Trái Đất - hành tinh của chúng ta (Đặng Vũ Tuấn Sơn)
lượt xem 21
download
Trái Đất (Earth) là hành tinh thứ 3 của Hệ Mặt Trời tính từ trong ra. Chung sta biết rằng dây chính là nơi chúng ta đã sinh ra và tồn tại, cũng là nơi duy nhất tồn tại sự sống trong Hệ Mặt Trời (theo những hiểu biết của chúng ta cho đến ngày nay)
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trái Đất - hành tinh của chúng ta (Đặng Vũ Tuấn Sơn)
- Trái Đất - hành tinh của chúng ta
- Trái Đất (Earth) là hành tinh thứ 3 của Hệ Mặt Trời tính từ trong ra. Chung sta biết rằng dây chính là nơi chúng ta đã sinh ra và tồn tại, cũng là nơi duy nhất tồn tại sự sống trong Hệ Mặt Trời (theo những hiểu biết của chúng ta cho đến ngày nay) Các thông số cơ bản về Trái Đất Khoảng cách từ Mặt Trời : 1 AU (149,6 triệu km) Chu kì quay quanh Mặt Trời: 365,26 ngày Chu kì tự quay: 24 giờ Khối lượng : 5,98 x 10^24 kg Đường kính: 12.756km Nhiệt độ bề mặt: 260 – 310K Số vệ tinh: 1 - Mặt Trăng (moon)
- Đặc biệt, ta nên biết rằng hàng năm trên quĩ đạo elip của mình Trái Đất sẽ gần Mặt Trời nhất vào ngày 2 tháng 1, khi đó khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời sẽ vào khoảng 147,1 triệu km. Ngoài ra tốc độ quay của Trái Đất cũng không phải chính xác 100% như đã nêu trê, hiện nay thì cứ khoảng 10 năm chu kì quay của Trái Đất sẽ chậm lại khoảng 1 giây. Trục Trái Đất và 4 mùa Trụa quay của Trái Đất chúng ta không vuông góc với mặt phẳng quĩ đạo của nó mà lệch so với trục nghiêng này khoảng 23,5 độ. Vì lí do này nên trong một chu kì quĩ đạo của mình, hai bán cầu của Trái Đất sẽ lần lượt hướng về phía Mặt Trời trong khi nửa còn lại khi đó se hướng ngược lại,
- điều này đã gây ra sự biến đổi thời tiết trên Trái Đất mà ta đa biết. Đó là 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông. Chuyển động hàng ngày của chúng ta: Nơi chuyển động nhiều nhất hàng ngày trên mặt đất chính là các điểm trên đường xích đạo. Mỗi ngày mỗi điểm nằm trên xích đạo Trái Đất di chuyển khoảng 40.000 km do chuyển động tự quay của Trái Đất. Càng xa xích đạo thì chuyển động này càng nhỏ và ở đúng 2 địa cực thì chuyển động này coi như không đáng kể do sự thay đổi khoảng cách đến trục quay. Ngoài chuyển động do sự tự quay của Trái Đất, hàng ngày chúng ta còn chuyển động với tốc độ lên đến 30km/s quanh Mặt Trời - một tốc độ rất lớn. Tuy nhiên cả 2 chuyển động này chúng ta đều không cảm thấy do chúng
- ta có kích thươc quá nhỏ và lực đáng kể hơn nhiều tác động lên chúng ta chính là lực hấp dẫn của Trái Đất. Nhiệt độ trên mặt Trái Đất Nhiệt độ trên mặt đất mà chúng ta biết tới đến nay chính là nhiệt độ hàng ngày chúng ta vẫn cảm thấy trong khí quyển. Đến nay nơi lạnh nhất Trái Đất chúng ta biết chính là Nam Cực, nhiệt độ thấp kỉ lục đo được ở đó là -88 độ C (185K) trong khi nhiệt độ cao nhất từng đo được là 58 độ C (311K) đo được tại châu Phi. Khí quyển Trái Đất Khí quyển là một lớp khí mỏng bao quanh Trái Đất của chúng ta, gồm những khí thoát ra từ chính các hoạt động địa chất bên trong của Trái Đất. Khí quyển của hành tinh chúng ta bao gồm 78% khí Nitơ, 21% oxy, 0,9% argon, 0,03% carbon dioxxit va còn lại là dành cho các chất khí khác. Khí quyển không những chỉ là môi trường hô hấp cho các sinh vật như chúng ta đã biết, nó còn có một tác dụng hết sức quan trọng khác cho sự sống của chúng ta. Nó giữ nhiệt cho hành tinh, không để thoát ra không gian xung quanh và đồng thời nó ngăn chặn các bức xạ tử ngoại đến từ Mặt Trời vốn có hại cho cơ thể sinh vật.
- -------------------------------------------------- Sự dịch chuyển lục địa trên Trái Đất Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, dưới ảnh hưởng của trường trọng lực cùng với quán tính quay của Trái Đất, các mảng lục địa trên Trái Đất luôn di chuyển về các hướng. Sự di chuyển các mảng lục địa trên thế giới không phải là sự di chuyển các phần vỏ Trái Đất (vỏ Trái Đất quá mỏng và giòn nên không thể tránh khỏi gãy, vỡ). Sự chuyển động diễn ra ở các mảng thạch quyển gồm vỏ Trái Đất và một phần phía dưới ngay phía trên của cái ruột nóng chảy của Trái Đất dày hàng trăm km (quyển mềm). Các mảng quyển mềm không chuyển động hỗn loạn mà tương ứng với dạng cầu của Trái Đất. Các lục địa khi di chuyển vẫn có mút nằm gần các cực Trái Đất. Phần đại dương giữa hai lục địa được mở rộng nhanh ở vùng gần xích đạo và chậm hơn ở hai cực (điển hình nhất là Đại Tây Dương). Bất kì cặp lục địa nào thì trục nối chgúng luôn đi qua tâm hành tinh. Cùng với sự di chuyển, các mảng lục địa thường xuyên va chạm với nhau. Những mảng mỏng và rắn chắc hơn chui xuống dưới những mảng lớn và có tốc độ chậm hơn. Việc này để lại những lớp trầm tích đùn lên thành
- từng dải hẹp ven đất liền. Một phần trầm tích tiếp tục theo hệ thống băng chuyền lục địa chìm sâu xuống và nóng chảy. Trong trường hợp của Ấn Độ: giữa kỉ đệ tam, Ấn Độ trôi về phía lục địa Á- Âu và va chạm vơí lục địa này. Do có sự trùng khít dường như hoàn toàn về độ rắn của các mảng thạch quyển mà một khối lượng khổng lồ phần rìa các mảng thạch quyển bị vò nhàu tạo thành các nếp uốn và kết quả là Himalaia ra đời.
- Quá trình chuyển dời các lục địa diễn ra như sau: - Thời kì Permi-Triat (225 triệu năm trước) : Đai Tây Dương và Ấn Độ Dương chưa có mặt, dại dương duy nhất của Trái Đất lúc này là đại dương Tethys. Các mảng thạch quyển còn nối liền với nhau trên một lục địa duy nhất là Pangaea. - Cuối kỉ Triat (180 triệu năm trước) : Pangaea tách thành Laurasia (gồm Bắc Mĩ và Á-Âu) và Gondwanaland (gồm Nam Mĩ, Châu Phi, Châu Úc, Nam Cực và Ấn Độ). Tiếp đó Gondwanaland tách làm ba phần: +Nam Mĩ và Châu Phi +Ấn Độ +Nam Cực và Châu Úc - Cuối kỉ Jura (135 triệu năm trước) : Ấn Độ trượt dần về phía Laurasia, Nam Mĩ có xu hướng tách khỏi Châu Phi - Cuối kỉ Creta, đầu đại tân sinh (65 triệu năm trước): Ấn Độ tiếp tục trôi, Grenland tách khỏi châu Âu. Nam MĨ tạm thời nối với Nam Cực và
- Châu Úc và mọi việc cứ tiếp diễn như vậy và dần dần trở thành như ngày nay. ------------------------------------------------------ Cái thời kì phát triển địa chất - sinh vật trên Trái Đất Trên đây ta vừa nói về sự dịch chuyển các lục địa để hình thành một bản đồ thế giới như ngày nay ta đã biết. Sự dịch chuyển này kéo dài qua nhiều thời kì cùng với sự biến đổi và phát triển của cả địa chất, khí hậu và sinh vật. Nó cũng chính là những yếu tố dẫn đến sự có mặt của con người chúng ta ngày nay. Toàn bộ quá trình địa chất tương ứng với sự phát triển sinh vật trên Trái Đất được chia thành các giai đoạn lớn gọi là các đại và chia nhỏ ra là các kỉ. Xa xưa nhất là đại thái cổ Archeozoic bắt đầu cách đây 4,6 tỷ năm và kết thúc cách đây 2,6 tỷ năm (tức là kéo dài 2 tỷ năm). Đại này không chia kỉ. Đại nguyên sinh Proterozoic Bắt đầu 2,6 tỷ năm trước và kết thúc cách đây 570 triệu năm. Đại này cũng không chia kỉ.
- Trong hai đại này, sự sống đã bắt đầu hình thành từ đầu đại thái cổ, khoảng trên 3 tỷ năm trước. Sự sống nảy sinh từ các phân tử hữu cơ và phát triển trong hai đại này ở mức độ sơ đẳng, sinh vật cấp thấp. Đại cổ sinh Paleozoic Bắt đầu 570 triệu năm trước và kết thúc ấch đây 245 triệu năm. đây là thời kì sự sóng phát triển khá mạnh với sự có mặt của các loài động thực vật có câấu tạo bắt đầu tương đối phức tạp. Đại này được chia thành 6 kỉ lần lượt là Cambry Ordovic Silure Devone Carbon Permi Đại trung sinh Mesozoic bắt đầu cách đây 245 triệu năm và kết thúc cách đây 66,4 triệu năm
- Đai này chia thành 3 kỉ là Triat Jura Creta Như chúng ta đều biết (chắc ai cũng xem phim Jurassic Park rồi) là thời kì phát triển rất mạnh mẽ của sinh vật trên mặt đất, đặc biệt là loài bò sát. Thời gian này kết thúc cùng với sự tuyệt diệt của bò sát khổng lồ vào đầu đại tân sinh sau đó. Đại tân sinh Cenozoic bắt đầu ngay sau khi đại trung sinh kết thúc và kéo dài đến bây giờ. Chúng ta ra đời vào kỉ thứ 4 của đại này. Mặt Trăng – Vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất Các thông số: Khoảng cách từ Trái đất : 384.403 km Chu kì quay quanh Trái Đất: 27,3 ngày Chu kì tuần trăng : 29,5 ngày
- Khối lượng : 7,35 x 1022 kg Đường kính: 3.476 km Diện tích bề mặt: 3,79 x 107 km2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sự hình thành và các đặc tính của từ trường trái đất
7 p | 403 | 69
-
Chương 2: Đặc điểm trái đất
54 p | 292 | 58
-
Bài giảng Địa lý 6 bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
23 p | 341 | 51
-
Bài giảng Địa lý 6 bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
19 p | 341 | 45
-
Bài 62: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất - Bài giảng điện tử Tự nhiên xã hội 3 - T.B.Minh
33 p | 197 | 24
-
Bài tập địa lý lớp 6 bài 8 sự chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời
2 p | 632 | 22
-
Bài giảng môn Địa lý 6 bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
37 p | 197 | 21
-
Giáo án Địa lý 6 bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
4 p | 401 | 20
-
Giáo án Địa lý 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất
7 p | 244 | 17
-
Giáo án Địa lý 6 bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
4 p | 519 | 16
-
Bài 62: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất - Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 - GV:N.T.Sỹ
3 p | 214 | 15
-
Báo cáo: Các quyển trên Trái Đất và sự ảnh hưởng của chúng đến biến đổi khí hậu
15 p | 144 | 13
-
Bài giảng Địa lý 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất
38 p | 189 | 10
-
HỆ QUI CHIẾU TRÁI ĐẤT – TRỌNG LỰC, TRỌNG LƯỢNG –CON LẮC FOUCALT
5 p | 107 | 6
-
Giải bài tập Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời SGK Địa lí 6
4 p | 166 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới cấu trúc nội dung, áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển- chương trình địa lí 10 - Ban
41 p | 30 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ đường chuyển biểu kiến của Mặt trời để giải các bài tập về hệ quả chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời
11 p | 24 | 3
-
Giáo án Địa lí 6 - Bài: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
6 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn