intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trao đổi về xây dựng mô hình kế toán quản trị doanh nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết thảo luận về việc xây dựng mô hình kế toán quản trị đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí luôn được các nhà quản lý quan tâm, đặc biệt trong điều kiện phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trao đổi về xây dựng mô hình kế toán quản trị doanh nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0.

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0. #Th.s Đặng Văn Quang Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ 4 có tác động đến rất nhiều các lĩnh vực, trong đó có hoạt động kế toán và kiểm toán. Việc ứng dụng công nghệ vào trong kế toán sẽ làm thay đổi về quy trình, công việc kế toán cũng như tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị. Với chức năng thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế tài chính, Kế toán quản trị (KTQT) là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh tế nhằm quản lý và điều hành đợn vị một cách có hiệu quả. Do đó, việc xây dựng mô hình KTQT đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí luôn được các nhà quản lý quan tâm, đặc biệt trong điều kiện phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Kế toán quản trị. 1. Các mô hình tổ chức KTQT trong doanh nghiệp - Mô hình kết hợp giữa KTQT và KTTC: Bản chất của mô hình này là Kế toán tài chính (KTTC) và KTQT được tổ chức thành một bộ máy thống nhất trong cùng một bộ máy kế toán. Tổ chức kết hợp giữa KTTC với KTQT theo từng phần hành kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bán hàng,… Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả KTTC và KTQT phần hành đó. Ngoài ra, DN phải bố trí người thực hiện các nội dung KTQT chung khác, như: Thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp (DN). Các nội dung công việc này có thể bố trí cho kế toán tổng hợp hoặc do kế toán trưởng đảm nhiệm. - Mô hình tách rời giữa KTQT và KTTC: Theo mô hình tổ chức tách rời, KTQT sử dụng hệ thống kế toán riêng, tách rời hoàn toàn với KTTC về bộ máy kế toán cũng như các công viêc của kế toán. Hệ thống KTQT được tổ chức thành bộ máy riêng, có thể tổ chức phòng KTQT hoặc bộ phận KTQT riêng biệt, sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán nội bộ tách rời với KTTC. KTTC thu thập, xử lý, lập báo cáo tài chính cung cấp cho các đối tượng bên ngoài DN. KTTC tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, quy định của Nhà nước, trong khi đó KTQT được coi là công việc riêng của DN, các DN tự xây dựng hệ thống hoá thông tin một cách chi tiết nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý và tổ chức hệ thống sổ, báo cáo kế toán phục vụ cho mục tiêu quản trị DN. - Mô hình tổ chức hỗn hợp: Là hình thức kết hợp hai hình thức nêu trên, tại các DN thông thường sẽ tổ chức bộ phận KTQT chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khác thì theo hình thức kết hợp. 193
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến KTQT DN - Tác động đến xây dựng mô hình KTQT Trước đây vai trò của người làm kế toán là ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế và cung cấp các số liệu tài chính về DN. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ như các phần mềm kế toán, trí tuệ nhân tạo,… đã làm thay đổi vai trò truyền thống này. Giờ đây, công việc của người làm KTTC là cung cấp những thông tin quản trị hữu ích và đưa ra các ý kiến tham mưu để người lãnh đạo ra các quyết định chiến lược. Theo thống kê, sự đột phá kỹ thuật số trong kế toán sẽ tạo ra những xu hướng mới, cụ thể, khoảng 66% DN vừa và nhỏ sẽ thay thế những dịch vụ mà kế toán viên hiện đang thực hiện bằng các dịch vụ đám mây, 50% DN vừa và nhỏ sẽ thay nhân viên kế toán nếu họ không thích ứng với công nghệ đám mây. Có thể thấy khi ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0, với bộ dữ liệu lớn Big data, trí thông minh nhân tạo, công nghệ Blockchain và sự tự động hóa trong công tác kế toán thì các kế toán viên sẽ không phải mất nhiều thời gian để thu thập, xử lý các thông tin, qua đó tác động đến tổ chức bộ máy kế cũng nhưtổ chức xây dựng mô hình KTQT trong từng DN. - Tác động đến thông tin KTQT + Các thông tin KTQT thu thập và cung cấp hướng đến tương lai, trong quá trình thu thập các thông tin KTQT sẽ sử dụng nhiều các ước tính kế toán trong việc lập dự toán chi phí, phân bổ chi phí, lập dự phòng, đánh giá các rủi ro, định giá,… Khi sử dụng trí tuệ nhân tạo trong 4.0, những công việc trên sẽ được thực hiện bởi các công nghệ trí tuệ thông minh, qua đó làm giảm bớt sự can thiệp chủ quan của nhân viên kế toán vào các thông tin, số liệu, góp phần làm tăng chất lượng thông tin kế toán trợ giúp cho việc ra quyết định của nhà quản trị. + Công nghệ Blockchain trong 4.0, tạo điều kiện cho Nhà quản tri tại nhiều bộ phận thu thập dữ liệu từ hệ thống dữ liệu chung và sử dụng dữ liệu cho các mục đích khác nhau. Công nghệ này cho phép sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin chung của DN, nhờ vào việc cung cấp mã truy cập cho phép người truy cập là Nhà quản trị các bộ phận tiếp cận hạn chế với những thông tin từ hệ thống chung để ra quyết định phù hợp trong phạm vi quyền hạn của mình, đảm bảo tính bảo mật của thông tin và sự phân quyền trong DN. Bên cạnh đó các dữ liệu thông tin về KTQT có phạm vi rộng, các dữ liệu KTQT cũng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như lựa chọn loại nguyên vật liệu sử dụng, sản phẩm sản xuất, ra quyết định giá bán sản phẩm, lựa chọn dự án đầu tư,… Vì thế, công nghệ này giúp cải thiện hiệu quả thông tin cho việc ra quyết định của Nhà quản trị. + Thông qua hệ thống dữ liệu số lớn (Big Data) với công nghệ hiện thực hóa sử dụng trong công nghiệp 4.0, có thể giúp kế toán thu thập và kết nối các dữ liệu giữa các bộ phận với nhau một cách chi tiết, đầy đủ, kịp thời, với độ chính xác cao hơn những thông tin mà trước đây khó có thể tiếp cận đầy đủ. Bên cạnh đó dữ liệu Big Data giúp tạo ra nhiều số liệu thống kê ở nhiều bộ phận khác nhau từ đó giúp các nhà quản lý thu thập đầy đủ thông tin phục vụ tốt hơn cho việc ra các quyết định quản lý của mình. 194
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 3. Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình KTQT trong cách mạng công nghiệp 4.0 - Định hướng xây dựng mô hình KTQT Hiện nay tại các DN, việc xây dựng mô hình KTQT vừa đảm bảo tính hiệu quả trong việc thu thập và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, vừa đảm bảo phù hợp và tiết kiệm là một vấn đề cần được quan tâm. Trên thực tế sẽ không có một mô hình KTQT nào làm chuẩn cho tất cả các DN nói chung, mà việc xây dựng mô hình KTQT sẽ phụ thuộc vào quy mô; Trình độ cán bộ; Đặc điểm sản xuất, kinh doanh, quản lý, ứng dụng của khoa học công nghệ,… Với những phân tích về tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến KTQT DN, khi đó chất lượng thông tin của KTQT cũng được cải thiện hơn, công việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin của nhân viên kế toán cũng sẽ được thay thế chủ yếu bởi các công nghệ thông minh. Do đó, theo quan điểm của tác giả việc xây dựng mô hình kết hợp KTQT và KTTC trong cùng một hệ thống kế toán là phù hợp, đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, khi mà có đến 95% DN tại Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, về bản chất KTQT và KTTC đều là hoạt động thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế tài chính, cùng sử dụng các phương pháp của kế toán, nếu có sự kết hợp với nhau trong quá trình thu thập các thông tin tài chính, nhân viên kế toán hiểu rõ và có cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết về bản chất của nghiệp vụ kinh tế, từ đó thông tin cung cấp đến nhà quản trị có tính hệ thống và đảm bảo độ tin cậy. - Một số giải pháp Kế toán là một trong các lĩnh vực dẫn đầu về ứng dụng công nghệ thông tin, cách mạng công nghiệp 4.0 đã và sẽ tạo nên những biến đổi căn bản trong tổ chức mô hình KTQT cũng cải thiện chất lượng thông tin kế toán. Để xây dựng mô hình KTQT đảm bảo phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm, thực sự là một công cụ quản lý hữu hiệu của các nhà quản trị DN trong điều kiện phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, cần quan tâm đến một số vấn đề như sau: Một là, cần nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của KTQT Nhiều các nhà quản lý, các kế toán viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của KTQT, vẫn còn nhầm lẫn giữa KTQT với kế toán chi tiết, do đó việc xây dựng mô hình KTQT trong DN chưa đảm bảo phù hợp dẫn đến thông tin cung cấp đến các nhà quản trị chưa đầy đủ và kịp thời, ảnh hưởng đến việc ra các quyết định kinh tế, quyết định quản lý. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của nhà quản trị các cấp về vai trò của KTQT trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động là hết sức cần thiết. Theo đó, các nhà quản trị DN cần tham khảo các văn bản quy định, hướng dẫn về KTQT, đồng thời tích cực tham gia các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về KTQT. Các Nhà quản trị cũng cần nắm bắt được những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động kế toán nói chung và KTQT nói riêng, để từ đó xây dựng bộ máy kế toán, xây dựng mô hình KTQT hiệu quả và tiết kiệm. Hai là, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo về ứng dụng công nghệ của người làm KTQT Trong cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ sẽ thay thế nhiều các công việc của kế toán. Quá trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin phục vụ cho các quyết định của Nhà quản trị sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố công nghệ. Do đó, DN phải có đội ngũ nhân viên phụ trách 195
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam công tác kế toán không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn hiểu về các công nghệ trong thời đại 4.0. Trước vấn đề đề đó DN cần có cách chính sách đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn về kỹ năng sử dụng công nghệ bằng cách tham gia các lớp huấn luyện, trao đổi, hội thảo do các cơ quan quản lý Nhà nước, các Hội nghề nghiệp trong nước và Quốc tế tổ chức. Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về KTQT Các cơ quan quản lý của Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu việc sửa đổi và hoàn thiện hệ thống các văn bản có liên quan đến việc áp dụng KTQT trong DN, để phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như phù hợp trong điều kiện phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó, tạo hành lang pháp lý nhằm hướng dẫn, hỗ trợ, định hướng xây dựng và phát triển KTQT tại các DN. Bốn là, học tập kinh nghiệm tổ chức KTQT của thế giới Các Hội nghề nghiệp, các cơ quan quản lý, cần tạo điều kiện hỗ trợ các DN trong việc tổ chức thực hiện và ứng dụng KTQT nói chung thông qua việc tìm kiếm, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới; Tổ chức các khóa tập huấn cho lãnh đạo các DN nhận thức được vai trò cung cấp thông tin của KTQT; Cần tích cực hơn nữa trong việc xây dựng các chương trình đào tạo về KTQT theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế, học hỏi kinh nghiệm các quốc gia phát triển và các hiệp hội nghề nghiệp uy tín về KTQT trên thế giới như: Hiệp hội KTQT Hoa Kỳ (IMA), Hiệp hội KTQT công chứng Anh quốc (CIMA). Kết luận: Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động rất lớn đến KTQT DN. Với vai trò cung cấp các thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho các quyết định của nhà quản lý. KTQT là một bộ phận quan trọng trong bộ máy kế toán cũng như trong việc quản lý điều hành DN. Do vậy, DN cần xây dựng mô hình KTQT phù hợp sẽ đảm bảo tính hiệu quả trong việc cung cấp thông tin KTQT,qua đó góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý và điều hành DN.‡ ---------------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC “Hướng dẫn áp dụng KTQT trong các DN”. 2. TS Nguyễn Thị Bích Ngọc, Công nghiệp 4.0 và KTQT môi trường trong các DN chế biến dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Ttạp chí Kế toán và Kiểm toán. 3.Nguyễn Thị Hồng sương, KTQT: Hiện trạng và định hướng triển khai vào DN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP, AEC. ---------------------------------- 196
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2