Dù các hình thức nhận thức khác nhau có thể có tiêu chuẩn riêng, nhưng không có tiêu chuẩn nào thay thế tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng, chúng cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: TRIẾT VÀ SỰ CHUYỂN HÓA 7
- Dù các hình thức nhận thức khác nhau có thể có tiêu chuẩn riêng, nhưng không có tiêu
chuẩn nào thay thế tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng, chúng cũng phụ thuộc vào tiêu
chuẩn thực tiễn. Vì vậy, C.Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể
đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một
vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý…”55.
Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý phải được hiểu một cách biện chứng, bởi vì nó vừa
mang tính tương đối vừa mang tính tuyệt đối. Tính tuyệt đối nói lên tính khách quan của tiêu
chuẩn thực tiễn trong việc xác định chân lý, khi thực tiễn được xác định ở một giai đoạn
phát triển nhất định. Tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn thể hiện ở chỗ thực tiễn không
chỉ mang yếu tố khách quan mà còn bao hàm cả yếu tố chủ quan, và bản thân nó là một quá
trình luôn vận động, biến đổi và phát triển. Những yếu tố chủ quan sẽ được khắc phục, tính
xác định của thực tiễn ở giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ khác đi. Vì vậy, tiêu chuẩn thực
tiễn không cho phép biến những tri thức mà con người nhận thức được ở một giai đoạn
55
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T. 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 9-10.
Page 297 of 487
- hoạt động thực tiễn nhất định thành chân lý tuyệt đích bất di bất dịch, mà là đòi hỏi phải
tiếp tục kiểm nghiệm chúng ở mọi giai đoạn nhận thức tiếp theo của con người.
Quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn chân lý – thực tiễn sẽ giúp chúng ta xây dựng
quan điểm thực tiễn. Quan điểm này đòi hỏi:
Việc nhận thức của chúng ta dù ở bất cứ giai đoạn, trình độ nào đều phải xuất phát từ
thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng việc tổng kết thực
tiễn; Học đi đôi với hành; Lý luận phải gắn liền với thực tiễn.
Xa rời quan điểm thực tiễn sẽ dẫn đến chủ nghĩa giáo điều, quan liêu, bảo thủ, sẽ sa
vào chủ nghĩa tương đối, quan điểm chủ quan, duy ý chí.
Câu 36: Phương pháp là gì? Hãy trình bày các phương pháp nhận thức khoa học.
1. Phương pháp là gì?
a) Định nghĩa: Phương pháp là hệ thống các yêu cầu đòi hỏi chủ thể phải tuân thủ
đúng trình tự nhằm đạt được mục đích đặt ra một cách tối ưu. Trong đời thường, phương
pháp được hiểu là cách thức, thủ đoạn được chủ thể sử dụng nhằm đạt mục đích nhất định.
Page 298 of 487
- b) Nguồn gốc, chức năng: Quan niệm duy vật duy vật biện chứng không chỉ coi phương
pháp có nguồn gốc khách quan, được xây dựng từ những hiểu biết về thuộc tính và quy luật
tồn tại trong thế giới mà còn chỉ rõ vai trò rất quan trọng của nó trong hoạt động của con
người56. Phương pháp là đối tượng nghiên cứu của phương pháp luận. Tư duy khoa học luôn
hướng đến việc xây dựng và vận dụng các phương pháp như công cụ tinh thần để nhận
thực và cải tạo hiệu quả thế giới. Muốn chinh phục thế giới không thể không xây dựng và
vận dụng hiệu quả các phương pháp thích ứng cho từng lĩnh vực hoạt động của con người.
c) Phân loại: Phương pháp khác nhau không chỉ về nội dung yêu cầu mà còn khác nhau
về phạm vi và lĩnh vực áp dụng.
• Dựa trên phạm vi áp dụng phương pháp được chia thành: Phương pháp riêng -
phương pháp áp dụng cho từng ngành khoa học; Phương pháp chung - phương pháp áp dụng
cho nhiều ngành khoa học; Phương pháp phổ biến - phương pháp áp dụng cho mọi ngành
khoa học, cho toàn bộ hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Các phương pháp
phổ biến chính là các quan điểm, nguyên tắc của triết học, mà trước hết là của phép biện
56
Quan niệm duy tâm cho rằng phương pháp có nguồn gốc hoàn toàn chủ quan, do lý trí của con người tự đặt ra để tiện nhận thức và
hành động.
Page 299 of 487
- chứng - phương pháp biện chứng. Các phương pháp biện chứng được xây dựng từ nội dung
tri thức chứa trong các nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật, và chúng
tác động trong sự hỗ trợ lẫn nhau.
• Dựa trên lĩnh vực áp dụng, phương pháp được chia thành: Phương pháp hoạt động
thực tiễn - phương pháp áp dụng trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con
người (bao gồm các loại phương pháp cơ bản như phương pháp hoạt động lao động sản
xuất và phương pháp hoạt động chính trị – xã hội); Phương pháp nhận thức khoa học -
phương pháp áp dụng trong quá trình nghiên cứu khoa học. Có nhiều phương pháp nhận thức
khoa học khác nhau có quan hệ biện chứng với nhau. Trong hệ thống các phương pháp nhận
thức khoa học, mỗi phương pháp đều có vị trí nhất định, áp dụng hiệu quả cho mỗi loại đối
tượng nghiên cứu nhất định; vì vậy không được coi các phương pháp có vai trò như nhau hay
cường điệu phương pháp này hạ thấp phương pháp kia, mà phải biết sử dụng tổng hợp các
phương pháp.
2. Các phương pháp nhận thức khoa học
Page 300 of 487