intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trôi nổi "văn hóa doanh nhân"

Chia sẻ: Mon Ho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

106
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Doanh nhân là những người được xã hội kính trọng vì trí tuệ, bản lĩnh lãnh đạo cả một doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhưng bên cạnh đó doanh nhân đã có một tầm ứng xử văn hóa phù hợp với vị trí của họ trong xã hội hay chưa là một trăn trở của nhiều người trong và ngoài giới kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trôi nổi "văn hóa doanh nhân"

  1. Trôi nổi "văn hóa doanh nhân" Doanh nhân là những người được xã hội kính trọng vì trí tuệ, bản lĩnh lãnh đạo cả một doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhưng bên cạnh đó doanh nhân đã có một tầm ứng xử văn hóa phù hợp với vị trí của họ trong xã hội hay chưa là một trăn trở của nhiều người trong và ngoài giới kinh doanh. Bài viết thể hiện mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, có văn hóa hơn bắt đầu từ hành vi ứng xử đẹp và có văn hóa của những người chủ doanh nghiệp. Gần đây nhiều người có tiền và thành lập doanh nghiêp riêng và nghiễm nhiên họ được gọi một cái tên là “Doanh nhân” – một từ mà mọi người khá kính nể vì túi tiền, vì tri thức và cả quan hệ xã hội của nó. Thế nhưng vẫn còn vô vàn cái mà chúng ta gọi đơn giản là văn hóa ứng xử, văn hóa cuộc sống, văn hóa kinh doanh vẫn còn rất thiếu hụt ở các doanh nhân ngày nay. Tôi đã đọc rất nhiều bài viết ca ngợi các doanh nhân nhưng tôi ít thấy bài viết
  2. chỉ ra những mặt còn yếu kém và phải khắc phục để doanh nhân ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, đẹp hơn trong mắt mọi người. Với bài viết này tôi hy vọng doanh nhân ngày nay và trong tương lai sẽ có một văn hóa ngang tầm với tri thức cũng như túi tiền của họ. Văn hóa đó là gì? Đó đơn giản là văn hóa ứng xử, văn hóa trong lời nói và hành vi trong cuộc sống thực tế đang diễn ra hàng ngày nơi công cộng. 1. Doanh nhân ơi chúng tôi không phải nhân viên của anh! Mấy ngày nghỉ loay hoay ở nhà dọn dẹp nhà cửa, rồi nấu nấu nướng nướng chẳng đưa mấy nhóc đi chơi đâu được. Hôm nay đã là ngày cuối cùng trong dịp nghỉ lễ, mấy nhóc cứ đòi mẹ cho đi công viên, nghe tụi nó than điếc tai quá tôi đành miễn cưỡng cho tụi nó đi chơi. Gần nhà là Thảo Cầm viên nên tôi quyết định cho chúng ra đó chơi. Ngày lễ có khác, khu vui chơi cho trẻ con đông nghìn nghịt. Chen mãi mới mua được vé để chơi trò chơi, cô bán vé ngày thường còn tươi cười hôm nay chắc đông khách quá nên mặt mày khó đăm đăm. Trò chơi nào cũng đông, khách hàng
  3. chen lấn nhau mà nói chính xác là người lớn chen đằng người lớn, trẻ con chen đằng trẻ con. Tôi thầm nghĩ ngay cả khi những bậc cha chú còn chẳng biết trật tự, nhường nhịn thì sao con trẻ có thể nhìn và học tập được. Đứng cạnh tôi là hai vợ chồng trẻ, trong lúc cho con đi đu quay thì anh chồng nói chuyện điện thoại suốt bằng một giọng oang oang chẳng thèm để ý gì tới người xung quanh. Nghe chị vợ buôn với những người khách khác chồng là doanh nhân, đang phải đấu thầu xây dựng một dự án lớn nên đưa con đi chơi mà cũng chẳng yên thân cứ có phone suốt. Tôi bắt gặp không ít ánh mắt tỏ ra thán phục vợ chồng trẻ mà làm ăn giỏi nhưng bên cạnh đấy cũng không ít ánh mắt khó chịu vì cách nói chuyện lớn tiếng chẳng quan tâm đến ai của anh chồng kia. Chúng tôi tới công viên để vui chơi và thư giãn chứ không phải để nghe câu chuyện đấu thầu của doanh nhân. “Doanh nhân ơi chúng tôi không phải là nhân viên của anh mà phải ở đây để nghe những gì anh nói” tôi tin rất nhiều người đang phải chịu đựng giọng nói oang oang của doanh nhân kia muốn lên tiếng như vậy.
  4. 2. Doanh nhân ơi hãy tạo việc làm cho tôi. Mấy mẹ con đi chơi một hồi, chóng mặt về sự đông đúc, điều hành một cách không hợp lý của người kinh doanh và không biết thứ tự của khách hàng, tôi mua mấy lon nước rồi ngồi ở ghế đá nghỉ. Đối diện chúng tôi là hai anh ăn mặc rất lịch sự, điện thoại di động toàn hàng mắc tiền, nghe câu chuyện hai anh nói với nhau tôi biết lại gặp hai doanh nhân. Cách họ nói chuyện rất lịch sự khiến tôi mừng và nghĩ “Không phải ai cũng tệ như anh doanh nhân vừa nãy”. Tôi cũng chẳng để ý đến câu chuyện của hai anh doanh nhân này nữa mà mải chơi đùa với hai con. Bỗng tôi giật bắn người vì nghe tiếng xoẹt rồi nước đá ở đâu bắn cả lên mặt, hoàn hồn mới hiểu ra một trong hai anh doanh nhân kia uống cafe đựng trong ly nhựa xong đã ném cái ly còn đá ra giữa đường đi không ngờ nắp của ly cafe bung ra làm đá văng tung tóe. Tôi không thể ngờ hai anh doanh nhân đó còn cười khoái trí vì sự cố đó. Ngay bên cạnh chỗ hai anh ngồi cách vài bước, một chú chim cánh cụt bằng sứ do công viên đặt đang đứng há miệng
  5. rất xinh xắn để chờ du khách bỏ rác vô. “Doanh nhân ơi hãy tạo việc làm cho chúng tôi” tôi nghe đâu đó những chú chim cánh cụt lên tiếng. Doanh nhân ơi nếu như các anh còn không biết việc gì phải làm thì làm sao các anh có thể điều hành cả một bộ máy hoạt động? Nếu các anh còn không đi đầu và làm gương cho những việc phải làm nơi công cộng thì sao các anh có thể bắt người lao động phải tự giác trong công việc khi không có anh ở văn phòng? Tôi thấy buồn vì sao những nguyên lý đơn giản vậy mà doanh nhân cũng không hiểu. 3. Làm sao để "Con sâu không làm rầu nồi canh"? Tôi biết không phải tất cả doanh nhân đều vậy nhưng tôi tin còn rất nhiều doanh nhân có cuộc sống hai mặt như thế. Khi ở công ty, trước mặt đối tác, trước mặt nhân viên có lẽ họ là những người ăn mặc bảnh bao, lịch lãm và galăng nhưng đối với gia đình – những người đã quá hiểu họ để chẳng còn gì phải xấu hổ hay chốn công cộng khi chẳng ai biết mình mà phải để ý xây dựng hình ảnh thì liệu họ có còn ứng xử và có hành vi văn hóa
  6. như mọi khi không? Cá nhân tôi nghĩ đã có một câu nói của danh nhân mà tôi rất thích “Thói quen tạo nên hành động, hành động tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận” Đúng vậy, thói quen sẽ tạo nên hành động, vậy các doanh nhân ơi tại sao chúng ta không cố gắng để chỉ những thói quen tốt tồn tại và tạo nên những hành động lịch sự, có văn hóa. Tôi rất đau lòng khi có những doanh nhân như trên trở thành "con sâu làm rầu nồi canh”. Tôi thật lòng hy vọng và mong muốn các doanh nhân không những có trí tuệ đẹp mà còn có cả một tâm hồn đẹp để góp phần xây dựng xã hội kinh doanh ngày càng có văn hóa. Tôi nghĩ điều này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện môi trường sống, môi trường giáo dục của chúng ta. Con trẻ là tầng lớp nhạy cảm nhất và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh nhất. Vì vậy ở những nơi công cộng, những khu vui chơi của trẻ nhỏ chúng ta, nhất là những doanh nhân hãy cố gắng cử xử thật đẹp nhé! Hãy để con trẻ nhìn thấy một xã hội công bằng, có trật tự và văn hóa. Tôi tin con trẻ sẽ là những hạt giống tốt nảy mầm thành những doanh nhân tương lai với một tầm trí tuệ cao
  7. hơn, hành vi ứng xử văn hóa hơn và có một tâm hồn đẹp hơn. Hãy cùng cố gắng vì một thế giới đẹp hơn các bạn nhé!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2