intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRẮC NGHIỆM VỆ SINH KHÔNG KHÍ

Chia sẻ: Love Love | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

444
lượt xem
95
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'trắc nghiệm vệ sinh không khí', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRẮC NGHIỆM VỆ SINH KHÔNG KHÍ

  1. VỆ SINH KHÔNG KHÍ 1. Lớp không khí sát mặt đất nhận nhiệt chủ yếu từ : A.Trực tiếp từ bức xạ mặt trời; B.Lòng trái đất sinh nhiệt tỏa ra; C.Mặt trời làm nóng mặt đất, và mặt đất truyền nhiệt cho lớp không khí sát mặt đất; D.Từ các nguồn bức xạ trên mặt đất; E.Do tất cả các nguồn nêu trên. @ 2 Nhiệt độ không khí thay đổi tùy thuộc vào: A. Cường độ bức xạ mặt trời; B. Ngày dài hay ngắn; C. Độ trong suốt của bầu khí quyển; D. Vị trí địa lý của từng địa phương và thành phần cấu tạo của lớp đất bề mặt; E. Gồm cả các điều nói trên . @ 3 Nhiệt độ không khí không ảnh hưỏng đến: A. Qúa trình điều nhiệt của cơ thể ; B. Côn trùng trung gian truyền bệnh ; C. Chu kỳ phát triển của một số mầm bệnh ; D. Sự hấp thu các chất độc có trong không khí qua đường hô hấp ; E. Độ trong suốt của bầu khí quyển . @
  2. 4 Khi nhiệt độ không khí và các bề mặt xung quanh cao hơn nhiệt độ trung bình của da, thì ......là con đường thải nhiệt duy nhất của cơ thể : A. Đối lưu B. Bức xạ C. Bay mồ hôi @ D. Dẫn truyền E. Phát xạ 5 Ở Việt nam, gọi là điều kiện dễ chịu về mùa hè khi môi trường không khí có : Nhiệt độ Độ ẩm Gió A. 22  2 0C 74-84 % 0,3-0,5 m/s B. 22  2 0C 64-74 % 0,3-0,5 m/s C. 24  2 0C 74-84 % 0,3-0,5 m/s D. 24  2 0C 64-74 % 0,3-0,5 m/s E. 26  2 0C 74-84 % 0,3-0,5 m/s @ 6 Có một điều không hợp lý nào sau đây: Nguồn nhiệt của cơ thể bao gồm: A. Trực tiếp từ bức xạ mặt trời; B. Từ đất đá, đồ vật xung quanh; C. Từ chuyển hóa các chất sinh năng lượng trong cơ thể; D. Từ không khí khi nhiệt độ không khí > 33(C; E. Từ không khí khi nhiệt độ không khí < 20(C. @
  3. 7 Có một sự phối hợp giữa nhiệt độ, độ ẩm và sự chuyển động của không khí lên cảm giác nhiệt của cơ thể, Vùng dễ chịu khi: A. To = 26  2oC, độ ẩm: 79  5%, tốc độ gió: 0,3 - 0,5m / s ; @ B. To = 20  2oC, độ ẩm: 79  5%, tốc độ gió: 0,3 - 0,5m / s ; C. To = 20  2oC, độ ẩm: 50  10%, tốc độ gió: 0,3 - 0,10m / s ; D. To = 18  2oC, độ ẩm: 50  5%, tốc độ gió: 0,3 - 0,10m / s ; E. To = 18  2oC, độ ẩm: 50  10%, tốc độ gió: 0,3 - 0,5m / s . 8 Loại nào sau đây không bị coi là “ khí nhà kính ” : A. CO2 B. N2O C. CH4 D. CFC E. CO@ 9 Tìm ý sai “Hiệu ứng nhà kính” là thuật ngữ dùng để chỉ : A. Hiện tượng xảy ra trên tầng đối lưu B. Hiện tượng xảy ra tại tầng bính lưu @ C. Hiện tượng do tăng quá nhiều khí CO2 trong khí quyển D. Hiện tượng do tăng quá nhiều hơi nước trong khí quyển E. Hiện tượng do tăng quá nhiều CH4 trong khí quyển 10 Lớp O3 bảo vệ trái đất nằm ở : A. Tầng đối lưu B. Tầng Bình lưu @ C. Tầng Điện ly D. Ở cả ba tầng trên E. Chỉ có ở tầng Đối lưu và Bình lưu
  4. 11 Vai trò của lớp O3 tại tầng Bình lưu bảo vệ trái đất khỏi tác dụng của : A. Phần lớn tia Hồng ngoại có bước sóng 1000 đến 780 n m B. Phần lớn tia thấy C. Dải tia tử ngoại có bước sóng < 0,28 n m @ D. Dải tia tử ngoại có bước sóng 0,28 đến 315 n m E. Dải tia tử ngoại có bước sóng 315 đến 400 n m 12 Ý nghĩa vệ sinh của nhiệt độ không khí là (tìm một ý kiến không phù hợp) : A. Cơ thể người có thể thích nghi thuận lợi trong một khung nhiệt độ giới hạn B. Mỗi côn trùng tiết túc, vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong một khung nhiệt độ giới hạn C. Nhiệt độ không khí là một yếu tố vi khí hậu @ D. Sự tăng, giảm nhiệt độ môi trường trong một thời gian và một giới hạn nhất định có tác dụng rèn luyện cơ thể. E. Nhiều bệnh tật lưu hành, phát sinh, phát triển phụ thuộc chế độ nhiệt 13 Chế độ nhiệt là thuật ngữ dùng để chỉ : A. Sư dao động nhiệt độ theo một thời gian xác định (tháng, năm...) tại một địa điểm xác định @ B. Hiệu số nhiệt độ tối đa so với tối thiểu tại một địa điểm xác định C. Nền nhiệt độ theo mùa tại một địa điểm xác định. D. Chênh lệch nhiệt độ trong Nam so với ngoài Bắc E. Chênh lệch nhiệt độ giữa miền Núi và Đồng bằng
  5. 14 Hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng xảy ra ở : A. Tầng Đối lưu @ B. Tầng Bình lưu C. Tầng Điện ly D. Ở cả ba tầng trên E. Chỉ có tầng Đối lưu và Bình lưu 15 Hiện tượng Hiệu ứng nhà kính chủ yếu do : A. Phá huỷ tầng Ôzôn B. Tăng tích luỹ Ôzôn C. Tăng lượng khí CO2@ D. Tăng lượng khí O2 E. Không phải những ý kiến trên 16 Có ý kiến sai nào: Hậu quả của hiệu ứng nhà kính : A. Tăng cường các tia sóng ngắn nguy hiểm lọt xuống trái đất @ B. Tăng cường tan băng ở hai đầu địa cực. C. Trầm trọng thêm hiện tượng Enilno D. Trầm trọng thêm hiện tượng La Nilna E. Nền nhiệt độ khí quyển gần trái đất cao thêm 17 Thành phần của lớp không khí trên mặt đất (Địa tầng) chứa một lượng hơi nước: A. Thay đổi; @ B. Tối thiểu; C. Không thay đổi; D. Tương đối. E. Trung bình.
  6. 18 Độ ẩm tương đối là tỷ lệ % giữa: A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa; @ B. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối thiểu; C. Độ ẩm tối thiểu và độ ẩm bảo hòa; D. Độ ẩm tối đa và độ ẩm bảo hòa; E. Độ ẩm tối đa và độ ẩm tuyệt đối. 19 Độ ẩm không khí liên quan tới : A. Sự tồn tại và phát triển của một số mầm bệnh ; B. Sự tồn tại của côn trùng truyền bệnh ; C. Sự điều hòa thân nhiệt ; D. Sự trao đổi nhiệt của cơ thể với môi trường xung quanh ; E. Gồm tất cả các điều trên . @ 20 Lý do chính làm cơ thể mất nhiệt nhiều khi trời lạnh,độ ẩm không khí cao vì : A. Mất do bốc hơi B. Mất do dẫn truyền @ C. Mất do bức xạ D. Mất do đối lưu E. Không phải những lý do trên
  7. 21 Ý nghĩa vệ sinh của độ ẩm không khí là (tìm một ý kiến sai) : A. Cùng với nhiệt độ, độ ẩm không khí ảnh hưởng mạnh lên quá trình điều nhiệt của cơ thể B. Độ ẩm thích nghi của người Việt nam là 69  5 % @ C. Độ ẩm không khí cao > 90 % lamì tăng mất nhiệt của cơ thể khi trời lạnh D. Độ ẩm không khí cao > 90 % làm khó chống nóng khi trời nòng E. Độ ẩm không khí thấp < 60 % gây mất nước nhiều 22 Sương mù và mây có vai trò góp phần (chọn một ý kiến không đúng) : A. Giảm nguy cơ ô nhiễm không khí @ B. Tăng nguy cơ ô nhiễm không khí C. Điều hoà thời tiết nóng bức D. Tạo mưa làm sạch không khí E. Cung cấp cho cây trồng các hợp chất N2 23 Tại nơi ở, nơi làm việc của con người, nếu được thì nên có sự điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm cho phù hợp với nhau: Khi nhiệt độ không khí là 22 - 23oC thì độ ẩm (tương đối) nên là: A. 80 - 85 %; B. 65 - 70 %; @ C. 75 - 80 %; D. 60 - 65 %. E. 70 - 75 %;
  8. 24 Độ ẩm tuyệt đối là : A. Lượng hơi nước không nhìn thấy trong không khí tại một địa điểm, thời gian và nhiệt độ xác định @ B. Lượng hơi nước không nhìn thấy trong không khí tại một thời gian và nhiệt độ xác định C. Lượng hơi nước không nhìn thấy trong không khí tại một địa điểm, thời gian xác định. D. Lượng hơi nước không nhìn thấy tại một thời gian và nhiệt độ xác định E. Không có ý kiến nào kể trên đúng 25 Hoa hồng gió là: A. Đồ thị biểu thị lượng gió theo một hướng nhất định; B. Đồ thị nêu lên tính chất lập lại của gió, chiều dài của đồ thị biểu thị phân suất của một lượng gió so với tổng số gió quan sát được trong một khoảng thời gian nhất định. @ C. Đồ thị nêu lên tính chất lập lại của gió, chiều dài của đồ thị biểu thị phân suất của một lượng gió so với tổng số gió quan sát được trong một năm; D. Đồ thị nêu lên các hướng gió trong một khoảng thời gian nhất định; E. Là một loại “ La bàn gió” . 26 Khi qui hoạch xây dựng đô thị hay khu dân cư tập trung, người ta phải quan tâm Hoa hồng gió vì (Tìm ý kiến sai) : A. Xác định hướng gió và tốc độ gió B. Tránh xây các ống khói ở đầu chiều gió so với khu dân cư C. Để xác định khoảng cách vệ sinh D. Để xác định chiều cao cần thiết của ống khói E. Để trực tiếp làm giảm ô nhiễm không khí @
  9. 27 Gió Lào ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, làm mất nước, suy kiệt, nhất là với trẻ nhỏ, do tính chất của gió Lào là: A. Khô, mạnh (tốc độ cao); B. Khô, mạnh, nóng; @ C. Ẩm, yếu (tốc độ thấp), nóng; D. Ẩm, mạnh, nóng; E. Khô, nóng, yếu. 28 Tính chất của Gió mùa Đông Bắc thổi vào ven biển miền Bắc và các tỉnh miền Trung là : A. Nóng , khô, tốc độ thấp B. Lạnh ,khô, tốc độ thấp C. Lạnh, ẩm , tốc độ thấp D. Nóng, ẩm, tốc độ cao E. Lạnh, ẩm, tốc độ cao @ 29 Ý nghĩa vệ sinh của gió là (Tìm ý kiến sai) : A. Chống ô nhiễm không khí B. Điều hoà nhiệt của các khối không khí C. Giảm độ ẩm cục bộ D. Mang lại cảm giác mát mẻ với tốc độ gió là 6m/s @ E. Tăng khả năng bay hơi của mồ hôi 30 Tốc độ gió trong giới hạn làm mát là : A. < 3,5 m/s @ B. 3,6 - 3,9 m/s C. 4,0 - 4,4 m/s D. 4,5 - 4,9 m/s E. 5 m/s trở lên
  10. 31 Tính chất của gió Nam ở nước ta là : A. Nóng ẩm B. Lạnh ẩm C. Mát ẩm @ D. Khô mát E. Khô nóng 32 Gió không có một vai trò nào trong các vai trò của gió đối với một khu dân cư : A. Giảm nồng độ hơi khói bụi cục bộ B. Đảm bảo thông thoáng của các khu nhà ơ C. Chống ô nhiễm không khí D. Đem lại một vi khí hậu dễ chịu E. Xác định khoảng cách của hai toà nhà gần nhất @ 33 Thành phần quang phổ của bức xạ mặt trời tới trái đất thay đổi không tùy thuộc vào: A. Độ cao của mặt trời; B. Độ mây; C. Thời gian trong năm; D. Thành phần của không khí; E. Hoàn lưu khí quyển . @
  11. 34 Thành phần nào trong các thành phần sau đây của bức xạ mặt trời có thể gây say nắng: A. Tia sáng; B. Tia thấy; C. Tia tử ngoại; D. Tia hồng ngoại. E. Tia hồng ngoại có bước sóng 600 - 1.000m @ 35 Có một ý kiến nào sai Ý nghĩa vệ sinh của bức xạ nhiệt mặt trời là : A. Bức xạ mặt trời là tác nhân chủ yếu gây ra nhịp ngày đêm B. BXMT tăng cường các quá trình chuyển hóa chất của cơ thể C. BXMT kích thích làm vết thương mau lành D. Tia tử ngoại sóng trung xúc tác chuyển tiền Vitamin D3 thành Vitamin D3 E. BX hồng ngoại có tác dụng sát khuẩn vết thương @ 36 Khi lên cao hay xuống sâu thì yếu tố chính ảnh hưởng tới cơ thể là: A. Nhiệt độ không khí; B. Độ ẩm không khí; C. Sự chuyển động của không khí; D. Aïp lực của không khí; @ E. Nồng độ Nitơ trong không khí. 37 Cứ xuống nước sâu thêm 10m thì cơ thể lại chịu thêm : A. 1at @ B. 2at C. 3at D. 5at E. 10at
  12. 38 Trung bình cứ lên cao thêm 100m thì không khí giảm đi trung bình: A. 0,60C và 10 mmHg @ B. 0,50C và 20 mmHg C. 0,80C và 15 mmHg D. 0,50C và 10 mmHg E. 0,60C và 15 mmHg 39 Trong điều kiện quá nóng (To không khí > nhiệt độ bề mặt da), sự mất nhiệt của cơ thể chủ yếu bằng: A. Đối lưu; B. Phát xạ ; C. Dẫn truyền ; D.Toát và bay hơi mồ hôi. @ E. Tăng tần số hô hấp . 40 Chỉ số Bergmann được tính bằng : Diện tích da tính bằng (m2) chia cho Trọng lượng cơ thể (Kg) tính % @ Trọng lượng cơ thể tính bằng (Kg) chia cho diện tích da (m2) tính % Khối mỡ cơ thể (Kg) trên diện tích da (m2) tính % Diện tích da (m2) trên khối mỡ cơ thể (Kg) tính % Chỉ số khối cơ thể (BMI) 41 Trong điều kiện quá lạnh (To không khí < 15(C), nguồn nhiệt quan trọng nhất để cơ thểø chống lạnh là: A. Bức xạ mặt trời; B. Từ đất đá, đồ vật xung quanh; C. Từ chuyển hóa các chất sinh năng lượng trong cơ thể; @ D. Từ không khí; E. Tất cả các nguồn trên.
  13. 42 Lúc nghỉ ngơi, một người bình thường tiêu thụ lượng oxy / giờ là : A. 15l; B. 20l; C. 25l; @ D. 30l; E. 35l;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2