intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẩy hội ngày xuân

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

61
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cứ đến mồng 3, mồng 4 tết là bạn bè tôi lại xôn xao, háo hức với những chuyến du xuân. Sau bao ngày cuống quýt, hối hả với công việc, những chuyến đi là trẩy hội, là vui chơi để nạp năng lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẩy hội ngày xuân

  1. Trẩy hội ngày xuân Cứ đến mồng 3, mồng 4 tết là bạn bè tôi lại xôn xao, háo hức với những chuyến du xuân. Sau bao ngày cuống quýt, hối hả với công việc, những chuyến đi là trẩy hội, là vui chơi để nạp năng lượng. Xem trai làng Cổ Loa đấu vật ở lễ hội đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) ngày mồng 6 tết – Ảnh: Tiến Thành Du xuân, í à í a Một nét khá lạ của lời hẹn du xuân năm nay trên diễn đàn Trái tim VN Online là của nick khongcolenao mời chào bạn bè về thăm nhà thờ tổ họ Vũ ở làng Mộ Trạch (Hải Dương), một dòng họ lớn thường tổ chức lễ giỗ tổ rất lớn vào ngày mồng 8 tết, như một sự khởi đầu cho phong trào du xuân về với cội nguồn.
  2. Mồng 4 tết đã thấy các bạn trẻ í ới gọi nhau lên đường. Còn trong xóm tôi, từ hôm mồng 3, các bà, các chị đã náo nức nấu xôi, nén oản, bánh trái hoa quả… Người đi hội làng Đồng Kỵ năm nào cũng đi mà không thấy chán. Người lên núi trẩy hội tìm hoa, xem người miền cao đón tết, chơi hội Gầu Tào… Rồi những hò hẹn rủ nhau đi chùa Bái Đính, Tràng An, Phát Diệm, Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), hội Đồng Đăng (Lạng Sơn) mồng 9, mồng 10, đi chợ Viềng từ nửa đêm mồng 7 và vô số đình chùa quanh Hà Nội trong bán kính trên dưới 100km. Cái rét ngọt của miền Bắc, những hạt mưa bụi lất phất bay chỉ làm không khí lễ chùa đầu năm càng thêm linh thiêng và ấm áp. Người trẻ đi chơi, người già đi hội Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Pha Long (Mường Khương, Lào Cai) – Ảnh:
  3. Nguyen Không chỉ có người già, người trẻ cũng náo nức với những lễ hội mùa xuân. Mùa xuân mà, họ quay lại những cung đường đã đi quanh năm không biết chán, chỉ là mùa này sẽ có hội của đồng bào. Người đi “Sông Mã đường hoa” thì vui hội xòe với người Thái, người đi Ý Tý, Mường Khương thì gặp người Mông chơi hội Gầu Tào, người qua Lai Châu xem đánh cầu, ném còn. Là bởi tại mùa xuân nên bản làng đâu đâu cũng hội hè đình đám, váy áo lấp lánh, ô xòe rực rỡ, tiếng khèn rộn rã từ sáng đến chiều, rượu rót mãi mà không dừng lại. Những lời hẹn hò trên mạng, qua các diễn đàn, Facebook cứ vậy ào lên như những đợt sóng. Bạn đã kịp leo Yên Tử ngày đầu năm, bất chấp những sương gió mịt mùng và cái rét cắt da cắt thịt? Hay chuẩn bị đi hội chùa Hương, đi trước cả khi chính hội vì sau ngày 15 khách lữ hành từ các nơi đổ về, nơi ấy sẽ quá rộn ràng bởi khói hương và đồ lễ. Còn Đồng Đăng (Lạng Sơn) và phố Kỳ Lừa, nơi có lễ hội Đền Mẫu thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, ai cũng muốn đến để cầu một năm tài lộc? Du xuân như thế bạn có muốn đi không?
  4. Một nhóm bạn trẻ trên đường hành hương lên Yên Tử (Quảng Ninh) – Ảnh: Nguyen Chỉ quanh Hà Nội cũng có biết bao làng đang vào hội. Này là hội làng Đồng Kỵ ngày mồng 4 tết ở Từ Sơn, Bắc Ninh náo nhiệt rộn ràng với lễ chen rước quan đám. Này là hội tịch điền Đọi Sơn ở Duy Tiên, Hà Nam với điểm nhấn ấn tượng là cuộc thi vẽ và trang trí trâu vô cùng độc đáo. Hội làng Cự Đà (Hà Nội) ngày giáp rằm, hội đền Gióng n gày mồng 6, hội Lim Kinh Bắc ngày 12 và 13 tháng giêng. Người làm ăn thì say sưa với hội chợ Viềng (Nam Định), lễ Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) và đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) mong một năm kinh doanh phát đạt. Những hội hè đình đám luôn được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian thú vị, đặc trưng theo từng vùng miền. Trẩy hội đầu xuân luôn là một hình thức sinh hoạt văn hóa quý giá và đáng trân trọng, là bước khởi đầu tốt đẹp cho một năm may mắn như mong ước của con người. Ấy chính là lý do để trẩy hội ngày xuân! Băng Giang
  5. Một vòng lễ hội Hành hương miền Bắc, ngoài hai lễ hội lớn nhất cả nước là lễ hội chùa Hương và lễ hội Yên Tử kéo dài từ sau tết đến tháng 3 âm lịch, du khách còn có thể viếng thăm nhiều di tích văn hóa tâm linh trong và quanh thủ đô. 1. Đầu năm không thể không đến thăm chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ nhất thủ đô, mang đậm dấu ấn dựng nước và giữ nước. Sau khi viếng cảnh chùa hãy thăm đền Trấn Vũ, gần đó là chùa Ngũ Xã với pho tượng Phật A Di Đà bằng đồng 10 tấn. Khách du lịch đến đây thường ghé thăm chùa Một Cột và Văn Miếu gần đó để xin một chữ Nho trên giấy điều. 2. Tại hồ Hoàn Kiếm, bạn hãy vào đền Ngọc Sơn tưởng nhớ Trần Hưng Đạo, đây cũng là nơi cầu việc học bởi có thờ Văn Xương và đài Nghiên tháp Bút soi bóng. Trong khu phố cổ có đền Bạch Mã là vị thần chủ của Hà Nội với lễ hội vào ngày 13-2 (âm lịch). 3. Phía tây nam Hà Nội có gò Đống Đa, gần đó có chùa Phúc Khánh được nhiều người lễ bái, nghe giảng Phật pháp. Trên đường Láng có chùa Láng, chùa Nền, chùa Duệ gắn liền với huyền thoại thiền sư Từ Đạo Hạnh cùng lễ hội vào 7-3 (ÂL). Tiện đường bạn có thể ghé thăm đền Voi Phục, trấn tây Hà Nội. 4. Phía đông nam là đền Hai Bà Trưng, lễ hội được tổ chức vào 6-2 (ÂL). Gần đó là chùa Vua với lễ hội cờ tướng từ 6 đến 10-1 (ÂL). Không xa chùa Vua là chùa Chân Tiên, chùa Tào Sách, nếu có thêm thời gian bạn hãy xuôi đường Bạch Mai đến thăm chùa Liên Phái, ngôi tổ đình Tịnh Độ Tông với ngôi tháp chín tầng. 5. Về phía nam nội thành có chùa Trầm nằm tựa núi đá, động Long Tiên với lễ hội vào 2-2 (ÂL). Từ đây qua chùa Vô Vi đến chùa Trăm Gian có lễ hội vào 6- 1 (ÂL). Đi tiếp theo đường 80 sẽ qua đình So, rồi đến chùa và hang núi Hoàng
  6. Xá. Từ đây có thể đến chùa Thầy và chùa Tây Phương nổi tiếng, nơi từ đầu xuân đã dập dìu du khách dù chính hội là 7-3 (ÂL). 6. Đông nam Hà Nội, dọc sông Hồng có đền Đa Hòa và Dạ Trạch thờ Chử Đồng Tử, lễ hội 10-2 (ÂL) và bơi thuyền trên sông Hồng. Xuôi theo đường đê đến với phố Hiến, Văn miếu Xích Đằng, đền Mẫu nổi tiếng linh thi êng. Cũng gần đó là đền Tân La và đền Lảnh, hai ngôi đền linh ứng rất đông người đi lễ. 7. Phía đông Hà Nội, theo quốc lộ 5 có đền Bà Tấm thờ thái hậu Ỷ Lan, lễ hội 20-2 (ÂL), rồi chùa Sủi, chùa Keo, chùa Bút Tháp tuyệt đẹp dọc dòng sông Đuống, chùa Phật Tích với pho tượng Phật bằng đá quý giá bậc nhất VN. Bạn hãy ghé thăm làng tranh Đông Hồ mang về nét xuân cổ truyền trên giấy điệp. 8. Về hướng đông bắc, theo quốc lộ 1 cũ nổi tiếng nhất có hội Lim vào ngày 13-1 (ÂL) hằng năm. Trên đường đi hãy ghé thăm đình Lệ Mật, chùa Nành, rồi đền Đô thờ tám vị vua triều Lý, chùa Tiêu Sơn nơi Lý Thái Tổ đã học tập với thiền sư Vạn Hạnh. Từ hội Lim, khách hành hương còn đến thành phố Bắc Ninh, thăm đền Bà Chúa Kho cầu lộc một năm mua bán may mắn. 9. Về phía bắc Hà Nội hãy đến thăm thành Cổ Loa, chùa Kim Sơn, miếu Mỵ Châu với lễ hội vào 6-1 (ÂL). Từ đây, bạn có thể đến thăm đền Sái thờ thần Trấn Vũ, rồi theo quốc lộ 3 rẽ vào rừng thông dưới chân núi Sóc thăm đền Gióng danh tiếng. Nơi đây còn có ngôi chùa Sóc Thiên Vương với pho tượng Phật bằng đồng rất lớn. Trên đây chỉ là vài nét khái quát về các tuyến di tích hành hương, và xin dừng lại ở con số chín, con số đẹp trong tín ngưỡng phương Đông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2