intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triệu chứng học bệnh khớp (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

172
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh khớp có các biểu hiện không chỉ ở khớp mà còn ở các cơ quan khác, do vậy việc thăm khám phải toàn diện bao gồm hỏi bệnh, khám thực thể, X quang và các xét nghiệm. 1. Khám lâm sàng bệnh nhân bị bệnh khớp. 1.1. Các triệu chứng cơ năng: + Đau khớp: là triệu chứng chủ yếu, và quan trọng nhất, thường là lý do chính buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh và điều trị. Đau khớp có 2 kiểu khác nhau: - Đau kiểu viêm (hay đau do viêm), thường đau liên tục trong ngày, đau tăng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triệu chứng học bệnh khớp (Kỳ 1)

  1. Triệu chứng học bệnh khớp (Kỳ 1) TS. Đoàn Văn Đệ (Bệnh học nội khoa HVQY) Bệnh khớp có các biểu hiện không chỉ ở khớp mà còn ở các cơ quan khác, do vậy việc thăm khám phải toàn diện bao gồm hỏi bệnh, khám thực thể, X quang và các xét nghiệm. 1. Khám lâm sàng bệnh nhân bị bệnh khớp. 1.1. Các triệu chứng cơ năng: + Đau khớp: là triệu chứng chủ yếu, và quan trọng nhất, thường là lý do chính buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh và điều trị. Đau khớp có 2 kiểu khác nhau: - Đau kiểu viêm (hay đau do viêm), thường đau liên tục trong ngày, đau tăng lên về đêm và sáng, khi nghỉ ngơi không hết đau, mà chỉ giảm đau ít. Đau kiểu viêm gặp trong các bệnh khớp do viêm: thấp khớp cấp, viêm khớp dạng
  2. thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, các bệnh của tổ chức liên kết... - Đau không do viêm hay đau kiểu cơ học: đau tăng khi bệnh nhân cử động, giảm đau nhiều hoặc hết đau khi bệnh nhân nghỉ ngơi, thường gặp trong thoái hoá khớp, các dị tật bẩm sinh... + Các rối loạn vận động khớp: - Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng: là hiện tượng cứng các khớp, khó cử động khớp khi mới ngủ dậy, phải sau một thời gian hoặc sau nhiều lần cử động khớp thì mới trở lại cảm giác các khớp mềm mại. Thời gian cứng khớp buổi sáng có thể kéo dài một giờ đến nhiều giờ. Vị trí hay gặp là các khớp cổ tay, bàn ngón tay, đôi khi ở khớp gối và khớp cổ chân. Dấu hiệu này tương đối đặc trưng cho viêm khớp dạng thấp. Cứng khớp buổi sáng ở khớp đốt sống thắt lưng và lưng hay gặp trong viêm cột sống dính khớp ở giai đoạn sớm. - Hạn chế các động tác cử động khớp: tùy theo từng vị trí và mức độ tổn thương khớp mà có thể biểu hiện bằng khó cầm nắm, hạn chế đi lại, ngồi xổm... Hạn chế vận động có
  3. thể do nhiều nguyên nhân như: tổn thương khớp, tổn thương cơ, tổn thương thần kinh…Hạn chế vận động có thể kéo dài trong thời gian ngắn có hồi phục hoặc diễn biến kéo dài không hồi phục. + Khai thác các yếu tố bệnh lý trong tiền sử: - Tiền sử bản thận: chấn thương nghề nghiệp, các bệnh trước khi có biểu hiện ở khớp như nhiễm khuẩn, nhiễm độc... - Yếu tố gia đình: trong nhiều bệnh khớp có liên quan đến yếu tố gia đình như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh Gút... 1.2. Các triệu chứng thực thể: 1.2.1. Nguyên tắc chung khám bệnh nhân bị bệnh khớp: + Cần bộc lộ các khu vực cần khám đủ để quan sát, sờ, nắn và khám ở các tư thế khác nhau. + Khám phải tuân theo trình tự để tiện cho việc nhận xét đánh giá. Phải chú ý so sánh 2 bên với nhau và so sánh với người lành.
  4. + Cần liệt kê các khớp cần khám và nếu có thể được nên sử dụng các sơ đồ hệ thống các khớp. 1.2.2. Các triệu chứng hay gặp: + Sưng khớp: là triệu chứng quan trọng. Sưng khớp là biểu hiện của viêm ở màng hoạt dịch khớp, tổ chức phần mềm cạnh khớp, tràn dịch trong ổ khớp hoặc tăng sinh màng hoạt dịch và xơ hoá tổ chức cạnh khớp dẫn đến biến đổi hình thể của khớp hoặc biến dạng khớp. Sưng khớp dễ phát hiện ở các khớp nông ngoại vi của chi trên hoặc chi dưới, còn các khớp cột sống, khớp háng, khớp vai nằm ở sâu khó phát hiện chính xác triệu chứng sưng khớp. - Vị trí, số lượng: có thể sưng một khớp, sưng vài khớp và sưng nhiều khớp. Sưng khớp có thể đối xứng 2 bên hoặc không đối xứng (xưng các khớp nhỏ đối xứng 2 bên hay gặp trong bệnh viêm khớp dạng thấp, sưng khớp lớn, khớp vừa, ở một hoặc vài khớp không đối xứng hay gặp trong bệnh thấp khớp cấp. - Sưng khớp đốt bàn-ngón cái bàn chân một bên hoặc hai bên hay gặp trong bệnh Gút cấp tính. - Tính chất sưng khớp: sưng kèm nóng, đỏ, đau, đối xứng hay không đối xứng.
  5. - Diễn biến của sưng khớp: . Di chuyển từ khớp này sang khớp khác-khớp cũ khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn < 1 tuần (hay gặp trong bệnh thấp khớp cấp). . Tăng dần: sưng khớp xuất hiện thêm ở các khớp mới, trong khi các khớp cũ vẫn sưng, đau kéo dài (hay gặp trong bệnh viêm khớp dạng thấp, Gút mạn tính...). . Không di chuyển, cố định: chỉ tổn thương ở một khớp hay vài khớp không chuyển sang các khớp khác. . Hay tái phát: sưng khớp tái đi tái lại nhiều lần ở cùng vị trí.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2