YOMEDIA
ADSENSE
TRIẾT VÀ SỰ CHUYỂN HÓA 6
60
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhận thức kinh nghiệm là cấp độ thấp của quá trình nhận thức lý tính, được nảy sinh trực tiếp từ thực tiễn (lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, thực nghiệm khoa học…) và mang lại tri thức kinh nghiệm.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TRIẾT VÀ SỰ CHUYỂN HÓA 6
- Nhận thức kinh nghiệm là cấp độ thấp của quá trình nhận thức lý tính, được nảy sinh trực tiếp từ thực tiễn (lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, thực nghiệm khoa học…) và mang lại tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm bị giới hạn ở lĩnh vực sự kiện và chủ yếu dừng lại trong việc miêu tả, so sánh, đối chiếu, phân loại sự kiện thu được nhờ quan sát và thí nghiệm. Là kết quả giao thoa giữa cảm tính và lý tính nên tri thức kinh nghiệm vừa cụ thể, sinh động, vừa trừu tượng, khái quát. Vì vậy, nó vừa có vai trò to lớn trong việc hướng dẫn sinh hoạt hằng ngày của con người, vừa là chất liệu ban đầu làm nảy sinh, phát triển lý luận khoa học. Kinh nghiệm là cơ sở không chỉ để kiểm tra, sửa đổi, bổ sung lý luận đã có mà còn để tổng kết, khái quát xây dựng lý luận mới. Có hai loại tri thức kinh nghiệm đan xen vào nhau trong quá trình phát triển nhận thức xã hội là tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học. b) Nhận thức lý luận Nhận thức lý luận là cấp độ cao của quá trình nhận thức lý tính. Mặc dù, lý luận nảy sinh từ trong quá trình tổng kết, khái quát kinh nghiệm, nhưng lý luận không hình thành một Page 287 of 487
- cách tự phát từ kinh nghiệm và cũng không phải mọi lý luận đều xuất phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối mà lý luận có thể xuất hiện trước dữ kiện kinh nghiệm. Nhận thức lý luận mang lại tri thức lý luận có tính gián tiếp, tính trừu tượng, khái quát cao cho phép hiểu được cái chung, tất yếu, quy luật, bản chất sâu sắc, bên trong của đối tượng. Tri thức lý luận có độ chính xác cao hơn và phạm vi bao quát rộng hơn tri thức kinh nghiệm. Khi lý luận xâm nhập vào quần chúng, tức được vật chất hóa, thì nó biến thành sức mạnh vật chất. Vì vậy, lý luận có vai trò to lớn - “kim chỉ nam” trong việc chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thực tiễn của con người; “Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng”. Tuy nhiên, lý luận cũng có thể xa rời thực tiễn, cuộc sống; khi đó nó trở thành ảo tưởng. Khả năng này càng lớn nếu nó là lý luận không khoa học và được bảo vệ bởi những lực lượng vật chất phản động. c) Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận Nếu chủ nghĩa kinh nghiệm đề cao vai trò nhận thức kinh nghiệm, hạ thấp vai trò nhận thức lý lý luận, còn chủ nghĩa duy lý đề cao vai trò nhận thức lý luận, hạ thấp vai trò nhận thức kinh nghiệm, thì chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, kinh nghiệm và lý luận là hai Page 288 of 487
- trình độ nhận thức đối lập nhau nhưng có liên hệ biện chứng, thống nhất với nhau. Dù tri thức kinh nghiệm là cụ thể, sinh động, đầy tính thuyết phục, nhưng nó chỉ mang lại những hiểu biết về từng mặt, từng quan hệ riêng rẽ, rời rạt, bề ngoài; vì vậy, cần phải khắc phục nó (phủ định biện chứng) bằng cách xây dựng tri thức lý luận để có thể hiểu được cái tất yếu, quy luật, bản chất sâu sắc, bên trong của đối tượng. • Khi nắm vững sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận sẽ giúp xây dựng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để đẩy mạnh hoạt động nhận thức khoa học đúng đắn và hoạt động thực tiễn cách mạng hiệu quả. Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa quan điểm thực tiễn, nó yêu cầu phải coi trọng cả kinh nghiệm thực tiễn lẫn lý luận, và biết gắn liền lý luận với thực tiễn. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn không cho phép tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm mà sa vào chủ nghĩa kinh nghiệm, đặc biệt là chủ nghĩa kinh nghiệm giáo điều, nhưng cũng không cho phép cường điệu vai trò của lý luận mà sa vào chủ nghĩa giáo điều. Nó chỉ ra rằng, thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, còn lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông. Page 289 of 487
- 3. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học a) Nhận thức thông thường Nhận thức thông thường là cấp độ thấp nhất trong quá trình nhận thức. Nó phản ánh một cách sinh động tính muôn vẻ của môi trường tự nhiên – xã hội và quan hệ của con người với môi trường đó. Nhận thức thông thường được hình thành một cách trực tiếp, tự phát từ trong cuộc sống lao động hàng ngày của con người và chi phối một cách thường xuyên mạnh mẽ hành vi hoạt động của con người, đồng thời, nó mang lại những vật liệu cần thiết cho sự hình thành nhận thức nghệ thuật, khoa học, triết học cũng như thế giới quan của con người. Nhận thức thông thường biến đổi nhanh chóng cùng với quá trình biến đổi của thực tiễn lịch sử – xã hội và mang tính giá trị rõ rệt đối với quá trình sống còn của con người. Bởi vì trong nó có cả những yếu tố tình cảm lẫn lý trí, sự thật lẫn hoang đường, tôn giáo lẫn khoa học. b) Nhận thức khoa học Nhận thức khoa học là cấp cao nhất trong quá trình nhận thức, được hình thành một cách tự giác. Tính trừu tượng, tính khái quát, tính gián tiếp, tính năng động sáng tạo của nó Page 290 of 487
- ngày càng cao và ngày càng phản ánh những kết cấu, thuộc tính, quy luật sâu sắc, bên trong của hiện thực khách quan dưới dạng các hệ thống lôgích chặt chẽ, nhất quán. Nhận thức khoa học là thành quả vĩ đại nhất của trí tuệ con người trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới. Nó ngày càng chi phối mạnh mẽ hành vi hoạt động của con người và thâm nhập sâu vào mọi hình thái ý thức xã hội với tính cách là nội dung khoa học của các hình thái ý thức xã hội này. Nhận thức khoa học mang tính khách quan hướng đến việc nghiên cứu khách thể vận động, phát triển theo quy luật khách quan. Do dựa trên sự thật kinh nghiệm và lý trí, nên nhận thức khoa học đối lập với lòng tin, tín ngưỡng hoang đường của tôn giáo. Nhận thức khoa học mang lại tri thức khách quan, có hệ thống và có căn cứ - chân lý. Tính chân lý của nhận thức khoa học được chứng minh không chỉ dựa vào sự áp dụng chúng vào thực tiễn, mà bản thân khoa học còn tạo ra các phương thức chứng minh, các tiêu chuẩn chân lý riêng khác (tính phi mâu thuẫn lôgích) để kiểm tra tính chân lý của tri thức do mình mang lại. Khoa học phản ánh hiện thực khách quan dưới dạng một hệ thống các cái trừu tượng - các khái niệm, phạm trù, quy luật, có liên hệ lôgích chặt chẽ, nhất quán với nhau và được diễn đạt thông Page 291 of 487
- qua hệ thống ngôn ngữ khoa học mang tính chuyên môn hóa. Nhận thức khoa học luôn đòi hỏi một hệ thống các phương tiện, phương pháp nghiên cứu chuyên môn hóa và những nhà khoa học có tài năng, phẩm chất đạo đức cao. Khoa học ngày càng gắn liền với thực tiễn, đồng thời chịu sự chi phối trực tiếp và mạnh mẽ từ thực tiễn. Khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tốc độ phát triển hiện nay của xã hội phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của khoa học. c) Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức thông thường và nhận thức khoa học Dù bản thân nhận thức thông thường là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học, nhưng nó không thể tự phát triển thành nhận thức khoa học. Khoa học chỉ xuất hiện thật sự khi có những nhà khoa học, những chuyên gia lý luận có năng lực khái quát, tổng kết, mở rộng, đào sâu tri thức thông thường. Ngược lại, sự phát triển khoa học hướng đến giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ do thực tiễn, cuộc sống đặt ra làm cho nhận thức khoa học thâm nhập vào nhận thức thông thường mà kết quả là làm tăng hàm lượng khoa học cho nhận thức nói chung, thúc đẩy sự phát triển của nhận thức thông thường nói riêng. Page 292 of 487
- • Quán triệt sự thống nhất giữa nhận thức thông thường và nhận thức khoa học có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Nó đòi hỏi chúng ta phải: Coi trọng khoa học và công nghệ; Đưa khoa học và công nghệ vào đời sống; Đẩy mạnh quá trình vật chất hóa tri thức khoa học tiên tiến, quần chúng hóa quan điểm khoa học cách mạng, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Điều này không chỉ góp phần khắc phục sự lạc hậu nghèo nàn mà loại bỏ những thói quen tập quán cổ hủ, những quan niệm duy tâm thần bí, những đầu óc mê tín dị đoan đang chi phối suy nghĩ và hành động của đông đảo quần chúng nhân dân ngăn cản bước tiến của xã hội. Câu 35: Chân lý là gì? Các đặc tính cơ bản và tiêu chuẩn của chân lý? 1. Chân lý là gì? Sản phẩm của quá trình nhận thức mà trước hết là nhận thức khoa học là tri thức. Còn mục đích trước mắt mà khoa học phải đạt được là chân lý. Chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh, đồng thời được thực tiễn kiểm nghiệm. 2. Các đặc tính cơ bản của chân lý Page 293 of 487
- Do bản thân khách thể nhận thức luôn tồn tại một cách cụ thể và không ngừng vận động, phát triển nên chân lý – hình ảnh chủ quan phù hợp với khách thể khách quan cũng phải mang tính khách quan, tính cụ thể và tính quá trình (tính tương đối và tính tuyệt đối). + Tính khách quan là tính chất cơ bản của chân lý, vì vậy mọi chân lý còn được gọi là chân lý khách quan. Tính khách quan của chân lý thể hiện ở chỗ nội dung của nó không phụ thuộc vào con người và loài người, mà chỉ phụ thuộc vào khách thể mà nó phản ánh. Thừa nhận chân lý khách quan cũng có nghĩa là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và sự phản ánh thế giới vào trong bộ óc con người, nghĩa là thừa nhận chủ nghĩa duy vật, cho dù hình thức tồn tại của chân lý là chủ quan. + Tính cụ thể cũng là tính chất cơ bản của chân lý, vì vậy mọi chân lý còn được gọi là chân lý cụ thể. Tính cụ thể của chân lý thể hiện ở chỗ khách thể mà chân lý phản ánh bao giờ cũng thuộc về một lĩnh vực cụ thể, đang tồn tại trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, vì vậy chân lý phải phản ánh những điều kiện, quan hệ cụ thể đó của khách thể vào trong nội dung của chính mình. Vượt qua điều kiện lịch sử – cụ thể, chân lý sẽ không còn là chân Page 294 of 487
- lý nữa. Tính cụ thể của chân lý và quan điểm lịch sử – cụ thể có liên hệ mật thiết lẫn nhau. Đó là “linh hồn sống động” của triết học Mác. + Tính quá trình (tính tương đối và tính tuyệt đối) cũng là tính chất cơ bản của chân lý, vì vậy mọi chân lý đều là những quá trình. Tính quá trình của chân lý thể hiện ở mối liên hệ biện chứng giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối; nó phản ánh tính vô tận của quá trình nhận thức của con người. Chân lý tương đối là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan (khách thể) nhưng chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, cần phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình phát triển tiếp theo. Chân lý tuyệt đối là tri thức hoàn toàn đầy đủ, hoàn chỉnh về thế giới khách quan. Thừa nhận chân lý cụ thể, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối cũng có nghĩa là thừa nhận sự tồn tại khách thể trong mối liên hệ với mọi khách thể khác và trong sự vận động, phát triển của bản thân khách thể, cũng như của sự phản ánh nó vào trong bộ óc con người, nghĩa là thừa nhận phép biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, “tư duy con người có thể cung cấp và đang cung cấp cho chúng ta chân lý tuyệt đối mà chân lý này chỉ là tổng số những chân lý tương đối. Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại đem thêm Page 295 of 487
- những hạt mới vào cái tổng số ấy của chân lý tuyệt đối” 54. Do bản tính khách quan mà trong mỗi chân lý tương đối vẫn chứa một yếu tố nào đó của chân lý tuyệt đối. Sở dĩ như vậy là vì thế giới khách quan là vô cùng tận, nó biến đổi, phát triển không ngừng, không có giới hạn tận cùng, trong khi đó, nhận thức của từng con người, của từng thế hệ lại luôn bị hạn chế bởi điều kiện khách quan và năng lực chủ quan. • Quán triệt sự thống nhất biện chứng giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Nó phê phán và khắc phục những thái độ cực đoan trong hành động thực tiễn và sai lầm trong nhận thức khoa học. Bởi vì, nếu cường điệu chân lý tuyệt đối, hạ thấp chân lý tương đối sẽ rơi vào quan điểm siêu hình, chủ nghĩa giáo điều, đầu óc bảo thủ trì trệ; còn ngược lại, nếu cường điệu chân lý tương đối, hạ thấp chân lý tuyệt đối sẽ rơi vào chủ nghĩa tương đối và từ đó đi đến chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa hoài nghi và thuyết bất khả tri. 3. Tiêu chuẩn của chân lý 54 V.I.Lênin, Toàn tập, T.18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 158. Page 296 of 487
- Dù các hình thức nhận thức khác nhau có thể có tiêu chuẩn riêng, nhưng không có tiêu chuẩn nào thay thế tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng, chúng cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn. Vì vậy, C.Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý…”55. Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý phải được hiểu một cách biện chứng, bởi vì nó vừa mang tính tương đối vừa mang tính tuyệt đối. Tính tuyệt đối nói lên tính khách quan của tiêu chuẩn thực tiễn trong việc xác định chân lý, khi thực tiễn được xác định ở một giai đoạn phát triển nhất định. Tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn thể hiện ở chỗ thực tiễn không chỉ mang yếu tố khách quan mà còn bao hàm cả yếu tố chủ quan, và bản thân nó là một quá trình luôn vận động, biến đổi và phát triển. Những yếu tố chủ quan sẽ được khắc phục, tính xác định của thực tiễn ở giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ khác đi. Vì vậy, tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức mà con người nhận thức được ở một giai đoạn 55 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T. 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 9-10. Page 297 of 487
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn