Trao đổi thông tin trước khi hàng đến
lượt xem 2
download
Việc hợp tác, trao đổi thông tin trước khi hàng đến giúp các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan Hải quan có thêm thời gian phân tích, xử lý kỹ càng các thông tin về hàng hóa nhập khẩu và phương tiện nhập cảnh trước khi hàng hóa, phương tiện cập bến, tránh bỏ sót các trường hợp rủi ro cao, và khi hàng hóa phương tiện đến nơi sẽ ra quyết định cho thông quan sớm để tạo thuận lợi thương mại hoặc sẽ chặn giữ ngay để đảm bảo an ninh quốc gia. Tham khảo bài viết "Trao đổi thông tin trước khi hàng đến" để biết thêm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trao đổi thông tin trước khi hàng đến
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” TRAO ĐỔI THÔNG TIN TRƯỚC KHI HÀNG ĐẾN Th.s Nguyễn Trường Giang Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tổng cục Hải quan Th.s Mai Thị Thủy, Học viện Tài chính MỞ ĐẦU Trong những năm qua, ngành Hải quan đã nỗ lực rất nhiều trong công tác cải cách hành chính, đảm bảo tính công khai minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu, chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa Hải quan,… Cùng với sự trợ giúp của các Hệ thống thì việc khai báo và thông quan Hải quan hiện nay được thực hiện rất nhanh chóng và thông thoáng. Thực tế, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu là rất lớn, việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan để phân luồng kiểm tra sẽ giảm được tình trạng quá tải trong công tác quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát Hải quan. Để thực hiện tốt vai trò của quản lý rủi ro thì biện pháp đầu tiên là việc thu thập, xử lý thông tin Hải quan, trong đó trao đổi thông tin trước khi hàng đến đóng vai trò quan trọng. Khi hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh đồng nghĩa với các nguy cơ về đảm bảo an ninh cũng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu vừa kiểm soát chặt chẽ về an ninh, vừa rút ngắn thời gian thông quan tạo thuận lợi cho thương mại, một trong các phương án hiệu quả chính là hợp tác, trao đổi và xử lý thông tin trước khi hàng đến. Việc hợp tác, trao đổi thông tin trước khi hàng đến giúp các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan Hải quan có thêm thời gian phân tích, xử lý kỹ càng các thông tin về hàng hóa nhập khẩu và phương tiện nhập cảnh trước khi hàng hóa, phương tiện cập bến, tránh bỏ sót các trường hợp rủi ro cao, và khi hàng hóa phương tiện đến nơi sẽ ra quyết định cho thông quan sớm để tạo thuận lợi thương mại hoặc sẽ chặn giữ ngay để đảm bảo an ninh quốc gia. 1. Thực trạng công tác trao đổi thông tin trước khi hàng đến Trao đổi thông tin trước khi hàng đến là một hoạt động thông báo và nhận lại kết quả phản hồi từ các đơn vị, tổ chức để biết được những thông tin liên quan đến hàng hóa nhập khẩu. Việc trao đổi có thể diễn ra giữa cơ quan Hải quan đối với các cơ quan trong và ngoài ngành; giữa cơ quan Hải quan đối với các hãng tàu, đơn vị kinh doanh kho, bãi, cảng; và giữa cơ quan Hải quan với các doanh nghiệp có hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể: 296
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” a) Trao đổi thông tin trước khi hàng đến giữa cơ quan Hải quan với các doanh nghiệp có hàng hóa xuất nhập khẩu. + Thông tin do người khai Hải quan chuyển đến trên Hệ thống E-Manifest được công chức Hải quan thực hiện đối chiếu, thu thập thông tin có trên bộ hồ sơ, thông tin từ các cơ quan quản lý trong dây chuyền thủ tục phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, các thông tin khác trên hệ thống thông tin mở để phân tích đề xuất phương án kiểm tra, thông quan phương tiện nhập cảnh và trao đổi thông tin cho đơn vị Hải quan nơi phương tiện đến neo đậu, xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa. Hiện nay, thông tin do người khai Hải quan khai báo trên Hệ thống E-Manifest tương đối đầy đủ như: Tên hàng; tên/địa chỉ người gửi hàng/người nhận hàng; cảng xếp hàng; cảng dỡ hàng; cảng trung chuyển;.... từ đó giúp cán bộ công chức tiếp nhận làm thủ tục thuận tiện trong công tác phân tích E-Manifest, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, phục vụ công tác kiểm tra, giám sát Hải quan. + Việc tiếp nhận và vận hành thành công Hệ thống thông quan tự động hàng hóa (VNACCS/VCIS) từ năm 2014 đã tạo ra bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính mang lại hiệu quả to lớn cho cả doanh nghiệp lẫn công tác quản lý Hải quan. Thông qua Hệ thống, người khai Hải quan có trách nhiệm cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đến hàng hóa nhập khẩu với cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật hiện hành như: Số lượng/khối lượng, tên hàng hóa, tên/địa chỉ người xuất/nhập khẩu, tên phương tiện vận chuyển,... Thông qua hồ sơ khai báo của doanh nghiệp, cán bộ công chức thực hiện việc kiểm tra đối chiếu để thông quan hàng hóa hoặc đề xuất chuyển luồng kiểm tra thực tế nếu nghi vấn. + Ngoài ra, người khai Hải quan có thể trao đổi thông tin, gửi hồ sơ đến Tổng cục Hải quan để xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá Hải quan trước khi hàng đến. b) Trao đổi thông tin trước khi hàng đến giữa cơ quan Hải quan đối với các cơ quan trong và ngoài ngành. Trong bối cảnh cơ quan Hải quan đang đẩy mạnh triển khai Hải quan số, Hải quan thông minh, việc hợp tác, trao đổi và xử lý thông tin trước khi hàng đến cũng có nhiều lợi thế. Hoạt động hợp tác, trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan liên quan, giữa cơ quan chức năng Việt Nam và các tổ chức chính phủ, tổ chức quốc tế đã có nhiều biên bản ghi nhớ, cơ chế hợp tác được ký kết. Việc áp dụng công nghệ số và dịch vụ hành chính trực tuyến cho phép doanh nghiệp, cơ quan Hải quan và các bên liên quan (vận chuyển, đại lý, kho bãi…) cũng như các bộ, ngành cùng kết nối, cùng sử dụng trên nền tảng số, hệ thống thông tin thống nhất, liên kết. Hiện nay, ngành Hải quan đã triển khai thực hiện có hiệu quả thủ tục Hải quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, Cổng thông tin một cửa ASEAN, kết nối với các đối tác thương mại của Việt Nam, … nhằm tập trung tối đa hóa xử lý thủ tục hành chính, kết nối trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan Hải quan với các bộ, ngành và đơn vị liên quan tham gia chuỗi cung ứng; Thực hiện phối hợp 297
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” với Kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại đã ký kết thực hiện Đề án phối hợp thu 24/7, đề án chương trình doanh nghiệp nhờ thu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục Hải quan và thông quan hàng hóa nhanh chóng. c) Trao đổi thông tin trước khi hàng đến giữa cơ quan Hải quan đối với các hãng tàu, đơn vị kinh doanh kho, bãi, cảng. Tất cả các Chi cục Hải quan hiện nay đều đã thực hiện triển khai Hệ thống Quản lý Hải quan tự động tại cảng biển (VASCCM) đến hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng trên toàn địa bàn quản lý Hải quan nhằm phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa đối với hàng hóa xếp, dỡ vào/ra tại các kho, bãi, cảng. Thông qua việc khai báo Hệ thống VASCCM, cơ quan Hải quan và các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng đều có thể đồng thời thực hiện tốt việc theo dõi hàng hóa ra/vào cảng. Qua đó, việc trao đổi thông tin về hàng hóa giữa Hải quan và doanh nghiệp cảng được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, giảm thiểu nhân lực công chức Hải quan trong quá trình tiếp nhận, xác nhận hàng hóa ra/vào cảng, tập trung nhân lực cho tuần tra, kiểm soát hàng hóa nghi vấn, có dấu hiệu buôn lậu, gian lận, vận chuyển hàng hóa không khai báo vào lãnh thổ Việt Nam. 2. Một số bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện a) Tại Bản khai chung phương tiện nhập cảnh hiện nay chỉ thể hiện cảng trước, cảng tiếp nhận và cảng sẽ đến. Đối với phương tiện chuyên chở hàng xá, hàng rời, hàng lỏng thì ngoài cảng trước, cảng tiếp nhận, cảng sẽ đến, người khai thác E-Manifest sẽ không thể xác định được lịch trình các quốc gia, vùng lãnh thổ phương tiện đã đi qua để xác định phương thức quản lý rủi ro trong công tác trao đổi thông tin phục vụ kiểm tra, giám sát tại đơn vị Hải quan nơi tàu đến neo đậu, xếp dỡ hàng hóa. Việc không có thông tin để phân tích quản lý rủi ro đối với nhật ký hành trình của phương tiện vận tải nhập cảnh có thể sẽ là mấu chốt để các đối tượng xấu tập trung khai thác trong việc buôn lậu, gian lận thương mại. b) Hệ thống VNACCS/VCIS là một hệ thống đóng, không thể sửa đổi, bổ sung chức năng, Quy trình khai báo điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS khá phức tạp, Hệ thống phân luồng tự động nên trong một số trường hợp người khai Hải quan khai nhầm hoặc thao tác lỗi dẫn đến sai lệch thông tin về hàng hóa, người khai Hải quan sẽ phải mất nhiều thời gian chỉnh sửa và hoàn thiện từ đầu. c) Đối với các kênh thông tin từ Cổng thông tin điện tử: Do chưa có cơ sở pháp lý ràng buộc việc chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu lên Cổng thông tin một cửa quốc gia nên chưa triển khai chia sẻ thông tin và dữ liệu về kiểm tra chuyên ngành trên hệ thống một cửa quốc gia dẫn đến việc thiếu sự kết nối, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa cơ quan kiểm tra chuyên ngành và cơ quan Hải quan trước thời điểm hàng đến cảng nhập gây khó khăn cho quá trình thực hiện. 298
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Hiện nay, việc trao đổi thông tin trước khi hàng đến thực hiện thông qua cơ chế Một cửa quốc gia chủ yếu là việc trao đổi thông tin về chứng nhận xuất xứ (C/O) và hiện chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu chung quy định về theo dõi và quản lý các thông tin trao đổi với nước ngoài, do vậy, việc thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin với nước ngoài đang được thực hiện thủ công. Các Hiệp định hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực Hải quan đặc biệt là việc trao đổi thông tin trước đều chưa quy định cụ thể về thời gian phản hồi thông tin, dẫn tới tình trạng thông tin phản hồi chậm, hoặc bên nhận yêu cầu bỏ xót việc xử lý yêu cầu, từ đó làm giảm hiệu quả, giá trị thông tin phản hồi làm và ảnh hưởng tới công tác xử lý dữ liệu hàng hoá trước khi đến của cơ quan Hải quan. d) Trong quá trình triển khai hệ thống VASCCM đối với hàng hóa khai báo tờ khai vận chuyển độc lập, sau khi hoàn thành kiểm tra thông tin khai báo trên tờ khai của doanh nghiệp, công chức Hải quan thực hiện phê duyệt tờ khai thông quan nghiệp vụ CET thì doanh nghiệp cảng mới có thông tin đủ điều kiện cho phép hàng hóa xếp dỡ lên phương tiện. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 41 Quyết định 1966/QĐ-TCHQ thì công chức chỉ thực hiện phê duyệt tờ khai sau khi đã hoàn thành xếp dỡ container cuối cùng lên phương tiện vận chuyển. Hiện vướng mắc này đã được báo cáo Tổng Cục Hải quan. 3. Một số đề xuất, kiến nghị a) Đối với bản khai E-Manifest, đề nghị có quy định yêu cầu người khai Hải quan thực hiện kê khai từ 5 đến 7 cảng trước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận biết các cảng, quốc gia, vùng lãnh thổ mà phương tiện đã đi qua để có thông tin phân tích quản lý rủi ro nhằm đưa ra các biện pháp kiểm tra, giám sát phù hợp. b) Đẩy nhanh tiến độ mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh sẵn sàng thay thế Hệ thống VNACCS/VCIS để thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển ngành Hải quan, thay đổi cách thức làm việc, áp dụng hoàn toàn các công nghệ mới về trí tuệ nhân tạo, hướng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục Hải quan, quản lý Hải quan, thu thuế hiệu quả, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới. c) Đề xuất xây dựng Nghị định riêng quy định về cơ chế hợp tác, trao đổi và xử lý thông tin trước khi hàng đến trên cơ sở quy định rõ về pháp lý, về cơ chế hợp tác, chia sẻ thông tin giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý khác. d) Đối với hệ thống VASCCM, đề nghị sớm có sự thống nhất với quy định tại Điều 41 Quyết định 1966/QĐ-TCHQ để công chức dễ dàng thực hiện. đ) Thu thập và xử lý dữ liệu là một yêu cầu trọng yếu đỏi hỏi công chức thực thi phải có trình độ, được đào tạo chuyên sâu trong từng mảng của quy trình nghiệp vụ, do vậy, cần phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác thu thập, xử lý dữ liệu về hàng hoá xuất nhập khẩu nói chung và dữ liệu trước khi hàng đến nói riêng./. 299
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn