Nghiên cứu một số đặc điểm thích nghi hình thái và giải phẫu của loài bần chua (sonneratia caseolaris (l.) engl.) ở sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang
lượt xem 6
download
Sống ở nơi có độ mặn của nước 15 - 18‰, loài Bần chua hình thành nhiều rễ hô hấp có kích thước dài, nhiều lỗ vỏ, tầng bần dầy, nhiều tế bào đá, mô mềm vỏ có nhiều khoảng gian bào hơn so với nơi có độ mặn 5 – 8‰ để đảm bảo sự vững chắc của rễ và thu nhận đủ oxy cung cấp cho cây. Mặt khác, lá có kích thước nhỏ và dầy, mô nước phát triển để có thể pha loãng lượng muối thừa trong cây; số lỗ khí nhiều để hút và vận chuyển nước từ môi trường đất vào cây được thuận lợi hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu một số đặc điểm thích nghi hình thái và giải phẫu của loài bần chua (sonneratia caseolaris (l.) engl.) ở sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang
- Năm học 2016 - 2017 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CỦA LOÀI BẦN CHUA (SONNERATIA CASEOLARIS (L.) ENGL.) Ở SÔNG CỬA TIỂU, TỈNH TIỀN GIANG Phạm Thị Phương, Lê Minh Trung (Sinh viên năm 4, Khoa Sinh học) GVHD: TS Phạm Văn Ngọt TÓM TẮT Sống ở nơi có độ mặn của nước 15 - 18‰, loài Bần chua hình thành nhiều rễ hô hấp có kích thước dài, nhiều lỗ vỏ, tầng bần dầy, nhiều tế bào đá, mô mềm vỏ có nhiều khoảng gian bào hơn so với nơi có độ mặn 5 – 8‰ để đảm bảo sự vững chắc của rễ và thu nhận đủ oxy cung cấp cho cây. Mặt khác, lá có kích thước nhỏ và dầy, mô nước phát triển để có thể pha loãng lượng muối thừa trong cây; số lỗ khí nhiều để hút và vận chuyển nước từ môi trường đất vào cây được thuận lợi hơn. 1. Mở đầu Bần chua hay còn gọi là Bần sẻ (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) thuộc họ Bần (Sonneratiaceae) là loài cây ngập mặn chính thức tiên phong ở các bãi bồi ven sông, ven biển nước lợ 7. Loài này hình thành các đặc điểm thích nghi để tồn tại và phát triển trên thể nền bùn sét mềm, ngập triều, thiếu oxy và nhiều sóng gió. Mặc dù Bần chua được biết đến từ rất lâu, nhưng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm thích nghi của loài cây này ở các điều kiện môi trường sống khác nhau trong tự nhiên. Vì thế, công trình này nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và giải phẫu thích nghi của loài Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) ở sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang góp phần cung cấp những dẫn liệu về sự thích nghi của loài này với môi trường sống. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017. Thời gian khảo sát thực địa, thu mẫu được tiến hành 2 đợt: đợt 1 vào tháng 11/2016 và đợt 2: tháng 04/2017. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Mẫu lá, rễ hô hấp, Bần chua được thu hái từ những cây mọc ở vùng ven sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa Thu hái mẫu từ những cây mọc ở vùng ven sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang ở 2 vị trí gồm 4 điểm theo sơ đồ hình 1. 39
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH - Điểm 1a: có độ mặn 15‰, thể nền sét mềm. - Điểm 1b: có độ mặn 15‰, thể nền sét. - Điểm 2a: có độ mặn 5‰, thể nền sét mềm. - Điểm 2b: có độ mặn 5‰, thể nền sét. Hình 1. Các điểm thu mẫu Bần chua ở sông Cửa Tiểu Tại mỗi điểm nghiên cứu: - Xác lập 5 ô con (mỗi ô 1m2) từ ô tiêu chuẩn 100 m2; thống kê số rễ hô hấp, đo chiều cao (tính từ mặt bùn) và đường kính rễ hô hấp (cách mặt bùn 5 cm) trong 5 ô con. - Lấy 15 rễ hô hấp non và 15 lá bánh tẻ (cặp lá thứ 3 tính từ ngọn) từ những cây khác nhau ở cành phía dưới (cách mặt đất 1 m) và cành phía trên (cách cành dưới 2 m). Các mẫu được cố định trong formol 5‰. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm - Phương pháp cắt, nhuộm mẫu: cắt trực tiếp bằng tay với lưỡi dao lam và nhuộm kép theo phương pháp của Trần Công Khanh (1984) [2], - Phương pháp đếm số lỗ khí của lá: dùng một chất keo trong suốt (colodion) bôi một lớp mỏng lên trên bề mặt phiến lá (mặt trên và mặt dưới), khi lớp keo khô, bóc lớp keo đó ra khỏi lá và đếm số lỗ khí dưới kính hiển với buồng đếm lỗ khí. - Phương pháp đếm số lỗ vỏ của rễ hô hấp: dùng dao lam khoanh một vùng 1 cm2 trên vỏ rễ hô hấp, tách lớp vỏ rễ này để đếm số lỗ vỏ. - Phương pháp đo trên kính hiển vi: sử dụng phương pháp đo gián tiếp bằng cách so sánh kích thước của vật cần đo với một thước đo thị kính và thước đo vật kính được lắp thêm vào kính hiển vi. Sử dụng phương pháp này chúng ta xác định được kích thước của các mô. 40
- Năm học 2016 - 2017 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Kết quả phân tích môi trường sống của Bần chua Một số đặc điểm môi trường sống của Bần chua ở vùng Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang được trình bày ở bảng 1 Bảng 1. Một số đặc điểm môi trường sống của Bần chua ở các điểm thu mẫu Điểm Độ ngập Độ mặn Độ thành pH Độ lún thu Ngày đo thủy triều nước thục đất nước (cm) mẫu (m) (‰) (n) 20/10/2016 2,9 15 7,5 - 10 - 15 1a 15/4/2017 2,5 18 7,8 1 10 - 15 20/10/2016 2,0 15 7,3 - 5 1b 15/4/2017 2,0 17 7,6 0,9 0-5 20/10/2016 2,7 5 7,5 1 10 – 15 2a 15/4/2017 2,5 8 7,7 - 10 – 15 20/10/2016 1,6 5 7,4 0,8 0–5 2b 15/4/2017 1,5 7 7,6 - 0–5 Qua số liệu ở bảng 1 cho thấy: - Độ pH từ 7,3 – 7,8, ít có thay đổi vì do thủy triều lên xuống mỗi ngày. - Điểm 1a và 1b có độ mặn cao hơn điểm 2a và 2b. Vào tháng 4/2017, 2 điểm 1a và 1b có độ mặn của nước lên đến 18‰, tháng 10/2016 có độ mặn 15‰. Trong khi đó ở 2 điểm 2a và 2b nước có độ mặn 5 - 8‰. - Điểm 1a và 2a có thể nền thuộc loại sét mềm; điểm 1b và 2b thể nền thuộc loại sét. - Độ thành thục của đất tại vị trí 1a và 2a cao hơn độ thành thục tại vị trí 1b và 2b, điều này dẫn đến độ lún tại 2 điểm 1a, 2a cao hơn 2 điểm 1b, 2b. Khi thủy triều lên ở 2 điểm 1a và 2a cũng có độ ngập cao hơn 2 điểm 1b và 2b. 3.2. Đặc điểm thích nghi của rễ Bần chua 3.2.1. Đặc điểm về hình thái thích nghi của rễ Bần chua Số lượng và kích thước rễ hô hấp của Bần chua sống ở điều kiện sinh thái khác nhau được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Số lượng và kích thước rễ hô hấp của Bần chua ở các điểm thu mẫu Điểm thu Chiều cao Đường kính Số rễ/m2 Số lỗ vỏ/cm2 mẫu (cm) (cm) 1a 236,0 ± 19,91c 17,96 ± 8,99 c 1,87 ± 0,66b 9,2 ± 1,4d a a a 1b 98,2 ± 12,64 10,60 ± 3,79 1,24 ± 0,39 6,1 ± 0,85 c 2a 141,4 ± 36,81b 15,70 ± 6,50 b 1,82 ± 0,73b 4,5 ± 0,95 b 2b 112,8 ± 9,50ab 9,74 ± 2,92 a 1,11 ± 0,37a 3,3 ± 0,92 a Ghi chú: a, b, c, d theo cột khác nhau có ý nghĩa ở mức 95% với a < b < c < d 41
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Qua số liệu ở bảng 2 cho thấy: - Ở điểm 1a Bần chua có số rễ hô hấp nhiều hơn (236 rễ/m2) so với 3 điểm còn lại. Ở điểm 1b, 2a và 2b Bần chua có số lượng rễ sai khác không có ý nghĩa. - Chiều cao của rễ hô hấp ở điểm 1a cũng lớn nhất (17,96 cm), kế đến là 2a (15,70 cm); còn ở điểm 1b và 2b thì Bần chua có chiều cao rễ hô hấp nhỏ nhất (tương ứng 10,60 cm và 9,74 cm). - Ở điểm 1a và 2a rễ có đường kính lớn hơn rễ ở 1b và 2b; rễ 2b có đường kính rễ nhỏ nhất (1,11 cm). Về số lỗ vỏ của rễ hô hấp ở vị trí 1a, 1b là (6,1 – 9,2 lỗ vỏ/cm2) nhiều hơn so với số lượng lỗ vỏ của rễ ở vị trí 2b, 2a. Nguyên nhân của sự khác biệt chính là do độ mặn ở vị trí 1a, 1b (vị trí gần cửa biển và ở phía ngoài có độ mặn cao (15 - 18‰), bị ngập triều cao, rễ hô hấp bị Hà sun (Balanus - là động vật Chân đốt, thuộc nhóm Chân râu trong phân ngành Giáp xác) bám vì thế rễ có nhiều lỗ vỏ để tăng cường khả năng trao đổi khí với môi trường. Rõ ràng sống ở nơi sét mềm, độ ngập triều cao, có nhiều sóng gió, loài Bần chua đã hình thành nhiều rễ hô hấp với chiều cao và kích thước lớn hơn ở nơi thể nền sét, ít sóng gió để có thể tăng cường khả năng chống chịu và trao đổi khí với môi trường. Mặt khác, do Bần chua sống ở độ mặn cao 15 - 18‰ trên thể nền sét mềm có nhiều Hà sun (Balanus) sống bám vào rễ nên có số rễ hô hấp nhiều hơn, dài hơn, có nhiều lỗ vỏ hơn ở rễ hô hấp của Bần chua sống ở nơi có độ mặn 5 - 8‰ (hầu như không Hà sun). Kết quả của đề tài phù hợp với thí nghiệm của Takesi Toma và cs. (1991) về ảnh hưởng của mức độ ngập triều lên sự phát triển của rễ hô hấp ở Mắm biển (Avicennia marina) cho thấy chúng đáp ứng với các mức độ thiếu khí oxy vì ngập bằng cách tăng số lượng và chiều cao của rễ hô hấp 8. Người ta đã thí nghiệm bôi sáp hoặc vaselin ở các lỗ vỏ và nhận thấy lượng O2 trong rễ rất thấp, lúc này rễ bị “ngạt”; điều này thấy rõ qua những trận bão nước triều dâng cao và sau đó là tình trạng các cây ngập mặn bị chết nhiều 3. 3.2.2. Đặc điểm cấu tạo thích nghi của rễ Bần chua Cấu tạo rễ hô hấp Bần chua từ ngoài vào trong gồm có: - Rễ hô hấp sớm hình thành chu bì làm nhiệm vụ bảo vệ trước tác hại của sóng, gió,… Chu bì gồm các thành phần: + Tầng bần: 3 – 6 lớp tế bào hình chữ nhật kéo dài theo hướng tiếp tuyến và hóa bần, là những tế bào chết làm nhiệm vụ bảo vệ rễ. Một số rễ bị Hà bám vào thì tại nơi Hà bám hình thành tầng bần có nhiều lớp hơn, dầy hơn nơi không có Hà bám. Để thông khí, tầng bần của rễ hô hấp có thể bị bong ra và thay thế bằng những tế bào nhu mô gọi là lỗ vỏ; + Vùng phát sinh bần lục bì: một số lớp tế bào tiếp giáp phía trong tầng bần, gồm tầng sinh bần - lục bì và các tế bào chưa phân hóa thành bần hoặc lục bì; 42
- Năm học 2016 - 2017 + Lục bì: 3 – 4 lớp tế bào mô mềm có hay không có lạp lục - Mô mềm vỏ: chiếm phần lớn lát cắt (37% – 39%) gồm những tế bào sống hình cầu, hình nhiều dạng, có vách mỏng, sắp xếp chừa ra những khoảng gian bào lớn. Có nhiều tế bào đá rãi rác trong mô mềm vỏ; - Nội bì: một lớp tế bào nhỏ, kéo dài theo hướng tiếp tuyến. Nội bì ở rễ hô hấp không có cấu tạo chuyên hóa như ở rễ dinh dưỡng, không có đai caspary; - Trụ bì: gồm 3 – 4 lớp tế bào có vách dày. Một số tế bào trụ bì hóa cương mô; - Libe: gồm libe 1 và libe 2: gồm những tế bào có kích thước nhỏ, giống với trụ bì; - Vùng phân sinh libe – gỗ: gồm 4 – 5 lớp tế bào kéo dài theo hướng tiếp tuyến, gồm tượng tầng và các tề bào chưa phân hóa thành libe 2 hay gỗ 2; - Gỗ 2 phát triển gồm nhiều mạch dẫn to; - Gỗ 1: bị đẩy vào tâm, gồm những mạch có kích thước nhỏ hơn mạch gỗ 2; - Mô mềm ruột: các tế bào mềm hình cầu, có khoảng gian bào nhỏ hơn miền vỏ. Trong mô mềm ruột có rất ít tế bào đá. Biểu bì Tầng bần Miền trụ của rễ hô hấp Mô mềm vỏ Hình 2. Thành phần cấu tạo rễ hô hấp Bần chua 43
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Bảng 3. Độ dày của các lớp mô ở rễ hô hấp Bần chua (theo bán kính) (µm) Loại mô Rễ hô hấp ở 1a Rễ hô hấp ở 1b Rễ hô hấp ở 2a Rễ hô hấp ở 2b Tầng bần 51 ± 4,35c 51 ± 4,06c 38 ± 4,94b 31 ± 4,71a Vùng sinh 52 ± 3,87b 57 ± 2,13b 14 ± 2,79a 14 ± 2,79a bần – lục bì Lục bì 10 ± 1,53ab 10 ± 1,93b 9 ± 1,89ab 8 ± 1,96a Mô mềm vỏ 1016 ± 9,62d 1007 ± 7,48c 800 ± 9,00a 808 ± 9,53b Nội bì 37 ± 4,03b 37± 2,44b 20 ± 2,09a 21 ± 1,46a Libe 57 ± 3,71a 79 ± 2,89c 59 ± 5,59b 61 ± 1,27b Vùng phân 22 ± 3,48a 39 ± 1,88b 20 ± 3,44a 22 ± 2,05a sinh libe – gỗ Gỗ 691 ±6,10d 561 ±9,79a 595 ± 9,55c 578 ± 9,45b Mô mềm ruột 701 ± 8,55c 784 ± 9,70d 580 ± 9,63b 570 ± 9,94a Tổng 2635±15,03c 2625±16,15c 2135±24,79b 2114±15,67a Ghi chú: kí tự a, b, c, d theo hàng khác nhau có ý nghĩa ở mức 95% So sánh cấu trúc của rễ hô hấp Bần chua ở 4 nơi thu mẫu về đại thể có cấu tạo giống nhau, chỉ khác về vài chi tiết: - Rễ ở nơi có độ mặn 18‰ có tầng bần dầy hơn (51 µm) ở rễ hô hấp sống nơi độ mặn 5‰ (31 – 38 µm), nhất là những rễ có Hà bám nhiều. - Mô mềm vỏ của rễ hô hấp ở nơi thu mẫu 1a có kích thước tế bào to hơn và khoảng gian bào lớn hơn ở nơi thu mẫu 1b và ở 2a cũng lớn hơn ở 2b. - Ở rễ hô hấp 1a có rất nhiều tế bào đá so với 3 nơi thu mẫu còn lại. Đặc điểm thích nghi rõ nét trong cấu tạo rễ hô hấp Bần chua là những tổ chức chứa khí lớn, các lỗ vỏ thông khí. Lúc thủy triều xuống thì sự cân bằng không khí ở bên ngoài và bên trong rễ được tái lập nhờ cơ chế khuyếch tán khí bình thường. Nguyễn Khoa Lân (1996) đã nghiên cứu cấu trúc rễ hô hấp của Bần chua ở Lập An, Thừa Thiên – Huế cho thấy mô mềm vỏ chiếm 55,62% lát cắt, khoảng gian bào vỏ có số lượng 121 khoảng/mm2 [3]. Đặc điểm hấp thụ và bám giữ là đặc tính chung của rễ cây, nhưng việc thông chứa khí là đặc trưng của rễ cây ngập mặn. Hệ thống rễ cây ngập mặn được xem như là một cơ chế khá hoàn thiện, giải quyết được việc bám giữ, hấp thụ các chất dinh dưỡng và đảm bảo đủ oxy trong điều kiến bùn lầy, ngập nước bởi vì hệ rễ dinh dưỡng dưới đất có các rễ nằm ngang kết hợp chặt chẽ với rễ hô hấp. Sống ở nơi có nhiều sóng gió, độ mặn cao (15‰ - 18‰), để tồn tại Bần chua có rễ hô hấp hình thành đặc điểm thích nghi không chỉ về hình thái (rễ hô hấp dài, số lượng rễ nhiều, nhiều lỗ vỏ) mà còn về cấu tạo giải phẫu như có tầng bần dầy để chống lại tác hại của môi trường, đặc biệt chống lại sự phá hại của Hà sun (Balanus), trong mô mềm vỏ có nhiều tế bào đá giúp tăng tính chống chịu của rễ. 44
- Năm học 2016 - 2017 3.3. Kết quả thích nghi của lá Bần chua 3.3.1. Đặc điểm về hình thái thích nghi của lá Bần chua Hình thái và kích thước lá Bần chua được thể hiện ở bảng 4 Bảng 4. Kích thước lá Bần chua ở các điểm nghiên cứu Điểm 1a Điểm 1b Điểm 2a Điểm 2b Phiến lá Cành Cành Cành Cành Cành Cành Cành Cành trên dưới trên dưới trên dưới trên dưới Chiều dài 5,8 ± 7,1 ± 6,3 ± 8,2 ± 7,6 ± 6,3 ± 7,4 ± 6,7 ± (cm) 0,92 a 0,9cd 0,93ab 1,5e 1,44de 1,42 ab 1,18cd 1,31 bc Chiều 2,7 ± 1,9 ± 3± 2,2 ± 3,2 ± 2,9 ± 3,2 ± 2,4 ± c a cde ab de cd e rộng (cm) 0,47 0,27 0,6 0,54 0,58 0,71 0,38 0,49b Diện tích 8,63± 7,31 10,07± 9,75 12,81± 9,91 12,57± 8,57 ± (cm2) 1,72ab ± 2,97bb ± 3,5 b 4,26 c ± 2,75 c 3,3 ab 1,26a 4,35b Ghi chú: kí tự a, b, c, d, e theo hàng khác nhau có ý nghĩa ở mức 95% Về hình thái lá Bần chua ở 4 điểm nghiên cứu cho thấy ở điểm 1a và 1b nơi có độ mặn 15 - 18‰, lá có kích thước nhỏ hơn và dầy hơn 2 điểm còn lại. Đặc biệt trên cùng một cây sống ở độ mặn cao thì cây hình thành những cành thấp gần mức ngập nước triều lên mang những lá nhỏ nhưng rất dầy, mọng nước. Điều này có thể giải thích lá cây Bần chua tích lũy nước để pha loãng lượng muối thừa, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn khi môi trường có độ mặn cao. Mặt khác, khi sống ở môi trường độ mặn cao, cây Bần chua hình thành nhiều sắc tố tím ở hệ gân lá, cuống lá và cành non. Sắc tố tím thuộc nhóm antoxian có ở biểu bì, giúp cây có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt vì sắc tố này làm tăng khả năng giữ nước của tế bào khi môi trường có độ mặn cao. 3.3.2. Đặc điểm cấu tạo thích nghi của lá Bần chua 3.3.2.1. Cấu tạo gân chính Cấu tạo gân chính từ trên xuống dưới gồm có: - Biểu bì trên gồm 1 lớp tế bào nhỏ… có lớp cutin phủ bên ngoài; - Mô giậu trên: gồm 3 – 4 lớp tế bào nối tiếp với mô giậu của phiến lá chính thức. - Mô dầy trên: gồm 3 – 4 lớp tế bào mô dầy có kích thước nhỏ hơn mô mềm, số tế bào mô dầy trên ít hơn số tế bào mô dầy dưới. Trong mô dầy trên và mô mềm của gân chính có một số tế bào đá không có hình dạng nhất định, có nhiều nhánh; - Mô mềm: gồm những tế bào đa giác có kích thước không đều, tế bào lớn dần về phía trong; 45
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH - Vòng mô dầy (trụ bì) gồm 2 – 3 lớp tế bào bao quanh bó dẫn, một số hóa mô cứng; - Bó dẫn hình bầu dục kín hay gián đoạn ở giữa gân chính. - Giữa bó dẫn là những tế bào mô mềm dự trữ nước. - Mô dầy dưới: gồm 10 – 14 lớp tế bào, thực hiện chức năng cơ học, đảm bảo sự cứng rắn cho lá. - Biểu bì dưới: một lớp tế bào có kích thước và hình dạng giống với biểu bì trên và cũng có cutin phủ bên ngoài. Hình 3. Cấu tạo gân chính lá Bần chua 3.3.2.2. Cấu tạo phiến lá chính thức Thành phần cấu tạo và độ dầy của các mô phiến lá Bần chua được thể hiện qua bảng 5 và hình 4. Từ mặt trên xuống mặt dưới lá gồm có: - Biểu bì trên: gồm 1 lớp tế bào nhỏ có hình gần hình chữ nhật, vách trong uốn cong về phía mô giậu. Mặt ngoài của biểu bì có lớp cutin dầy, mặt ngoài hơi gợn sóng. Biểu bì trên có nhiều lỗ khí. - Mô giậu trên gồm có 2 – 3 lớp tế bào có lạp lục kéo dài theo hướng thẳng góc với phiến lá. - Mô nước: có 8 – 10 lớp tế bào mô mềm hình cầu hay hình đa giác chứa nước có kích thước lớn, có khoảng gian bào. Rãi rác trong mô nước có các tế bào đá giúp tăng độ cơ học của lá. - Mô giậu dưới: có 3 lớp tế bào có lạp lục. 46
- Năm học 2016 - 2017 - Biểu bì dưới: hình dạng và kích thước giống với biểu bì trên và cũng có nhiều lỗ khí. Hình 4. Cấu tạo phiến lá Bần chua Bảng 5. Thành phần và độ dày các lớp mô của phiến lá Bần chua (µm) Biểu bì Mô giậu Mô Mô giậu Biểu bì Lá Tổng trên trên nước dưới dưới 17,27 ± 90,47 ± 289,87 ± 83,93 ± 16,53 ± 498,07 ± 1a cành trên 2,12de 7,45e 8,63 c 5,43ef 3,32cd 7,50d 13,40 ± 62,87 ± 349,53 ± 87,13 ± 14,40 ± 527,33 ± 1a cành dưới 2,10ab 5,66a 7,74 g 4,42f 1,84 b 10,74f 15,80 ± 82,33 ± 284,87 ± 77,87 ± 16,13 ± 477,00 ± 1b cành trên 2,98cd 8,82d 8,34 c 8,15 cd 2,56cd 19,48c 20,47 ± 74,20 ± 329,80 ± 75,40 ± 18,80 ± 518,67 ± 1b cành dưới 2,45f 4,59c 8,41f 4,52 bc 2,18 e 12,53e 12,42 ± 89,50 ± 299,13 ± 77,91 ± 12,69 ± 491,66 ± 2a cành trên 2,10a 9,17e 6,42 d 6,98 cd 2,20 a 13,71d 17,87 ± 68,80 ± 318,93 ± 72,67 ± 17,13 ± 495,40 ± 2a cành dưới e b e ab 2,00 7,66 7,35 2,94 1,92 d 9,62d 14,47 ± 68,47 ± 267,27 ± 81,20 ± 16,27 ± 447,67 ± 2b cành trên bc b b de 1,88 6,99 8,70 6,36 2,22cd 13,05b 15,67 ± 71,27 ± 249,07 ± 69,73 ± 15,13 ± 420,87 ± 2b cành dưới 1,99c 4,93bc 8,42 a 4,99a 2,50bc 11,59a Ghi chú: kí tự a, b, c, d, e, f, g theo cột khác nhau có ý nghĩa ở mức 95% Một số lá có 1 lớp tế bào hạ bì dưới hình đa giác không có lạp lục nằm ở phía trên biểu bì dưới. Theo nhiều tác giả thì ở lá Bần chua không có hạ bì. Hạ bì chỉ có ở các lá Rhizophora, Bruguiera, Avicennia gồm từ 1 đến nhiều lớp tế bào dự trữ nước. Đối với 47
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH những loài mà lá có hạ bì thì không có mô nước. Sự có mặt của hạ bì ở Bần chua không phải là cấu trúc thích nghi ổn định mà có thể trong quá trình biệt hóa tế bào có một số tế bào không chuyển hóa thành tế bào mô giậu dưới. Về cấu tạo lá Bần chua, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Chapman (1975), Nguyễn Khoa Lân (1996) về cấu trúc chung của lá Bần chua: mô giậu có ở 2 mặt lá giúp tăng cường khả năng hấp thu ánh sáng phản chiếu qua mặt nước để quang hợp; mô nước ở giữa và trong mô giậu chứa nước giúp cây pha loãng muối thừa 6, 3. Qua nghiên cứu giải phẫu lá của cây Bần chua cho thấy cấu trúc của phiến lá không khác nhau ở 4 vị trí thu mẫu, chỉ có độ dày của phiến lá có sự sai khác. Cây Bần chua sống ở độ mặn 15 – 18‰ (vị trí 1) có độ dày của phiến lá (477µm – 527,33 µm) dày hơn cây sống ở độ mặn 5‰ mô nước (420,87 µm – 495,40 µm). Ở môi trường có độ mặn 15 - 18‰, Bần chua hình thành những cành thấp ở mức ngập của thủy triều và có các lá rất dày, phiến lá nhỏ. Sự thay đổi độ dày của phiến lá chủ yếu là do độ dày của mô nước tăng lên. Đây là đặc điểm thích nghi sinh thái quan trọng, nhờ có mô dự trữ nước giúp cây Bần chua pha loãng muối thừa để tồn tại và phát triển. Kết quả nghiên cứu phù hợp với tác giả Quách Văn Toàn Em (2008) đã trồng cây Cóc đỏ trong điều kiện thí nghiệm với các độ mặn khác nhau cho biết cây sống ở độ mặn càng cao thì phiến lá càng dày, mô nước càng phát triển 1. Bùi Văn Toàn (2002) đã nghiên cứu về độ dày của lá Cóc trắng cho thấy trên cùng một cây, lá vào mùa khô có độ mặn của nước 33‰ thì mô nước dày 1164,85 µm, còn vào mùa mưa có độ mặn nước khoảng 24‰ thì mô nước chỉ dày 802,13 µm 4. Mặt khác ở môi trường có độ mặn của nước giống nhau nhưng do tính chất ngập triều và độ cao của thể nền khác nhau cũng làm cho độ dày của phiến lá thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy Bần chua sống ở ngoài gần mép nước sông (cách mép nước khoảng 10 m – 50 m) có độ cao của thể nền khoảng 40 cm và độ ngập triều 2 m – 3m có phiến lá dầy hơn phiến lá Bần chua sống ở phía trong (cách mép nước 150 – 200 m) có độ cao của thể nền 80 – 100 cm và độ ngập triều 2 m – 2,5 m. Có thể do thời gian ngập nước lâu hơn và độ ngập cao hơn đã làm cho cây Bần chua bị ảnh hưởng của độ mặn của nước nhiều hơn nên cây có phiến lá dầy hơn. So sánh số lượng lỗ khí ở 2 mặt lá cho thấy số lượng lỗ khí ở mặt trên (120,28 – 176 lỗ khí/mm2) luôn nhiều hơn số lỗ khí ở mặt dưới lá (53,82 - 81,74 lỗ khí/mm2). Số lỗ khí ở mặt trên của những cây ở nơi có độ mặn 15‰ (141,48 - 176 lỗ khí/mm2), luôn nhiều hơn số lỗ khí ở mặt trên của những cây ở nơi có độ mặn là 5‰ (120,28 - 132,02 lỗ khí/mm2). Rõ ràng đây là đặc điểm thích nghi quan trọng, nhờ có số lỗ khí nhiều, cây Bần chua có quá trình thoát hơi nước mạnh là động lực giúp Bần chua dễ dàng hút và vận chuyển nước từ đất lên để cung cấp cho cây. Nguyễn Khoa Lân (1996) cho rằng lỗ khí Bần chua không có cấu tạo chuyên hóa cao, số lượng lỗ khí 135 lỗ khí/mm2 bề mặt lá. Số lượng lỗ khí ở cây ngập mặn nói 48
- Năm học 2016 - 2017 chung tương đối nhiều, khe lỗ khí hẹp có thể giúp cây tăng cường động lực bên trên của lá, tạo điều kiện dẫn truyền nước đi lên trong môi trường rễ cây khó hấp thu nước vì hạn sinh lí 3. Bảng 6. Số lượng lỗ khí ở lá Bần chua (số lỗ khí/cm2) Số lỗ khí/cm2 Loại lá Biểu bì trên Biểu bì dưới 1a cành trên 172,24 ± 21,92g 53,82 ± 1,48a 1a cành dưới 176,00 ± 2,45g 56,30 ± 3,17 ab 1b cành trên 174,04 ± 26,15g 69,90 ± 11,17 bcd 1b cành dưới 141,48 ± 29,48f 66,62 ± 14,45abc f 2a cành trên 130,42 ± 17,33e 80,64 ± 14,90cd 2a cành dưới 124,50 ± 16,72e 67,08 ± 9,05abc 2b cành trên 132,02 ± 19,85ef 81,74 ± 9,51d 2b cành dưới 120,28 ± 16,14e 76,78 ± 12,74cd Ghi chú: kí tự a, b, c, d, e, f, g theo hàng và theo cột khác nhau có ý nghĩa ở mức 95% 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Để tồn tại trong điều kiện sống khắc nghiệt, loài Bần chua đã hình thành các đặc điểm thích nghi: Rễ hô hấp là cấu trúc thích nghi cao độ với môi trường sét mềm đến sét, ngập triều, nhiều sóng gió, thiếu oxy trong đất. Ở nơi có độ mặn nước cao, ngập triều nhiều thì loài Bần chua hình thành nhiều rễ hô hấp, kích thước rễ dài, có nhiều lỗ vỏ, tầng bần dầy, có nhiều tế bào đá, mô mềm vỏ có nhiều khoảng gian bào để đảm bảo sự vững chắc của rễ và thu nhận đủ oxy để cung cấp cho cây. Lá cũng là cơ quan chuyên hóa thích nghi với môi trường ngập mặn khắc nghiệt. Khi độ mặn cao, lá của Bần chua nhỏ và dầy; có mô nước phát triển để có thể pha loãng lượng muối thừa trong cây; số lỗ khí nhiều để hút và vận chuyển nước từ môi trường đất vào cây được thuận lợi. Ngoài ra lá có mô giậu hình thành ở 2 mặt lá đảm bảo cho quá trình quang hợp đước tốt hơn. 4.2. Kiến nghị Cần có những nghiên cứu về đặc điểm thích nghi của cơ quan sinh sản loài Bần chua cũng như đặc điểm thích nghi về sinh lí, sinh hóa. Mở rộng nghiên cứu đặc điểm thích nghi của các loài cây ngập mặn khác với những điều kiện sống khác nhau. 49
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quách Văn Toàn Em (2008), “Nghiên cứu đặc điểm thích nghi giải phẫu và sinh lí của loài cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigh.) với độ mặn khác nhau ở giai đoạn vườn ươm”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, số 14, tr. 80 – 88. 2. Trần Công Khanh (1984), Thực tập hình thái và giải phẫu thực vật, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tr. 19- 114. 3. Nguyễn Khoa Lân (1996), Nghiên cứu giải phẫu sinh thái thích nghi của các loài cây chủ yếu trong một số rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 9 - 50. 4. Bùi Văn Toàn (2002), Nghiên cứu sự tăng trưởng của cây Cóc Trắng (Lumnitzera racemosa Wild.) trồng trong đầm nuôi tôm bỏ hoang và tái sinh tự nhiên ở lâm viên Cần Giờ, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 40 – 42. 5. Vũ Văn Vụ (chủ biên), Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (1997), Sinh lí học thực vật, Nxb Giáo dục. 6. V.J.Chapman (1975), Mangrove vegetation, Auckland University, New Zealand, 447 pages. 7. Tomlinson P. (1986), The botany of mangroves, Cambridge University Press, 413 pages. 8. Toma T., K. Nakamura, P. Patanaponpaiboon and K. Ogino (1991), “Effect of Flooding Water Level and Plant Density on Growth of Pneumatophore of Avicennia marina”, Tropics, Vol. I, pp 75 – 82. 50
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI SỐ 5: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI SINH VẬT TRÊN KÍNH
0 p | 122 | 6
-
Một số đặc điểm phù sa trong nước lũ đến vùng Đồng Tháp Mười - NCS. Đặng Hòa Vĩnh
8 p | 97 | 5
-
Nghiên cứu một số đặc điểm nông hóa, thổ nhưỡng của hai loài trà hoa vàng đặc hữu của Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
11 p | 13 | 4
-
Một số đặc điểm sinh lý và sinh trưởng của cây cọc rào (Jatropha curcas L.) trồng ở đất cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế
7 p | 108 | 4
-
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của chủng nấm hương lai từ núi Langbiang, Lâm Đồng và chủng thương mại Nhật Bản
7 p | 83 | 3
-
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của 3 chủng nấm linh chi được phân lập từ tự nhiên
8 p | 35 | 3
-
Nghiên cứu một số đặc điểm điều kiện lao động và sức khoẻ của công nhân tại cơ sở mạ niken
9 p | 47 | 3
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & Thomas) tại xã San Sả Hồ thuộc vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
0 p | 52 | 3
-
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản của loài rươi (Tylorrhynchus Heterochaetus Quatrefages, 1865) tại Hải Phòng
7 p | 44 | 3
-
. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và khả năng sinh trưởng của loài vịt trời (Anas Poecilorhyncha) trong điều kiện nuôi tại Nhơn Tân, An Nhơn, Bình Định
8 p | 92 | 3
-
Nghiên cứu phân lập và xác định một số đặc điểm sinh học của virus ped (Porcine epidemic diarrhea virus)
11 p | 122 | 3
-
Một số đặc điểm sinh sản của cá ong căng terapon jarbua (Forsskal, 1775) vùng ven biển tỉnh Quảng Bình
6 p | 92 | 2
-
Phân lập và xác định một số đặc điểm sinh học của Escherichia coli trên vịt Bầu và vịt Đốm tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên
9 p | 142 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm Lí, Hóa học của đất dưới thảm thực vật ven sông Cửa Tiểu tỉnh Tiền Giang
14 p | 91 | 1
-
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử của ba chủng vi khuẩn sử dụng 2,4-D phân lập từ đất nhiễm diệt cỏ chứa Dioxin tại Đà Nẵng
6 p | 53 | 1
-
Một số đặc điểm sinh học và biện pháp xử lý đỉa (Piscicola sp.) ký sinh trên rùa voi (Heosemys annandalii)
7 p | 75 | 1
-
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá ngạnh (Cranoglanis henrici Vaillant, 1893)
5 p | 78 | 1
-
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa (Nerita balteata Reeve, 1885) ở Quảng Ninh
6 p | 117 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn