intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trần thiếu Đế (1395-?)

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trần thiếu Đế (1395-?) Trần Thiếu Đế là vị vua thứ 12 triều Trần Tên thật là Trần Án, vì mới 13 tuổi đã làm vua nên gọi là Thiếu Đế. Hồ Quý Ly xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương rồi sai người giết con rể mình là Trần Thuận Tông. Ngày 28 tháng 2 năm 1400 Hồ Quý Ly bức Thiếu Đế nhường ngôi cho mình. Âm mưu cướp ngôi nhà Trần để lập nên nhà Hồ của Hồ Quý Ly đến đây hoàn toàn lộ rõ. LÊ QUÍ LY MƯU SỰ THOÁT ĐOẠT Nghệ Tông mất rồi,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trần thiếu Đế (1395-?)

  1. Trần thiếu Đế (1395-?) Trần Thiếu Đế là vị vua thứ 12 triều Trần Tên thật là Trần Án, vì mới 13 tuổi đã làm vua nên gọi là Thiếu Đế. Hồ Quý Ly xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương rồi sai người giết con rể mình là Trần Thuận Tông. Ngày 28 tháng 2 năm 1400 Hồ Quý Ly bức Thiếu Đế nhường ngôi cho mình. Âm mưu cướp ngôi nhà Trần để lập nên nhà Hồ của Hồ Quý Ly đến đây hoàn toàn lộ rõ. LÊ QUÍ LY MƯU SỰ THOÁT ĐOẠT Nghệ Tông mất rồi, Quí Ly lên làm Phụ chính thái sư, vào ở trong điện, dịch Thiên Vô Dật ra chữ Nôm để dạy vua và bắt người ta gọi là Phụ chính cai giáo hoàng đế. Từ đấy Quí Ly cứ chuyên làm mọi việc để chực đường thoán đoạt. Việc trong nước, Quí Ly xếp đặt lại cả, hoặc để mua chuộc lấy những người vây cánh. 1. VIỆC TÀI CHÍNH. Quí Ly đặt ra một cách làm tiền giấy để thu tiền của dân: Tờ giấy ăn 10 đồng thì vẽ cây rêu bể; ăn 30 đồng thì vẽ cái sóng; ăn 1 tiền thì vẽ đám mây; 2 tiền thì vẽ con rùa; 3 tiền thì vẽ con lân; 5 tiền thì vẽ con phượng; 1
  2. quan thì vẽ con rồng. Hễ ai làm giấy giả thì phải tội chém. Khi đã có dấu đóng rồi thì phát ra bắt dân phải tiêu, còn bao nhiêu tiền đồng thì thu nộp nhà vua; ai mà giấu diếm thì phải tội như là tội làm giấy giả vậy. Việc ruộng đất thì khi trước những nhà tôn thất cứ sai đầy tớ ra chỗ đất bồi ở ngoài bể, đắp đê để một vài năm cho hết nước mặn, rồi khai khẩn thành ruộng, để làm tư trang. Nay Quí Ly lập lệ rằng, trừ những bậc đại vương, công chúa ra thì những người thứ dân không được có hơn 10 mẫu, ai có thừa ra thì phải đem nộp quan, và ai có tội thì được phép lấy ruộng mà chuộc tội. 2. VIỆC HỌC HÀNH. Từ trước thì phép thi không có định văn thể, bây giờ định lại làm tứ trường văn thể và bỏ thi ám tả; nhất trường làm bài kinh nghĩa; nhị trường làm bài thi phú; tam trường làm chiếu, chế, biểu; tứ trường làm bài văn sách. Còn như kỳ thi, thì năm trước thi Hương, năm sau thi Hội, ai đã trúng Hội thì vào thi một bài văn nữa để định cao thấp. Những quan làm giáo chức ở các lộ, phủ, châu, thì được cấp ruộng: như ở các lộ thì quan đốc học, ở phủ và châu lớn thì quan giáo thụ được ruộng 15 mẫu, ở phủ và châu vừa thì được 12 mẫu, ở phủ và châu nhỏ thì được 10 mẫu. 3. VIỆC CAI TRỊ. Ở trong triều thì Quí Ly định lại phẩm phục của các quan; nhất
  3. phẩm mặc áo sắc tía; nhị phẩm sắc đỏ; tam phẩm sắc hồng; tứ phẩm sắc lục; ngũ , lục, thất phẩm sắc biếc; bát, cửu phẩm sắc xanh; vô phẩm và hoằng nô (1) sắc trắng. Ở ngoài thì cải các lộ làm trấn, và đặt thêm quan chức ở lộ, phủ, v.v.... Thanh Hoá đổi ra Thanh Đô trấn; Quốc Oai là Quảng Oai trấn, Đà Giang lộ là Thiên Hưng trấn, Nghệ An lộ là Lâm An trấn; Tràng An lộ là Thiên Quan trấn; Diễn Châu lộ là Vọng Giang trấn; Lạng Sơn phủ là Lạng Sơn trấn; Tân Bình phủ là Tây Bình trấn. Và bỏ các ti xã, chỉ để quản giáp như cũ mà thôi. Ở các lộ, phủ, châu, huyện thì đặt lại quan chức. Lộ thì đặt chánh phó, An phủ sứ; Phủ thì đặt Chánh phó Trấn phủ sứ; châu thì đặt Thông phán, Thiêm phán; huyện thì đặt Lĩnh úy, Chủ bạ. Lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện. Lộ n ào cũng phải có một tập sổ sách về những việc đinh điền, kiện tụng, đến cuối năm th ì đệ về kinh để kê cứu. Quí Ly lại phân nước ra từng hạt một, đạt chức đô đốc, đô hộ, đô thống, tổng quản, thái thú, để phong cho những người vây cánh của mình. 4. LẬP TÂY ĐÔ. Quí Ly định dời kinh đô vào Thanh Hoá cho dễ đường thoán đoạt, bèn sai quan vào xây thành Tây Đô ở động Yên Tôn (nay còn di tích ở xã
  4. Yên Tôn, huyện Vĩnh Lộc, tục gọi là Tây Giai). Đến năm Bính Tý (1396) Quí Ly bắt Thuận Tông phải dời Kinh về Tây Đô. Qua tháng 3 năm sau, Quí Ly lập mưu cho người đạo sĩ vào trong cung xui Thuận Tông nhường ngôi mà đi tu tiên. Thuận Tông phải nhường ngôi cho con, rồi đi tu tiên ở cung Bảo Thanh tại núi Đại Lại (Thuộc huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). 5. SỰ PHẾ LẬP: TRẦN THIẾU ĐẾ (1398 - 1400). Quí Ly bắt Thuận Tông nhường ngôi rồi lập Thái tử là Án lên làm vua. Thái tử bấy giờ mới có 3 tuổi, tức là Thiếu đế, niên hiệu là Kiến Tân. Lê Quí Ly làm Phụ chính tự xưng làm Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương, rồi sai người giết Thuận Tông đi. Bấy giờ triều đình có những người như là Thái bảo Trần Nguyên Hãng, Thượng tướng quân là Trần Khát Chân lập hội để mưu trừ Quí Ly, chẳng may sự lộ ra, bị giết đến hơn 370 người (2). Lê Quí Ly tự xưng là Quốc tổ chương hoàng, ở cung Nhân Thọ, ra vào dùng nghi vệ của Thiên tử. Đến tháng 2 năm Canh Thìn (1400) Quí Ly bỏ Thiếu đế rồi tự xưng làm vua thay ngôi nhà Trần. Nhà Trần làm vua nước Nam ta kể từ Trần Thái Tông đến Trần Thiếu đế, với 12
  5. ông vua, được 175 năm, công việc trong nước sửa sang được nhiều, chính trị, luật lệ đều chỉnh đốn lại, học hành thi cử thì mở mang rộng thêm ra. Lại chống với nhà Nguyên giữ được giang sơn, lấy đất Chiêm Thành mở thêm bờ cõi, thật là có công với nước Nam. Nhưng chỉ có điều luân thường trong nhà thì bậy: cô cháu, anh em trong họ cứ lấy lẫn nhau, thật là trái với thế tục. Còn như cơ nghiệp nhà Trần xiêu đổ là tại vua Dụ Tông và vua Nghệ Tông. Dụ Tông thì hoang chơi, không chịu lo gì đến việc nước và lại làm loạn cả kỷ cương để đến nỗi dân nghèo nước yếu. Nghệ Tông thì không biết phân biệt hiền gian để kẻ quyền thần được thể làm loạn, thành ra tự mình nối dáo cho giặc, tự mình làm hại nhà mình vậy. (1) Hoằng nô là đầy tớ nhà quan (2) Nay ở Thanh Hoá có nhiều nơi làm đền thờ Trần Khát Chân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2