Trị viêm mũi - viêm xoang dị ứng bằng nghệ
lượt xem 59
download
Tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn, hương liệu, hoá chất độc, phấn hoa, bụi không khí, khói thuốc… sẽ gây kích thích cho hàng rào niêm mạc mũi xoang và là nguyên nhân dẫn đến gia tăng bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Biểu hiện của viêm mũi dị ứng - Hắt hơi liên tục nhiều lần không dứt đẫn đến đỏ mũi, viêm tắc, chảy nước mũi
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trị viêm mũi - viêm xoang dị ứng bằng nghệ
- Trị viêm mũi - viêm xoang dị ứng bằng nghệ Tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn, hương liệu, hoá chất độc, phấn hoa, bụi không khí, khói thuốc… sẽ gây kích thích cho hàng rào niêm mạc mũi xoang và là nguyên nhân dẫn đến gia tăng bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Biểu hiện của viêm mũi dị ứng - Hắt hơi liên tục nhiều lần không dứt đẫn đến đỏ mũi, viêm tắc, chảy nước mũi, mệt mỏi, khó chịu, đau cơ bụng, ngực...
- - Sổ mũi, nghẹt mũi, ứ đọng dịch đờm nhày trong xoang mũi, xoang trán... - Ngứa mũi, khô mũi, cảm giác khó chịu ở mũi... Hậu quả người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, đôi khi mất tự tin nơi công cộng, giảm chất lượng cuộc sống. Đó không chỉ là bệnh riêng của các tổ chức cơ quan mũi mà còn là hiện tượng dị ứng toàn thân biểu hiện tại mũi. Đây là bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi và chiếm gần 30% dân số. Bệnh khó chữa vì một phần nguyên nhân phụ thuộc cơ địa mỗi người. Cho nên không có nguyên tắc điều trị cố định, mỗi bệnh nhân cần có cách điều trị riêng. Tuy nhiên, lý tưởng nhất trong điều trị là làm cho mỗi bệnh nhân mất đi phản ứng quá mẫn khi tiếp xúc với dị nguyên. Nghệ vàng - Thuốc quý trong điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng Nghệ vàng là một loại cây thuộc họ gừng. Qua nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học đã chứng minh được những thành phần trong tinh dầu nghệ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người như: - Có hoạt tính chống viêm cấp tính và mãn tính - Chống loét dạ dày và loạn tiêu hoá do có chứa Curcumine giúp dự phòng và cải thiện những thương tổn ở dạ dày do kích thích sản sinh chất nhày. - Tác dụng kháng khuẩn, kích thích tái tạo các tổ chức bị tổn thương và liền sẹo.
- Từ những tác dụng trên nghệ vàng đã được sử dụng vào việc điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng: Thành phần Curcumine trong tinh dầu nghệ tươi sẽ giúp hồi phục vùng niêm mạc bị thương, đồng thời tăng khả năng chống đỡ với những yếu tố dị nguyên gây bệnh hay chính là làm cho cơ thể mất đi phản ứng quá nhạy cảm khi tiếp xúc với những dị nguyên. Bởi như chúng ta đã biết, viêm mũi dị ứng, viêm xoang là biểu hiện của hiện tượng niêm mạc xoang trong bộ máy hô hấp bị viêm hay tổn thương do tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố độc hại trong môi trường (hay còn gọi là những dị nguyên). Xuất phát từ những nhận định trên, công ty cổ phần Sao Thái Dương đã thành công trong đề tài nghiên cứu chế tạo sản phẩm Thuốc xịt mũi Thái Dương - liệu pháp viêm mũi - viêm xoang dị ứng mới có nguồn gốc thảo dược (nghệ tươi) với các thành phần Camphol và Menthol được sử dụng trong thuốc sẽ kích thích khả năng hấp thu thành phần Curcumine nhanh hơn. Cảm giác khó chịu do viêm mũi, viêm xoang sẽ nhanh chóng được khắc phục, đem lại sự dễ chịu cho người bệnh ngay sau khi xịt thuốc đồng thời thuốc còn có tác dụng kéo dài, hạn chế tái phát. Hạt đậu - thuốc của mùa hè
- Làm thế nào để bữa ăn mùa hè vừa ngon lại vừa mát và bổ, đó là thử thách với các bà nội trợ. Ưu tiên các loại đậu là một giải pháp hay. Đậu xanh Theo Đông y, hạt đậu xanh vị ngọt mát, hơi tanh có tác dụng giải nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thũng, lợi tiểu, chữa lở loét... Giá đỗ: Thường ăn giá sống, xào và muối chua. Giá tính mát, tác dụng vào hai kinh bàng quang và tỳ, giúp thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát. Ngoài ra, giá đậu còn cung cấp vitamin C và E. Cháo đậu xanh: Đậu xanh xay nấu cả vỏ cùng gạo. Đây là món ăn rất tốt cho mùa hè, có thể ăn cháo đậu xanh với đường hay muối (nước mắm). Cháo đậu xanh trị tiêu khát, uống nhiều nước, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí. Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 g nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè. Đậu tương (đậu nành)
- Đậu tương chứa 40% protit, 20% lipit. Người ta cho rằng đậu tương là “thịt chay”, vì thế nên chỉ dùng ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, trong đậu tương có rất nhiều muối khoáng và các vitamin B1, B2, E... Đậu phụ: Vị ngọt, tính mát, nhuận tràng, bổ trong, giải độc. Đậu phụ thích hợp với mọi lứa tuổi, là món ăn chủ đạo trong ăn chay. Giá đậu nành: Đối với phụ nữ, ăn giá đậu nành xào tái thêm một chút gừng có thể cải thiện được mái tóc, làm cho mái tóc óng mượt và còn có thể làm giảm béo vì trong giá đậu nành có rất nhiều vitamin C, caroten, chất khoáng. Cháo đậu tương: Đậu tương ngâm nước, đãi vỏ sạch, cùng với một ít gạo nấu nhừ thành cháo. Cháo đậu tương giúp nhuận phế, tiêu đầy trướng hơi, lợi tiểu. Đậu tương là thức ăn rất cần thiết cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chậm phát triển, người bệnh đái tháo đường, bệnh gút. Đậu đen Theo “Nam dược thần hiệu”, đậu đen vị ngọt, tính hàn, bổ thận, gan, máu. Đậu đen trị được nhiều bệnh như trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt và dùng làm thuốc bổ dưỡng. Đậu đen rất thích hợp với người thận yếu hư, suy nhược khi cảm nặng, là món ăn giải nhiệt rất tốt trong mùa hè. Cháo đậu đen: Đậu đen ngâm nước 2 giờ, cho thêm một ít gạo nấu nhừ thành cháo. Ăn nóng hay ăn nguội tùy thích. Khi ăn kết hợp với đậu phụ rán. Đây là món ăn giúp lợi tiểu, giải nhiệt rất tốt, thích hợp với mọi lứa tuổi. Đậu đỏ
- Theo y học cổ truyền, đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình, không độc. Đậu đỏ trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, nôn mửa... Cháo đậu đỏ: Giúp tiêu phù nước tiểu, lợi tiểu tiện, tránh độc. Cách nấu như cháo đậu xanh, đậu đen. Đậu nành - bạn của phụ nữ Bốc hỏa, loãng xương, bệnh tim mạch... là những nguy cơ mà đậu nành có thể giúp chị em giảm bớt. Tác dụng này có được là nhờ loại hoạt chất tương tự như hoóc môn oestrogen. Vì vậy, đậu nành đặc biệt tốt cho phụ nữ tuổi mãn kinh. Ở tuổi xế chiều, hàm lượng oestrogen trong cơ thể phụ nữ giảm mạnh, kéo theo nhiều hệ lụy như loãng xương, cơn bốc hỏa, khô rát âm đạo... Một trong các biện pháp
- khắc phục là dùng liệu pháp hoóc môn thay thế, tức bổ sung oestrogen. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy liệu pháp này có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Phương án an toàn hơn chính là sử dụng phytoestrogen - những hợp chất oestrogen trong thực vật, phổ biến là đậu nành. Các chế phẩm từ loài thực vật này như đậu phụ, bột đậu nành, sữa đậu nành... đều có hàm lượng phytoestrogen cao. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, sở dĩ phụ nữ Nhật Bản ít phải chịu những cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh hơn nhiều so với các nước khác là do họ sử dụng nhiều thực phẩm chứa phytoestrogen. Chỉ có 4% phụ nữ Nhật Bản cần dùng liệu pháp hoóc môn thay thế để chế ngự cơn bốc hỏa, so với 30% ở phụ nữ Mỹ. Một nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh có ít nhất 14 cơn bốc hỏa mỗi tuần cho thấy, sau 4 tháng theo dõi, tỷ lệ bốc hỏa ở những phụ nữ được điều trị bằng bột đậu nành giảm 40%. Phytoestrogen cũng có thể ngăn ngừa tình trạng mất chất xương ở phụ nữ mãn kinh. Nhiều dữ kiện trong vòng 3 thập niên qua cho thấy, những phụ nữ được điều trị bằng Iproflavone, một dạng Phytoestrogen, có mức độ mất chất xương thấp hơn phụ nữ khác. Mới đây, các nhà khoa học Italy đã làm một thí nghiệm trên những phụ nữ 47- 57 tuổi không bị loãng xương. Sau 12 tháng, họ nhận thấy mật độ xương đùi tăng 3,6% ở những người được dùng phytoestrogen, tăng 2,4% ở những người dùng liệu pháp hoóc môn thay thế và giảm 0,7% ở những người dùng giả dược. Chỉ số sinh hóa tạo xương cũng tăng ở nhóm dùng phytoestrogen và giảm ở hai nhóm kia.
- Bằng chứng y học thu thập trong khoảng 30 năm qua cũng cho thấy, phytoestrogen có ảnh hưởng tích cực chống lại các bệnh tim mạch. Giới nghiên cứu ghi nhận, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người châu Á vốn có mức độ tiêu thụ rau nhiều hơn người châu Âu. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, việc thay thế thức ăn động vật bằng chất đạm chế biến từ đậu nành làm giảm cholesterol xấu và triglyceride trong máu. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là nên tăng cường sự có mặt của đậu nành trong bữa ăn gia đình. Nếu không thể ngày nào cũng ăn đậu phụ, bạn có thể chọn phương án uống sữa đậu nành hằng ngày. Hàm lượng phytoestrogen trong sữa đậu nành bằng một nửa so với hạt đậu tương. Một ly sữa đậu nành mỗi ngày là một liều lượng an toàn. Truyền thuyết vị thuốc xà sàng tử
- Một căn bệnh quái lạ bỗng nhiên xuất hiện ở một làng nhỏ. Trên khắp da người bệnh mọc lên rất nhiều những nốt sẩn, nhìn như da gà, gây ngứa kịch liệt, khiến họ phải gãi liên tục, có khi đến rỉ máu vẫn không đỡ. Căn bệnh lạ lan truyền rất nhanh, chỉ sau vài ngày, tất cả dân trong làng đều bị nhiễm bệnh. Thày thuốc ở địa phương đã thử dùng đủ loại thuốc, nhưng đều vô dụng. Có một vị đạo sĩ qua làng cho biết: Phải đến một hòn đảo nhỏ ở biển Đông, hái lấy quả của loài cây thuốc có lá như lông chim, nấu nước tắm, mới chữa khỏi được. Nhưng trên hòn đảo lại có rất nhiều rắn, chúng hay làm ổ trên cây thuốc đó. Mọi người nghe thấy vậy, chỉ còn biết thở dài, thất vọng. Từng có hai chàng trai dũng cảm thử liều mình đến đảo hái thuốc, nhưng trước sau đều không thấy về. Có lẽ họ đều bị rắn độc cắn chết. Trong khi đó, bệnh phát tác mỗi ngày một nặng, một số người bị viêm loét lòi cả xương thịt, máu mủ chảy đầm đìa khắp người. Nếu không chữa khỏi thì tai họa khó lường trước được. Trước cảnh đau khổ đó, lại có một chàng trai quyết tâm ra đi kiếm thuốc. Có điều, sau khi rời khỏi làng, chàng không đến thẳng đảo rắn mà đi tìm thuốc chữa rắn độc cắn. Sau khi được một thày thuốc bày cho cách phòng rắn độc bằng rượu pha hùng hoàng, chàng trai mới đáp thuyền tới đảo. Trải qua bao vất vả, cuối cùng chàng đã mang được thuốc về cho dân làng. Dùng thứ hạt đó nấu nước tắm, người bệnh nhẹ chỉ qua 2-3 lần là khỏi, còn người nặng cũng chỉ phải tắm khoảng 5-6 lần. Vì đó là thứ hạt của loài cây mà rắn hay nằm nên thứ thuốc nói trên được đặt tên là xà sàng tử, nghĩa là “thứ quả trên giường rắn”. Theo khảo sát của các nhà thực vật học, những nơi có cây xà sàng mọc thường hay gặp rất nhiều loài rắn. Ngoài ra, ở
- những nơi nhiều rắn, dưới gốc cây xà sàng thường không thấy có hạt rơi vãi. Người xưa cho rằng, hạt xà sàng chính là thứ loài rắn dùng làm món ăn “chay”. Cho dù truyền thuyết kể trên là sự thật hay là hư cấu thì tác dụng chữa lở ngứa của xà sàng vẫn là thực. Từ xưa đến nay, xà sàng vẫn được coi là vị thuốc tốt để chữa trị những chứng bệnh lở ngứa ngoài da như mụn nhọt, chàm, viêm da dị ứng, phụ nữ ngứa âm đạo, viêm âm đạo... Kết quả nghiên cứu hiện đại đã chứng thực, xà sàng tử có tác dụng ức chế rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn mủ xanh, trùng roi âm đạo và các loài nấm gây ngứa ngoài da. Chỉ có điều, xà sàng không phải là loài cây “đặc hữu” trên một hòn đảo nhỏ ở ngoài biển Đông, mà mọc hoang ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, xà sàng thường hay gặp ở các bờ bãi ven sông, những khoảng đất trống, hay ruộng hoang. Xà sàng (cnidium monnieri L.) là loại thân cỏ cao 0,4-1 m, mọc đứng, phân nhánh. Lá mọc so le, xẻ lông chim hai lần. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán kép, cuống hoa dài hơn cuống lá. Cụm hoa nhìn từ trên xuống giống như cái giần hay cái sàng, nên cây còn có tên là “giần sàng”. Quả hình bầu dục hơi dẹt. Vì quả rất nhỏ, chỉ dài khoảng 2-5 mm nên dân gian thường gọi là “hạt”. Để sử dụng làm thuốc, khi quả chín (tháng 6-8), người ta nhổ hay cắt cả cây về, phơi khô, đập lấy quả, loại bỏ tạp chất, phơi cho thật khô là được. Ngoài tác dụng chữa lở ngứa, xà sàng tử tăng cường chức năng sinh dục ở cả nam và nữ. Trong sách Hồng Nghĩa giác tư y thư, Tuệ Tĩnh từng viết: “Cường dương chừ xà sàng, ông già uống khá đương mười cô gái”. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho
- thấy, xà sàng tử có tác dụng tương tự như testosteron, làm tăng trọng lượng tử cung và buồng trứng ở động vật thí nghiệm. Ngoài ra, vị thuốc này còn giúp chống rối loạn nhịp tim, điều hòa huyết áp; chống hen, trừ đờm, tăng cường chức năng miễn dịch, chống dị ứng, giảm đau, gây tê cục bộ, cải thiện chức năng não, tăng trí nhớ, chống loãng xương...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhận biết và điều trị các bệnh viêm xoang
4 p | 154 | 45
-
Phẫu thuật nội soi mũi xoang
5 p | 308 | 42
-
Hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang bằng Đông y
4 p | 63 | 16
-
Đánh giá kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính có viêm xoang bướm bằng phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang
8 p | 90 | 7
-
Đánh giá kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi
6 p | 66 | 6
-
Điều trị viêm mũi xoang mạn bằng thuốc y học cổ truyền
6 p | 75 | 6
-
Thuốc điều trị viêm mũi xoang
3 p | 102 | 6
-
Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em
10 p | 109 | 5
-
Các phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang trong điều trị viêm mũi xoang mạn có pôlýp
4 p | 67 | 3
-
Giới thiệu phương pháp bơm rửa xoang qua lỗ thông tự nhiên bằng kim đầu tù để điều trị bệnh lý viêm xoang tại Bệnh viện Thống Nhất
6 p | 39 | 3
-
Hiệu quả của phương pháp rửa mũi bằng bộ dụng cụ buona spaysol và các dung dịch rửa mũi trong hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang cấp ở trẻ em
11 p | 9 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang kết hợp rửa mũi sau mổ bằng máy nhịp xung điều trị viêm mũi xoang do nấm không xâm lấn
5 p | 8 | 2
-
Kết quả điều trị viêm mũi xoang nhiễm khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương
4 p | 4 | 2
-
Hiệu quả của phẫu thuật nội soi mũi xoang trong điều trị viêm mũi xoang mạn do nấm có pôlýp mũi
4 p | 58 | 2
-
Phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang do nấm
4 p | 58 | 2
-
Kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính phối hợp rửa mũi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
3 p | 3 | 1
-
Hiệu quả của phẫu thuật nội soi mũi xoang trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính pôlýp mũi có nhiễm đơn bào dạng amíp
4 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn