Trắc nghiệm điện tích - Điện trường
lượt xem 145
download
Tài liệu tham khảo chuyên đề vật lí lớp 11 về Trắc nghiệm điện tích - Điện trường
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trắc nghiệm điện tích - Điện trường
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ CHƯƠNG I : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG PHẦN MỘT : TRẮC NGHIỆM CÂU 1 : Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N . ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N . Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra : A . M và N nhiễm điện cùng dấu B . M nhiễm điện còn N không nhiễm điện C . M và N nhiễm điện trái dấu D . M và N đều không nhiễm điện CÂU 2 : Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ : A . Tăng lên 3 lần B . Giảm đi 3 lần C . Tăng lên 9 lần D . Giảm đi 9 lần CÂU 3 : Môi trường nào dưới đây không nhiễm điện tích tự do : A . Nước biển B . Nước sông C . Nước mưa D . Nước cất CÂU 4 : Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng : Đặt một quả cầu mang điện ở gần đầu của một : A . Thanh kim loại không mang điện B . Thanh kim loại mang điện tích dương C . Thanh kim loại mang điện tích âm D . Thanh nhựa mang điện tích âm CÂU 5 : Cho quả cầu trung hoà về điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện tích dương thì quả cầu nhiễm điện tích dương . Hỏi khối lượng quả cầu thay đổi như thế nào ? A . Tăng lên rõ rệt B . Giảm đi rõ rệt C . Tăng lên không đáng kể D . Giảm đi không đáng kể CÂU 6 : Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương . Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra : A . Cả hai quả cầu đều nhiễm điện do hưởng ứng . B . Cả hai quả cầu đều không nhiễm điện do hưởng ứng C . Chỉ có A nhiễm điện do hưởng ứng D . Chỉ có B nhiễm điện do hưởng ứng CÂU 7: Có 3 điện tích điểm nằm cố định trên 3 đỉnh của một hình vuông ( Mỗi điện tích ở một đỉnh ) sao cho cường độ điện trường ở đỉnh thứ 4 bằng không .Nếu vậy thì trong 3 điện tích đó : A . Có 2 điện tích dương ,1 điện tích âm B . Có 2 điện tích âm , 1 điện tích dương C . Đều là các điện tích cùng dấu D . Có hai điện tích bằng nhau , độ lớn của hai điện Tích này nhỏ hơn độ lớn của điện tích thứ 3 CÂU 8: Chọn câu sai: A . Đường sức của điện trường tại mỗi điểm trùng với véctơ cuường độ điện trường . B . Qua bất kỳ một điểm nào trong điện trường cũng có thể vẽ được một đường sức C . Các đường sức không cắt nhau và chiều của đường sức là chiều của cường độ điện trường. D . Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín .xuất phát từ dương và đi vào ở âm CÂU 9 : Chọn câu sai : Điện trường……. A . là dạng vật chất truyền tương tác điện B . Tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó C . Không tồn tại trong môi trường chân không D . Do điện tích sinh ra và gắn với điện tích CÂU 10 : Chọn câu sai : Điện trường đều …….. A . Có cường độ như nhau tại mọi điểm B . Có đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều nhau C . Xuất hiện giữa hai bản kim loại phẳng đặt song song và tích điện trái dấu D . Cả ba ý trên đều sai CÂU 11 : Độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm được xác định bởi : ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 1-
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ A . Đường sức điện trường B . Độ lớn điện tích thử C . Cường độ điện trường D . Hằng số điện môi CÂU 12 : Chọn câu sai : Công của lực điện trường làm di chuyển điện tích q từ điểm A đến điểm B trong điện trường đều E …. A . Tỉ lệ với độ lớn điện tích q di chuyển B . Phụ thuộc hình dạng đường đi từ A đến B C . Chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm A và B D . Bằng độ giảm của thế năng tĩnh điện của q giữa A và B CÂU 13 : Thế năng của điện tích q trong điện trường đặc trưng cho : A . Tác dụng lực điện mạnh hay yếu B . Điện trường của q mạnh hay yếu C . Khả năng sinh công của lực điện D . Năng lượng đang có của điện trường CÂU 14 : Chọn câu sai : Điện thế tại điểm M trong điện trường : A . Là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt trữ năng lượng B . Là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng sinh công khi tác dụng lực lên một điện tích q đặt tại điểm đó C . Được xác định bằng thế năng tĩnh điện của điện tích 1 culong đặt tại điểm đó D . Bằng công của lực điện làm di chuyển một điện tích từ điểm này đến điểm khác trong điện trường CÂU 15 : Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường …….. A . Là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường giữa M và N B . Được đo bằng công của lực điện trường làm di chuyển điện tích 1 culong từ M đến N C . Hoàn toàn không phụ thuộc vào mốc để tính điện thế giữa M và N D . Là đại lượng vô hướng và luôn mang giá trị dương CÂU 16 : Nếu 1 điện tích có q > 0 ban đầu đứng yên chỉ chịu tác dụng của lực điện thì nó sẽ có xu hướng : A . Di chuyển về nơi có điện thế thấp B . Di chuyển về nơi có điện thế cao C . Tiếp tục đứng yên khi q có giá trị lớn D . Chuyển động vuông góc với lực điện CÂU 17 : Tụ điện …… A . Là một hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và cách điện với nhau . B . Phải là một hệ thống gồm hai tấm kim loại đặt song song với nhau . C . Là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách với nhau bằng vật dẫn D . Cả 3 ý trên đều đúng CÂU 18 : Trong mạch điện xoay chiều tụ điện có nhiệm vụ : A . Dẫn điện tích qua mạch B . Làm cho điện tích qua mạch nhanh hơn C . Tích điện và phong điện trong mạch D . Chỉ chứa điện tích của mạch CÂU 19 : Chọn câu sai : Điện dung của tụ điện …… A . Là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định B . Được đo bằng thương số của điện tích tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện C . Thay đổi khi mắc tụ vào các nguồn điện có hiệu điện thế khác nhau . D . Có đơn vị là FARA ,ký hiệu là F CÂU 20 : Mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện ….. A . Tỷ lệ với bình phương điện dung của tụ điện B . Tỷ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế của tụ C . Tỷ lệ nghịch với bình phương cường độ điện trường D . Tỷ lệ với bình phương cường độ điện trường PHẦN HAI : TỰ LUẬN CÂU 1 : Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau 4 cm . lực đẩy giữa chúng là F = 10N . a. Tìm độ lớn mỗi điện tích ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 2-
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ b. Tính khoảng cách giữa chúng để lực tác dụng là 2,5 N CÂU 2 : Hai quả cầu nhỏ giống nhau mang điện tích q 1 , q 2 đặt cách nhau 10 cm trong không khí . Ban đầu chúng hút nhau với lực F = 1,6.10 −2 N . Cho 2 quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đưa về vị trí cũ thì chúng đẩy nhau với lực F` = 9.10 −2 N . xác định điện tích ban đầu của hai điện tích CÂU 3 : Hai điện tích điểm q 1 = 3.10 −8 C và q 2 = 12.10 −8 C tác dụng với nhau lực F = 0.9 N trong chân không . Tìm khoảng cách giữa chúng . CÂU 4 : Hai điện tích bằng nhau cách nhau 1 cm trong chân không thì đẩy nhau lực F = 1,8N . Tổng điện tích là 3.10 −5 C . Tìm điện tích mỗi vật . CÂU 5 : Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau treo vào một điểm bởi hai sợi dây có chiều dài bằng nhau và bằng 20 cm . Truyền cho mỗi quả cầu điện tích q = 4.10 −7 C , chúng đẩy nhau , các dây treo hợp thành góc vuông . xác định khối lượng của hai quả cầu ( lấy g = 10 m/s2) CÂU 6 : Ba điện tích q 1 = q 2 = 10 −7 C và q 3 = -10 −7 C đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a = 10 cm trong chân không . Xác định lực tác dụng lên q 3 , CÂU 7 : Điện trường giữa hai bản kim loại bằng 4900 V/m . Xác định khối lượng của hạt bụi nằm cân bằng trong điện trường mang điện tích q = 2.10 11 C . Lấy g = 10 m/s2 CÂU 8 : Proton được đặt vào điện trường đều E = 1,7 . 10 6 V/m . Tính gia tốc của Proton −27 biết m p = 1,7.10 kg . CÂU 9 : Tại ba đỉnh của tam giác đều ABC cạnh a = 6 3 (cm) trong không khí ,lần lượt đặt ba điện tích điểm q1 = −10 −8 C , q 2 = q3 = 10 8 C .Tính : a . Điện thế tại tâm O và trung điểm M của cạnh AB . b . Công cần để di chuyển điện tích q = -10 −9 C từ O đến M CÂU 10 : Hiệu điện thế giữa hai điểm M ,N trong điện trường U MN = 100 V .Tính công của lực điện trường khi một e di chuyển từ M đến N CÂU 11 : Electron chuyển động không vận tốc ban đầu từ A đến B trong điện trường đều . U AB = 45,5V . Tìm vận tốc của e tại B . CÂU 12 : Một quả cầu bằng kim loại bán kính R = 10cm mang điện tích q = 10 −6 C . Tính : a. Điện dung của quả cầu b. Điện thế của quả cầu c. Năng lượng điện trường xủa quả cầu ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 3-
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ CHƯƠNG II : DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI PHẦN MỘT : TRẮC NGHIỆM CÂU 1 :Chọn câu sai trong các câu sau : A . Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích . B . Tác dụng hoá là dấu hiệu tổng quát để nhận biết dong điện . C . Cường độ dòng điện được đo bằng thương số của điện lượng q chuyển qua tiết diện thảng của vật dẫn trong khoảng thời gian nhỏ ∆ t và khoảng thời gian đó . D . Điều kiện để có dòng điện trong một vật dẫn là có một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn . CÂU 2 : Yêu cầu của một Ampe kế là gì ? A . Có điện trở rất nhỏ so với điện trở của mạch . B . Có điện trở rất lớn so với điện trở của mạch . C . Có điện trở bằng điện trở của mạch . D . Có điện trở tuỳ ý . CÂU 3 : Điều gì sau đây sai khi nói về nguồn điện ? A . Nguồn điện là cơ cấu để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì nguồn điện trong đoạn mạch . B . Mỗi nguồn có hai cực luôn ở trạng thái nhiễm điện khác nhau . C . Để tạo ra các cực nhiễm điện ,cần phải có lực thực hiện công tách và chuyển các Electron hoạc ion dương ra khỏi điện cực . Lực này gọi là lực lạ . D . Nguồn là pin có lực lạ là lực điện CÂU 4 : Suất điện động của nguồn điện : A . Là đại lượng đặt trưng khả năng thực hiện công lực lạ trong nguồn . B . Là đại lượng được đo bằng thương số giữa công A của các lực lạ làm dịch chuyển điện tích dương q bên trong nguồn điện và độ lớn điện tích q đó . C . Có đơn vị là Von (V) D. Cả ba câu trên đều đúng . CÂU 5 : Công của dòng điện là : A . Công của lực điện trường làm dịch chuyển các điện tích tự do trong doạn mạch . B . Điện lượng chuyển qua mạch trong thời gian t . C . Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn trong mạch D . Cả ba câu trên đều đúng . CÂU 6 : Điều kiện để có dòng điện là : A . Khi có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch kín B . Khi duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn C . Khi có hiệu điện thế D . Chỉ cần có nguồn điện CÂU 7 : Đơn vị đo suất điện động là : A . Ampe (A) B . Vôn (V) C . Culông (C) D . Oát (W) CÂU 8 : Có thể tạo ra pin điện hoá bằng ngâm tron dung dịch muối ăn : A . Hai mảnh đồng B . Hai mảnh nhôm C . Hai mảnh tôn D . Một mảnh nhôm và một mảnh kẽm CÂU 9 : Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động : A . Bóng đèn dây tóc B . Quạt điện C . Ấm điện D . Acquy đang được nạp điện CÂU 10 : Công suất của nguồn điện được xác định bởi : ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 4-
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ A . Lượng điện tích mà nguồn điện sản sinh ra trong một giây B . Công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn . C . Lượng điện tích chạy qua nguồn điện trong một giây . D . Công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương chạy trong mạch điện kín trong một giây. CÂU 11 : Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch : A . Tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài B . Giảm khi điện trở mạch ngoài tăng C . Tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài D . Tăng khi điện trở mạch ngoài tăng CÂU 12 : Một đoạn mạch có chứa nguồn điện khi mà : A . Nguồn điện đó tạo ra các điện tích dương và đẩy các điện tích này ra khỏi cực dương của nó B . Dòng điện chạy qua nó có chiều đi vào từ cực âm và đi ra từ cực dương . C . Nguồn điện này tạo ra các điện tích âm và đẩy các điện tích âm này đi ra khỏi cực âm của nó D . Dòng điện chạy qua nó đi vào từ cực dương và đi ra từ cực âm. CÂU 13 : Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng . A . Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện . B . Tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện . C . Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện . D . Làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện . CÂU 14 : Trong các pin điện hoá không có quá trình nào dưới đây : A . Biến đổi hoá năng thành điện năng . B . Biến đổi chất này thành chất khác . C . Làm cho các cực của pin tích điện khác nhau D . Biến đổi nhiệt năng thành điện năng. CÂU 15 : Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ I . Công suất toả nhiệt ở điện trở này không thể tính bằng công thức nào ? A . P = I2 R B . P = U I2 U2 C . P = UI D.P= R CÂU 16 : Để một bóng đèn loại ( 120 V – 80 W ) sáng bình thường ở mạng điện U = 220 V người ta mắc nối tiếp với một điện trở R . trị số của R là bao nhiêu ? A . 15 Ω B . 150 Ω C . 1,5 k Ω D . 100 Ω CÂU 17 : Hai điện trở giống hệt nhau mắc nối tiếp nhau vào một hiệu điện thế U không đổi . Người ta đo công suất toả nhiệt trên đoạn mạch là 100W . Hỏi nếu mach song song nhau với cùng HĐT U không đổi như trên thì công suất toả nhiệt là bao nhiêu ? A . 100W B . 200W C . 400W D . 50W CÂU 18 : Hai bóng đèn loại (110 V – 25 W) và (110V - 100W) mắc nối tiếp hai bóng đèn trên mạng 220 V . độ sáng của mổi đèn là : A . Đèn 1 sáng hơn bình thường , đèn 2 tối hơn bình thường B . Đèn 1 sáng bình thường , đèn 2 tối hơn bình thường C . Đèn 1 sáng hơn bình thường , đèn 2 sáng bình thường . D . Cả hai đèn sang bình thường . CÂU 19 : Một bộ nguồn gồm hai pin giống nhau mắc nối tiếp . mỗi pin có SĐĐ E và điện trở trong r . Mạch ngoài gồm một Ampe kế mắc nối tiếp với điện trở R = 3 Ω ( R của Ampe kế = 0 ) . Biết Ampe kế chỉ 3A . khi đó giả trị của E là : A . 3V B . 6V C . 9V D . 12V CÂU 20 : Suất điện động của nguồn là đại lượng đặc trưng cho : ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 5-
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ A . Khả năng thực hiện công của nguồn điện . B . Khả năng tạo ra hiệu điện thể giữa hai đầu nguồn điện C . Tác dụng mạnh hay yếu của lực điện trường D . Năng lượng điện trường đang có dưới dạng thế năng CÂU 21 : Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi : A . Điện trở của mạch ngoài rất lớn . B . Điện trở của nguồn điện rất lớn C . Điện trở của mạch ngoài bằng 0 D . Điện trở của nguồn điện bằng 0 CÂU 22 : Mạch có E = 6V , R = 10 Ω , r = 2 Ω Hiệu điện thế hai đầu R là : A.5V B . 4,5 V C.4V D . 2,5 V CÂU 23 : Một mạch điện gồm một máy phát điện có E và r = 2 Ω . Điện trở của mạch ngoài là R = 6 Ω . Hiệu điện thế giữa hai đầu R là U = 30 V . Khi đó suất điện động của máy phát là : A . 50V B . 45V C . 40V D . 25V CÂU 24 : Cho mạch điện như hình vẽ . E = 6 V . r = 1,8 Ω . R 1 = 3 Ω . R 2 = 7,2 Ω . Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở thứ hai là : A.5V B . 3,2 V C.4V D . 3,6 V CÂU 25 : Cho E 1 = 3V , E 2 = 2V , r 1 = r 2 = 1 Ω . R = 18 Ω . Cường độ dòng điện qua mạch là : A . 0,25 A B . 0,05 A C . 2,5 A D . 0,125 A CÂU 26 : Bộ nguồn gồm 4 pin giống nhau mắc nối tiếp có e = 2V , r = 1 Ω . khi mắc bộ nguồn này vào mạch có R 1 =R 2 =8 Ω mắc song song . Hiệu điện thế hai đầu R 1 ,R 2 là bao nhiêu ? A . 5V B . 3,2 V C.4V D . 3,6 V CÂU 27 : Cho bộ nguồn gồm 4 pin có : E = 1,5 V . r = 1 Ω . Mắc như HV R1 = 2 Ω , R 2 = 3 Ω Cường độ dòng điện qua hai điện trở là : A . 0,25 A B . 0,5 A C . 2,5 A D . 0,125 A CÂU 28 : Cho bộ nguồn gồm 12 pin ghép thành 2 dãy giống nhau ,mỗi dãy có 6 pin ghép nối tiếp (e = 1,5 V . r = 0,5 Ω ) .suất điện động và điện trở của bộ nguồn là : A . 12 V ; 1 Ω B . 12V ; 2 Ω C . 15V ; 3 Ω D . 12,5V ; 2 Ω CÂU 29 : Cho mạch như HV (e = 1 V , r = 1 Ω ) R 1 = 3Ω , R 2 = 6Ω R 3 = 5,5Ω Cường độ dòng điện qua R 3 là bao nhiêu ? ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 6-
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ A . 0,25 A B . 0,5 A C . 2,5 A D . 1.125 A CÂU 30 : Cho mạch điện như HV (e = 1,5 V , r = 1 Ω ) Điện trở R = 6 Ω . Hiệu điện thế giữa hai cực của bộ nguồn là : A . 5V B . 4,2 V C . 4,5V D . 2,5 V PHẦN HAI : TỰ LUẬN CÂU 1 : Cho mạch điện như hình vẽ : 1 R R2 Biết : R1 = R5 = R6 = R8 = 15Ω R2 = 6Ω R4 R3 = R4 = 10Ω R3 R7 = 12Ω A R5 R9 R9 = 20Ω B Tìm điện trở tương đương của mạch ? 6 R 7 R R8 CÂU 2 : Cho mạch điện như hình vẽ : R1 R2 R1 = 5Ω R2 = 10Ω B Biết : R3 = 15Ω A R5 R4 = 20Ω R5 = 25Ω Tìm điện trở tương đương của mạch? R3 R4 CÂU 3 : Cho mạch điện như hình vẽ R2 R1 = 6Ω A R2 = 12Ω A R5 B R 3 = 5Ω R3 Biết : R4 = 3Ω R1 R5 = 9Ω U AB = 30V Tìm số chỉ của Ampe kế ? R4 CÂU 4 : Cho mạch điện như hình vẽ : ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 7-
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ R1 = 8Ω R1 R2 = 12Ω R 3 = 4Ω A R5 B Biết : R4 = 3Ω R5 = 18Ω R2 R3 R4 U AB = 48V Tìm số chỉ Vôn kế ? CÂU 5 : Cho mạch điện như hình V vẽ : R1 R2 R1 = 20Ω R2 = 2Ω R4 A B Biết : R 3 = 4Ω R4 = 15Ω R3 U AB = 24V Tìm cường độ dòng điện qua mỗi điện trở . CÂU 6 : Cho hai bóng đèn (110V - 50W ) Và ( 24V - 5W) mắc như hình vẽ , biết : A R1 B U AB = 220V R2 = 6Ω R2 Tìm R1 để hai đèn sáng bình thường . Đ1 R Đ2 CÂU 7 : Cho ba bóng đèn ( 110 V – 75 W) A B ( 60V - 20W) và (110V - 55W) mắc như HV Biết U AB = 220V Đ3 Tìm R để các bóng đèn sáng bình thường ? 1 R3 CÂU 8: Cho mạch điện như hình vẽ E1 = 18V , r1 = 0,5Ω E 2 = 30V , r2 = 1Ω Biết : R1 = 2Ω, R2 = 8Ω R2 R4 R3 = 6Ω, R4 = 16Ω Tìm hiệu điện thế qua mỗi hai đầu điện trở E1 E2 CÂU 9 : Cho mạch điện như hình vẽ : ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 8-
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ 2 R3 E1 = 2,4V : r1 = 0,1Ω E 2 = 3V : r2 = 0.2Ω Biết R1 = 3,5Ω : R2 = 4Ω R3 = 4Ω : R4 = 2Ω R4 Tìm cường độ dòng điện qua mỗi điện trở E1 R1 E2 CÂU 10 : Cho mạch điện như hình vẽ : E1 E1 = 2V : r1 = 0,1Ω Biết E 2 = 1,5V : r2 = 0,1Ω E2 RV = ∞ : R = 0,2Ω Tìm số chỉ Vôn kế ? R V ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 9-
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ CHƯƠNG III : DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG CÂU 1 : Bản chất của dòng điện trong không khí là sự chuyển dời có hướng dưới tác dụng của lực điện trường của các hạt : A . Ion dương và ion âm B . Ion âm và electron C . Electron và ion dương D . Electron , ion dương và ion âm CÂU 2 : Trong các tính chất sau tính chất nào không phải là của tia catôt? A . Làm Ion hoá không khí B . Tác dụng lên phim ảnh C . Kích thích một số chất phát quang D . Không bị lệch trong điện trường , từ trường CÂU 3 : Hiện tượng siêu dẫn A . Là hiện tượng điện trở của kim loại giảm đột ngột đến 0 khi nhiệt độ hạ xuống đến một nhiệt độ To nào đó B . Là hiện tượng dòng điện qua dây dẫn chuyển động nhanh đột ngột khi nhiệt độ hạ xuống đến một nhiệt độ To nào đó. C . Là hiện tượng điện trở của chất bán dẫn giảm mạnh khi được chiếu ánh sáng thích hợp . D . Là hiện tượng điện trở của kim loại giảm đột ngột đến 0 khi nhiệt độ hạ xuống đến 0K . CÂU 4 : Dòng điện chủ yếu trong chất bán dẫn loại n là : A . Dòng các lỗ trống B . Dòng các Electron C . Dòng các Electron và các lỗ trống D . Dòng các Electron và các ion dương CÂU 5 : Lớp tiếp xúc p – n có : A . Tác dụng ngăn cản các Electron từ p sang n B . Tác dụng ngăn cản các Electron từ n sang p C . Tính dẫn điện một chiều từ p sang n D . Tính dẫn điện một chiều từ n sang p CÂU 6 : Sự hình thành các hạt tải điện trong chất điện phân là : A . Sự ion hoá các chất hoà tan trong dung dịch B . Sự va chạm các chất hoà tan trong dung dịch C . Sự phân li các chất hoà tan trong dung dịch D . Cả 3 trường hợp trên . CÂU 7 : Chọn các câu sai trong các câu sau : A . Các kim loại khác nhau có cấu trúc mạng tinh thể và mật độ Electron tự do khác nhau nên điện trở suất khác nhau . B . Khối lượng m của chất được giải phóng ra ở điện cực tỉ lệ với điện lượng q đi qua dung dịch điện phân . C . Khi giữa hai điện cực đặt trong không khí có hiệu điện thế lớn thì sẽ suất hiện sự phóng điện hình tia , còn gọi là tia lửa điện . D . Sự ion hoá chất khí là do tác động bên ngoài mà trong chất khí xuất hiện những hạt mang điện tự do : electron , ion dương và ion âm . CÂU 8 : Điện trở của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng là do khi nhiệt độ tăng A . Các ion ở nút mạng dao động mạnh hơn nên khả năng va chạm giữa electron và ion tăng . B . Chiều dài dây dài ra nên electron phải di chuyển quãng đường dài hơn . C . Tiết diện dây nở to ra nên khả năng va chạm giữa electron và ion tăng . D . Các electron chuyển động nhanh hơn nên khả năng va chạm giữa electron và ion tăng . ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 10-
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ CÂU 9 : Gọi F là hằng số Farađay ; A , n lần lượt là nguyên tử lượng và hoá trị của chất thoát ra : I là cường độ dòng điện và t là thời gian dòng điện chạy điện trong bình điện phân . khối lượng m được giải phóng ra điện cực là : 1 A 1 n A. m= I B. m= It F n F A 1 A A C. m= It D . m = F It F n n CÂU 10 : Hạt mang điện trong chất bán dẫn tinh khiết là : A . Electron tự do B . Ion dương C . Lỗ trống D . Electron và lỗ trống CÂU 11 : Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của : A . Các ion (+) và ion (-) B . Các ion (+) và electron C . Các ion (-) và electron D . Các ion (+) , ion (-) và các electron CÂU 12 : Môi trường nào dưới đây không có electron tự do . A . Kim loại B . Bán dẫn C . Chất khí D . Chất điện phân CÂU 13 : Trong bán dẫn loại n : A . Electron là hạt mang điện cơ bản và lỗ trống là hạt mang điện không cơ bản B . Electron là hạt mang điện không cơ bản và lỗ trống là hạt mang điện cơ bản C . Ion âm và electron là hạt mang điện cơ bản và lỗ trống là hạt mang điện không cơ bản . D . Ion dương là hạt mang điện cơ bản còn lỗ trống là hạt mang điện không cơ bản . CÂU 14 : Điot bán dẫn được dùng để : A . Nấu chảy kim loại B . Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều C . Tạo ra dòng điện xoay chiều D . Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều CÂU 15 : Hệ số nhiệt điện trở của kim loại phụ thuộc vào . A . Nhiệt độ của điện trở B . Cường độ dòng điện qua điện trở C . Hiệu điện thế hai đầu điện trở . D . Điện trở suất của kim loại làm điện trở CÂU 16 : Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ theo : A . Hàm bậc nhất B . Hàm bậc hai C . Hàm số mũ D . Hàm Logarit CÂU 17 : Một bóng đèn có dây tóc bằng Vonfram khi sáng sẽ có điện trở A . Không đổi B . Tăng C . Giảm D . Giảm rồi tăng CÂU 18 : Bán dẫn chứa tạp chất cho là bán dẫn : A . Loại n B . Loại p C . Chỉ có hạt tải điện là lỗ trống D . Chỉ có hạt tải điện là Electron CÂU 19 : Bán dẫn chứa tạp chất nhận là bán dẫn : A . Có mật độ lỗ trống rất lớn so với mật độ Electron B . Có mật độ Electron rất lớn so với mật độ lỗ trống C . Chỉ có hạt tải điện là lỗ trống D . Chỉ có hạt tải điện là Electron CÂU 20 : Chọn câu sai : Ta có thể làm thay đổi mật độ hạt tải điện trong chất bán dẫn bằng cách : A . Thay đổi nhiệt độ chất bán dẫn B . Tăng áp lực lên khối bán dẫn C . Chiếu sang khối bán dẫn D . Tác dụng điện trường vào khối bán dẫn CÂU 21 : Chiều dày lớp ngăn trong tinh thể bán dẫn phụ thuộc vào : A . Hiệu điện thế đặt vào lớp chuyển p – n B . Tạp chất có trong tinh thể chất bán dẫn ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 11-
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ C . Cường độ ánh sáng chiếu vào chất bán dẫn D . Nhiệt độ của chất bán dẫn CÂU 22 : Hiện tượng điện phân được áp dụng trong công nghệ : A . Luyện kim B . Hoá chất C . Mạ điện D . Cả ba công nghệ trên CHƯƠNG IV : TỪ TRƯỜNG PHẦN MỘT : TRẮC NGHIỆM CÂU 1 : Chọn câu sai : A . Từ trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh các hạt mang điện chuyển động B . Tính chất cơ bản của từ trường là nó tác dụng lực từ lên hạt mang điện chuyển động trong nó C . Về mặt năng lượng , từ trường được đặc trưng bởi vectơ cảm ứng từ B D . Đường cảm ứng từ là những đường mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với phương của vectơ cảm ứng tại điểm đó CÂU 2 : Trong các tính chất sau , tính chất nào không phải tính chất của đường cảm ứng từ ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 12-
- BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 11 ════════════════════════════ ♣♣♥♣♣ ════════════════════════════ A . Tại bất kỳ điểm nào cũng có thể vẽ ════════════════════════════════════════════════════════════════════════════ TRƯƠNG ANH TÙNG - ĐTDĐ : 0905867451 - Công ty TNHH MTV hỗ trợ giáo dục NHÂN HỌC – Website: Nhanhoc.edu.vn - 13-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các câu trắc nghiệm Vật lý 11 hay - Chương 1 Điện tích - Điện trường
19 p | 2229 | 592
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập cuối năm môn Toán lớp 3 - Trường TH Hiệp Hoà
18 p | 1762 | 588
-
Công thức vật lý lớp 11 chương 1,2,3
8 p | 4110 | 560
-
BÀI TẬP VỀ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
6 p | 1010 | 224
-
Trắc nghiệm sóng điện từ
7 p | 539 | 152
-
100 Bài Toán trắc nghiệm lớp 5 - Trường TH Tam Hưng
15 p | 836 | 97
-
TRẮC NGHIỆM DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
16 p | 434 | 85
-
Câu hỏi và bài tập phần điện trường
1 p | 301 | 72
-
Chương 1: Điện tích - điện trường
8 p | 257 | 64
-
Điện thế - Hiệu điện thế chuyển động của điện tích trong điện trường đều
7 p | 424 | 34
-
Vật lý 2 – Trắc nghiệm Tĩnh điện
7 p | 159 | 25
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Con lắc đơn tich điện dao động trong điện trường
4 p | 161 | 17
-
Đề trắc nghiệm vật lý 2
8 p | 127 | 12
-
Tài liệu tham khảo: Chương I: Điện tích - Điện trường
12 p | 72 | 7
-
Kiểm tra giữa kì Điện hoc
1 p | 72 | 4
-
Bài giảng Giải tích lớp 12: Ôn tập chương 1 (Tiết 2) - Trường THPT Bình Chánh
5 p | 7 | 3
-
Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Giải tích lớp 12 năm học 2016-2017 – Trường THPT Đa Phúc (Mã đề 896)
3 p | 23 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn