intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trải nghiệm và cách ứng phó với quấy rối tình dục nơi công cộng của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành thu thập dữ liệu định lượng và định tính về quấy rối tình dục nơi công cộng đối với sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ đó phân tích trải nghiệm và cách ứng phó của sinh viên trong những trường hợp bị quấy rối tình dục nơi công cộng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trải nghiệm và cách ứng phó với quấy rối tình dục nơi công cộng của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. TRẢI NGHIỆM VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI QUẤY RỐI TÌNH DỤC NƠI CÔNG CỘNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Đặng Xuân Lợi1, Đỗ Hoàng Sang1, Lê Lâm Vũ1, Nguyễn Thanh Nga1 1. Lớp D18XH01, Khoa Sư phạm. Email: dangxuanloi1234@gmail.com TÓM TẮT Quấy rối tình dục nơi công cộng đang là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm trong thời gian gần đây. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập dữ liệu định lượng và định tính đối với sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, chúng tôi nhận thấy sinh viên đã có những những nhận thức nhất định về vấn đề quấy rối tình dục nơi công cộng trong các mặt như hình thức, nguyên nhân, hệ quả. Tuy nhiên, một số sinh viên vẫn chưa nắm được cách ứng phó trong các trường hợp này. Từ đó, chúng tôi cho rằng cần thiết có những chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó với quấy rối tình dục nơi công cộng đối với sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ khóa: Cách ứng phó, Quấy rối tình dục nơi công cộng, Sinh viên, Trải nghiệm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, quấy rối tình dục nơi công cộng là một vấn đề phức tạp và khó quản lý. Một số tác giả đã chỉ ra quấy rối tình dục nơi công cộng phổ biến hơn so với quấy rối tình dục ở nơi làm việc (Fairchild và Rudman, 2008; Lenton và cộng sự, 1999). Tại Việt Nam, một số nghiên cứu chỉ ra những trải nghiệm về quấy rối tình dục là một vấn đề đáng báo động (Lê Thị Lâm, 2019; ActionAid Vietnam, 2014). Hơn nữa, một số tác giả cũng kết luận rằng nhận thức của sinh viên đối với vấn đề quấy rối tình dục còn chưa cao (Lê Anh Vũ, 2021; Đỗ Thị Huế, 2018). Mặc dù đã được quan tâm, đưa vào trong các quy định pháp luật, nghị định hay các chương trình giáo dục, vấn đề quấy rối tình dục hiện nay vẫn cần được thảo luận vào đưa vào nghiên cứu nhiều hơn. Công tác xã hội là ngành khoa học đã được nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam hơn 20 năm. Cụ thể, công tác xã hội nhóm đã được đưa vào giải quyết một số các vấn đề như bạo lực gia đình (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2020), xâm hại tình dục (Nguyễn Thị Đào, 2014; Nguyễn Thị Hải, 2014). Dưới cách tiếp cận của công tác xã hội, những hoạt động hỗ trợ sinh viên trong phòng chống quấy rối tình dục nơi công cộng cũng được các tác giả đề cập (Ngô Thùy Dung, 2019; Lê Thị Lâm, 2019). Trong đó, công tác xã hội nhóm theo hướng chuyên nghiệp vào việc phòng ngừa quấy rối tình dục cho sinh viên là hướng tiếp cận mới và mang tính khả thi trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng của sinh viên góp phần vào việc phòng chống quấy rối tình dục nơi công cộng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành thu thập dữ liệu định lượng và định tính về quấy rối tình dục nơi công cộng đối với sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ đó phân tích trải nghiệm và cách ứng phó của sinh viên trong những trường hợp bị quấy rối tình dục nơi công cộng. 440
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các dự án, công trình đã thực hiện về công tác xã hội nhóm và vấn đề quấy rối tình dục nơi công cộng. Trong đó, chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích các tài liệu trên thế giới, tại Việt Nam và các công bố gần đây có liên quan trực tiếp đến đề tài. Chúng tôi xây dựng ma trận tổng quan (Literature review matrix) và viết các thư mục tóm tắt có chú giải (Anotated Bibliography). Từ đó, so sánh theo chiều lịch đại và đồng đại về dữ liệu nghiên cứu, nội dung và phương pháp mà các tác giả sử dụng để luận giải vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Cụ thể, chúng tôi phân tích và so sánh các nội dung liên quan đến thực trạng, nhận thức, nguyên nhân, hệ quả, trải nghiệm và cách ứng phó quấy rối tình dục nơi công cộng. Phương pháp nghiên cứu định tính: Thu thập dữ liệu định tính thông qua thực hiện 25 cuộc phỏng vấn sâu đối với sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về các vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục nơi công cộng. Trong đó, sinh viên tham gia phỏng vấn một cách tự nguyện và tuân thủ nguyên tắc bảo mật thông tin. Cụ thể, thu thập các thông tin như sau: nhận thức của sinh viên về quấy rối tình dục; trải nghiệm về quấy rối tình dục của sinh viên và cách ứng phó về quấy rối tình dục của sinh viên. Dữ liệu định tính được xử lý và phân tích bằng phần mềm Nvivo 10. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thu thập dữ liệu định lượng thông qua khảo sát bằng bảng hỏi đối với 470 sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về các vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục nơi công cộng. Sử dụng dữ liệu định lượng khảo sát tại trường Đại học Thủ Dầu Một của ThS. Lê Anh Vũ. Các thông tin khảo sát nhận thức, trải nghiệm và cách sức phó của sinh viên với quấy rối tình dục nơi công cộng. Dữ liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Trải nghiệm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về quấy rối tình dục nơi công cộng 3.2.1. Trải nghiệm là người chứng kiến quấy rối tình dục nơi công cộng Qua thu thập thông tin dữ liệu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu đối với 25 sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một về sự trải nghiệm của cá nhân đối ở góc độ là người chứng kiến quấy rối tình dục nơi công cộng và nhận được nhiều ý kiến đáng quan tâm đề cập liên quan đến vấn đề này. Nhìn chung đa phần các ý kiến chia cho rằng bản thân đã từng chứng kiến quấy rối tình dục xảy ra ở những bối cảnh không gian và thời điểm khác nhau, thủ phạm đã thực hiện hành vi bất thường gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe thể chất và tinh thần người khác. Một chia sẻ của nam sinh viên năm 3 thuộc khoa khoa học quản lý tâm sự: Mình đã từng thấy một cặp mà cặp này chưa quen biết gì hết nhưng chỉ sau một bữa đi ăn có sử dụng bia rượu thì họ đã về phòng một người bạn của mình, thì người đàn ông chắc cũng mến chị này nên và đã có những hành vi quấy rối, do chị này say quá nên ngủ quên không biết gì cả. (PVS 25, Nam sinh viên chứng kiến quấy rối, Khoa Khoa học Quản lý) Ngoài ra việc chứng kiến quấy rối nơi công cộng được một bạn nữ sinh viên năm nhất thuộc khoa sư phạm chia sẽ về việc xảy ra quấy rối ở một quán ăn, cụ thể bạn chia sẻ rằng: Mình đã từng chứng kiến một việc đó là nhóm mình từng đi ăn ở một quán ăn, và quán ăn đó thì khá đông. Việc xảy ra khi, người bạn của mình khi đi vào nhà vệ sinh, bạn ấy đi trước 441
