intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trao đổi về kế toán nông nghiệp trong khu vực công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Trao đổi về kế toán nông nghiệp trong khu vực công trình bày các nội dung: Kế toán nông nghiệp theo quy định của chuẩn mực kế toán công quốc tế; Thực trạng kế toán nông nghiệp trong kế toán công Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trao đổi về kế toán nông nghiệp trong khu vực công

  1. TRAO ĐỔI VỀ KẾ TOÁN NÔNG NGHIỆP TRONG KHU VỰC CÔNG AGRICULTURAL ACCOUNTING IN THE PUBLIC SECTOR Nguyễn Thị Minh Giang Trường Đại học Thương Mại Tóm tắt Việt Nam vẫn được coi là đất nước nông nghiệp, chính vì vậy việc ghi nhận và phản ánh đối tượng kế toán nông nghiệp là một vấn đề tất yếu đặt ra. Trong khu vực kế toán công, quốc tế đã ban hành chuẩn mực kế toán công quốc tế số 27 (IPSAS 27 – Nông nghiệp) nhằm đưa ra các nguyên tắc hướng dẫn. Tại Việt Nam, trong xu thế hội nhập, hệ thống chuẩn mực kế toán công cũng đã và đang từng bước được ban hành, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 11 chuẩn mực được ban hành, trong đó chỉ có một số nội dung nhỏ đề cập một phần đến kế toán nông nghiệp. Kế toán nông nghiệp trong khu vực công Việt Nam hiện nay vẫn đang thực hiện theo các hướng dẫn của các chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, các quy định của Việt Nam chưa thật sự đầy đủ và giữa quy định của Việt Nam và quốc tế còn nhiều điểm khác biệt cần trao đổi. Từ khoá: kế toán, tài sản sinh học, nông nghiệp,… Abstract Vietnam is still considered an agricultural country, so recognising and reflecting agricultural accounting objects is an inevitable problem. International has issued International Public Accounting Standard No. 27 (IPSAS 27 – Agriculture) to provide guiding principles in the public accounting sector. In Vietnam, in the trend of integration, the system of public accounting standards has also been gradually issued. However, up to now, only 11 standards have been issued. In which small content refers in part to agricultural accounting. Agricultural accounting in the Vietnamese public sector still follows the guidelines of current accounting regimes. However, Vietnam's regulations are incomplete, and many differences between Vietnamese and international regulations must be discussed. Keyword: accounting, biological assets, agriculture JEL Classification: M10, M40, M41 DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.04202315 1.Kế toán nông nghiệp theo quy định của chuẩn mực kế toán công quốc tế Kế toán nông nghiệp được quy định cụ thể trong IPSAS 27 “Nông nghiệp”. Mục tiêu của chuẩn mực 27 là quy định việc xử lý kế toán và công bố thông tin cho hoạt động nông nghiệp. Phạm vi của chuẩn mực đề cập đến nông sản tại thời điểm thu hoạch, tài sản sinh học. Chuẩn mực này không đề cập đến quá trình chế biến nông sản sản xuất sau thu hoạch. Một số khái niệm đề cập trong chuẩn mực, gồm:
  2. Hoạt động nông nghiệp là hoạt động quản lý bởi đơn vị trong lĩnh vực biến đổi sinh học và thu hoạch tài sản sinh học để: Bán; Phân phối miễn phí; Chuyển đổi thành sản phẩm nông nghiệp hoặc tài sản sinh học để bán hoặc phân phối miễn phí Nông sản là sản phẩm được thu hoạch từ tài sản sinh học. Tài sản sinh học là vật nuôi hoặc cây trồng còn sống. Biến đổi sinh học bao gồm các quá trình tăng trưởng, suy thoái, sản xuất và sinh sản tạo ra các thay đổi về chất lượng hoặc số lượng trong tài sản sinh học. Chi phí để bán là chi phí liên quan trực tiếp đến việc loại bỏ của một tài sản, không bao gồm chi phí tài chính và thuế thu nhập. Việc loại bỏ có thể thông qua hoạt động bán, phân phối miễn phí (hoặc với một khoản phí danh nghĩa). Một nhóm tài sản sinh học là tập hợp các loài động vật hoặc thực vật sống tương tự nhau Thu hoạch là việc tách sản phẩm khỏi tài sản sinh học hoặc chấm dứt quá trình sống của tài sản sinh học. Ví dụ: Tài sản sinh học Nông sản SP chế biến sau thu hoạch Cừu Len Sợi, thảm Cây trong rừng Cây bị chặt Gỗ Bò sữa Sữa Phomai Lợn Thịt Xúc xích, jambong Cây ăn quả Trái cây Trái cây chế biến Hoạt động nông nghiệp gồm nhiều hoạt động khác nhau, ví dụ: chăn nuôi gia súc, lâm nghiệp, trồng cây hàng năm hoặc lâu năm, trồng cây ăn quả,… Hoạt động nông nghiệp có các đặc điểm sau: - Khả năng thay đổi: Động vật và thực vật sống có khả năng biến đổi sinh học. - Quản lý sự thay đổi: Quản lý tạo điều kiện cho sự biến đổi sinh học bằng cách tăng cường, hoặc ít nhất là ổn định và tạo điều kiện cần thiết cho quá trình biến đổi sinh học diễn ra (VD: mức dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng) - Đo lường sự thay đổi: Đơn vị phải đo lường được sự biến đổi về chất lượng (công suất, tỷ trọng, độ chín, hàm lượng protein,…), số lượng (trọng lượng, m3, chiều dài,..) do sự biến đổi sinh học và thu hoạch diễn ra. Biến đổi sinh học dẫn đến các kết quả sau: - (a) Tài sản thay đổi thông qua (i) tăng trưởng (tăng số lượng hoặc cải thiện chất lượng của động vật hoặc thực vật), (ii) thoái hóa (giảm số lượng hoặc suy giảm chất lượng của động vật hoặc thực vật), hoặc (iii) sinh sản (tạo thêm động vật hoặc thực vật sống) hoặc - (b) Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như: mủ cao su, len, sữa,… Điều kiện ghi nhận là nông sản hoặc tài sản sinh học: - Đơn vị có được quyền kiểm soát tài sản do kết quả của các sự kiện trong quá khứ;
  3. - Có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai hoặc tiềm năng dịch vụ liên quan đến tài sản - Giá trị hợp lý hoặc nguyên giá của tài sản có thể được đo lường một cách đáng tin cậy. Cụ thể, giá trị hợp lý của một tài sản sẽ dựa trên vị trí và điều kiện hiện tại của nó. Ví dụ: giá trị hợp lý của gia súc tại một trang trại là giá của gia súc trên thị trường trừ đi chi phí vận chuyển và các chi phí khác để đưa gia súc đến thị trường đó hoặc đến địa điểm mà nó sẽ được phân phối. Ghi nhận ban đầu: - Tài sản sinh học phải được ghi nhận ban đầu và vào mỗi ngày báo cáo theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí để bán. - Sản phẩm nông nghiệp được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí để bán tại thời điểm thu hoạch. Sau thời điểm thu hoạch, sản phẩm nông nghiệp sẽ được xác định theo các chuẩn mực kế toán liên quan tùy thuộc vào việc phân loại. Lãi hoặc lỗ phát sinh tại thời điểm ghi nhận ban đầu của sản phẩm nông nghiệp được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ. Việc xác định giá trị hợp lý của một tài sản sinh học hoặc nông sản có thể được tạo điều kiện thuận lợi bằng cách nhóm các tài sản sinh học hoặc sản phẩm nông nghiệp theo các thuộc tính quan trọng; ví dụ, theo độ tuổi hoặc chất lượng.  Cách xác định giá trị hợp lý: Giá trị hợp lý của tài sản dựa trên vị trí và tình trạng hiện tại của tài sản. Các đơn vị thường ký kết hợp đồng bán tài sản sinh học hoặc nông sản vào một ngày trong tương lai. Gía hợp đồng không nhất thiết là căn cứ để xác định giá trị hợp lý vì giá trị hợp lý phản ánh thị trường hiện tại trong đó người mua và người bán sẵn sàng tham gia vào giao dịch trao đổi. Nếu tồn tại thị trường hoạt động cho tài sản sinh học hoặc sản phẩm nông nghiệp, giá niêm yết trên thị trường là cơ sở thích hợp để xác định giá trị hợp lý của tài sản đó.  Nếu thị trường hoạt động không tồn tại, một đơn vị có thể sử dụng một hoặc nhiều nhiều giá sau đây để xác định giá trị hợp lý: (a) Giá giao dịch thị trường gần đây nhất, với điều kiện không có sự thay đổi đáng kể về hoàn cảnh kinh tế giữa ngày của giao dịch và ngày báo cáo; (b) Giá thị trường của các tài sản tương tự có điều chỉnh để phản ánh sự khác biệt; (c) Các tiêu chuẩn của ngành như giá trị của một vườn cây ăn quả được thể hiện theo khay xuất khẩu, và giá trị của gia súc được biểu thị trên mỗi kg thịt. Trong trường hợp không có sẵn giá thị trường cho tài sản sinh học thì đơn vị sử dụng giá trị hiện tại của dòng tiền ròng dự kiến từ tài sản được chiết khấu theo giá hiện hành do thị trường xác định để xác định giá trị hợp lý. Mục tiêu của việc tính toán giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng dự kiến là để xác định giá trị hợp lý của một tài sản sinh học ở vị trí và điều
  4. kiện hiện tại của nó. Đơn vị xem xét điều này khi xác định tỷ lệ chiết khấu thích hợp sẽ được sử dụng và khi ước tính dòng tiền thuần dự kiến. Trong một số trường hợp thì chi phí đôi khi có thể xấp xỉ giá trị hợp lý, đặc biệt khi: - Ít có sự biến đổi sinh học xảy ra kể từ khi phát sinh chi phí ban đầu (Ví dụ: đối với cây giống được trồng ngay trước ngày báo cáo hoặc vật nuôi mới mua); hoặc: - Tác động của sự biến đổi sinh học đối với giá cả dự kiến là không lớn (Ví dụ: đối với sự tăng trưởng ban đầu trong chu kỳ sản xuất rừng trồng 30 năm) Ghi nhận lãi lỗ Lãi hoặc lỗ phát sinh tại thời điểm ghi nhận ban đầu của tài sản sinh học xác định bằng giá trị hợp lý trừ chi phí để bán và phát sinh từ việc thay đổi giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán tài sản sinh học sẽ được tính vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ phát sinh. Lãi hoặc lỗ phát sinh tại thời điểm ghi nhận ban đầu đối với nông sản được xác định bằng giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán sẽ được tính vào thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ. Tương tự như vậy, khoản lãi hoặc lỗ phát sinh khi ghi nhận ban đầu sản phẩm nông nghiệp theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán sẽ được tính vào thặng dư, thâm hụt trong kỳ phát sinh. Khi không thể xác định được giá trị hợp lý của các tài sản sinh học thì tài sản sinh học được đo lường bằng giá gốc trừ hao mòn lũy kế và giá trị suy giảm lũy kế. Sau đó khi giá trị hợp lý có thể được xác định một cách đáng tin cậy, đơn vị phải xác định giá trị tài sản sinh học bằng giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán hàng. Công bố thông tin Đơn vị phải trình bày khoản lãi hoặc lỗ phát sinh trong kỳ khi ghi nhận ban đầu của tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp và khi có sự thay đổi giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán. Đơn vị phải công bố các phương pháp và giả định quan trọng được áp dụng trong việc xác định giá trị hợp lý của từng nhóm sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch và từng nhóm tài sản sinh học. Đơn vị được khuyến khích phân biệt giữa tài sản sinh học trưởng thành và tài sản sinh học chưa trưởng thành vì những sự khác biệt này cung cấp thông tin hữu ích trong việc đánh giá thời gian của dòng tiền trong tương lai. Đơn vị phải tiết lộ các phương pháp và giả định quan trọng được áp dụng trong việc xác định giá trị hợp lý của từng nhóm sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch và từng nhóm tài sản sinh học. Ngoài ra, bản đối chiếu các thay đổi về giá trị ghi sổ của tài sản sinh học giữa đầu và cuối kỳ cũng cần phải được trình bày. Nếu một đơn vị đo lường tài sản sinh học theo giá gốc trừ đi khoản khấu hao lũy kế và khoản lỗ suy giảm giá trị lũy kế vào cuối kỳ thì đơn vị sẽ phải: + Mô tả tài sản sinh học + Giải thích tại sao giá trị hợp lý không thể xác định được một cách đáng tin cậy
  5. + Nếu có thể, phạm vi ước tính mà giá trị hợp lý có nhiều khả năng nằm trong phạm vi đó + Phương pháp khấu hao được sử dụng + Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao được sử dụng + Giá trị ghi sổ và khấu hao lũy kế (được cộng với các khoản lỗ do suy giảm giá trị lũy kế) và đầu và cuối kỳ. 1. Thực trạng kế toán nông nghiệp trong kế toán công Việt Nam 1.1. Theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam Hiện nay, kế toán công Việt Nam chưa ban hành chuẩn mực riêng về “Nông nghiệp”. Các nội dung liên quan đến kế toán nông nghiệp được quy định trong các chuẩn mực đã ban hành như sau: Theo VPSAS 12 “Hàng tồn kho”: Hàng tồn kho bao gồm sản phẩm nông nghiệp mà đơn vị thu hoạch được từ các tài sản sinh học sẽ được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán tại thời điểm thu hoạch. Theo VPSAS 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị”: VPSAS 17 đưa ra định nghĩa về cây lâu năm cho sản phẩm là cây trồng sống: (a) Được sử dụng trong sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm nông nghiệp; (b) Dự kiến sẽ cho sản phẩm nhiều hơn một kỳ; và (c) Ít có khả năng được bán dưới dạng sản phẩm nông nghiệp, trừ trường hợp thanh lý đột xuất. Các cây lâu năm cho sản phẩm được kế toán tương tự bất động sản, nhà xưởng và thiết bị tự tạo ra trước khi chúng ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng hoạt động theo ý định của đơn vị. Do đó, thuật ngữ “tạo ra” trong chuẩn mực này được hiểu là bao gồm các hoạt động cần thiết để canh tác cây lâu năm cho sản phẩm trước khi chúng ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng hoạt động theo ý định của đơn vị. Như vậy, tương tự kế toán bất động sản, nhà xưởng và thiết bị tự tạo ra, các quy định kế toán đối với cây lâu năm cho sản phẩm sẽ được thực hiện như sau: - Nguyên giá được ghi nhận khi và chỉ khi đơn vị có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản đó; và nguyên giá hoặc giá trị hợp lý của tài sản có thể được xác định một cách đáng tin cậy. - Khi tài sản (cây lâu năm cho sản phẩm) có được thông qua một giao dịch không trao đổi, nguyên giá của tài sản được xác định theo giá trị hợp lý tại ngày tiếp nhận. 1.2. Theo quy định của chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp hiện hành (TT107/TT- BTC ban hành ngày 10/10/2017) Về bản chất, tài sản sinh học được ghi nhận thành 2 nhóm đối tượng: - Tài sản cố định - Hàng tồn kho
  6. Trong đó: cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng sẽ được ghi nhận là tài sản cố định. Kế toán sử dụng TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”, chi tiết TK 2116 “Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm” để phản ánh. Việc xác định giá trị tài sản đối với cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm được xác định trên cơ sở giá gốc, là toàn bộ chi phí đơn vị bỏ ra để có tài sản. Kế toán phản ánh hao mòn và tính khấu hao tài sản sinh học và ghi nhận vào chi phí. Các loại tài sản sinh học còn lại: cây lâu năm, súc vật làm việc chưa cho sản phẩm về bản chất là khoản mục đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, nội dung phản ánh của TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” theo quy định của chế độ kế toán hiện nay chỉ bao gồm 3 nội dung: TK 2411 “Mua sắm TSCĐ”, TK 2412 “Xây dựng cơ bản” và TK 2413 “Nâng cấp TSCĐ”, không đề cập đến nội dung liên quan đến cây lâu năm, súc vật làm việc chưa cho sản phẩm. - Đối với nông sản chưa đến thời điểm thu hoạch bản chất là sản phẩm dở dang, khi nào hoàn thành hoặc thu hoạch được ghi nhận là sản phẩm. Tuy nhiên theo cách ghi nhận vào tài khoản theo quy định hiện nay, các nội dung này chỉ liên quan đến đơn vị sự nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, còn trong trường hợp phát sinh tại đơn vị sự nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì chưa có tài khoản ghi nhận. Đối với chi phí phát sinh trong hoạt động nông nghiệp, kế toán ghi nhận vào TK 611 “Chi phí hoạt động”, các sản phẩm thu hồi nếu có thể tiêu thụ thì sẽ được ghi nhận vào TK 155 “Sản phẩm”. Tuy nhiên, nếu đó chỉ là các sản phẩm phục vụ nghiên cứu, không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì ghi nhận hàng nhập kho vào TK nào thì hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể. Nếu chi phí phát sinh trong hoạt động nông nghiệp sau đó phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ sẽ được ghi nhận vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dở dang” và TK 155 “Sản phẩm” khi nhập kho. - Về nguyên tắc ghi nhận: Hiện nay, tài sản sinh học và nông sản đều được ghi nhận theo giá gốc. Tuy nhiên, thực tế việc vận dụng nguyên tắc giá gốc sẽ không phù hợp vì khi đó kế toán sẽ không theo dõi được chu trình sinh trưởng của tài sản sinh học, không phản ánh đúng giá trị thực sự của tài sản sau các biến đổi sinh học cũng như mức độ biến động giá tài sản trên thị trường. Trong khi đặc điểm riêng biệt trong hoạt động nông nghiệp là các tài sản sinh học và nông sản thường biến động mạnh theo các điều kiện tự nhiên, theo mùa vụ. Việc áp dụng nguyên tắc giá gốc sẽ khiến đơn vị không ghi nhận bất cứ một khoản thặng dư/thâm hụt nào được trình bày trên báo cáo cho đến khi thu hoạch sản phẩm. Bên cạnh đó, việc suy giảm giá trị đối với những loại tài sản này hiện nay chế độ kế toán cũng không đề cập. 2. Kết luận Như vậy, có thể thấy giữa quy định của chế độ kế toán và những chuẩn mực kế toán công hiện hành có sự không phù hợp nhau liên quan đến nguyên tắc ghi nhận tài sản. Kế toán Việt Nam hiện nay chưa có các quy định cụ thể đối với kế toán nông sản.
  7. Vì vậy, kế toán công Việt Nam cần sớm ban hành chuẩn mực riêng về “Nông nghiệp”, cần sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán nói chung và trong ghi nhận, đo lường tài sản sinh học nói riêng giúp phản ánh khách quan, chính xác tình hình tài chính của đơn vị, góp phần công bố thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Bên cạnh đó, sau khi đã hoàn thiện hệ thống chuẩn mực chi phối, những quy định tương ứng trong chế độ kế toán hiện hành chưa phù hợp cũng cần có sự điều chỉnh để đảm bảo tính thống nhất, giúp thông tin kế toán cung cấp được tin cậy. Tài liệu tham khảo: Bộ Tài chính. (2017). Thông tư 107/2017/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Bộ Tài chính. (2021). QĐ 1676/QĐ-BTC công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 IPSASB. (2020). Handbook of International public sector accounting pronouncements
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2