intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ bị hen - Dùng thuốc thế nào?

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

112
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ bị hen - Dùng thuốc thế nào? Hen phế quản là một bệnh thường gặp cả ở Việt Nam và trên thế giới. Ở người lớn, việc chẩn đoán và điều trị hen cũng đã gặp rất nhiều khó khăn thì ở trẻ nhỏ việc này càng khó khăn hơn. Phát hiện bệnh Chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào lâm sàng là chính: trẻ khò khè rõ nghe được bằng tai hoặc bằng ống nghe, ho, khó thở tái phát nhiều lần, tức ngực, tím môi đầu chi, phập phồng cánh mũi, đầu gật gù như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ bị hen - Dùng thuốc thế nào?

  1. Trẻ bị hen - Dùng thuốc thế nào? Hen phế quản là một bệnh thường gặp cả ở Việt Nam và trên thế giới. Ở người lớn, việc chẩn đoán và điều trị hen cũng đã gặp rất nhiều khó khăn thì ở trẻ nhỏ việc này càng khó khăn hơn. Phát hiện bệnh Chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào lâm sàng là chính: trẻ khò khè rõ nghe được bằng tai hoặc bằng ống nghe, ho, khó thở tái phát nhiều lần, tức ngực, tím môi đầu chi, phập phồng cánh mũi, đầu gật gù như chim bồ câu... Các triệu chứng trên thường xảy ra và nặng hơn về đêm làm trẻ thức giấc hoặc khi tiếp xúc với các căn nguyên gây bệnh, nhiễm virut đường hô hấp...). Tuy nhiên đo chức năng hô hấp, đánh giá sự thay đổi và dao động do điều trị hoặc làm test với thuốc giãn phế quản và test methacholin, histamin sẽ giúp chẩn đoán chính xác hơn. Việc đánh giá mức độ nặng của cơn hen là cực kỳ quan trọng để thầy thuốc đưa ra hướng xử trí đúng và phù hợp. Xử trí và dùng thuốc Khi trẻ có các biểu hiện như trên thì cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế, không tự mua thuốc điều trị ở nhà để tránh xảy ra những điều đáng tiếc. Kết quả xử trí cơn hen cấp phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh nhi, kinh nghiệm của bác sĩ, thuốc và các trang thiết bị y tế sẵn có tại phòng cấp cứu.
  2. Phế nang bình thường - Phế nang bị hen Thở ôxy (liệu pháp ôxygen) Thở oxygen qua ca-nuyn mũi, mặt nạ sao cho duy trì được độ bão hòa oxygen trong máu là lớn hơn hoặc bằng 95%. Nếu không có kết quả thì đặt nội khí quản và thở máy. Thuốc giãn phế quản (thuốc kích thích thụ thể bêta 2) Mặc dù chưa có các nghiên cứu so sánh việc sử dụng thuốc kích thích thụ thể bêta 2 giữa đường hô hấp và đường toàn thân ở trẻ em, nhưng đưa thuốc qua đường hô hấp nói chung có tỷ lệ hiệu quả trên tác dụng phụ tốt hơn so với dùng đường toàn thân trong cơn hen cấp nặng ở người lớn. Hơn nữa, dùng thuốc qua đường hô hấp ít chịu ảnh hưởng bởi các điều trị cho các trẻ bị hen trước khi đến bệnh viện cấp cứu. Do đó, hiện nay người ta vẫn thích dùng các thuốc kích thích bêta 2 đường hô hấp hơn là dùng đường toàn thân cho trẻ em. Có thể dùng theo đường khí dung, khí dung kết hợp với ôxygen. Khí dung có thể dùng qua mặt nạ hoặc qua một ống ngậm miệng. Người ta ước tính chỉ có khoảng 15-50% lượng thuốc khí dung vào được đường hô hấp của trẻ. Xịt thở định liều qua buồng hít cũng là cách dễ dàng và cũng có hiệu quả tương đương như khí dung. Cần lưu ý không được xịt liên tiếp 2 nhịp trở lên các phân tử hạt thuốc sẽ va đập với nhau nhiều hơn và đọng vào thành trong của buồng hít nhiều hơn, do đó thuốc vào đường hô hấp của bệnh nhi sẽ ít đi.
  3. Tác dụng phụ và độc tính: Thuốc ít độc, có giới hạn an toàn điều trị rộng, ít ảnh hưởng đến tim mạch. Dùng liều cao có thể gây run rẩy chân tay, tim đập nhanh nhưng ít khi gây loạn nhịp hoặc hạ kali máu. Thuốc chống dị ứng (thuốc kháng cholinergic - ipratropium bromide) Các nghiên cứu gần đây cho thấy, phối hợp dùng thuốc kích thích bêta 2 và kháng cholinergic qua đường hô hấp có tác dụng giãn phế quản tốt hơn là chỉ dùng riêng lẻ các thuốc trên và là biện pháp tiếp theo nếu sau khi dùng thuốc bêta 2 khí dung hoặc phun mù mà không có hiệu quả và trước khi xem xét có nên dùng methylxanthin hay không. Tác dụng phụ và độc tính của nhóm này gây: khô miệng, kích thích họng, nếu để thuốc bay vào mắt thì có thể làm cho bệnh nhân nhìn mờ trong một thời gian. Các tác dụng toàn thân ít khi xảy ra là nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, rối loạn nhu động dạ dày, ruột, bí đái. Co thắt phế quản nghịch thường tuy hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Thuốc giãn phế quản khác Methylxanthin tác dụng ngắn và nhanh Thuốc có tác dụng giãn phế quản tương đương với thuốc kích thích bêta 2 đường hô hấp. Tác dụng này phụ thuộc vào nồng độ của thuốc trong huyết tương từ 10- 20mcg/ml kể cả khi tiêm và uống. Có 2 cách dùng là uống và tiêm. Tác dụng phụ và độc tính: Thuốc có giới hạn an toàn hẹp. Hấp thu và chuyển hóa thuốc thay đổi nhiều tùy từng cá nhân. Tác dụng phụ hay gặp là nôn, tim đập nhanh, đánh trống ngực, kích thích thần kinh trung ương, mất ngủ. Dùng kéo dài làm tăng tính hưng phấn thần kinh và có thể làm ảnh hưởng tới khả năng học tập của trẻ. Nếu quá liều có thể gây co giật, nhịp nhanh thất, hạ kali, phospho và magie máu. Epinephrin Tiêm adrenalin dưới da có tác dụng nhanh từ 1-5 phút và kéo dài từ 1-3 giờ. Có
  4. thể dùng adrenalin 1 phần nghìn để tiêm dưới da với liều 0,01ml/kg/lần, tối đa 1 lần không quá 0,3ml để điều trị cơn hen trong shock quá mẫn và phù mạch. Thuốc có giới hạn an toàn hẹp, có nhiều tác dụng phụ trên hệ tim mạch và thần kinh trung ương như nhức đầu, buồn nôn, nôn, run rẩy, đánh trống ngực, da tái, co thắt mạch máu... Corticoid Thuốc có tác dụng chống viêm, làm giảm tính mẫn cảm của phế quản. Thuốc cũng có tác dụng kích thích làm tăng AMP vòng thông qua tác dụng trên bêta-2- adrenergic nhưng tự nó không làm giãn phế quản. Do vậy, thuốc dùng để ngăn ngừa các cơn tái phát về sau nên chỉ bắt đầu dùng thuốc sau khi đã sử dụng thuốc giãn phế quản. Trong điều trị cơn hen cấp người ta ưu tiên dùng đường uống. Khi không thể dùng đường uống hoặc có chống chỉ định dùng đường uống thì mới dùng tiêm tĩnh mạch. Cần chú ý rằng kể cả đường uống và tiêm tĩnh mạch đều phải mất 4 giờ sau mới có tác dụng trên lâm sàng và hiệu quả của 2 đường là như nhau. Có thể tiêm và khi tình trạng bệnh nhân ổn định thì chuyển sang uống. Cần lưu ý khi cấp cứu hen phế quản: Khi điều trị cơn hen cấp tính không dùng các thuốc và các phương pháp sau: thuốc an thần (tránh tuyệt đối vì gây nên suy hô hấp nặng hơn), thuốc long đờm (vì làm ho nhiều hơn), vỗ rung và vật lý trị liệu vùng ngực (vì có thể làm bệnh nhi khó chịu hơn). Thuốc kháng sinh là không cần thiết nhưng có thể dùng được cho bệnh nhi có viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn khác kèm theo như viêm xoang, viêm họng... BS. Trần Tất Đạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2