JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 114-120<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0013<br />
<br />
TRIẾT LÍ GIÁO DỤC DÂN CHỦ, THỰC DỤNG CỦA JOHN DEWEY<br />
Nguyễn Thị Toan<br />
Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí học và Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam<br />
Tóm tắt. John Dewey là một trong những người sáng lập tâm lí học chức năng và phát triển<br />
triết học thực dụng. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tinh thần nước Mĩ<br />
suốt thế kỉ XX, đặc biệt trên lĩnh vực giáo dục. Bài viết này giới thiệu khái quát về cuộc<br />
đời và sự nghiệp của John Dewey với đóng góp nổi bật nhất của ông trong lĩnh vực giáo<br />
dục, đó là triết lí giáo dục dân chủ, thực dụng.<br />
Từ khóa: John Dewey, triết lí giáo dục, dân chủ, thực dụng.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
John Dewey là triết gia – nhà giáo dục khởi xướng trào lưu Tân giáo dục, người phát ngôn<br />
cho nền giáo dục dân chủ Mĩ thế kỉ XX. Triết lí giáo dục dân chủ, thực dụng của ông có ảnh hưởng<br />
sâu sắc và sức lan tỏa rộng rãi khắp nước Mĩ và châu Âu trong thời kì hiện đại. Đã có một số công<br />
trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của J. Dewey trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng giáo dục<br />
thế giới [5, 6, 11]. Cũng có những bài viết bước đầu đề cập tới triết lí giáo dục trong hệ thống triết<br />
học thực dụng của J. Dewey [1, 7, 10]. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về<br />
khía cạnh dân chủ và thực dụng trong triết lí giáo dục của ông.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
John Dewey – cuộc đời và sự nghiệp<br />
<br />
J. Dewey (1859 – 1952) xuất thân trong một gia đình bình dân tại thành phố Burlington,<br />
bang Vermont (Mĩ). Ông lấy bằng cử nhân triết học tại đại học Tổng hợp Vermont năm 1879 và<br />
bằng tiến sĩ triết học tại đại học John Hopkins năm1884. Sau đó, ông bắt đầu giảng dạy triết học<br />
tại đại học Michigan từ năm 1884 tới năm 1894. Tới năm 1894, ông rời Michigan để trở thành giáo<br />
sư triết học, chủ nhiệm phân khoa triết học, tâm lí học, giáo dục học tại đại học Chicago. Trong<br />
khoảng thời gian này, ông cùng với vợ thành lập trường Thực nghiệm của đại học Chicago (1896),<br />
song do bất đồng gay gắt với hiệu trưởng về cách quản lí trường, năm 1904, ông rời Chicago, đến<br />
dạy tại khoa triết của trường đại học Columbia, New York và làm việc tại đây cho tới khi về hưu.<br />
Năm 1905, ông được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Tâm lí học Mĩ. Trong quãng thời gian này, ông đã<br />
được chứng kiến sự lan tỏa triết lí giáo dục của mình trên thế giới bởi các học trò của ông.<br />
Ngoài công việc chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, J. Dewey còn tích cực tham<br />
gia vào các hoạt động cải tạo xã hội: đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, cải thiện đời sống<br />
Ngày nhận bài: 15/11/2015. Ngày nhận đăng: 10/2/2016.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Toan, e-mail: toandhsp1@gmail.com.<br />
<br />
114<br />
<br />
Triết lí giáo dục dân chủ, thực dụng của John Dewey<br />
<br />
người nhập cư... Với vai trò một nhà hoạt động xã hội và tư vấn giáo dục, ông đã đi tham quan và<br />
tham gia giảng dạy ở một số nước như Nhật, Trung Quốc (1919 – 1921), nghiên cứu, tổ chức các<br />
báo cáo giáo dục tại Thổ Nhĩ Kì (1924), Nam Phi, Mexico, Liên Xô (1928). . . Thực tiễn giảng dạy,<br />
quản lí giáo dục và tham gia hoạt động xã hội đã bổ trợ cho John Dewey những hiểu biết phong<br />
phú về giáo dục. Mặt khác, việc nghiên cứu sâu sắc, đề xuất triết học thực dụng đã đặt nền tảng cho<br />
triết lí giáo dục dân chủ, thực dụng của John Dewey. Bằng quá trình lao động khoa học miệt mài<br />
và nghiêm túc, J. Dewey đã cho ra đời một khối lượng công trình khoa học đồ sộ với giá trị lí luận<br />
và thực tiễn sâu sắc. Các tác phẩm tiêu biểu của J. Dewey là những tác phẩm bàn về triết học, tâm<br />
lí, giáo dục, dân chủ, đạo đức, tôn giáo và nghệ thuật như: Tiểu luận về quan niệm con người trong<br />
triết học Leibniz (Leibnizs New Essays Concerning the Human Unerstanding, 1886), Tâm lí học<br />
(Psychology, 1887), Trường học và xã hội (The School anh Society, 1899), Trẻ em và chương trình<br />
(The Child and the Curriculum), Chúng ta tư duy như thế nào (How We Think, 1910), Dân chủ và<br />
giáo dục (Democracy and Education, 1916), Tái cấu trúc triết học (Reconstruction in Philosophy,<br />
1920), Nhân tính và cách ứng xử (Human Nature and Conduct, 1922), Logic học: Lí thuyết thẩm<br />
tra (Logic: The Theory of Inquiry, 1938); Kinh nghiệm và giáo dục (Experience and Education,<br />
1938). . . Trong phần lớn các tác phẩm này, J.Dewey đều chủ trương xây dựng một nền giáo dục<br />
dân chủ gắn lí thuyết với thực hành.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Những điều kiện, tiền đề hình thành triết lí giáo dục của John Dewey<br />
<br />
Tình hình kinh tế - xã hội: J. Dewey sống trong thời đại nước Mĩ chứng kiến những sự đổi<br />
thay đáng kinh ngạc. Trong không đầy một thế kỉ kể từ khi G.Washington trở thành tổng thống đầu<br />
tiên của Mĩ vào năm 1789, sau cuộc nội chiến 1861 – 1865, nền kinh tế của quốc gia non trẻ này<br />
đã đi từ mảnh ghép của nhiều ngành nghề đa dạng với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu sang nền<br />
kinh tế công nghiệp hiện đại, đô thị hóa, thương mại hóa với sự phát triển mạnh mẽ của đường sắt,<br />
dầu mỏ và điện năng. Thực tế đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực mới với trình độ kĩ thuật cao,<br />
năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội Mĩ. Nền<br />
giáo dục truyền thống kinh viện, giáo điều, xa rời thực tiễn của xã hội nông nghiệp khép kín, bảo<br />
thủ không còn đủ sức đáp ứng yêu cầu này. Nắm bắt được yêu cầu mới đó, J. Dewey là người đã đi<br />
tiên phong trong việc khởi xướng trào lưu Tân giáo dục, mở đường cho lí luận giáo dục hiện đại,<br />
đề cao tinh thần dân chủ, thực dụng trong giáo dục.<br />
Tình hình chính trị - xã hội: Tinh thần dân chủ là đặc điểm chính trị - xã hội nổi bật của<br />
nước Mĩ thế kỉ XIX – XX. Sau khi chiến tranh giành độc lập thắng lợi, nhân dân Mĩ đã liên tục<br />
đấu tranh để bảo vệ và mở rộng quyền dân chủ mà cách mạng đã đem lại. Cuộc nội chiến giữa hai<br />
miền Nam – Bắc kéo dài suốt bốn năm (1861 – 1865) với sự kết thúc thắng lợi của đảng Cộng<br />
hòa đã xóa bỏ chế độ nô lệ. Việc xây dựng chế độ tư bản chủ nghĩa không qua chế độ phong kiến<br />
bảo thủ cũng khiến cho sự tự do dân chủ, tôn trọng cá tính và ý thức cá nhân được phát huy tối<br />
đa ở Mĩ. Tinh thần dân chủ còn biểu hiện rõ ràng trong các chính sách và hoạt động chính trị của<br />
nước Mĩ. Mĩ là một nước Cộng hòa liên bang gồm nhiều bang, mỗi bang có một luật pháp riêng<br />
và có quyền lực độc lập với chính phủ liên bang. Dự luật về Quyền con người (1789) đảm bảo cho<br />
người Mĩ quyền tự do ngôn luận, biểu tình, tự do tôn giáo và báo chí. Sự dân chủ còn biểu hiện<br />
trong sự phân công chính trị “Tam quyền phân lập”, đảm bảo cho sức mạnh chính trị không bị tập<br />
trung tuyệt đối vào “trong cùng một bàn tay”, dễ dẫn tới hiện tượng độc quyền. Việc xuất hiện nhà<br />
cải cách Thomas Jefferson (1743 – 1826) là luật gia, chính trị gia, Tổng thống thứ ba của Mĩ đã<br />
mở đường cho việc xây dựng bầu không khí dân chủ toàn nước Mĩ. Đây là môi trường thuận lợi<br />
cho việc tách giáo dục khỏi nhà thờ, xây dựng một nền giáo dục thực sự dân chủ. Tinh thần cách<br />
tân giáo dục, triết lí giáo dục dân chủ, thực dụng của J. Dewey đã được nảy mầm từ mảnh đất dân<br />
chủ màu mỡ đó nên nhanh chóng được hiện thực hóa, trở thành một trào lưu giáo dục tiến bộ của<br />
nước Mĩ.<br />
115<br />
<br />
Nguyễn Thị Toan<br />
<br />
Văn hóa, giáo dục và con người Mĩ: Mĩ là một quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa, xuất<br />
phát từ bối cảnh di dân và xâm chiếm thuộc địa. Đó là đất nước đón nhận nhiều người di cư hơn<br />
bất kì một quốc gia nào khác. Bởi vậy, người Mĩ là “sự pha trộn lạ lùng của các dòng máu”, “trong<br />
dòng máu người Mĩ không thể không có dòng máu của cả thế giới” [7; 6]. Để rời bỏ quê hương<br />
đến sống ở miền đất xa lạ, phải có lòng dũng cảm và sự linh hoạt. Người Mĩ là những người dám<br />
chấp nhận rủi ro, thử thách, độc lập, tự lực cánh sinh và ý thức mạnh mẽ về sự bình đẳng. Kết quả<br />
của xã hội dân chủ và bình đẳng là những con người tôn trọng tự do cá nhân. Khi xã hội đã tạo<br />
điều kiện cho con người bình đẳng hơn, người Mĩ sẽ có cảm giác “chẳng nợ ai một cái gì”. Từ đó<br />
“họ nuôi một thói quen coi bản thân mình là kẻ đứng tách ra một mình và họ có xu hướng tưởng<br />
tượng là bàn tay họ đã nắm gọn tất cả số phận của chính mình” [7; 88-89]. Những đặc trưng tính<br />
cách này của người Mĩ là một trong những cơ sở để J. Dewey xây dựng triết lí giáo dục dân chủ,<br />
thực dụng, tôn trọng tự do cá nhân của người học. Bởi vậy, triết lí đó dễ dàng được tiếp nhận hơn<br />
ở nhiều miền đất khác, dân tộc khác.<br />
Mĩ cũng là một trong những nước có hệ thống giáo dục đa dạng. Mỗi bang có một luật giáo<br />
dục riêng, có thể giống hoặc khác các bang khác. Chương trình học vừa mang tính bắt buộc vừa<br />
mang tính tự chọn. Nhờ đặc trưng này mà J. Dewey có thể đưa quan điểm giáo dục vào thực tiễn<br />
mà không sợ làm xáo trộn chương trình và tiến trình học tập. Nền giáo dục Mĩ cũng một trong<br />
những lĩnh vực thể hiện rõ rệt tính dân chủ của người Mĩ. Người Mĩ hiểu rằng tương lai phụ thuộc<br />
vào trí tuệ của chính họ chứ không phải một ai khác. Vì vậy, họ dành mối quan tâm sâu sắc tới giáo<br />
dục. Những câu hỏi về mục đích, phương pháp học tập trở thành những vấn đề cơ bản trong các<br />
cuộc tranh luận về giáo dục tại Mĩ. Những người đi tiên phong trong công cuộc cải tổ giáo dục đã<br />
nỗ lực xây dựng các tiêu chuẩn về đào tạo giáo viên, về việc nhấn mạnh tính hiệu quả trong giáo<br />
dục. Điển hình, luật sư, chính trị gia, nhà giáo dục Horace Mann (1796 – 1859) đã đưa ra chương<br />
trình giáo dục tích cực với các đặc điểm: đại chúng, miễn phí (chính quyền đài thọ), hiệu quả, coi<br />
trọng giáo dục đạo đức, tách khỏi tôn giáo, phương pháp sư phạm thực dụng, đội ngũ giáo viên<br />
chuyên nghiệp, nhiệt thành, yêu nghề, được đào tạo bài bản. J. Dewey đã tiếp thu có chọn lọc tinh<br />
thần này để xây dựng triết lí giáo dục dân chủ, thực dụng cho nước Mĩ.<br />
Triết học thực dụng: Triết lí giáo dục của J. Dewey ra đời trên nền tảng triết học thực dụng<br />
mà ông và C. Peirce, W. James dày công xây dựng. Triết học này là sự kế thừa triết học truyền<br />
thống với tinh thần của Socrate “Hãy nhận thức chính mình”, F. Bacon coi “tri thức là sức mạnh”,<br />
G. Hegel với tinh thần biện chứng về sự phát triển lịch sử và mối liên hệ giữa các thế hệ người. . . ,<br />
trực tiếp là tư tưởng của hai nhà triết học thực dụng C. Peirce và W. James. C.Peirce (1839 – 1914)<br />
là cha đẻ của chủ nghĩa thực dụng với tham vọng xây dựng thực dụng luận thành phương pháp<br />
luận khoa học để phân tích ý nghĩa của khái niệm trừu tượng, từ đó hình thành niềm tin cho con<br />
người. Theo ông, niềm tin không thể được xây dựng bằng phương pháp cố chấp, cưỡng bức hay<br />
tiên nghiệm mà phải bằng phương pháp khoa học với sức mạnh là kinh nghiệm thực tế. Cùng với<br />
đó, lí thuyết về chân lí của C. Peirce có ảnh hưởng sâu sắc tới triết học của J. Dewey nói chung,<br />
triết lí giáo dục của ông nói riêng. Bên cạnh đó, W. James (1842 – 1910) cũng có ảnh hưởng trực<br />
tiếp tới J. Dewey trên phương diện tâm lí học cơ năng. W. James giải thích về dòng ý thức với các<br />
đặc trưng: tư tưởng là của mỗi cá nhân, luôn vận động và biến đổi liên tục, có tính lựa chọn, gắn<br />
với lợi ích và hứng thú của con người. W. James cũng đưa ra quan niệm về chân lí: chân lí là thuộc<br />
tính của tư tưởng, tương ứng với kinh nghiệm đang biến đổi của con người, là quan niệm xác định<br />
niềm tin của con người, thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng có ích của con người, mang tính cụ thể<br />
và hữu dụng. Tư tưởng của W. James đã khai mở mạnh mẽ cho J. Dewey khi xây dựng triết lí giáo<br />
dục hiện đại, nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm, hành động, thói quen và tính hiệu quả trong quá<br />
trình giáo dục.<br />
Thuyết tiến hóa: Tiêu biểu cho thành tựu khoa học thời kì này là thuyết tiến hóa của Charles<br />
Darwin. Quan niệm sự sống là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài qua quá trình đấu tranh sinh<br />
116<br />
<br />
Triết lí giáo dục dân chủ, thực dụng của John Dewey<br />
<br />
tồn và chọn lọc tự nhiên đã làm lung lay siêu hình học truyền thống, đặc biệt là nền tảng cơ giới<br />
luận của triết học, phá vỡ quyền uy của chủ nghĩa duy tâm trong triết học cổ điển Đức, mở đường<br />
cho sự phát triển của phương pháp thực nghiệm. J. Dewey đã kế thừa thành tựu khoa học này để<br />
xây dựng môn tâm lí học chức năng và triết lí giáo dục hiện đại.<br />
Như vậy, triết lí giáo dục hiện đại của J. Dewey đã được hình thành từ những điều kiện kinh<br />
tế, chính trị, văn hóa, giáo dục đặc thù của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Điều làm nên<br />
sức hấp dẫn, tính thuyết phục của triết lí này còn bởi đó là sự kế thừa có chọn lọc thành tựu triết<br />
học và khoa học tự nhiên đương thời.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Nội dung cơ bản trong triết lí giáo dục của J.Dewey<br />
<br />
2.3.1. Triết lí giáo dục là gì?<br />
Trong tác phẩm “Dân chủ và giáo dục”, J. Dewey đã đưa ra định nghĩa về triết lí giáo dục.<br />
Theo ông, triết lí giáo dục là sự thể hiện rõ nhất mối quan hệ mật thiết giữa triết học và giáo dục:<br />
“Nếu chúng ta sẵn sàng quan niệm giáo dục như là quá trình đào tạo ra các xu hướng căn bản, xu<br />
hướng tinh thần và xu hướng tình cảm. . . thì triết học có thể được định nghĩa như là lí luận chung<br />
của giáo dục” [1; 386], “Giáo dục là phòng thí nghiệm ở đó sự độc đáo của triết học trở nên cụ<br />
thể và được chứng minh” [1; 388] Trên cơ sở phê phán ba triết lí giáo dục điển hình trong lịch sử:<br />
triết lí giáo dục của Rousseau quá chú trọng cá nhân còn triết lí giáo dục Platon quá chú trọng tới<br />
xã hội trong đó cá nhân sinh hoạt, triết lí giáo dục duy tâm thế kỉ XIX thu hẹp khái niệm mục tiêu<br />
xã hội, khiến cá nhân phải phụ thuộc vào thiết chế, J. Dewey quan niệm trí tuệ và sự hình thành<br />
trí tuệ là một tiến trình chung, cá nhân chỉ là một khái niệm có ý nghĩa khi tham gia vào tiến trình<br />
xã hội và trở thành một bộ phận không thể tách rời của xã hội, còn xã hội chỉ có vai trò hiện thực<br />
hóa sự tồn tại của các cá nhân. Từ đó, ông cho rằng: “Triết lí giáo dục chỉ đơn giản là sự phát biểu<br />
rõ ràng về các vấn đề của sự đào tạo các thói quen tinh thần và đạo đức đúng đắn trong mối liên<br />
quan đến những trở ngại nằm trong đời sống xã hội đương thời. Vậy thì, có thể định nghĩa ‘triết lí’<br />
một cách sâu sắc nhất như sau: triết lí là lí luận giáo dục xét trên các phương diện phổ biến nhất”<br />
[1; 389]. Ông khẳng định rằng, việc tái kiến tạo hệ thống triết lí, nền giáo dục, lí tưởng xã hội và<br />
các phương pháp phải song hành với nhau. Sự thay đổi triệt để trong đời sống xã hội xảy ra đồng<br />
thời với tiến bộ khoa học, cách mạng công nghiệp và sự phát triển của nền dân chủ đòi hỏi phải có<br />
sự cải cách nền giáo dục, trong đó việc có một hệ triết lí giáo dục đúng đắn là điều vô cùng quan<br />
trọng. “Giáo dục không thể tồn tại đơn thuần như một giả thuyết về điều nó khao khát” mà phải là<br />
quá trình đem lại sự đổi thay cần thiết theo định hướng của triết lí giáo dục. Ông kết luận: “Triết<br />
lí là lí luận giáo dục xét như một thực tiễn được thực hiện một cách có chủ tâm” [1; 390]. Như<br />
vậy, triết lí giáo dục là những tri thức có tính mở đường, là công cụ lí thuyết để triển khai toàn bộ<br />
nền giáo dục về mục tiêu, đội ngũ giáo viên, nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp<br />
giảng dạy. . . Điều này được ông phân tích khá sâu sắc, tỉ mỉ trong các công trình nghiên cứu, đặc<br />
biệt là trong tác phẩm “Dân chủ và giáo dục”.<br />
<br />
2.3.2. Dân chủ và thực dụng – tinh thần cốt lõi trong triết lí giáo dục của J.Dewey<br />
Sự quan tâm tới giáo dục của J. Dewey bắt đầu từ khi ông nhận thấy mâu thuẫn sâu sắc<br />
giữa nhà trường và xã hội. Trong khi nước Mĩ đang chứng kiến những đổi thay to lớn chưa từng<br />
thấy trong đời sống xã hội cũng như đời sống tinh thần và văn hóa ứng xử của con người thì nhà<br />
trường Mĩ vẫn đi theo truyền thống cũ kĩ, “tĩnh về nội dung, độc đoán về phương pháp”, người dạy<br />
nhồi nhét, áp đặt còn người học thì ghi nhớ thụ động, máy móc. Giáo dục lảng tránh những yêu<br />
cầu thực tiễn, không điều chỉnh theo những khám phá mới nhất về tâm lí trẻ em và nhu cầu của<br />
một xã hội dân chủ đang thay đổi. Bằng tinh thần dân chủ, J. Dewey coi nhà trường và xã hội dân<br />
chủ là hai thành tố nền tảng cần được xây dựng lại nhằm khuyến khích trí thông minh trải nghiệm<br />
117<br />
<br />
Nguyễn Thị Toan<br />
<br />
(experimental intelligence). Theo ông, xã hội dân chủ là xã hội tạo cho mọi người quyền bình đẳng<br />
và dễ dàng có cơ hội tiếp cận tri thức, phát triển khả năng, xã hội mà quyền lực nằm trong khuynh<br />
hướng bên trong của nhân cách và hứng thú tự nguyện. Chỉ có giáo dục mới tạo ra quyền lực này<br />
song nền giáo dục truyền thống lại không thực hiện được điều đó. Bởi vậy, phải cấp thiết cải cách<br />
giáo dục mà việc trọng tâm là thay đổi triết lí giáo dục, thay đổi quan niệm về vị trí, chức năng,<br />
mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Việc tìm kiếm một triết lí giáo dục mới có thể khắc<br />
phục hạn chế này trở thành mối quan tâm chính của J. Dewey. Bằng phương pháp luận của triết<br />
học thực dụng, J. Dewey đã xây dựng triết lí giáo dục dân chủ, thực dụng làm linh hồn cho cuộc<br />
cách tân giáo dục của nước Mĩ. Tinh thần dân chủ và thực dụng thể hiện toàn diện trong quan niệm<br />
của J. Dewey về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. . .<br />
Về mục tiêu giáo dục: Theo J. Dewey, không có mục tiêu chung chung, tách khỏi bối cảnh<br />
cụ thể. Mục tiêu phải được đặt ra dựa trên điều kiện vật chất của xã hội đương thời, được sắp xếp<br />
theo trình tự và mang tính liên tục chứ không phải là một phép cộng những kết quả rời rạc. Mục<br />
tiêu hợp lí phải xuất phát từ những mong muốn của các hình thái cộng đồng đang tồn tại, phải căn<br />
cứ trên hoạt động và nhu cầu bên trong của cá nhân cụ thể và chuyển thành phương pháp hợp tác<br />
với các hoạt động của người học. Mục tiêu giáo dục, theo quan niệm của J. Dewey là “sự phát triển<br />
tự nhiên và hiệu quả xã hội” [1; 139]. Đó là quá trình tái kiến tạo liên tục xã hội, làm cho xã hội<br />
ngày càng tốt đẹp hơn, dân chủ hơn. Hiệu quả xã hội là sự phát triển năng lực của con người, là<br />
sự chủ động sử dụng năng lực cá nhân vào những việc làm mang ý nghĩa xã hội, là khả năng hiểu<br />
biết, cảm thông, khả năng sáng tạo, cảm thụ nghệ thuật, giải trí. . . “Hiệu quả xã hội hoàn toàn<br />
nghĩa là quá trình làm cho tư duy trở nên phù hợp về mặt xã hội, để cho nó tham gia thực sự vào<br />
quá trình biến các kinh nghiệm trở thành có thể truyền đạt nhiều hơn nữa; tham gia vào quá trình<br />
phá vỡ các rào cản của sự phân tầng xã hội khiến cho các cá nhân không tiếp thu được những mối<br />
hứng thú của người khác” [1; 149]. Để đạt tới hiệu quả xã hội, giáo dục cần giúp cá nhân: 1. Hình<br />
thành và rèn luyện năng lực nghề nghiệp; 2. Giáo dục tư cách công dân tốt; 3. Đào luyện văn hóa,<br />
hiểu theo nghĩa sự phát triển trọn vẹn của nhân cách. Quá trình giáo dục là quá trình hoạt động<br />
của con người trong một xã hội của những cá nhân tự do bằng lao động của mình đóng góp cho sự<br />
khai phóng và làm phong phú cuộc sống xã hội. Giáo dục phải phát triển tư duy phản biện, sáng<br />
tạo và có trách nhiệm, phát triển tối đa những tiềm năng cá nhân. Nói ngắn gọn, mục tiêu cao cả<br />
nhất là nhà trường đào tạo được những công dân tự do cho một chế độ dân chủ.<br />
Về nội dung giáo dục: J. Dewey nhấn mạnh, phải xem xét nội dung trên cả quan điểm của<br />
người dạy và người học. Với người thầy, sự hiểu biết về nội dung phải vượt lên trên sự hiểu biết<br />
hiện tại của người học. Tuy nhiên, người thầy trong quá trình giáo dục không nên quá bận tâm tới<br />
bản thân nội dung mà nên quan tâm tới mối tương giao giữa nội dung với các nhu cầu và năng<br />
khiếu của người học: “Vấn đề của dạy học là giữ cho kinh nghiệm của người học đi theo con đường<br />
mà nhà chuyên môn đã trải qua. Vì thế, người thầy cần phải hiểu biết cả nội dung lẫn các nhu cầu<br />
đặc trưng và các năng khiếu của người học” [1; 221]. Giáo dục nhấn mạnh vào hành động tự do<br />
cá nhân, bởi vậy, mọi biện pháp giáo dục đều phải căn cứ vào kinh nghiệm cuộc sống và nhu cầu<br />
phát triển của người học, cung cấp những điều kiện, tài liệu cần thiết cho người học tự do hoạt<br />
động. Chương trình học phải tính đến việc làm cho các môn học phù hợp với cuộc sống hiện tại,<br />
nhằm mục đích cải thiện đời sống, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Nội dung giáo dục phải phản<br />
ánh sự phát triển của loài người. Vì thế nội dung phải mang tính tăng tiến. Tức là chương trình học<br />
phải hiện đại lên cùng với sự phát triển của loài người. Tuy nhiên, nội dung giáo dục, dù phong<br />
phú, hiện đại thế nào đi chăng nữa thì trước hết phải cốt ở ý nghĩa mà nó đem lại cho đời sống xã<br />
hội hiện hữu. Xã hội càng phức tạp, nội dung kiến thức càng phong phú thì càng đòi hỏi người<br />
dạy phải tránh bắt học sinh “sao chép lại nội dung dưới dạng phát biểu có sẵn” (231) mà phải định<br />
hướng học sinh biết cách chọn lọc những kiến thức hữu dụng.<br />
Về phương pháp giáo dục: Phê phán lối dạy học thiên về tích lũy, J. Dewey nhấn mạnh hiệu<br />
118<br />
<br />