intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ bị táo bón nên cho ăn gì?

Chia sẻ: Lê Thị Chị | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

142
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để phòng tránh bệnh táo bón cũng như cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ các ông bố, bà mẹ hay những người chăm sóc trẻ cần lưu ý đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ bị táo bón nên cho ăn gì?

  1. Trẻ bị táo bón nên cho ăn gì? Để phòng tránh bệnh táo bón cũng như cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ các ông bố, bà mẹ hay những người chăm sóc trẻ cần lưu ý đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Ăn uống đúng cách giúp trẻ giảm táo bón vì vậy cho trẻ ăn và uống đủ, tập thói quen và tăng cường cho trẻ ăn thêm rau và quả chín. Các loại rau giúp nhuận tràng: Rau khoai lang, mồng tơi, rau dền hay củ khoai lang giúp trẻ đi ngoài rất tốt. Các loại quả chín giúp trẻ chống táo bón: Đu đủ chín, cam, xoài, nho, thanh long, bưởi, quýt (nhớ ăn cả múi và xơ). Không nên cho trẻ ăn cà rốt, chuối tiêu chín, hồng xiêm, táo. Nếu trẻ dùng sữa bột hàng ngày: Nên lựa chọn các loại sữa bột trong thành phần có tăng cường chất xơ (tiếng Anh là fibre) chống táo bón. Nếu mẹ bị táo bón mà cho con bú thì trước tiên mẹ phải được điều táo bón. Cần cho trẻ thường xuyên vận động ngoài trời và tập thói quen đi ngoài hằng ngày theo khoảng thời gian nhất định. Không nên cho trẻ ngồi bô hay hố xí quá lâu. Thường xuyên xoa bóp bụng cho trẻ: Xoa bụng cho trẻ từ phải sang trái 3 – 4 lần
  2. trong ngày, vào khoảng thời gian như sáng ngủ dậy, hoặc giữa các bữa ăn để kích thích tăng nhu động ruột. Cách chữa táo bón cho trẻ Bệnh táo bón ở trẻ em được xác định là khi trẻ đi ngoài phân rắn và khô hoặc khoảng cách 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày. Triệu chứng táo bón ở trẻ  Sờ nắn bụng thấy những cục phân rắn.  Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu.  Bụng chướng, đầy hơi, đau bụng. Chữa táo bón cho trẻ Tùy theo từng nguyên nhân mà bạn tìm cách điều trị nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:
  3.  Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.  Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.  Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).  Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê…  Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ. Bên cạnh đó các bà mẹ cũng cần cho bé luyện tập thể dục thể thao phù hợp  Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn).  Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi). Táo bón và cách phòng bệnh căn bản Viết bình luận
  4. Bệnh táo bón Đó là tình trạng phân ít, cứng, khó đại tiện và số lần đại tiện ít hơn 2 lần trong một tuần. Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, phổ biến nhất là do chế độ ăn hoặc thói quen đại tiện, hoặc do giảm nhu động ruột. Táo bón thường xuất hiện ở những trẻ đang tuổi bú sữa phải ăn sữa hộp hoặc trẻ lớn hơn nhưng chưa biết ăn rau quả; người cao tuổi răng yếu ăn ít chất xơ. Uống ít nước và lười vận động cũng gây nên tình trạng này. Táo bón cũng xuất hiện ở những người hay nhịn đại tiện. Nhiều trường hợp táo bón do giảm nhu động đại tràng: bình thường, phân vận chuyển qua đại tràng mất 35 giờ, nhưng ở một số người, thời gian này có thể kéo dài trên 72 giờ. Một số nguyên nhân khác ít gặp:  Bệnh của hậu môn trực tràng như trĩ, ung thư trực tràng, túi thừa…  Bệnh toàn thân như tiểu đường, suy tuyến giáp, hạ kali máu, tăng canxi máu, xơ cứng bì, parkinson, di chứng tai biến mạch não…
  5.  Tác dụng phụ của thuốc như các thuốc chữa đau dạ dày, thuốc hạ huyết áp, giảm đau, lợi tiểu, thuốc hướng tâm thần…  Lạm dụng các thuốc nhuận tràng lâu ngày, làm rối loạn các chức năng của đại tràng. Người bệnh bị lệ thuộc vào thuốc nhuận tràng, nếu không dùng sẽ không đại tiện được. Thường gặp ở người cao tuổi, người ốm nằm liệt giường lâu ngày. Theo quan điểm Đông y, táo bón mạn tính là do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với mỗi loại táo bón, phải có một cách chữa trị khác nhau. Các nguyên nhân gồm: Nhiệt, Hàn, Phong, Khí, Huyết. Những yếu tố này làm cho thủy dịch bị khô kiệt; nên khi chữa chú ý bồi bổ thủy dịch, đồng thời giải quyết các nguyên nhân gây bệnh. Các cách phòng ngừa táo bón căn bản  Uống đủ nước: Trẻ em tuổi còn bú ngoài các bữa ăn cần được uống thêm nước, tốt nhất là nước cam, chanh… Với trẻ em tuổi đi học, cần chú ý cho các cháu uống đủ nước. Người cao tuổi ngoài bữa ăn cần uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày; nếu sống ở những nơi khí hậu nóng có thể cần tới 2 lít/ ngày. Người bệnh sốt cao có thể mất từ 3-4 lít nước mỗi ngày qua mồ hôi, sau khi hết sốt thường bị táo bón, chậm hồi phục sức khỏe. Vì vậy, khi đang sốt, phải thường xuyên cho uống nước hoặc ăn các thức ăn lỏng như cháo, súp, nước trái cây.  Ăn đủ chất xơ: Trong bữa ăn cần có rau xanh để cung cấp chất xơ, sau bữa ăn cần dùng thêm trái cây. Tập cho trẻ em ăn rau và trái cây từ nhỏ; trẻ từ 6 tháng cần ăn bổ sung rau nghiền nhừ lẫn với bột hoặc cháo và uống nước trái cây ép.
  6.  Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định, tốt nhất là vào sáng sớm, lúc công năng đại tràng cao nhất. Có thể uống một cốc nước lạnh vào sáng sớm để tập gây phản xạ đi đại tiện. Người cao tuổi có thể tập xoa bóp vùng bụng dưới nhằm giúp tăng nhu động ruột. Bệnh táo bón ở trẻ nhỏ Viết bình luận Táo bón là một trong những vấn đề hết sức thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị táo bón khi không đi tiêu từ 3 ngày trở lên và phân cứng hơn, to hơn. Trẻ cảm thấy khó chịu và đau ở hậu môn mỗi khi đi tiêu. Tuy nhiên, một số trẻ có thể đi tiêu thưa hơn, đôi khi 1-2 lần mỗi tuần; nhưng nếu phân mềm và trẻ tự đi mà không cần giúp đỡ gì thì vẫn là bình thường.
  7. Tập cho trẻ có thói quen đi cầu hàng ngày. Hậu quả và biến chứng Ở trẻ táo bón thường xảy ra một vòng luẩn quẩn: khi trẻ bón, phân to, cứng thường làm trẻ rất đau ở hậu môn, đôi khi gây nứt hậu môn và chảy máu mỗi khi đi tiêu. Điều này làm trẻ sợ đi tiêu và cố nhịn đi tiêu đến khi còn có thể nhịn được. Trẻ bị táo bón đôi khi có những hành động rất đặc trưng: nhảy cò cò, ngồi xổm hay đứng bắt chéo 2 chân lại để cố nhịn đi tiêu. Phân ứ lại trong ruột già càng lâu sẽ càng mất nước nên khô hơn. Và trẻ lại càng táo bón… Phân ở lâu trong trực tràng là nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh: trẻ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, biếng ăn, bồn chồn, mất tập trung. Vi trùng tích tụ lại sinh ra những độc tố vào máu gây nhiễm độc thần kinh, làm trẻ dễ nhiễm khuẩn
  8. hơn. Phân ứ đọng ở trực tràng làm cản trở tuần hoàn máu, lâu ngày dễ gây trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn. Nguyên nhân Trẻ bú mẹ ít khi bị táo bón vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Đại tràng của trẻ bú sữa mẹ chứa nhiều chủng vi khuẩn có lợi phân cắt những protein khó tiêu hóa, nên phân mềm hơn và do đó ruột hoạt động dễ dàng hơn. Mặt khác, sữa mẹ cũng thay đổi theo từng thời kỳ phát triển, phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trẻ bú sữa bột thường bị táo bón hơn. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, tính chất phân và số lần đi tiêu sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn của trẻ. Có 2 nhóm nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ. Thường gặp nhất là: Táo bón chức năng:  Do chế độ ăn uống: quá nhiều bột và đường, sữa bột, ít rau quả, ít nước, ăn số lượng quá ít…  Do tâm lý: sau một biến cố tâm lý, hay nứt hậu môn làm trẻ sợ đi tiêu (ngay cả khi vết nứt đã lành). Táo bón bệnh lý (ít gặp hơn):  Do bệnh lý đại tràng.  Do bệnh lý thần kinh cơ (bại não, dị tật cột sống…).  Do rối loạn chuyển hóa (suy giáp – bệnh này hiện nay được tầm soát ở trẻ sơ sinh tại các trung tâm sản khoa lớn).  Do tác dụng phụ của một số thuốc sử dụng cho trẻ (hay cho mẹ khi trẻ bú mẹ).
  9. Điều trị Trong những trường hợp táo bón chức năng, cần kết hợp điều trị nguyên nhân với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tâm lý. Nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nhiều rau quả, uống đủ nước. Cần bớt các chất bột, đường, gạo, sô-cô-la, củ cải đỏ… Tạo thói quen đi tiêu đều đặn thật sự quan trọng: tập cho trẻ ngồi bô 5 – 10 phút vào những thời điểm cố định và thuận tiện mỗi ngày. Khi trẻ đã có phân mềm trở lại, hãy tiếp tục duy trì chế độ điều trị trong nhiều ngày tiếp theo nhằm giữ phân thật mềm, để trẻ quên hẳn ấn tượng đau đớn mỗi khi đi tiêu và có thói quen đi tiêu mỗi ngày. Một chiếc bô sạch sẽ, màu sắc vui tươi, nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh sẽ giúp trẻ thích thú khi ngồi lên! Khi trẻ táo bón mà có kèm chậm lớn, sụt cân, ói, chướng bụng hay có những vết nứt dai dẳng ở hậu môn, hãy nghĩ đến táo bón bệnh lý và mang trẻ đi khám ở trung tâm y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2