Trẻ bị hạ đường huyết
lượt xem 5
download
Hạ đường huyết là sự giảm lượng đường glucose trong máu dưới mức bình thường (từ 3,9-6,4 mmol/l).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trẻ bị hạ đường huyết
- Trẻ bị hạ đường huyết Hạ đường huyết là sự giảm lượng đường glucose trong máu dưới mức bình thường (từ 3,9-6,4 mmol/l). Nếu bệnh này xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ rất nguy hiểm (google image) Nếu bệnh này xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ rất nguy hiểm với hậu quả khôn lường. Vậy cha mẹ cần làm gì để phát hiện bệnh cho con, cách xử trí và phòng tránh bệnh ra sao? Vai trò của đường trong máu
- Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời, cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Tuy nhiên, nó vừa là thực phẩm tốt nhất mà cũng rất xấu nếu như hấp thu quá cao hoặc quá thấp đều gây nên các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, cần thận trọng trong việc tiêu thụ glucose với một lượng hợp lý nhất. Đường huyết thấp khi tỷ lệ glucose dưới mức 0,8g/l và cao khi ở mức 1,2g/l. Khi glucose huyết cao thì nhiều cơ chế thích nghi xảy ra: insulin được sản xuất bởi tuyến tụy, nhằm mục đích giảm tỷ lệ đường trong máu và đường sẽ được tích tụ lại trong gan và cơ bắp dưới dạng glycogen, còn số thừa sẽ bị biến thành mỡ và lâu ngày sinh béo phì. Vì thế, bệnh tiểu đường thường đi kèm với béo phì, thừa cân. Nếu đường huyết quá cao thì mọi phản ứng sinh học trong cơ thể bị xáo trộn. Hậu quả là chất đạm, chất béo không được chuyển hóa như bình thường, khiến chất mỡ tích lũy quá nhiều, chất đạm bị phân hủy bù do phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạng chất đường trong máu tăng cao quá lâu. Do đó, gây xơ vữa mạch máu, chai não, thoái hóa
- võng mạc, viêm thận, hoại tử mô mềm, dị ứng… và thậm chí ung thư. Nếu đường huyết quá thấp (hạ đường huyết) thì cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ. Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh bị bệnh này thường có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như run rẩy tứ chi, giật mình khóc thét hoặc khóc yếu ớt, có cơn tím tái, ngưng thở, thở không đều, giảm trương lực cơ, li bì, phản xạ chậm, lơ mơ, co giật và hôn mê. Nếu không được cấp cứu hạ đường huyết kịp thời, có thể gây tổn thương tế bào thần kinh và tế bào đệm của não dẫn tới ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động của trẻ sau này mà các nhà chuyên môn chẩn đoán là trẻ bị bại não. Cũng có khi, tình trạng hạ đường huyết nặng kéo dài ở trẻ nhỏ gây tử vong ngay trong giai đoạn suy hô hấp nặng không hồi phục. Mức đường huyết an toàn cho phép Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), mức đường huyết an toàn là: - Trước bữa ăn: 90 - 130mg/dl (5,0 - 7,2mmol/l).
- - Sau bữa ăn 1 - 2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l). - Trước lúc đi ngủ: 110 - 150mg/dl (6,0-8,3mmol/l). Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng cũng khác nhau. Riêng lứa tuổi sơ sinh, đường huyết < 40mg/dl là hạ đường huyết và cần được xử trí cấp cứu ngay. Nguyên nhân gây bệnh Ngoài bệnh lý bẩm sinh của tuyến tụy thì các bé có thể mắc hạ đường huyết gồm: trẻ suy dinh dưỡng có dự trữ glycogen và mỡ dưới da ít, trẻ sinh non, bị ngạt khi sinh, bị lạnh, bị đói hoặc bất kỳ một bệnh lý nào như uốn ván, vàng da, viêm phổi… đều có nguy cơ. Đặc biệt, các bà mẹ có tiền sử tiểu đường khi sinh con, các bé rất dễ bị các đợt giảm đường máu, hạ nhiệt hay vàng da. Nếu không phát hiện sớm hay điều trị phù hợp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Giai đoạn mang thai, do các đợt dao động đường máu của mẹ,
- thai nhi có thể sẽ dễ bị đột tử (mất tim thai) trong bụng mẹ mà không thể biết lý do. Cách xử trí - Cấp cứu hạ đường huyết bằng cách truyền tĩnh mạch Glucose duy trì 6 - 8mg/kg/phút. - Điều trị các nguyên nhân gây hạ đường huyết như các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa và các bệnh khác… Phòng tránh cho trẻ Hạ đường huyết là bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, phòng tránh để không xảy ra cho trẻ là điều cần được các phụ huynh đặc biệt quan tâm. - Những trẻ có nhiều nguy cơ hạ đường huyết cần được theo dõi đường huyết hàng ngày và từng giờ sau sinh để xử trí kịp thời.
- - Cho trẻ bú sớm ngay sau sinh. - Cho bé bú mẹ hoàn toàn và cho bú theo nhu cầu của trẻ. - Nếu trẻ nôn ói không bú được, cần cho ăn bằng thìa, qua ống thông dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch. - Luôn giữ ấm cho trẻ. - Phát hiện sớm các bệnh lý: Bé thở nhanh là một trong các dấu hiệu quan trọng và có giá trị trong việc phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi để điều trị, tránh kéo dài gây hạ đường huyết cho trẻ. Trẻ thở nhanh khi nhịp thở trung bình ở từng lứa tuổi vượt quá mức bình thường. Cụ thể: * Trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở 60 lần/phút là thở nhanh. * Trẻ từ 2 - 11 tháng tuổi, nhịp thở 50 lần/phút là thở nhanh.
- * Trẻ từ 12 - 60 tháng tuổi, nhịp thở 40 lần/phút là thở nhanh. Khi thở nhanh, có nghĩa là trẻ đang bị viêm phổi và cần được điều trị ngay. Các nhà sản khoa khuyến cáo, phụ nữ bị tiểu đường cần được điều trị ổn định trước, trong và sau khi mang thai. Thử máu nhiều lần, khám bệnh thường xuyên với cả bác sĩ chuyên khoa về đái tháo đường và bác sĩ sản khoa để quá trình mang thai được an toàn. Các thai phụ tăng từ 15 kg trở lên trong thai kỳ cần phải xét nghiệm đường huyết và thực hiện các xét nghiệm khác để xác định có mắc tiểu đường hay không. Ngoài nguy cơ khiến con dễ bị hạ đường huyết, chứng tiểu đường ở thai phụ còn khiến thai nhi mắc nhiều biến chứng nguy hiểm khác nữa. nnBS Phạm Thị Thanh Mai ,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRONG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
5 p | 446 | 87
-
Sổ tay quy trình thực hành hộ sinh trung học
54 p | 118 | 28
-
Sổ tay quy trình thực hành hộ sinh trung học - Môn học 18
31 p | 101 | 12
-
Chứng hạ đường huyết ở người đái tháo đường
5 p | 160 | 10
-
Bí quyết chống hạ đường huyết
9 p | 88 | 6
-
Hạ đường huyết trẻ sơ sinh
0 p | 92 | 5
-
Nhiều trẻ đi cấp cứu do được... hạ sốt
2 p | 89 | 4
-
Bài giảng Giờ vàng các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong sơ sinh
21 p | 41 | 4
-
Trẻ sơ sinh cũng có thể bị hạ đường huyết
4 p | 60 | 4
-
Trẻ bị mất nước nguy hiểm như thế nào?
8 p | 85 | 3
-
Chứng co giật ở trẻ nhỏ: Hiểu để xử lý kịp thời
6 p | 82 | 3
-
Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh
3 p | 133 | 3
-
Coi chừng trẻ ngộ độc vì nhầm thuốc
4 p | 73 | 3
-
Trẻ Béo Phì Dễ Tăng Huyết Áp
5 p | 98 | 3
-
Hạ canxi huyết ở trẻ nhỏ
3 p | 113 | 3
-
Bài giảng Hạ đường huyết ở người cao tuổi
26 p | 43 | 3
-
Bù nước cho trẻ như thế nào?.Trời nóng, trẻ dễ bị mất nước nên rất nguy hiểm. Trẻ bị mệt mỏi, táo bón, mạch máu dễ tổn thương. Vậy bù nước cho trẻ như thế nào? Thiếu nước: Hạ huyết áp, tim đập nhanh Mùa hè nắng nóng, thời tiết oi bức làm cơ thể dễ bị mấ
7 p | 108 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn