intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trần Bích San: nhớ lời cha răn

Chia sẻ: Nguyen Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

129
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi Trần Bích San (1840 - 1877) đỗ đầu liền ba kỳ thi, cha ông không vui mà tỏ ý lo lắng con sớm đỗ cao mà sinh ra kiêu ngạo. Có thể nói, những thành công trên con đường học hành và làm quan của Tam nguyên Trần Bích San đều có dấu ấn của cha ông, một nhà giáo uy tín và đức độ. Ngôi nhà số 7, phố Bến Ngự là Cổ Mai trang, nơi sinh thành vị Tam nguyên Trần Bích San (1840 - 1877), niềm tự hào của vùng Vị Xuyên, ba kỳ thi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trần Bích San: nhớ lời cha răn

  1. Trần Bích San: nhớ lời cha răn Khi Trần Bích San (1840 - 1877) đỗ đầu liền ba kỳ thi, cha ông không vui mà tỏ ý lo lắng con sớm đỗ cao mà sinh ra kiêu ngạo. Có thể nói, những thành công trên con đường học hành và làm quan của Tam nguyên Trần Bích San đều có dấu ấn của cha ông, một nhà giáo uy tín và đức độ. Ngôi nhà số 7, phố Bến Ngự là Cổ Mai trang, nơi sinh thành vị Tam nguyên Trần Bích San (1840 - 1877), niềm tự hào của vùng Vị Xuyên, ba kỳ thi liền đều đỗ đầu bảng. Tên hiệu của ông là Mai Nham, tên tự là Vọng Nghi. Khi đỗ Tam nguyên, vua Tự Đức đổi tên cho ông là Hy Tăng, với hy vọng ông giống như Tể tướng Vương Tăng đời Tống bên Trung Quốc, cũng đỗ Tam nguyên. Từ nhỏ, Trần Bích San nổi tiếng là người thông minh, nhanh nhẹn, có tư duy độc lập. Khi học Tam tự kinh, để thử trí đối đáp của con, ông Trần Doãn Đạt ra một vế đối ngắn. Người đọc: Thiên thượng. Nghĩa là: Trời ở trên. Tưởng con sẽ đối: Địa hạ. Nghĩa là: Đất ở dưới. Nhưng Trần Bích San lại ứng khẩu: Nhân trung. Nghĩa là: Người ở giữa. Về đối rất chỉnh và hay.
  2. Cậu nói: Nếu đối là: Địa hạ thì thường quá, trò nào cũng đối được. Để răn dạy con có đức tính tự trọng và có ý chí từ nhỏ, cha ông, một nhà giáo có uy tín và đức độ, đã uốn nắn Trần Bích San từng nét chữ, từng bước đi. Tại lớp học của ông có dán câu đối lớn: Trí thân trực dục cao thiên nhận; Xử thế tu đương hạ nhất tằng. (Lập thân những muốn cao nghìn trượng; Xử thế mình nên hạ một tầng.) Đấy là phương châm tu thân, xử thế cho mình và cả cho con của ông. Trần Bích San có nhiều may mắn là được người cha trực tiếp dạy dỗ. Trong thời gian ông theo học lại đúng lúc đất nước bị thực dân Pháp xâm lăng. Triều đình nhà Nguyễn buộc phải nhượng một nửa Nam Kỳ cho Pháp. Trần Bích San hiểu thấu lời dạy của cha: "Yêu nước không chỉ có dũng, mà cần có mưu trí và sự hiểu biết uyên thâm". Từ đó, Trần Bích San kiên trì dùi mài kinh sử, và Trần Bích San đã đỗ luôn cả Hội nguyên và Đình nguyên, được ban tuyển vinh quy Liên trúng Tam nguyên. Thành tựu khoa cử của Trần Bích San làm nức lòng mọi người.
  3. Tin Trần Bích San mới hai mươi sáu tuổi Liên trúng Tam nguyên, bà con láng giềng, thân thích kéo tới chúc mừng cụ Trần Doãn Đạt, nhưng vẻ mặt của cụ lại rầu rầu, không vui, như có điều gì lo lắng. Mãi sau, mọi người mới rõ: Cụ sợ con đỗ cao nảy sinh kiêu ngạo, liền gửi thư cho con, trong đó có hai câu răn: Có kiến thức không khó, khó là phải hiểu biết đến nơi, Không danh vọng không đáng lo, chỉ lo tiếng tăm phù phiếm. Nhớ lời răn dạy đó, suốt những năm làm quan, Trần Bích San lúc nào cũng trau dồi kiến thức, sát dân, không háo danh, luôn luôn làm tròn bổn phận của người làm quan. Ông không ngần ngại vạch trần tình trạng tệ hại trong quan trường, mạnh dạn kiến nghị với triều đình coi trọng việc "lấy lòng thành đối với dân chúng làm căn bản", kiểm tra kỹ lưỡng hàng ngũ quan lại, biểu dương khuyến khích người tốt, bãi bỏ kẻ thiếu đức hạnh. Lập hệ thống Thái phỏng sứ (như thanh tra) để giữ vững kỷ cương trong hàng ngũ quan lại. Để có được nhiều hiền tài, ông kiến nghị ba giải pháp căn bản: Thứ nhất, coi trọng giáo chức, chọn lựa những người tài đức song toàn, cấp lương bổng thỏa đáng để họ khỏi có tâm lý bỏ nghề. Thứ hai, tuyển chọn người tài không nên chỉ đơn thuần dựa vào kết quả thi cử văn từ suông, mà phải kết hợp với việc thường xuyên tiến cử từ cơ sở lên theo tiêu chuẩn và
  4. cách thức thống nhất. Thứ nữa, định ra phép "thuyên tuyển" (giống như công tác tổ chức cán bộ hiện nay) và cử những người thật có phẩm cách và công tâm đảm nhiệm. Những ý kiến của Tam nguyên Trần Bích San được vua Tự Đức chấp thuận giao cho đình thần nghiên cứu, tham khảo thực hiện. Khi làm tri phủ ở Thăng Bình, Điện Bàn, Quảng Nam, ông thẳng tay bắt giữ hai tên cố đạo Tây vi phạm luật lệ của triều đình. Súy phủ Pháp ở Nam Kỳ can thiệp bắt vạ ông, Tự Đức buộc phải giáng ông hai cấp. M ùa thu năm 1877, ông được triệu về Huế thăng làm Tham tri bộ Lễ và dẫn đầu sứ bộ sang Pháp. Chuẩn bị lên đường thì đêm 8-11 (tức ngày 27-9 âm lịch), Trần Bích San đột ngột từ trần. Vua Tự Đức chỉ thị việc tang lễ, còn làm thơ viếng, làm văn tế ông. Trong đó có câu: Danh tiếng Tam nguyên chỉ còn lưu trên giấy tàn, Mưa gió một đêm rụng bông mai sớm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2