  3. và theo sau là một người đàn ông khoảng 40 tuổi đang trong tình trạng say xỉn. Nhà vệ sinh nam và nữ khá là gần nhau cho nên khi bạn mình đang rửa tay trong nhà vệ sinh, thì phát hiện người đàn ông đó đang cầm điện thoại quay về hướng của bạn mình và không biết với mục đích chụp hình hay quay clip. Bạn mình rất hoảng và đã la lên, bạn ấy chạy ra ngoài để thông báo cho mọi người biết. (PVS 21, Nữ sinh viên năm nhất, Khoa Sư phạm) Từ những dữ liệu thông tin định tính về sự trải nghiệm chứng kiến quấy rối tình dục nơi công cộng đối với sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một chúng tôi nhận thấy bối cảnh xảy ra thường liên quan đến các trường hợp như sử dụng chất kích thích, ở các không gian vắng người, hoặc quá đông người, không thu hút sự chú ý. 3.2.2. Trải nghiệm là nạn nhân quấy rối tình dục nơi công cộng Kết quả dữ liệu định tính qua phương pháp phỏng vấn sâu ý kiến 25 sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một cho thấy, khách thể tham gia nghiên cứu đã từng trải nghiệm về quấy rối tình dục nơi cộng cộng với nhiều hình thức khác nhau, việc xảy ra quấy rối đều gắn liền với các mốc thời gian, địa điểm, những bối cảnh và nhóm đối tượng thực hiện hành vi khác nhau. Một số sinh viên chia sẻ là đã trải nghiệm qua quấy rối tình dục nơi công cộng từ khá sớm, ở thời điểm đó bạn chưa nhận thức được và cũng chưa có kỹ năng ứng phó khi gặp những trường hợp này. Một bạn nữ sinh viên năm 4 khoa kinh tế tâm sự: Vào năm lớp 9, em tham gia một lớp học võ và bị một anh lớn hơn em khoảng 5 tuổi quấy rối tình dục. Trong quá trình tập luyện anh ấy đã lợi dụng để đụng chạm thái quá vào góp phần em. Không những thế, anh ta còn nhiều lần nhắn tin cho em hỏi về cảm giác khi được đụng chạm như nào, có muốn tiếp xúc gần hơn với anh không? Lần đầu em bị như thế nên em đã rất sợ anh ấy, nhưng do sắp phải thi một cuộc thi đấu giải về võ nên em buộc phải đi học và gặp người đó bình thường. Trong suốt một tháng em luyện tập, anh ta không ngừng lặp lại hành động và lời nói thô thiển đó khiến em cảm thấy hoang mang và rất lo sợ. Tuy rằng không tiếp xúc với người đó nữa nhưng em cũng không dám đem chuyện này kể cho người khác nghe. Tại vì em cứ lo sợ và nghĩ rằng khi kể cho người khác nghe thì thì người ta sẽ biết mình như vậy nên là nó vừa ảnh hưởng tới việc mình học tập cũng vừa ảnh hưởng tới việc người ta nhìn mình kiểu mình là người bị người ta đụng chạm và có nhu cầu về vấn đề đó rồi hiểu lệch đi nên là em cũng sợ chỉ biết im rồi cho qua thì thời gian sau cũng không có gì nữa. (PVS01, Nữ sinh viên năm 4, khoa Kinh tế) Bên cạnh đó, một số bạn sinh viên chia sẻ là đã gặp phải những trường hợp quấy rối nặng hơn, gây ra những tác động tiêu cực đối với nạn nhân. Khi được trò chuyện trao đổi trò chuyện về vấn đề quấy rối tình dục nơi công cộng, bạn nữ sinh viên năm 2 thuộc khoa Sư phạm kể lại diễn biến câu chuyện của mình: Năm lớp 12, mình thường xuyên phải đi học về khá trễ vì phải đi ôn luyện thi học sinh giỏi môn Sử. Vì nhà cũng khó khăn nên mình phải di chuyển bằng xe đạp qua các đoạn đường vắng, tối và nguy hiểm. Lúc đó, có một người đàn ông chạy phía sau xe mình và nghe điện thoại, xong tự nhiên ông ta chạy lên chặn xe mình rồi cầm cái giò xe đạp của mình lôi lại, mình sợ quá hét lên nhưng xung quanh không có ai. Lúc đó, mình hoảng sợ lắm, mình cố gắng bỏ chạy nhưng ông ấy nắm tóc mình lại mà lúc đấy mình nước mắt cũng tràn trề rồi. Lúc đấy mình cố gắng hét lên cứu nhưng mà vẫn không ai nghe thấy nên ông ấy tóm cổ và tóm áo mình lôi 442
  4. mình lại gần cái bụi ấy và mình đã dẫy dội nhưng ông ấy lại rất khỏe. Xong rồi cái lúc mà mình cảm thấy bất lực lắm rồi, không thể dứt ra được thì có những người đi ngang họ soi họ thấy xe đồ với lại mình đang bị lôi vào bụi và ông ấy đứng dưới mình nhưng mình vẫn cố chống đối ý cho nên họ thấy được mình và họ lao vào họ lôi mình ra. Lúc đấy họ đánh ông ấy còn mình lúc đấy rất sợ không thể nói được gì. Họ đòi đập xe ông ấy và đưa mình về nhà. Sau khoảng thời gian ấy mình cũng không có dám đi ôn thi nữa, phải để cho bố mẹ chở mình đi. Cũng phải mất khoảng hai tháng để mình vượt qua tâm lý. (PVS18, Nữ sinh viên năm 2, Khoa Sư phạm). Bên cạnh các hình thức quấy rối trực tiếp qua đụng chạm về mặt thể chất thì các hình thức quấy rối về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Các biểu hiện cụ thể thông qua các lời nói không phù hợp, xúc phạm hay có tính chất khiêu dâm. Ngoài ra, các biểu hiện về phi ngôn ngữ còn thể hiện qua các hành độ như liếc mắt đưa tình, nhìn chằm chằm vào một bộ phận hay thậm chí là phơi bày những bộ phận nhạy cảm. Về vấn đề này, một bạn nữ sinh viên năm 2 là nạn nhân của việc quấy rối này chia sẻ: Mình bị quấy rối tình dục vào năm cấp 3 khi đang đứng chờ xe bus. Lúc này, có một người đang đi đường thì họ tấp vô lề và giả vờ như đang hỏi đường vậy á. Người ta hỏi mình rất bình thường là “Em ơi cho anh hỏi đường này đi như nào?” nên mình cũng không có đề phòng gì cả. Nhưng khi mình vừa ra định chỉ đường thì anh ta hỏi mình là “Em thấy của anh sao?” thì mình mới “Dạ!” thì người đó hỏi lại là “Em thấy của anh sao? Em thấy nó có to không?” kiểu lúc đó mình sốc á nên mình đi vô trong luôn và đứng quay lưng lại với cái anh đó luôn, cái anh đó thì cứ đứng bên ngoài gọi mình hoài. Mình đứng quay lưng lại và không có phản ứng gì với anh ta hết, anh đó gọi một hồi không thấy mình quay lại thì anh đó cũng bỏ đi, cũng coi như là khá may mắn là mình không có xảy ra chuyện gì hết. (PVS 19, Nữ sinh viên năm 2, Khoa Sư phạm). Ngoài ra, một số sinh viên còn gặp phải trường hợp quấy rối qua mạng xã hội. Đây dường như là một hình thức quấy rối đang trở nên phổ biến khi sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển. Các biểu hiện cụ thể thường là ép nhắn tin khiêu dâm, bình luận khiếm nhã, gửi những hình ảnh phản cảm, mời vào những nhóm hay tag vào các bài viết không phù hợp. Đối với vấn đề này, một bạn nữ sinh viên năm nhất thuộc khoa khoa học quản lý tâm sự rằng mình là nạn nhân của việc quấy rối qua mạng xã hội: “Trên facebook em bị tag mình vô những cái bài viết rất phản cảm; có người lạ không quen biết nhưng mà vẫn tag mình vào những cái đường link phim đồi trụy, mà mình muốn gỡ thẻ ra thì không được. Thậm chí có lần em còn bị một người đàn ông lạ gạ gẫm và gửi hình ảnh bộ phận sinh dục”. (PVS 17, Nữ sinh viên năm nhất, Khoa Khoa học Quản lý) Từ phân tích dữ liệu định tính, nhìn chung nhóm sinh viên đề cập đến những sự việc diễn ra ở những bối cảnh, không gian xảy ra tình huống khác nhau. Kết quả cho thấy phần lớn các sinh viên nữ tham gia phỏng vấn đã có những sự trải nghiệm nhất định về quấy rối tình dục nơi công cộng, những sự việc xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, tâm lý không chỉ đối với nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến gia đình nạn nhân và môi trường xã hội xung quanh. Chúng tôi đã ghi nhận được những trải nghiệm về quấy rối tình dục ở Trường Đại học Thủ Dầu Một, các bạn nữ sinh viên đã hình dung, nhận định được những trường hợp, tình huống mình gặp phải. Song song với đó cần có những hoạt động hỗ trợ về giáo dục nhận thức, kỹ năng giúp 443
  5. sinh viên nâng cao nhận thức qua các giai đoạn thời gian, phòng ngừa các rủi ro gặp phải vấn đề không mong muốn. 3.3. Cách ứng phó của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về quấy rối tình dục nơi công cộng Trong 470 sinh viên tham gia khảo sát, đa phần sinh viên đồng ý với đáp án “nhờ người khác giúp đỡ” (83.5%). Khi chứng kiến quấy rối tình dục ở một không gian đông người như quán ăn thì bạn nữ sinh viên năm 2 thuộc khoa sư phạm chia sẽ về cách ứng phó của mình: “Theo mình, nếu được quay lại hoàn cảnh đó. Thì mình sẽ gọi người lớn đến giải quyết vấn đề”. (PVS 21, Nữ sinh viên năm 2, Khoa Sư phạm). Khi được hỏi về cách ứng phó của cá nhân khi chứng kiến quấy rối tình dục nơi công cộng trong bối cảnh sự việc diễn ra theo như tình huống, nhóm sinh viên đã đưa ra được những cách ứng phó kịp thời như: la lên cho mọi người biết và đến giúp mình, chạy nhanh đến nhà người dân gần nhất nhờ giúp đỡ, tìm mọi cách để chạy xa thủ phạm quấy rối,.. Cụ thể, một bạn nữ sinh viên năm 3, khoa Sư Phạm chia sẽ: “Lần đầu hơi hoảng và hét lên, khi nghe tiếng hét nên người ta cũng bỏ đi chứ cũng không có dám làm gì mình. Lúc đó thì chị cũng sợ. xong rồi sau đó cũng bình tĩnh lại được. Thì chị nghĩ là sau này sẽ cảnh giác hơn dù đi ngoài đường hoặc là ở nhà.”. (PVS 15, Nữ sinh viên năm 3, Khoa Sư phạm). Ở góc nhìn ngược lại, vẫn còn một số lượng sinh viên lựa chọn các đáp án mang tính thụ động. Cụ thể, có 6.7% sinh viên chọn đáp án “im lặng và làm ngơ”, 12.4% sinh viên chọn đáp án “khóc”. Điều này phần nào thể hiện rằng một số sinh viên vẫn chưa có kỹ năng để ứng phó với quấy rối tình dục nơi công cộng. Dữ liệu định tính cũng đã thể hiện vấn đề này thông qua phỏng vấn sâu với bạn sinh viên năm 4 khoa Khoa học quản lý như sau: “Chị nghĩ đa số các bạn đã bị rồi sẽ rất ngại lên tiếng. Đa số tâm lý của người khi bị là tâm lý bị mặc cảm với lại hành động của quấy rối tình dục nó cũng có mức độ nặng nhẹ, nếu trường hợp nặng thì tâm lý nạn nhân sẽ nhiều dẫn đến việc sẽ dễ nói với gia đình hơn và những trường hợp đó sẽ dễ đưa ra ánh sáng. Còn nếu trường hợp nhẹ thì đa số các nạn nhân sẽ không thích bày tỏ quan điểm nhiều vì một là sẽ ảnh hưởng đến cá nhân họ, hai là tâm lý chuyện đã lâu rồi nên cũng không muốn nhắc lại vì đó là một vết thương trong lòng”. (PVS 07, Nữ sinh viên năm 4, Khoa Khoa học Quản lý). Tóm lại, thông qua kết quả nghiên cứu về cách ứng phó của sinh viên đã đề cập tới những cách ứng phó như: mắng kẻ quấy rối, tấn công kẻ quấy rối, nhờ người khác giúp đỡ, gọi điện cho người khác,... Đa phần sinh viên chọn những phương án chủ động như là nhờ người khác giúp đỡ, gọi điện cho cơ quan công an,... Tuy nhiên vẫn có một số bạn sinh viên chọn cách thụ động như: khóc, im lặng và làm ngơ. Kết quả này phản ánh một số sinh viên vẫn còn chưa trang bị đủ kỹ năng để ứng phó với vấn đề quấy rối tình dục nơi công cộng. 4. KẾT LUẬN Về trải nghiệm, theo kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bạn sinh viên đã có những trải nghiệm trên những góc nhìn của người chứng kiến và cả nạn nhân. Về bối cảnh, các sinh viên 444
  6. chia sẻ QRTD thường liên quan đến các trường hợp sử dụng chất kích thích, không gian vắng người, hoặc không thu hút sự chú ý. Những trải nghiệm được sinh viên chia sẻ liên các đến nhiều hình thức như quấy rối về thể chất, lời nói, phi ngôn ngữ và mạng xã hội. Về cách ứng phó, kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần sinh viên đều đồng ý với đáp án nhờ người khác giúp đỡ. Tuy nhiên vẫn có một số lượng sinh viên chọn cách bị động, cụ thể góp phần kể đến những hành động như im lặng làm ngơ, khóc,... Điều này đã cho thấy rằng vẫn còn một số sinh viên vẫn chưa có kỹ năng để ứng phó với vấn đề QRTD nơi công cộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Huế (2018). Công tác xã hội nhóm với việc phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh nữ tại trường THCS Bắc Hồng Đông Anh Hà Nội (Luận văn Thạc sĩ). Trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội. Hà Nội. 2. Kimberly Fairchild & Laurie A. Rudman (2008), Everyday Stranger Harassment and Women’s Objectification. Soc Just Res, 338 – 357. 3. Lê Anh Vũ (2021). Giải pháp phòng chống quấy rối tình dục nơi công cộng từ ý kiến của sinh viên vùng Đông Nam Bộ. Tạp chí Thiết bị giáo dục, Số đặc biệt tháng 11/2022, 83 – 85. 4. Lê Anh Vũ (2021). Phân tích định lượng về nhận thức của sinh viên vùng Đông Nam Bộ đối với các hình thức quấy rối tình dục nơi công cộng. Tạp chí Thiết bị giáo dục, Số đặc biệt tháng 10/2021, 267 – 269. 5. Lê Thị Lâm (2019). Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục nơi công cộng (Đề tài NCKH cấp Bộ). Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Lê Thị Lâm (2019). Nhận thức của nữ Sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng về quấy rối tình dục. Tạp chí Khoa Học Đại học Sư phạm Hà Nội, 64(8), 164 - 176. 7. Ngô Thùy Dung (2019). Quấy rối tình dục và phòng chống quấy rối tình dục trong trường đại học. Tạp chí Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải, 33-08/2019, 99 - 104. 8. Nguyễn Thị Đào (2014). Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và vai trò của công tác xã hội. Kỷ yếu công trình khoa học năm 2014 Đại học Thăng Long, 245 – 253. 9. Nguyễn Thị Hải (2015). Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tại Hà Nội. Kỷ yếu công trình khoa học năm 2015 Đại học Thăng Long, 275 – 283. 10. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2020). Công tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình trên địa bàn thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu (Luận văn Thạc sĩ). Trường Đại học Lao động Xã hội. Hà Nội. 11. Rhonda Lenton, Michael Smith, John Fox, & Norman Morra (1999), Sexual harassment in public places: Experiences of Canadian Women. The Canadian Review of Sociology and Anthropology. Toronto Vol. 36, Iss. 4, (Nov 1999), 517 - 540. 445
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2