intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trị ngộ độc thực phẩm bằng thảo dược

Chia sẻ: Ngo Van Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

146
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn hoặc chứa chất độc... khi ăn vào có thể gây các triệu chứng ngộ độc như đau bụng, trướng bụng không tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, kiết lỵ, dị ứng mẩn ngứa... Trường hợp nhẹ có thể dùng dược thảo để điều trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trị ngộ độc thực phẩm bằng thảo dược

  1. Trị ngộ độc thực phẩm bằng thảo dược  Một số thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn hoặc chứa chất độc... khi ăn vào có  thể gây các triệu chứng ngộ độc như đau bụng, trướng bụng không tiêu,  buồn nôn, tiêu chảy, kiết lỵ, dị ứng mẩn ngứa... Trường hợp nhẹ có thể dùng  dược thảo để điều trị. Trong trường hợp ngộ độc ở mức độ nặng, có thể dùng những vị thuốc này để Gừng là vị thuốc quý điều trị sơ cứu, là biện pháp hỗ trợ cho những phương pháp điều trị cấp cứu của y chữa ngộ độc thức học hiện đại. Sau đây là một số cây thuốc dễ kiếm có thể dùng để điều trị ngộ ăn. độc thực phẩm ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Chuối Củ chuối có vị ngọt, tính lạnh. Để chữa ngộ độc thức ăn, lấy củ chuối tiêu thái miếng, cho đầy nồi, đổ ngập nước, nấu với 40g muối, lấy nửa lít nước sắc, uống để gây nôn (Bách gia trân tàng). Với mục đích dự phòng, người ta dùng quả chuối xanh chát, chuối hột non thái lát làm rau ăn sống với sứa, cá gỏi cùng với rau thơm để cho bớt tanh và đề phòng tiêu chảy. Cam thảo bắc Rễ cam thảo bắc có vị ngọt, tính bình, khi dùng sống (không sao, đồ mềm, sấy khô) có tác dụng giải độc. Cam thảo bắc được dùng làm thuốc giải độc đối với ngộ độc thịt và nấm. Dùng bài thuốc gồm cam thảo bắc, đại hoàng, mỗi vị 20g, sắc uống ngày một thang. Đậu xanh Hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát. Để chữa các loại ngộ độc, trong đó có ngộ độc thực phẩm, dùng đậu xanh nghiền sống chế nước vào, hòa đều và cho uống thật nhiều để nôn ra và giải độc. Đậu ván trắng Hạt đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ôn, được dùng chữa ngộ độc thức ăn gây nôn mửa, tiêu chảy. Dùng bài thuốc gồm đậu ván trắng 20g, hương nhu 16g, hậu phác 12g, sắc uống. Gừng Gừng sống có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm. Gừng tươi chữa dị ứng, mẩn ngứa do ăn cua, cá, thịt chim, thú độc, hoặc do uống vị thuốc bán hạ. Dùng bài thuốc gồm gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15- 20g cho vào ấm đậy kín, sắc lấy nước uống nóng. Riềng Chữa ngộ độc thức ăn gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy ra nước, dùng bài thuốc gồm: riềng ấm, củ gấu, gừng khô lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g, ngày uống 3 lần. Thảo quả Thảo quả có vị cay, tính ấm, bổ tỳ vị, tiêu thức ăn, trị đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy, giải độc thức ăn. Liều dùng 2-6g, tán bột uống. Tía tô, khế
  2. Lá tía tô vị cay tính ấm. Chữa dị ứng, mẩn ngứa do ăn cá, cua, sò, thức ăn tanh, dùng lá tía tô một nắm giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì xát vào chỗ ngứa, kiêng dầm nước và ra gió. Quả khế vị chua ngọt, tính bình. Chữa ngộ độc thức ăn, dùng quả khế ép lấy nước uống thật nhiều. Tỏi, thìa là Tỏi vị cay, tính ấm. Để chữa ngộ độc thức ăn gây tiêu chảy, dùng tỏi 100g sắc với 300ml nước còn 100ml cho uống. Thìa là vị cay tính ấm, có tác dụng làm ấm tỳ vị. Để giải ngộ độc thức ăn tanh, cua, cá, giúp tiêu hóa chữa nôn, đầy bụng, dùng quả (ta thường gọi là hạt) thìa là 3-6 g nhai nuốt. Lá thìa là được dùng làm gia vị nấu với cá, hến, ốc cho thơm ngon, làm bớt tanh, đề phòng tiêu chảy. GS Đoàn Thị Nhu (Sức khỏe và Đời sống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0