quả của việc làm đó. Chẳng hạn, bạn có thể nói: "Hết 5 phút rồi, mẹ con mình về thôi. Nếu con không tự đi ra xe, mẹ sẽ phải bế con đấy". Hoặc có thể pha trò: "Nào, thỏ con của mẹ thử nhảy lò cò ra xe nhé" hay giả vờ bé sẽ là một tải khoai tây và bạn vác bé lên vai. Đừng bao giờ dọa sẽ để con lại nếu con không nghe lời. Bị bỏ lại một mình là nỗi sợ hãi lớn nhất của trẻ. 8. Bạn đang nói chuyện với một người bạn và bé cố tình chen vào bằng cách xin cốc nước hay nhờ bạn tìm đồ chơi. Bạn: a. Cho phép con ngắt lời, miễn là bé nói một cách lịch sự b. Lắng nghe yêu cầu của con, bảo bạn mình đợi một chút. Nếu cần bạn nhắc con kiên nhẫn đợi đến khi bạn nói chuyện xong c. Bảo bé đợi cho đến khi bạn nói chuyện xong Câu c đúng: Từ 3 tuổi trở lên, bé đã biết kiên nhẫn để đợi một vài phút và nếu không có gì cần thiết sẽ không được ngắt lời.
  8. Bạn có thể bảo bé đợi mình kết thúc câu chuyện trước khi đưa ra yêu cầu gì. Hãy nói một cách kiên quyết nhưng nhẹ nhàng. Nếu bé vẫn tiếp tục chen ngang, bạn cứ lờ đi. Sau đó, hãy giải thích cho con hiểu làm thế là không lịch sự. Nhưng bạn nhớ lắng nghe một cách chăm chú khi con nói lại lúc bạn nói chuyện xong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2