YOMEDIA
ADSENSE
Tránh thuế, điều hành công ty và trách nhiệm xã hội của công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
13
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa tránh thuế, điều hành công ty ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của 80 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2012-2019. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng tránh thuế công ty có tương quan cùng chiều với việc công bố thông tin có liên quan đến trách nhiệm xã hội của công ty.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tránh thuế, điều hành công ty và trách nhiệm xã hội của công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 61 TRÁNH THUẾ, ĐIỀU HÀNH CÔNG TY VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Hoàng Thị Phương Anh - Nguyễn Thị Thu Sang - Vũ Minh Hà Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa tránh thuế, điều hành công ty ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của 80 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2012-2019. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng tránh thuế công ty có tương quan cùng chiều với việc công bố thông tin có liên quan đến trách nhiệm xã hội của công ty. Tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng các công ty với một hội đồng quản trị có các thành viên là người nước ngoài có xu hướng cung cấp nhiều thông tin có liên quan đến CSR hơn. Bên cạnh đó thì một hội đồng quản trị có các thành viên có mối quan hệ gia đình với nhau thì có ảnh hưởng xấu đến trách nhiệm xã hội của công ty. Cuối cùng, nghiên cứu này chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy tác động của trách nhiệm xã hội đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với những người sử dụng thị trường vốn và nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế mới nổi. Từ khóa: Điều hành công ty, tránh thuế, trách nhiệm xã hội của công ty, CSR. TAX AVOIDANCE, CORPORATE GOVERNANCE AND CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY (CSR) DISCLOSURE: EVIDENCE FROM VIETNAM Abstract This paper examines the relationship between tax avoidance, corporate governance, and corporate social responsibility (CSR) disclosure. Using a sample include 80 companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange during the period 2012-2019. The result show that tax avoidance has a significant and positive with corporate social responsibility (CSR) disclosure. Besides, we find that the presence of foreign members, provide more CSR disclosure. In addition the presence of family member on the board of director has effect negative on CSR disclosure. Finally, this study doesn’t find evidence impact of CSR disclosures on stock returns.. These findings have important implications for capital markets’ users and policymaker in emerging economies. Keywords: Tax avoidance; Corporate Social Responsibility; corporate governance
- 62 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 1. Giới thiệu Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng phát triển như hiện nay, các nhà đầu tư năng động ngày càng nhiều, và họ càng quan tâm đến các thông tin mà công ty công bố. Và có thể nói rằng trách nhiệm xã hội của công ty (CSR) đang ngày càng thu hút được sự chú ý từ các nhà đầu tư và từ các bên liên quan khác do CSR có thể được sử dụng như là một thước đo để cải thiện hình ảnh của công ty. Báo cáo về CSR là một vấn đề mới nổi về tính minh bạch của công ty. Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu thông tin của một loạt các bên liên quan, việc công bố các thông tin liên quan đến CSR cung cấp cho các nhà quản lý có cơ hội xây dựng hình ảnh của công ty bởi việc thực hiện các hành động và các đóng góp của các công ty đối với sự phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững. Do báo cáo về các thông tin liên quan đến CSR bị ảnh hưởng bởi các quyết định, động cơ của người ra quyết định, nên có ý kiến cho rằng các đặc điểm có liên quan đến điều hành công ty có ảnh hưởng đáng kể đến việc công bố thông tin liên quan đến CSR (Chan và cộng sự, 2014; Haniffa & Cooke, 2005; Jo & Harjoto, 2011). Do đó, CSR và điều hành công ty có mối quan hệ với nhau (Chan và cộng sự, 2014; Jo & Harjoto 2011). Điều hành công ty đề cập đến hệ thống kiểm soát và cân bằng từ bên trong lẫn bên ngoài nhằm đảm bảo các công ty vừa có trách nhiệm với các bên liên quan vừa tiến hành hoạt động kinh doanh của mình theo cách có trách nhiệm với xã hội (Solomon, 2013). Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây phần nào cho thấy tầm quan trọng của đặc điểm của hội đồng quản trị (HĐQT) đến điều hành công ty. Ví dụ, một số người cho rằng các thành viên HĐQT nước ngoài đóng vai trò là yếu tố quan trọng để chuyển đổi các thông lệ tốt nhất trong điều hành công ty và CSR (Iliev & Roth, 2018). Hơn nữa, sự hiện diện của các thành viên gia đình trong HĐQT ảnh hưởng đến quan điểm và cách thức vận hành của công ty liên quan đến điều hành và CSR (Bloom và cộng sự, 2012; Mullins & Schoar, 2016). Những năm gần đây đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong các tài liệu liên quan đến các lĩnh vực riêng biệt liên quan đến CSR và việc tham gia vào các hành động tránh thuế của công ty. Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã xem xét các lợi ích có liên quan đến CSR ở các nước phát triển, động cơ thúc đẩy việc thực hiện các hành động liên quan đến CSR vẫn chưa được khám phá ở các nền kinh tế mới nổi (Brooks và Oikonomou, 2018; Davis và cộng sự, 2016; Lin và cộng sự, 2017). Do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết mới về các khuyến khích và kết quả quả của việc thực hiện các hành động có liên quan đến CSR ở một thị trường mới nổi: đại diện là Việt Nam. Để giải quyết mục tiêu trên, tác giả tập trung trả lời các câu hỏi sau. Câu hỏi đầu tiên, tránh thuế có tác động như thế nào đến CSR? Câu hỏi thứ hai, điều hành công ty có tác động như thế nào đến CSR? Cụ thể ở câu hỏi này, tác giả sẽ xem xét liệu một HĐQT có thành viên có mối quan hệ gia đình với nhau và có thành viên là người nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến CSR theo chiều hướng nào? 2. Tổng quan các nghiên cứu 2.1. Lý thuyết nền tảng
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 63 Trách nhiệm xã hội của công ty (Corporate Social Responsibility – CSR) có thể được hiểu chung là đạo đức, ý thức trách nhiệm của công ty đối với cộng đồng và môi trường, nơi mà công ty hoạt động. Theo đó các công ty thực hiện hoạt động kinh doanh của mình theo hướng phát triển bền vững. Bên cạnh chú tâm vào thành quả kinh doanh thì công ty cũng phải quan tâm đến các bên liên quan khác. Có hai lý thuyết chính có thể góp phần giải thích cho mối quan hệ này là lý thuyết đại diện và lý thuyết các bên liên quan. 2.1.1. Lý thuyết các bên liên quan Cha đẻ của lý thuyết các bên liên quan là Freeman, lý thuyết này lần đầu tiên được ông sử dụng trong cuốn sách: Strategic Management: A Stakeholder Approach xuất bản lần đầu tiên năm 1984. Lý thuyết các bên liên quan đề xuất ý tưởng rằng “một công ty chỉ có thể tồn tại nếu nó có khả năng đáp ứng nhu cầu các bên liên quan – những người có thể ảnh hưởng đáng kể đến phúc lợi của công ty”. Ở đây khái niệm "các bên liên quan" có nghĩa là bất kỳ cá nhân hay nhóm người nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những hành động mà công ty thực hiện. Ngoài các cổ đông còn có các đối tượng khác có liên quan đến quá trình hoạt động của công ty bao gồm chính phủ, môi trường, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, chủ nợ. Theo lý thuyết này, từ góc nhìn đạo đức, công ty có nghĩa vụ phải đối xử công bằng giữa các bên liên quan. Trong trường hợp các bên liên quan xung đột lợi ích, công ty phải có nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa các bên liên quan. Từ góc nhìn quản trị, vai trò quan trọng của quản lý là để đánh giá tầm quan trọng, của việc đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan để đạt được mục tiêu chiến lược của công ty. Do kỳ vọng và mối quan hệ quyền lực của các bên liên quan thì luôn thay đổi theo thời gian, nên tổ chức phải liên tục điều chỉnh các chiến lược điều hành và công bố thông tin để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. McGuire và cộng sự (1988) [46] cho rằng “Các nghiên cứu trước về CSR đã định nghĩa vai trò của các bên liên quan trong việc tác động lên quyết định tổ chức”. Bên cạnh đó, theo Jensen (2001) [34], “các nhà quản lý nên đưa ra các nhận định về lợi ích của các bên liên quan trong một công ty/doanh nghiệp. Mặc dù, điều này có thể khó để các nhà quản lý xác định những sự đánh đổi cần thiết giữa lợi ích cạnh tranh của các bên liên quan khác nhau, các nhà quản lý được kỳ vọng làm cân bằng các lợi ích này bên trong lợi ích tốt nhất của tổ chức”. Lý thuyết này đã trở thành một trọng tâm quan trọng trong việc nghiên cứu đạo đức kinh doanh và là nền tảng để nghiên cứu và phát triển thêm trong các công trình nghiên cứu và xuất bản của nhiều học giả. Lý thuyết các bên liên quan đã được nhiều tác giả sử dụng để giải thích các mô hình trách nhiệm xã hội; các động lực của công ty liên quan đến việc thực hành trách nhiệm xã hội. Vì vậy, nghiên cứu này giả định các yếu tố trách nhiệm xã hội chính bao gồm trách nhiệm với người lao động, với sản phẩm, với cộng đồng và với môi trường đã có ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty. 2.1.2. Lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện (Agency Theory) có nguồn gốc từ một lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi Alchian và Demsetz vào năm 1972 [2], và sau đó được Jensen và Meckling phát
- 64 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán triển thêm vào năm 1976 [35]. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Ở đây bên ủy quyền chính là chủ sở hữu công ty – cổ đông, trao quyền quản lý và đưa ra quyết định cho bên được ủy quyền - nhà quản lý. Việc ủy quyền này dẫn đến sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, và do đó hình thành sự mâu thuẩn lợi ích. Sự mâu thuẩn này tạo ra một vấn đề gọi là vấn đề đại diện. Theo lý thuyết này, các nhà quản lý có thể sẽ đặt lợi ích của mình làm ưu tiên dẫn đến họ sẽ không luôn hành động vì lợi ích của chủ sở hữu và trong một số trường hợp các nhà quản lý đưa ra quyết định mà chủ sở hữu phải gánh chịu chi phí. Chi phí này được gọi là chi phí đại diện. Theo đó các nhà quản lý của công ty có thể sử dụng các nguồn lực của công ty nhằm tăng sự giàu có cho riêng họ thay vì sử dụng các nguồn lực này để đầu tư phát triển vào các dự án khác tiềm năng hơn nhằm tăng cường hiệu quả tài chính cho công ty từ đó gia tăng sự giàu có của chủ sở hữu công ty. Với chức vụ của mình trong công ty, nhà quản lý được cho là luôn có xu hướng trục lợi và không đủ siêng năng trong công việc, có thể đang cố gắng tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho mình chứ không phải cho công ty, nhưng các lợi ích mà nhà quản lý nhận được là từ chi phí mà công ty và cổ đông phải gánh chịu. Theo đó, các nhà quản lý cố gắng sử dụng các nguồn lực của công ty để tăng sự giàu có cho riêng bản thân họ thay vì đầu tư vào các dự án tiềm năng có thể cải thiện hiệu quả tài chính. Lý thuyết này đề xuất rằng các nguồn lực và các khoản đầu tư cho các hoạt động có liên quan đến trách nhiệm xã hội phải được chi một cách hiệu quả để cải thiện hiệu quả công ty của nhưng nó lại không giúp ích cho lợi ích của nhà quản lý. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.2.1. Tránh thuế và CSR CSR đã nhận được sự quan tâm đáng kể từ cả công ty và giới học thuật. Các hoạt động liên quan đến CSR bao gồm bất kỳ hoạt động nào liên quan đến nỗ lực của công ty nhằm tạo ra tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Các hoạt động này cũng tập trung vào các vấn đề điều hành của công ty, chẳng hạn như tính liêm chính, đạo đức, tính minh bạch và hoạt động hiệu quả của HĐQT. Cho đến bây giờ, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tránh thuế và điều hành công ty đến CSR được xem xét ở các thị trường vốn và khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, không có sự đồng nhất trong kết quả giữa các nghiên cứu trước đây. Trong phần này, tác giả sẽ lược khảo các nghiên cứu theo từng quan điểm về tác động của tránh thuế và điều hành công ty đến CSR. Nghiên cứu của Hoi và cộng sự (2013) với mục đích là xem xét liệu CSR và tránh thuế liệu có mối quan hệ nào với nhau không. Nhóm tác giả này ước tính mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu từ ba nguồn: dữ liệu kế toán tài chính từ cơ sở dữ liệu của Standard and Poor’s Compustat, dữ liệu về các hoạt động CSR từ cơ sở dữ liệu xếp hạng xã hội của KLD gồm 2.620 công ty duy nhất với 11.006 quan sát theo năm công ty trong giai đoạn 2003-2009. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS và Logit (Logistic regression), nhìn chung, kết quả cho thấy rằng các công ty có các hoạt động CSR thiếu trách nhiệm quá mức sẽ tích cực
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 65 hơn trong việc tránh thuế, cho thấy sự tin cậy cho rằng CSR có thể được coi là một khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc tránh thuế của doanh nghiệp. Ngược lại với kết quả từ nghiên cứu trên, nghiên cứu của Lanis & Richardson (2013) Với mục đích đặt ra của bài báo này là kiểm tra thực nghiệm lý thuyết về tính hợp pháp bằng cách so sánh các tiết lộ về CSR của các công ty bị cáo buộc tham gia vào các hành động tránh thuế với của các công ty không bị cáo buộc tham gia các hành động tránh thuế ở Úc. Một mẫu gồm 20 công ty Úc bị Cục thuế Úc cáo buộc tham gia vào các hoạt động tránh thuế trong giai đoạn 2001-2006. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối liên hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa tránh thuế và việc công khai CSR. Một động cơ khác để công bố về CSR nhiều hơn là để gây ấn tượng với các bên liên quan. Có ý kiến cho rằng các nhà quản lý sử dụng công bố thông tin công ty và đánh giá của họ trong báo cáo tài chính như công cụ quản lý ấn tượng để tác động đến nhận thức và quyết định của các bên liên quan. Trong nghiên cứu của Laguir, Staglianò và Elbaz (2015) nhằm giải quyết câu hỏi sau: Các khía cạnh khác nhau của CSR có ảnh hưởng đến tính quyết liệt về thuế của một doanh nghiệp không? Đặc biệt hơn, nghiên cứu xem xét liệu mối quan hệ giữa CSR và tính quyết liệt về thuế của công ty có phụ thuộc vào các khía cạnh của CSR hay không. Sử dụng mẫu gồm 24 công ty Pháp trong khoảng thời gian từ năm 2003-2011. Kết quả chỉ ra rằng mức độ quyết liệt về thuế của một công ty phụ thuộc vào bản chất của các hoạt động có liên quan đến CSR mà doanh nghiệp tham gia. Cụ thể hơn, mức độ CSR càng cao thì mức độ gây hấn về thuế càng thấp và ngược lại. Những phát hiện này mở rộng các tài liệu trước đây cho thấy rằng các công ty tham gia nhiều hơn vào các hoạt động CSR sẽ trả phần thuế doanh nghiệp thấp hơn thực tế mà họ phải nộp. Hơn nữa, các công ty tham gia vào các hoạt động CSR liên quan đến hành vi kinh doanh có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động quyết liệt về thuế hơn. Phù hợp với các quan điểm nói trên, một nghiên cứu khác của Davis và cộng sự (2016), đặt ra vấn đề nghiên cứu liệu CSR có làm cho công ty phải nộp thuế nhiều hơn hay không? Để điều tra câu hỏi này, nhóm tác giả xem xét mối quan hệ giữa các thước đo CSR và cả việc nộp thuế doanh nghiệp và hoạt động vận động hành lang thuế. Sử dụng một mẫu gồm 407 công ty tại thị tường Mỹ và sử dụng hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) và mô hình hồi quy đồng thời SEM, kết quả cho thấy các công ty có trách nhiệm với xã hội nhiều hơn dường như đóng thuế ít hơn các công ty khác. Giả thuyết 1: Công ty tham gia vào các hành động tránh thuế càng cao thì trách nhiệm xã hội của công ty càng cao. 2.2.2. Điều hành công ty và CSR 2.2.2.1. Thành viên gia đình trong HĐQT và CSR Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sự hiện diện của các thành viên gia đình trong HĐQT có liên quan đến những khác biệt giữa các công ty gia đình và các công ty khác (Bloom và cộng sự, 2012). Do đó các thành viên gia đình dường như ảnh hưởng đến triết lý kinh doanh và quan điểm điều hành của công ty.
- 66 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Theo nghiên cứu của Dyer & Whetten (2006) được thực hiện để so sánh hiệu quả hoạt động của các công ty gia đình và các công ty khác trong S&P 500 có trách nhiệm với xã hội bằng cách sử dụng dữ liệu từ năm 1991 đến năm 2000 của 261 công ty (202 công ty không gia đình và 59 công ty gia đình) được niêm yết trên S&P 500. Bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định T-test, kết quả nghiên cứu ủng hộ luận điểm rằng các công ty có thành viên gia đình trong HĐQT có nhiều khả năng trở thành các tổ chức có trách nhiệm với xã hội hơn. Nghiên cứu cho rằng điều này có thể một phần là các công ty dạng này xem hình ảnh và danh tiếng của họ gắn bó chặt chẽ với công ty mà họ sở hữu, và do đó sẽ không muốn làm tổn hại đến danh tiếng đó thông qua các hành động vô trách nhiệm từ phía công ty. Ngược lại nghiên cứu của Campopiano & De Massis (2015) phát hiện rằng so với các công ty khác, các công ty có thành viên gia đình trong HĐQT phổ biến nhiều báo cáo CSR hơn, nhưng ít tuân thủ các tiêu chuẩn CSR hơn. Nghiên cứu của Mullins & Schoar (2016) sử dụng dữ liệu từ khảo sát của 823 CEO từ 22 thị trường mới nổi: 11 nước ở Châu Mỹ Latinh, 6 nước ở Châu Phi và phần còn lại ở Châu Á; và được tiến hành trong nửa đầu năm 2007, và nhận thấy rằng các công ty với các thành viên trong HĐQT và CEO là thành viên gia đình nhiều hơn thì thể hiện sự tập trung vào các bên liên quan nhiều hơn và cảm thấy có trách nhiệm hơn với nhân viên và ngân hàng hơn so với các công ty khác. Họ cũng nhận thấy rằng các CEO là người có quan hệ gia đình với các thành viên khác trong HĐQT thường bắt chước cách tiếp cận của người sáng lập và vẫn thường hỏi ý kiến người sáng lập về các quyết định quan trọng, điều này có thể phản ánh rằng họ không có sự nhạy bén trong kinh doanh như các CEO chuyên nghiệp hoặc người sáng lập. Do vậy, những CEO này dường như bị hạn chế đáng kể, vì người sáng lập dường như giữ quyền kiểm soát nhiều quyết định quản lý lớn và cũng hạn chế quyền lực trên thực tế của CEO. Trong nghiên cứu Labelle, Hafsi, Francoeur, & Amar (2018) nhằm xem xét sự tham gia của các công ty gia đình vào CSR. Trước tiên, nhóm tác giả so sánh thành quả hoạt động xã hội của công ty gia đình với các công ty khác. Sau đó, theo bằng chứng gần đây về sự không đồng nhất của các công ty gia đình, nhóm tác giả tiến hành xem xét hai yếu tố có thể ảnh hưởng đến CSR trong các công ty gia đình: mức độ gia đình kiểm soát và định hướng quản trị của quốc gia mà họ hoạt động. Mẫu ban đầu của của bài nghiên cứu bao gồm tất cả các công ty được SiriPro xếp hạng CSR vào năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các công ty gia đình thể hiện CSR thấp hơn các công ty khác. Giả thuyết 2: Sự hiện diện của các thành viên gia đình trong HĐQT làm giảm công bố thông tin về CSR. 2.2.2.2. Thành viên nước ngoài trong HĐQT và CSR Trong nghiên cứu của Oh và cộng sự (2011) xem xét tác động của quyền sở hữu đối với CSR. Sử dụng một mẫu gồm 118 các công ty lớn của Hàn Quốc được niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, nghiên cứu đề xuất giả thuyết rằng các loại cổ đông
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 67 khác nhau sẽ có những động lực khác nhau đối với sự tham gia vào CSR của công ty. Nhóm tác giả này đã chia nhỏ quyền sở hữu thành các nhóm cổ đông khác nhau: chủ sở hữu tổ chức, quản lý và nước ngoài. Áp dụng phương pháp hồi quy OLS để kiểm định mối quan hệ giữa CSR và cấu trúc sở hữu của công ty. Kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực, đáng kể giữa xếp hạng CSR và quyền sở hữu của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu của Masulis, Wang & Xie (2012) với mục tiêu nghiên cứu xem liệu sự xuất hiện của các thành viên nước ngoài trong HĐQT và thành quả hoạt động của công ty. Nhóm tác giả nhận thấy rằng các thành viên nước ngoài dường như quen thuộc với cấu trúc báo cáo tài chính của nhiều thị trường khác nhau và sở hữu nguồn vốn xã hội và mối quan hệ với các bên liên quan chính, họ cho phép các công ty mở rộng sang các thị trường mới, một thị tường mục tiêu mà công ty hướng đến để tăng thị phần. Dựa trên tập dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu IRRC (hiện tại là RiskMetrics) Directors, bao gồm các công ty trong chỉ số S&P 500 tại thị trường Mỹ trong giai đoạn từ 1998-2006 và kiểm định giả thuyết bằng phương pháp hồi quy OLS họ lập luận rằng bởi vì sự khác biệt về văn hóa, cho nên sự hiện diện của người nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát sinh các quan điểm mới mẻ, độc đáo trong các cuộc họp HĐQT, đặc biệt là về nhu cầu liên quan đến việc cung cấp thông tin của các bên liên quan và các thông tin có liên quan đến CSR. Do đó, các công ty có thành viên nước ngoài sẽ tham gia nhiều hơn vào CSR. Nghiên cứu của Fuente, García-Sanchez và Lozano (2017) tiến hành phân tích một mẫu gồm 98 công ty phi tài chính của Tây Ban Nha trong giai đoạn 2004-2010. Mục đích của bài ngiên cứu này là phân tích vai trò của ban giám đốc liên quan đến việc tiết lộ thông tin có trách nhiệm với xã hội. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS và phương pháp hồi quy Tobit, nghiên cứu nhận thấy mối quan hệ tích cực giữa tính minh bạch bền vững và sự hiện diện của các thành viên HĐQT không điều hành trong công ty, cũng như sự đa dạng của HĐQT (đặc biệt liên quan đến sự hiện diện của các thành viên HĐQT là nữ). Kết quả này cho thấy sự minh bạch của công ty liên quan đến tính bền vững có liên quan trực tiếp đến tính độc lập và đa dạng của các giám đốc và sự chuyên môn hóa các chức năng thông qua việc thành lập một ủy ban CSR cụ thể. Tuy nhiên không tìm thấy mối quan hệ nào giữa tỷ lệ thành viên HĐQT là người nước ngoài và CSR. Giả thuyết 3: Sự hiện diện của các thành viên nước ngoài trong HĐQT góp phần gia tăng việc công bố thông tin liên quan đến CSR. 2.2.3. CSR và tỷ suất sinh lợi (TSSL) cổ phiếu Nghiên cứu Limkriangkrai, Koh và Durand (2017). Dựa trên dữ liệu tại thị trường vốn Úc, được thu thập từ Cơ sở dữ liệu SIRCA Share Price and Price Relative (SPPR) trong giai đoạn 2009-2014. Nghiên cứu này điều tra các tác động độc lập của môi trường (E), xã hội (S), điều hành công ty (G) và chỉ số CSR đối với TSSL cổ phiếu. Họ chủ yếu gợi ý rằng CSR thể hiện sự đa dạng hóa nguồn lực công ty quá tốn kém. Nói cách khác, với chi phí trên giá trị của cổ đông, các nhà quản lý tham gia vào các hoạt động CSR hy sinh các khoản đầu tư khác có lợi hơn cho công ty. Do đó, thể hiện một sự đối lập giữa CSR và TSSL cổ phiếu.
- 68 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Trong nghiên cứu của Garcia, Mendes-Da-Silva và Orsato (2017) cũng chỉ ra rằng CSR có liên quan tích cực với khả năng sinh lời. Với mối quan tâm ngày càng tăng đối với CSR trên toàn cầu, nghiên cứu này xem TSSL cổ phiếu của một công ty có liên quan đến hoạt động môi trường, xã hội và quản trị hay không. Xem xét các công ty từ Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (các nước BRICS) các tác giả tiến hành việc phân tích CSR trong các ngành nhạy cảm (tức là những ngành phải tuân theo có nhiều khả năng gây ra thiệt hại cho xã hội và môi trường). Dựa trên tập dữ liệu từ 365 công ty niêm yết được chọn từ BRICS từ năm 2010 đến năm 2012. Bằng cách tiến hành chạy mô hình hồi quy OLS, kết quả cho thấy rằng các công ty trong các ngành nhạy cảm cho thấy tác động của việc công bố thông tin về CSR có ảnh hưởng tích cực đến TSSL cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu này cho thấy mức độ minh bạch cao hơn về CSR sẽ làm giảm sự bất cân xứng thông tin với công chúng, do đó tăng mức độ tin cậy của nhà đầu tư và giảm thiểu rủi ro, từ đó gia tăng TSSL cổ phiếu Giả thuyết 4: Mức độ công bố thông tin liên quan đến CSR càng nhiều thì TSSL cổ phiếu càng cao. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu và sự lựa chọn mẫu Dữ liệu của bài nghiên cứu được tác giả thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và báo cáo quản trị của các công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn 2012-2019. Ngoài ra các dữ liệu về khối lượng giao dịch và TSSL cổ phiếu được tác giả thu thập từ các trang chuyên về chứng khoán như Vietstock.vn, cafef.vn… Trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành loại bỏ các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán cũng như các công ty thiếu dữ liệu liên tục trong giai đoạn nghiên cứu để đảm bảo tính hợp lí, thống nhất của bài nghiên cứu. Sau đó khi sàng lọc, tác giả thu thập hoàn tất bộ dữ liệu gồm 80 công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với 640 quan sát. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.2 Mô hình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu thứ nhất: xem xét tác động của tránh thuế và điều hành công ty đến CSR. Mô hình nghiên cứu: CSRi,t = α + β1 ETRi,t + β2 FAMILYi,t + β3 FOREIGNi,t + β4 SIZEi,t + β5 PROFITi,t + β6 LEVi,t + β7 CAXTAi,t + β8 YearFixedEffectt + β9 IndustryFixedEffecti + εi,t (1) Trong đó CSR là trách nhiệm xã hội được đo lường bằng điểm số công bố thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội của công ty bao gồm bốn nhóm tiêu chí sau: môi trường (ENV), nhân viên (EMP), cộng đồng (COM) và sản phẩm (PRD). Dựa trên bài nghiên cứu của tác giả Rouf (2011) [54] điểm số CSR được tác giả xác định bằng tổng điểm của hai mươi
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 69 tiêu chí liên quan đến CSR được chia làm bốn nhóm nhỏ như đã đề cập ở trên đó là là môi trường, nhân viên, cộng đồng và sản phẩm. Điểm số này phản ánh thành quả kinh doanh, cũng như các cam kết và hiệu quả hoạt động của công ty đối với trách nhiệm xã hội. Sau khi thu thập các thông tin để xác định điểm số CSR từ báo cáo thường niên hoặc cổng thông tin điện tử của công ty, tác giả tiến hành chấm điểm từng tiêu chí được liệt kê ở trên. Nếu công ty có công bố thông tin về tiêu chí đó trong báo cáo, tiêu chí sẽ được chấm điểm là 1, ngược lại sẽ là 0. Công thức tính điểm số CSR dựa trên các nhóm tiêu chí theo như nghiên cứu của Rouf (2011) như sau: 𝑛 ∑ 𝑗=0 𝑑𝑗 𝐶𝑆𝑅 = Đ𝑖ể𝑚 𝑠ố 𝑛ℎó𝑚 𝑡𝑖ê𝑢 𝑐ℎí = 𝑛 Trong đó: dj: bằng 1 nếu thỏa mãn tiêu chí j, ngược lại bằng 0; n là điểm số tối đa mà công ty có thể đạt được trong nhóm. Bảng 1: Các tiêu chí để tính CSR Nghiên cứu Nhóm Tiêu chí thực nghiệm Thông tin khí thải Thông tin xả nước Thông tin xử lý chất thải rắn Nhóm Chính sách môi trường/mối quan tâm của công ty đối với môi môi trường trường Lắp đặt nhà máy xử lý nước thải Chiến dịch chống xả rác và bảo tồn Chương trình cải tạo đất và trồng rừng Phát triển nguồn nhân lực Rouf (2011) An toàn của nhân viên Giảm hoặc loại bỏ các chất ô nhiễm, chất kích thích hoặc các mối nguy hiểm trong môi trường làm việc Nhóm nhân viên Thông tin về mối quan hệ của công ty/quản lý với nhân viên nhằm nỗ lực cải thiện sự hài lòng trong công việc và động lực của nhân viên Cung cấp thông tin về sự ổn định của nhân viên đối với công việc trong trương lai Nhóm Quyên góp cho các tổ chức từ thiện cộng Quan hệ với người dân địa phương
- 70 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán đồng Thành lập tổ chức giáo dục Cơ sở y tế Thông tin về các sản phẩm của công ty; Thông tin về các dự án nghiên cứu do công ty thiết lập để cải thiện Nhóm sản sản phẩm của mình; phẩm Cung cấp thông tin về sự an toàn của sản phẩm của công ty Thông tin về chất lượng sản phẩm của công ty được phản ánh trong các giải thưởng nhận được Tránh thế (ETR): Phù hợp với các nghiên cứu trước đây, thuế suất hiệu quả (ETR) được sử dụng để đo lường việc tránh thuế (Dyreng và cộng sự, 2010; Hope và cộng sự, 2013; Laguir và cộng sự, 2015). ETR thường được sử dụng như một đại diện tốt để đánh giá tránh thuế trong nghiên cứu học thuật (Hoi và cộng sự, 2013; Hope và cộng sự, 2013; Laguir và cộng sự, 2015 ; Lanis & Richardson, 2013). Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra các cách khác nhau để xác định ETR, sự khác nhau giữa các cách này chỉ nằm ở mẫu số. ETR bằng chi phí thuế thu nhập công ty hiện hành chia cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Chen và cộng sự, 2008; Robinson, Kises, & Weaver, 2010; Wilson, 2009). Trong bài nghiên cứu này ETR cũng được tính toán theo công thức trên. Và các số liệu dùng để tính toán ETR là thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thu nhập trước thuế được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của công ty. Tỷ lệ này có thể phần nào cho thấy mức độ tránh thuế của công ty. Mục tiêu nghiên cứu thứ hai: xem xét tác động của CSR đến TSSL cổ phiếu. Mô hình nghiên cứu: STOKRETi,t = α + β1 CSRi,t + β2 GROWTHi,t + β3 LOGTVi,t + β4 SIZEi,t + β5 PROFITi,t + β6 LEVi,t + β7 CAXTAi,t + β8 FAMILYi,t + β9 FOREIGNi,t + β10 ETR + β11 YearFixedEffectt + β12 IndustryFixedEffectt + εi,t (2) Cả 2 mô hình nghiên cứu này tác giả kế thừa từ bài nghiên cứu của tác giả Abdelfattah và Aboud (2020). Để thực hiện kiểm định 2 mô hình này, tác giả sử dụng các phương pháp hồi quy như hồi quy gộp (Pooled-OLS), mô hình hiệu ứng cố định (Fixed-Effects), mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random-Effects) để tiến hành chạy mô hình nghiên cứu, sau đó tiếp tục thực hiện các kiểm định Larange-test và kiểm định Hausman-test để lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Tiếp theo kiểm định các khuyết tật tồn tại trong mô hình như: hiện tượng đa cộng tuyến thông qua phân tích hệ số phóng đại phương sai, hiện tượng phương sai thay đổi thông qua sử dụng kiểm định Wald-test, Breusch and Pagan Lagrangian test, và cuối cùng là kiểm định Wooldridge-test để kiểm tra xem mô hình hồi quy có xuất hiện hiện tượng tự tương quan hay không.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 71 Ngoài ra mô hình hồi quy Tobit (mô hình hồi quy bị kiểm duyệt (censored regression model)) cũng được sử dụng trong mô hình (1). Theo như Foste và Kalenkoski (2013) cho rằng để ước tính mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập thì chúng ta có thể sử dụng mô hình OLS hoặc mô hình tobit thì đều cho kết quả là như nhau. Tuy nhiên, khi biến phụ thuộc có giá trị bằng hoặc cao hơn/thấp hơn một ngưỡng nào đó thì chúng ta không thể sử dụng OLS được bởi vì uớc lượng OLS sẽ chệch và không vững do không đáp ứng được điều kiện E (u) = 0 . Vì vậy, cách tốt nhất để ước lượng mô hình là sử dụng hồi qui TOBIT với phương pháp ước lượng maximum likelihood (MLE). Do đó, trong mô hình 1, do biến phụ thuộc là biến CSR sẽ nhận giá trị lớn nhất là 1 nêú 1 công cty có xuất hiện đầy đủ các tiêu chí khi đánh giá trách nhiệm xã hội, vì thế việc sử dụng mô hình Tobit là phù hợp cho mô hình này. Bảng 2: Tổng hợp các biến trong mô hình NGHIÊN CỨU BIẾN TÊN BIẾN CÁCH TÍNH THỰC NGHIỆM Rouf (2011) Trách nhiệm xã hội 𝑛 ∑ 𝑗=0 𝑑𝑗 CSR của công ty 𝑛 Amihud, 2002; STOKRET TSSL cổ phiếu Log (TSSL trung bình trong 12 tháng) Daske và cộng sự, 2008 Khaoula và Moez Thuế TNDN hiện hành ETR Thuế suất hiệu quả (2019) Lợi nhuận kế toán trước thuế Thành viên gia Bằng 1 nếu có các thành viên gia đình Abdelfattah và FAMILY đình trong HĐQT trong HĐQT, ngược lại bằng 0 Aboud (2020) Thành viên là Bằng 1 nếu có các thành viên là người Abdelfattah và FOREIGN người nước ngoài nước ngoài trong HĐQT, ngược lại Aboud (2020) trong HĐQT bằng 0 Doanh thu (t) − Doanh thu (t − 1) Khaoula và Moez GROWTH Tốc độ tăng trưởng Doanh thu (t − 1) (2019) Khối lượng giao Log (khối lượng giao dịch trung bình Abdelfattah và LOGTV dịch năm) Aboud (2020) Laguir (2015); SIZE Quy mô công ty Log (tổng tài sản) Davis và cộng sự (2016)
- 72 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Lợi nhuận ròng trước các Abdelfattah và Tỷ số khả năng PROFIT khoản bất thường Aboud (2020) sinh lợi Tổng tài sản Tổng nợ Hahn và cộng sự LEV Đòn bẩy tài chính Tổng tài sản (2016) Tổng chi tiêu vốn Abdelfattah và Tổng tài sản Aboud (2020); Li và Tổng chi tiêu vốn = Δ PP & E + Khấu cộng sự (2018); CAXTA Tỷ lệ chi tiêu vốn hao hiện tại. (Trong đó ΔPP&E là thay Muraleetharan đổi trong bất động sản, nhà máy và (2019) thiết bị) Bằng 1 nếu công ty hoạt động trong các Lin, và cộng sự ngành nhạy cảm với môi trường (ví dụ: (2017) thăm dò dầu khí, hóa chất, thép và các INDUSTRY Ngành ngành kim loại khác, cung cấp và phân phối điện, khí đốt và nước), và ngược lại bằng 0 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Mối quan hệ giữa tránh thuế, điều hành công ty và CSR Bảng 3: Mối quan hệ giữa tránh thuế và điều hành công ty đến CSR Mô hình 1 Mô hình 1 Biến GLS Hồi quy Tobit -0.1019 ** -0.1768 * ETR (0.019) (0.061) BTD -0.0124 -0.0125 FAMILY (0.309) (0.393) 0.0059 0.0439 *** FOREIGN (0.544) (0.002) 0.0685 *** 0.0861 *** SIZE (0.000) (0.000) 0.0323 0.1383 ** PROFIT (0.314) (0.011) LEV -0.0897 *** -0.2266 ***
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 73 (0.001) (0.000) -0.0002 0.0461 CAXTA (0.975) (0.273) -0.6388 *** -0.8211 *** Constant (0.0000) (0.000) Số quan sát 640 640 F-test 849.21 ***(0.0000): Chọn mô hình FE LM test 583.71 ***(0.0000): chọn mô hình RE Hausman test 27.87 ** (0.0148) : Chọn mô hình FE 4848.51 *** (0.0000): Mô hình bị tự tương quan, chọn Modified Wald Test mô hình GLS để giải quyết 149.375 *** (0.0000): mô hình bị phương sai thay đổi, Wooldridge test chọn mô hình GLS để giải quyết *** p
- 74 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Những phát hiện này cũng ngụ ý rằng, CSR được coi là một hạn chế và việc tham gia vào các chiến lược tránh thuế được coi là quan trọng để tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông (Huseynov & Klamm, 2012; Sikka, 2010). Từ kết quả nghiên cứu chúng ta thấy rằng sự hiện diện của thành viên gia đình và người nước ngoài trong HĐQT dường như không có tác động đến CSR trong mô hình GLS, tuy nhiên trong mô hình Tobit thì người ngưỡ ngoài trong hội đồng quản trị có tác động tích cực đến CSR. Kết quả nghiên cứu này thì phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Oh và cộng sự (2011); Masulis và cộng sự (2012). Đối với các biến kiểm soát, Bảng 3 chỉ ra rằng các công ty lớn hơn cung cấp thông tin về CSR chất lượng cao hơn, so với các công ty nhỏ hơn; suy luận này dựa trên phát hiện rằng hệ số của SIZE là dương và có ý nghĩa ở các mức 1%. Và các công ty có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn thì có khả nâng cao ít công bố các thông tin liên quan đến CSR. Cụ thể hệ số của biến LEV là âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hai biến còn lại là PROFIT và CAXTA không có ý nghĩa thống kê. 4.2. Mối quan hệ giữa CSR và TSLL cổ phiếu Bảng 4: Ảnh hưởng của việc công bố thông tin liên quan đến CSR đến TSSL cổ phiếu (1) Biến OLS 0.1121 CSR (0.392) -0.0279 GROWTH (0.312) 0.0591 *** LOGTV (0.002) -0.1293 *** SIZE (0.000) 0.1638 PROFIT (0.298) 0.0925 *** LEV (0,002) 0.0113 CAXTA (0.230) -0.0146 FAMILY (0.614) -0.0479 FOREIGN (0.137) 0.0721 ETR (0.749)
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 75 Constant 1.8325 *** (0.0000) Số quan sát 640 7.67 ***(0.0056): Mô hình bị tự tương quan, chọn mô hình Breusch-Pagan test GLS để giải quyết Wooldridge 0.410 (0.5240): mô hình bị phương sai thay đổi, chọn mô hình test GLS để giải quyết *** p
- 76 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán đó, phát hiện của tác giả củng cố tầm quan trọng của đề xuất quản trị rủi ro như một động cơ giải thích đằng sau CSR. Những phát hiện này cho thấy tầm quan trọng trong nhận thức của công chúng và đặc biệt là các bên liên quan về CSR như một yếu tố quan trọng của CSR. Tác giả cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự hiện diện của các thành viên gia đình hoặc thành viên là người nước ngoài trong HĐQT của các công ty niêm yết tại Việt Nam dường như không có tác động đến việc công bố thông tin có liên quan đến CSR. Cuối cùng, kết quả của tác giả chỉ ra rằng TSSL cổ phiếu và việc công bố thông tin liên quan đến CSR dường như không có tác động lẫn nhau. Tài liệu tham khảo Abdelfattah, T., & Aboud, A. (2020). Tax avoidance, corporate governance, and corporate social responsibility: The case of the Egyptian capital market. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 38, 100304. Al-Tuwaijri, S. A., Christensen, T. E., & Hughes II, K. E. (2004). The relations among environmental disclosure, environmental performance, and economic performance: A simultaneous equations approach. Accounting, Organizations and Society, 29(5–6), 447– 471. Amihud, Y. (2002). Illiquidity and stock returns: cross-section and time-series effects. Journal of Financial Markets, 5(1), 31-56. Armstrong, C. S., Blouin, J. L., Jagolinzer, A. D., & Larcker, D. F. (2015). Corporate governance, incentives, and tax avoidance. Journal of Accounting and Economics, 60(1), 1-17. Bebbington, J., Larrinaga, C., & Moneva, J. M. (2008). Corporate social reporting and reputation risk management. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 21(3), 337361. Blaylock, B., Shevlin, T., & Wilson, R. J. (2012). Tax avoidance, large positive temporary book-tax differences, and earnings persistence. The Accounting Review, 87(1), 91- 120. Bloom, N., Genakos, C., Sadun, R., & Van Reenen, J. (2012). Management practices across firms and countries. Academy of Management Perspectives, 26(1), 12-33. Brooks, C., & Oikonomou, I. (2018). The effects of environmental, social and governance disclosures and performance on firm value: A review of the literature in accounting and finance. The British Accounting Review, 50(1), 1-15. Campopiano, G., & De Massis, A. (2015). Corporate social responsibility reporting: A content analysis in family and non-family firms. Journal of Business Ethics, 129(3), 511-534. Chan, M. C., Watson, J., & Woodliff, D. (2014). Corporate governance quality and CSR disclosures. Journal of Business Ethics, 125(1), 59-73.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 77 Daske, H., Hail, L., Leuz, C., & Verdi, R. (2008). Mandatory IFRS reporting around the world: Early evidence on the economic consequences. Journal of Accounting Research, 46(5), 1085-1142. Davis, A. K., Guenther, D. A., Krull, L. K., & Williams, B. M. (2016). Do socially responsible firms pay more taxes? The Accounting Review, 91(1), 47-68. Dyer Jr, W. G., & Whetten, D. A. (2006). Family firms and social responsibility: Preliminary evidence from the S&P 500. Entrepreneurship Theory and Practice, 30(6), 785-802. Foster, G., & Kalenkoski, C. M. (2013). Tobit or OLS? An empirical evaluation under different diary window lengths. Applied Economics, 45(20), 2994-3010. Fuente, J. A., García-Sanchez, I. M., & Lozano, M. B. (2017). The role of the board of directors in the adoption of GRI guidelines for the disclosure of CSR information. Journal of Cleaner Production, 141, 737-750. Garcia, A. S., Mendes-Da-Silva, W., & Orsato, R. J. (2017). Sensitive industries produce better CSR performance: Evidence from emerging markets. Journal of Cleaner Production, 150, 135-147. Garcia-Castro, R., Ariño, M. A., & Canela, M. A. (2010). Does social performance really lead to financial performance? Accounting for endogeneity. Journal of Business Ethics, 92(1), 107-126. Hahn, P. D., & Lasfer, M. (2016). Impact of foreign directors on board meeting frequency. International Review of Financial Analysis, 46, 295-308. Haniffa, R., & Cooke, T. (2005). The impact of culture and governance on corporate social reporting. Journal of Accounting and Public Policy, 24(5), 391-430. Hanlon & Heitzman, (2010). A review of tax research. Journal of Accounting and Economics, 50, 127-178. Harjoto, M. A., & Jo, H. (2015). Legal vs. normative CSR: Differential impact on analyst dispersion, stock return volatility, cost of capital, and firm value. Journal of Business Ethics, 128(1), 1-20. Ho, S., & Wong, K. (2001). A study of the relationship between corporate governance structures and the extent of voluntary disclosure. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 10(2), 139-156. Hoi, C. K., Wu, Q., & Zhang, H. (2013). Is corporate social responsibility (CSR) associated with tax avoidance? Evidence from irresponsible CSR activities. The Accounting Review, 88(6), 2025-2059. Huseynov, F., & Klamm, B. K. (2012). Tax avoidance, tax management and corporate social responsibility. Journal of Corporate Finance, 18(4), 804-827. Iliev, P., & Roth, L. (2018). Learning from directors' foreign board experiences. Journal of Corporate Finance, 51, 1-19. Ioannou, I., & Serafeim, G. (2017). The consequences of mandatory corporate sustainability reporting. Harvard Business School research working paper, (11-100).
- 78 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Jo, H., & Harjoto, M. A. (2011). Corporate governance and firm value: The impact of corporate social responsibility. Journal of Business Ethics, 103(3), 351-383. Khaoula, F., & Moez, D. (2019). The moderating effect of the board of directors on firm value and tax planning: Evidence from European listed firms. Borsa Istanbul Review, 331-343 Labelle, R., Hafsi, T., Francoeur, C., & Amar, W. B. (2018). Family firms’ corporate social performance: A calculated quest for socioemotional wealth. Journal of Business Ethics, 148(3), 511-525. Laguir, I., Staglianò, R., & Elbaz, J. (2015). Does corporate social responsibility affect corporate tax aggressiveness? Journal of Cleaner Production, 107, 662-675. Lanis, R., & Richardson, G. (2013). Corporate social responsibility and tax aggressiveness: A test of legitimacy theory. Accounting, Auditing and Accountability Journal, 26(1), 75100. Li, Y., Gong, M., Zhang, X. Y., & Koh, L. (2018). The impact of environmental, social, and governance disclosure on firm value: The role of CEO power. The British Accounting Review, 50(1), 60-75. Limkriangkrai, M., Koh, S. K., & Durand, R. B. (2017). Environmental, social, and governance (CSR) profiles, stock returns, and financial policy: Australian evidence. International Review of Finance, 17(3), 461–471. Lin, K. Z., Cheng, S., & Zhang, F. (2017). Corporate social responsibility, institutional environments, and tax avoidance: Evidence from a subnational comparison in China. The International Journal of Accounting, 52(4), 303-318. Masulis, R. W., Wang, C., & Xie, F. (2012). Globalizing the boardroom—The effects of foreign directors on corporate governance and firm performance. Journal of Accounting and Economics, 53(3), 527-554. Mullins, W., & Schoar, A. (2016). How do CEOs see their roles? Management philosophies and styles in family and non-family firms. Journal of Financial Economics, 119, 24- 43. Solomon, J. (2013). Corporate governance and accountability (4th ed.). Chichester: John Wiley & Sons. Sikka, P. (2010). Smoke and mirrors: Corporate social responsibility and tax avoidance. Accounting Forum, 34(3-4), 153-168. Oh, W. Y., Chang, Y. K., & Martynov, A. (2011). The effect of ownership structure on corporate social responsibility: Empirical evidence from Korea. Journal of Business Ethics, 104(2), 283-297. Rao, K., & Tilt, C. (2016). Board composition and corporate social responsibility: The role of diversity, gender, strategy and decision making. Journal of Business Ethics, 138(2), 327347.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 79 Rouf (2011). The Relationship between Corporate Governance and Value of the Firm in Developing Countries: Evidence from Bangladesh, 237-244 Wilson, R. J. (2009). An examination of corporate tax shelter participants. The Accounting Review, 84(3), 969-999. Yip, R. W., & Young, D. (2012). Does mandatory IFRS adoption improve information comparability? The Accounting Review, 87(5), 1767-1789. Unerman, J. (2008). Strategic reputation risk management and corporate social responsibility reporting. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 21(3), 362-364. Piriya Muraleetharan, 2019. Impact of Capital Expenditure on Working Capital Management: An Application on Hotel and Travel Companies Listed in Colombo Stock Exchange" Published in International Journal of Trend in Scientific Research and Development, ISSN: 2456-6470, Volume-3 | Issue-2, pp.327-330.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn