intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tránh hình thành tính cách xấu cho con

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

89
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự nuông chiều của cha mẹ, vô tình khiến trẻ hình thành nhiều tính cách xấu. Bạn nên lưu ý tránh để trẻ hình thành 4 tính cách dưới đây:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tránh hình thành tính cách xấu cho con

  1. Tránh hình thành tính cách xấu cho con Sự nuông chiều của cha mẹ, vô tình khiến trẻ hình thành nhiều tính cách xấu. Bạn nên lưu ý tránh để trẻ hình thành 4 tính cách dưới đây: 1. Ích kỷ Là con một, bé được cha mẹ, ông bà quan tâm nhiều nhất trong gia đình. Bé quen với cuộc sống mà ở đó, mọi cử chỉ yêu thương, mọi sự ưu ái chăm sóc hầu như chỉ luôn dành cho mình, trong khi sự sẻ chia hầu như rất hiếm khi có điều kiện để bé được rèn tập. Thói quen được ở vị trí số một, dần dần hình thành nên tính ích kỷ, khiến bé lớn lên trong cách sống chỉ biết bản thân mình mà thiếu sự quan tâm, nhường nhịn với mọi người xung quanh. Để tránh điều này, nhiều bậc cha mẹ có con một đã rất thành công khi họ biết lưu ý dạy con: Khi đi học biết quan tâm giúp đỡ và nhường nhịn đối với bạn bè, ở nhà biết yêu
  2. thương, giúp đỡ ba mẹ, ông bà, ra đường giúp những người khó khăn hơn mình khi có thể. 2. Dựa dẫm Do được yêu thương và chăm sóc một cách thái quá, nhiều bé con một đến mười tuổi khi ăn cơm vẫn được mẹ đút. Mọi việc trong nhà hầu như không bao giờ bé động đến. Đáng ngại hơn là bé không có ý thức tự chăm sóc bản thân mà có người làm giúp. Rồi thì mọi chuyện của bé như học hành, vui chơi... hầu như đều do người lớn quyết định.
  3. Trẻ được nuông chiều thường sống ích kỷ, không biết nhường nhịn. (Ảnh minh họa). Để bé rèn luyện tính tự lập cha mẹ cần giúp con có điều kiện tự suy nghĩ và quyết định hành động, công việc của mình. Hỏi: ''Ngày mai con định làm những gì?" để trẻ có thể tự lên chương trình cho mình rồi từ đó gợi ý hay hướng dẫn thêm hơn là lên sẵn rồi cho
  4. trẻ ''y lệnh tuân theo''! Cái gì trẻ tự làm được, cha mẹ cố gắng không xen vào hay làm giúp. Trẻ có thể làm chưa vừa ý người lớn, nhưng dần dần chúng sẽ biết điều chỉnh, đó chính là nền tảng giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, hành động của mình. 3. Đua đòi Là con một, trẻ có thể trở nên đua đòi bởi tâm lý của một ông ''vua con". Với chúng, thích là phải có bằng được. Để tránh trường hợp này, cha mẹ tuy rất thương con nhưng cần tránh nuông chiều con một cách thái quá. Gần gũi và làm bạn với con là cần thiết nhưng cũng phải có uy đối với con. Trẻ cần phải hiểu rằng mình chỉ được phép xin những gì hợp lý mà cha mẹ có thể đáp ứng chứ không phải đòi cho kỳ được những cái mà chúng bạn có. 4. Lười lao động Trong khi những đứa trẻ có anh chị em thường được phân công lao động theo đúng lứa tuổi để làm những
  5. công việc nhà, tìm thấy được hứng thú khi làm cùng nhau và có ý thức trách nhiệm với bổn phận được giao thì trẻ con một thiếu hẳn điều đó, mặt khác lại ít hoặc không được giao trách nhiệm. Từ đó mà nảy sinh tật lười lao động, nó sẽ tạo ra những trở ngại không nhỏ trong cuộc sống của trẻ khi chúng ngày càng lớn lên. Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen "thấy việc là làm" như nhà bẩn thì quét, tới bữa ăn biết đi dọn cơm, bàn học xong biết xếp gọn, lớn tí nữa thì đồ thay ra biết đem giặt biết rửa chén hay nấu ăn giúp mẹ..., cha mẹ đừng vì xót con mà không cho con làm gì cả. Theo PNCN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0