See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/311776186<br />
<br />
TRỒNG BẦN CHUA (SONNERATIA CASEOLARIS (L.) ENGL.) THỬ NGHIỆM<br />
CHẮN SÓNG, HẠN CHẾ XÓI LỞ TẠI XÃ HIỆP THẠNH, HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH<br />
TRÀ VINH Viên Ngọc Nam (*), Đỗ Thị Diễm (*), Trần Th...<br />
Conference Paper · June 2015<br />
CITATIONS<br />
<br />
READS<br />
<br />
0<br />
<br />
93<br />
<br />
3 authors, including:<br />
Vien Ngoc Nam<br />
Nong Lam University<br />
28 PUBLICATIONS 542 CITATIONS <br />
SEE PROFILE<br />
<br />
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:<br />
<br />
The Sustainable Wetlands Adaptation and Mitigation Program (SWAMP) View project<br />
<br />
Đề tài mã số SPD2016.01.09 View project<br />
<br />
All content following this page was uploaded by Vien Ngoc Nam on 21 December 2016.<br />
<br />
The user has requested enhancement of the downloaded file.<br />
<br />
TRỒNG BẦN CHUA (SONNERATIA CASEOLARIS (L.) ENGL.) THỬ<br />
NGHIỆM CHẮN SÓNG, HẠN CHẾ XÓI LỞ TẠI XÃ HIỆP THẠNH,<br />
HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH<br />
Viên Ngọc Nam (*), Đỗ Thị Diễm (*), Trần Thanh Nhàn (**)<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Trồng rừng ngập mặn để ổn định bờ biển, phòng hộ ven biển, trồng cây gây rừng đã<br />
xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1975 sau khi chiến tranh kết thúc (Barry Clough, 2014). Trong<br />
những năm gần đây việc trồng cây gây rừng, phục hồi và khôi phục rừng ngập mặn đã được<br />
thực hiện với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên điều đáng tiếc là chưa có dự án nào thực sự<br />
thành công do đánh giá hiện trường trồng rừng không đúng hoặc chọn loài cây không phù hợp.<br />
Điều kiện thủy văn tại hiện trường là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được xem xét trong bất kì<br />
dự án khôi phục rừng phòng hộ nào. Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Trà Vinh đã tiến hành trồng rừng<br />
thí nghiệm chống sạt lở, chắn sóngtại xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh,tuy nhiên<br />
chưa đánh giá các yếu tố môi trường có liên quan trước khi trồng. Do đó nghiên cứu đặc điểm<br />
tự nhiên và tình hình trồng rừng Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) thử nghiệm chắn<br />
sóng, hạn chế xói lở bờ biển ở xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nhằm tìm hiểu<br />
các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến kết quả trồng rừng cũng như hiện trạng rừng mới trồng<br />
từ đó cung cấp những thông tin ban đầu làm cơ sở cho việc theo dõi và trồng rừng tại địa phương<br />
trong tương lai được thành công.<br />
Mục tiêu của bài này là (1) nắm bắt 1 số yếu tố môi trường để xem xét mức độ ảnh<br />
hưởng đến sự phát triển của rừng trồng, (2) Cung cấp cơ sở dữ liệu ban đầu để theo dõi động<br />
thái phát triển của rừng trồng chắn sóng, hạn chế xói lở ở khu vực nghiên cứu theo thời gian.<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
2.1. Phương pháp<br />
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomized Complete<br />
Block Design) gồm 3 lô, 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Như vậy có tất cả là: 3 x 3 x 3 = 27 ô<br />
thí nghiệm (Hình 1). Mỗi nghiệm thức trồng 42 cây Bần chua, 3 lô thí nghiệm được bố trí dọc<br />
theo bờ biển có tổng diện tích trồng là 4.200 m2, với diện tích mỗi lô là 1.400 m2. Giữa các lô<br />
cách nhau 30 – 100 m tùy theo điều kiện cụ thể, tính theo chiều dọc bờ biển. Thí nghiệm sử<br />
dụng lô có hình chữ nhật với chiều dài 45 m vuông góc với bờ biển, chiều ngang 31 m song<br />
song với bờ biển, trên cùng một dạng lập địa để đối chứng giữa các nghiệm thức.<br />
- Nghiệm thức 1: Trồng Bần chua bằng phương pháp cải tạo đất theo hố (đào hố và đổ bùn<br />
mới vào sau đó trồng cây).<br />
- Nghiệm thức 2: Trồng Bần chua bằng phương pháp không cải tạo đất.<br />
- Nghiệm thức 3: Trồng Bần chua bằng phương pháp cải tạo theo băng (đổ bùn mới theo<br />
băng sau đó trồng cây).<br />
Bao lưới mùng giảm áp lực sóng lúc triều gần cạn, gia tăng tích tụ bùn như sau: Bao<br />
xung quanh của 3 lô (với mỗi lô riêng biệt nhau) gồm 2 hàng rào lưới, khoảng cách từ ranh bên<br />
ngoài lô đến vòng lưới thứ nhất cách nhau 10 m; vòng lưới thứ 2 cách vòng lưới thứ nhất 10 m<br />
tính chiều trở ra bên ngoài lô. Mỗi 1 cọc được cắm cách nhau 1,5 m để buộc dây giữ lưới, lưới<br />
có chiều ngang 50 cm, chôn lưới xuống dưới mặt đất 20 cm, phần lưới thẳng đứng từ mặt đất<br />
trở lên là 30 cm.<br />
----------------------------------------------------------------------------------------PGS.TS. Viên Ngọc Nam (*), KS. Đỗ Thị Diễm (*), KS. Trần Thanh Nhàn (**)<br />
(*)<br />
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, (**) Chi cục Kiểm Lâm tỉnhSóc Trăng.<br />
<br />
Cự ly trồng: Cây cách cây là 1,5 m và hàng cách hàng là 2,5 m.<br />
Mật độ trồng là 2.700 cây/ha.<br />
Tiêu chuẩn cây trồng:<br />
Do điều kiện lập địa chịu ảnh hưởng của gió biển theo mùa, hàng ngày phải chịu sự xô<br />
đẩy của sóng biển cho nên cây giống phải tuyển chọn theo một số tiêu chuẩn kỹ thuật cao và có<br />
khả năng chống chịu đối với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và yếu tố sóng biển. Ngoài ra,<br />
do vùng ngập nước ven biển có độ ngập triều trên 1,5 m nên cây con cần đảm bảo tiêu chuẩn<br />
sau: Có độ tuổi từ 18 tháng đến 20 tháng, đường kính cổ rễ > 3 cm và chiều cao vút ngọn là 2,2<br />
– 2,5 m. Hình dạng cây Bần chua phải thân thẳng, tán đều, không gãy ngọn, không sâu bệnh,<br />
không cong queo.<br />
<br />
45 m<br />
<br />
30 m<br />
NT 2<br />
NT 1<br />
NT 3<br />
NT 3<br />
NT 2<br />
NT 1<br />
NT 1<br />
NT 3<br />
NT 2<br />
L<br />
<br />
L<br />
<br />
L<br />
<br />
Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm<br />
Dùng máy định vị toàn cầu (GPS) để xác định vị trí các cây trong khu vực trồng rừng<br />
thử nghiệm. Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám và thông tin địa lý (GIS) và phần mềm<br />
Statgraphics để lưu trữ vị trí, số liệu cũng như cơ sở dữ liệu, làm cơ sở cho việc đánh giá và<br />
theo dõi tình hình phát triển của cây Bần chua theo không gian và thời gian.<br />
<br />
Mực<br />
<br />
2m<br />
<br />
Băng<br />
Nhuộm<br />
<br />
Phai màu<br />
<br />
Hình 2: Dụng cụ đo triều bằng băng nhuộm<br />
<br />
Sử dụng dụng cụ đo triều bằng băng nhuộm và bảng thủy triều ở Trạm Cửa Định An<br />
(2014) để xác định tần số ngập triều, địa hình tại những vị trí cắm dụng cụ đo.<br />
Sử dụng máy địa bàn 3 chân để đo địa hình trên 3 tuyến địa hình đi qua 3 lô thí nghiệm.<br />
Đồng thời dùng các dụng cụ để đo độ mặn, pH, ...<br />
Đo lần 1 là tháng 7/2014: Các chỉ tiêu Hvn, D10, phân tích đất, nước (pH, mặn). Do<br />
CCKL tỉnh Trà Vinh thực hiện.<br />
Đo lần 2 là tháng 10/2014: Các chỉ tiêu Hvn, D10, độ mặn, pH của đất và nước, độ cao<br />
địa hình, độ ngập triều.<br />
Đo lần 3 là tháng 12/2014,<br />
2.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Trồng Bần chua thử nghiệm chắn sóng, hạn chế xói lở tại xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên<br />
Hải, tỉnh Trà Vinh.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Yếu tố môi trường trong khu vực nghiên cứu<br />
Thành phần cơ giới đất cát có tỷ lệ như sau: Cát là 94,9%, sét là 2,9%, thịt là 2,2%. Đối<br />
với đất bùn có tỷ lệ: Cát 4,6%, sét 22%, thịt 73,4%. Qua kết quả phân tích cho thấy cây Bần<br />
chua được trồng trên vùng đất cát điều này hạn chế đến sinh trưởng của cây Bần chua.<br />
Độ mặn của đất và nước đo sau khi trồng 1 tháng là 0,8 – 0,9‰. Nhưng khi trồng được<br />
4 tháng độ mặn trong đất và nước đã có sự thay đổi từ 4,3 - 6,7‰. Kết quả phân tích độ mặn<br />
cho thấy nó khá phù hợp với yêu cầu sinh thái của loài Bần chua. Tuy nhiên trong thời gian lấy<br />
mẫu có ảnh hưởng của nước mưa do đó độ mặn đã bị nước mưa giảm bớt.<br />
Về pH của đất và nước tương đối cao, dao động trong khoảng từ 7 – 9, đây là vùng nước<br />
gần biển nên pH như vậy là bình thường. Độ bùn ngập sau khi trồng 4 tháng thay đổi lớn. Nhiều<br />
vị trí không đổ bùn nhưng do tác động của sóng và gió biển đã làm cho bùn không thể cố định<br />
tại một số vị trí đã bố trí thí nghiệm do đó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng của cây Bần<br />
chua. Không có bùn ngập cây không thể sinh trưởng do không phù hợp với đất cát hoặc ngập<br />
bùn quá sâu khiến rễ sinh khí không thể sinh trưởng dẫn đến cây chết.<br />
3.2. Độ ngập triều và thời gian ngập<br />
Qua kết quả đo đạc cho thấy địa hình từ các vị trí ≥ 3,75 m để có thể trồng rừng là rất<br />
khó khăn, cần điều tra hiện trường kỹ trước khi trồng do thời gian phơi đất trong năm dài. Cụ<br />
thể tại vị trí ≥ 4 m thời gian phơi đất là 9/12 tháng, vị trí cao 3,75 m thời gian phơi đất là 3/12<br />
tháng và ngoài ra tại các tháng còn lại số ngày ngập trong tháng rất thấp. Những vị trí ≤ 3,5 m<br />
có thời gian ngập triều thường xuyên hơn nên rất thích hợp cho việc trồng cây Bần chua. Tuy<br />
nhiên ở các vị trí ≤ 2,75 m ngập triều tất cả các ngày trong tháng nên không thích hợp để trồng<br />
cây Bần chua.<br />
3.3. Địa hình<br />
Tuyến 1 đi qua lô 1 cho thấy thấp hơn nhiều so với mực nước biển trung bình. Điểm<br />
thấp nhất có độ cao là 0,6 m, điểm cao nhất trong lô đầu tiên có độ cao là 0,97 m (Hình 3).<br />
Tuyến 2 đi qua vị trí lô thí nghiệm 2 có chênh lệch về độ cao khá rõ nét. Trong đó điểm thấp<br />
nhất thấp hơn mực nước biển trung bình là 2,25 m và điểm cao nhất còn thấp hơn 1,73 m (Hình<br />
4). Tuyến 3 có điểm thấp nhất là 0,8 m, kém mực nước biển trung bình là 0,93 m và điểm cao<br />
<br />
Độ cao (cm)<br />
<br />
nhất kém khoảng 0,75 m (Hình 5). Như vậy cho thấy khu vực trồng rừng hiện tại có địa hình<br />
quá thấp nên cây Bần chua không thể sinh trưởng bình thường.<br />
600<br />
577<br />
<br />
500 480<br />
457<br />
400<br />
<br />
440<br />
<br />
409<br />
<br />
379<br />
<br />
330<br />
<br />
300<br />
<br />
275<br />
<br />
292<br />
<br />
Lô 1<br />
200<br />
<br />
243<br />
202<br />
160<br />
<br />
100<br />
77 82<br />
<br />
60<br />
<br />
97<br />
<br />
115<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
70<br />
<br />
80<br />
<br />
90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 210<br />
Khoảng cách (m)<br />
<br />
Độ cao (cm)<br />
<br />
Hình 3 Biểu đồ độ cao địa hình ở tuyến 1, lô 1<br />
600<br />
<br />
536<br />
<br />
500 480<br />
<br />
400<br />
385<br />
300<br />
275<br />
<br />
436<br />
<br />
441<br />
415<br />
333<br />
<br />
309<br />
281<br />
<br />
Lô 2<br />
<br />
200<br />
<br />
289<br />
<br />
285<br />
240<br />
<br />
188<br />
100<br />
<br />
Hình 102<br />
4: 80<br />
Biểu 120<br />
đồ độ cao địa hình ở tuyến 2, lô 2<br />
<br />
80 76<br />
<br />
0 50<br />
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 210 220 230<br />
Khoảng cách (m)<br />
<br />
Hình 4 Biểu đồ độ cao địa hình ở tuyến 2, lô 2<br />
Độ cao (cm)<br />
<br />
600<br />
<br />
500 480<br />
<br />
527<br />
494<br />
<br />
400<br />
<br />
436<br />
<br />
300<br />
275<br />
<br />
338<br />
<br />
324<br />
<br />
288<br />
<br />
Lô 3<br />
<br />
265<br />
<br />
200<br />
199<br />
100<br />
100<br />
93 98 100<br />
81 89<br />
70<br />
<br />
169<br />
<br />
120<br />
<br />
0<br />
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 210 220 230 240 250 260<br />
Khoảng cách (m)<br />
<br />
Hình 5 Biểu đồ độ cao địa hình ở tuyến 3, lô 3<br />
<br />