intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tránh khủng hoảng tâm lý cho bé

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thỉnh thoảng bạn cảm nhận mình đang trải qua một cơn khủng hoảng khi quá tải công việc hay gặp những biến cố lớn thì đối với một đứa bé 2 tuổi cũng thế. Cuộc sống xung quanh bỗng phát sinh ra nhiều đòi hỏi cao độ, đó có thể là những lần nổi giận bất ngờ, cảm giác chán nản ê chề thất thường, hay cũng có thể là việc đòi hỏi được tự do một cách mạnh mẽ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tránh khủng hoảng tâm lý cho bé

  1. Tránh khủng hoảng tâm lý cho bé Thỉnh thoảng bạn cảm nhận mình đang trải qua một cơn khủng hoảng khi quá tải công việc hay gặp những biến cố lớn thì đối với một đứa bé 2 tuổi cũng thế. Cuộc sống xung quanh bỗng phát sinh ra nhiều đòi hỏi cao độ, đó có thể là những lần nổi giận bất ngờ, cảm giác chán nản ê chề thất thường, hay cũng có thể là việc đòi hỏi được tự do một cách mạnh mẽ. Rồi bất giác bạn cảm thấy mình bị vùi lấp giữa những đòi
  2. hỏi của con mà bạn buộc phải đáp ứng. Tất cả những gì cần làm là phải lên kế hoạch sẵn sàng, tự tin với kỹ năng làm bố mẹ để đối phó với những diễn biến tâm lý ở trẻ. 1. Tập trung vào khía cạnh lạc quan: Có nhiều sự thay đổi rất thú vị khi bé bắt đầu bước qua 3 tuổi. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian suy nghĩ về những điều tiêu cực và căng thẳng, bạn sẽ đánh mất tất cả những bước phát triển tuyệt vời này vẫn đang diễn ra hằng ngày đối với bé. 2. Đặt ra những mong ước thực tế: Nên nhớ rằng tất cả mọi đứa trẻ đều phải trải qua giai đoạn có nhiều đòi hỏi này. Vì vậy đừng trông chờ ở con quá mức. Một đứa trẻ 2 tuổi cần học từng bước để tuân theo nguyên tắc, để nghĩ cho người khác ngoài nghĩ cho bản thân đồng thời nhận ra rằng không phải lúc nào cũng có thể làm theo ý mình. Những việc đó cần thời gian! 3. Dùng ngôn từ vui vẻ, lạc quan: Thay vì mắng con “Mày hư lắm, dám làm như vậy à?!” thì bạn nên sắp xếp lại câu chữ của mình cẩn thận hơn. Hãy cố gắng động viên trẻ:
  3. “Bố/mẹ rất bất ngờ vì hôm nay con làm việc đó, thường ngày con vẫn là một đứa bé ngoan cơ mà?”. 4. Nhận ra những khả năng của con: Những khi con bạn trở nên quá tức giận, thật khó để nhận ra những điểm mạnh của bé, ví dụ như tính cẩn thận, óc khôi hài, sự tò mò v.v… Hãy tránh sự khủng hoảng bằng cách luôn nhắc nhở mình nhìn vào những điểm mạnh của con. 5. Biết kiểm soát tình thế: Một đứa con 2 tuổi có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn hoàn toàn, dựng bạn thức dậy bất kể giờ giấc và khiến bạn nghĩ mình không thể kiểm soát nó nổi nữa. Hãy khôi phục lại và đặt ra những luật lệ mặc cho con có thể sẽ thử thách sự kiên nhẫn của bạn. Nhưng bạn vẫn phải là người nắm vô-lăng!
  4. es 6. Tận hưởng mọi hoạt động của con: Đừng chỉ tập chú tâm vào những lỗi lầm hay hành động không tốt của con. Hãy dành thời gian mỗi ngày để ở riêng với bé, cùng chơi đùa, hát hoặc chỉ đơn giản là trò chuyện. Những khoảnh khắc thư giãn, thoải mái như thế rất cần cho bạn và cả cho bé nữa! 7. Hạn chế những cuộc cãi vã: "Trận chiến" giữa bạn và đứa con 2 tuổi có thể dễ dàng kéo dài từ ngày này qua ngày khác nếu như sự việc không được giải quyết một cách thỏa đáng. Đó là lý do bạn nên xác định rõ nguồn gốc của vấn đề và đặt ra nỗ lực để giải quyết bất đồng đó. Đừng để việc
  5. này kéo dài quá lâu! 8. Chuộng phần thưởng hơn là trách phạt: Đó là một bài học về kỷ luật rất tốt! Điều này giúp bé ấn tượng mạnh đối với sự khen thưởng cho hành động tốt hơn là chịu trách phạt cho những thái độ không đúng. Cách này không những rất hiệu quả đối với trẻ mà còn góp phần gây dựng một không khí đầm ấm hơn cho gia đình bạn. 9. Tránh làm bé xấu hổ: Áp lực trong cuộc sống đôi khi làm bạn thích ‘chọc quê’ con mình về một điều gì đó suốt cả ngày. Bạn biết không, bạn có thể sẽ ‘chọc quê’ chính mình nếu như con bạn vì xấu hổ rồi cứ ngoan cố làm như thế! Việc đó rất dễ dẫn đến khủng hoảng. Thay vào đó, hãy tìm những phương cách thực tế hơn để khắc phục, cải thiện những điểm đó. 10. Chú ý những hành vi tốt của con: Thật nguy hiểm nếu như bạn suốt ngày chỉ phàn nàn về sự nghịch phá của con mà không quan tâm đến những biểu hiện tốt của bé.
  6. Hãy ôm con thật chặt mỗi lúc bạn phát hiện ra một điểm tốt, điều đó giúp gia tăng sức mạnh cho bé đấy! c
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2