Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN<br />
CỦA ỐC ĐĨA (Nerita balteata Reeve, 1885) Ở QUẢNG NINH<br />
RESEARCH ON SOME REPRODICTIVE BIOLOGICAL CHARACTERISTICS<br />
OF MANGROVE SNAIL (Nerita balteata Reeve, 1885) IN QUANG NINH<br />
Đặng Khánh Hùng1, Vũ Trọng Đại2, Ngô Anh Tuấn3, Nguyễn Đình Huy4<br />
Ngày nhận bài: 31/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 14/8/2013; Ngày duyệt đăng:10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Ốc đĩa (Nerita balteata) là động vật chân bụng có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, sử dụng là một món ăn đặc sản<br />
được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ốc đĩa là đối tượng mới ở nước ta nên sản lượng cung cấp trên thị trường hoàn<br />
toàn là khai thác từ tự nhiên, vì vậy trữ lượng ốc đĩa ngày càng giảm sút do khai thác quá mức. Bài báo trình bày kết quả<br />
nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa trong 12 tháng nghiên cứu với tổng số 463 mẫu được thu thập<br />
từ 4 địa phương của vùng biển tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ốc đĩa là loài phân tính đực cái riêng biệt,<br />
trong đó ốc đĩa đực có tuyến sinh dục màu vàng nâu; ốc đĩa cái có tuyến sinh dục màu trắng sữa. Tỷ lệ đực: cái trung bình<br />
là 1:1,3. Tuyến sinh dục của ốc đĩa phát triển trải qua 5 giai đoạn. Sức sinh sản tuyệt đối (Fa) của ốc đĩa dao động trong<br />
khoảng 32.478 ÷ 197.674 trứng/cá thể cái, trung bình 95.221 trứng/cá thể cái. Sức sinh sản tương đối (Frg) dao động trong<br />
khoảng 5.612 ÷ 22.482 trứng/g cá thể cái, trung bình 11.069 trứng/g cá thể cái. Mùa vụ sinh sản của ốc đĩa ngoài tự nhiên<br />
là từ tháng 6 đến hết tháng 10, trong đó mùa vụ sinh sản chính từ tháng 8 đến tháng 10.<br />
Từ khóa: ốc đĩa, Nerita balteata, đặc điểm sinh sản, tuyến sinh dục, sức sinh sản<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Mangrove snail (Nerita balteata) belongs to the class of gastropods is delicious food with full of nutrition and highly<br />
commercial value. However, due to a new species in Vietnam, a production of mangrove snail has been exploited from the<br />
sea; therefore, the yield of this species is being depleted because of over catching. This paper presents an investigated<br />
result on some reproductive biological characteristics of mangrove snail after 12 months with 463 specimens collected from<br />
4 areas in Quang Ninh province. The result showed that, mangrove snail is a sex separated species, in which a gonadal<br />
organ colour of male snail is brown yellow and female is milky white. The average of male and female ratio was 1:1.3. The<br />
gonadal development of mangrove snail underwent 5 stages. The absolute fecundity (Fa) ranged from 32.478 to 197.674<br />
eggs/female (average: 95.221 eggs/female). The relative fecundity (Frg) was ranged from 5.612 to 22.482 eggs/ g of female<br />
(average: 11.069 eggs/female).<br />
Keywords: Mangrove snail, Nerita balteata, reproductive biology, gonadal organ, fecundity<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ốc đĩa (Nerita balteata) là loài hải sản có giá trị<br />
cao và được xem như là món ăn đặc sản của vùng<br />
biển Quảng Ninh. Ở nước ta, ốc đĩa phân bố tập<br />
trung ở các vùng bãi triều, rừng ngập mặn tại Quảng<br />
Ninh và một số tỉnh phía Nam. Loài ốc này có giá<br />
trị kinh tế cao, ở Quảng Ninh giá bán ốc đĩa trên<br />
thị trường dao động trong khoảng 400 - 500 ngàn<br />
đồng/kg (Ngô Anh Tuấn, 2012).<br />
1<br />
2<br />
<br />
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ<br />
nội địa đối với loài ốc này là rất lớn, đặc biệt là ở<br />
Quảng Ninh. Chính vì vậy, người dân đã chạy theo<br />
lợi nhuận, khai thác ốc đĩa quá mức dẫn đến nguồn<br />
lợi ngoài tự nhiên đang đứng trước nguy cơ bị suy<br />
giảm một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, cho đến nay<br />
chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào<br />
nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản cũng như<br />
quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa<br />
<br />
Đặng Khánh Hùng: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 – Trường Đại học Nha Trang<br />
ThS. Vũ Trọng Đại, 3 TS. Ngô Anh Tuấn, 4 ThS. Nguyễn Đình Huy: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
tại Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu một số đặc<br />
điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa là rất cần thiết,<br />
làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu xây dựng<br />
quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa ở<br />
nước ta.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: ốc đĩa (Nerita balteata).<br />
Mẫu ốc đĩa được thu ngẫu nhiên tại 4 địa phương<br />
của tỉnh Quảng Ninh (Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn,<br />
Tiên Yên, Đầm Hà), trong thời gian 12 tháng (từ<br />
tháng 1/2012 đến tháng 12/2012). Mẫu ốc sau đó<br />
được chuyển về phân tích tại Phòng Thực hành<br />
bệnh học, Trung tâm Thí nghiệm Thực hành Trường Đại học Nha Trang.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản<br />
của ốc đĩa Quảng Ninh, gồm có các chỉ tiêu sau:<br />
phân biệt giới tính và tỷ lệ đực, cái; các giai đoạn<br />
phát triển tuyến sinh dục; xác định sức sinh sản và<br />
mùa vụ sinh sản của ốc đĩa.<br />
3. Phương pháp thu và phân tích mẫu<br />
3.1. Phương pháp thu mẫu<br />
Mẫu ốc đĩa được trực tiếp mỗi tháng một lần<br />
trong 12 tháng (từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012)<br />
bằng phương pháp thủ công tại các bãi rừng ngập<br />
mặn ở 4 địa phương của tỉnh Quảng Ninh: Hạ Long,<br />
Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà. Sau đó,<br />
tổng số mẫu ốc đĩa được trộn lẫn và lấy mẫu ngẫu<br />
nhiên ≥ 30 con/tháng để xác định các chỉ tiêu sinh<br />
học sinh sản.<br />
3.2. Phương pháp xác định các đặc điểm sinh học<br />
sinh sản<br />
- Xác định giới tính và tỷ lệ đực cái: đối với ốc<br />
đĩa, giới tính được xác định thông qua việc giải phẫu<br />
để quan sát cơ quan sinh dục.<br />
- Tỷ lệ đực cái được xác định theo phương<br />
pháp của Pravdin (1973). Công thức tính tỷ lệ đực<br />
cái như sau:<br />
Tỷ lệ ốc đĩa cái (%) =<br />
<br />
× 100;<br />
<br />
Tỷ lệ ốc đĩa đực (%) =<br />
<br />
× 100;<br />
<br />
Tỷ lệ đực : cái =<br />
Trong đó: a là số cá thể cái; b là số cá thể đực;<br />
c là tổng số mẫu.<br />
- Các giai đoạn phát triển tuyến dinh dục được<br />
xác định thông qua phương pháp soi mẫu tươi và<br />
phương pháp làm tiêu bản mô học buồng trứng và<br />
tinh sào của ốc đĩa.<br />
<br />
Số 1/2014<br />
+ Phương pháp soi mẫu tươi: lấy một ít tuyến<br />
sinh dục hòa đều với ít nước biển quan sát trên kính<br />
hiển vi điện tử LEICA ATC 2000 để xác định các giai<br />
đoạn phát triển của tuyến sinh dục.<br />
+ Phương pháp làm tiêu bản mô buồng<br />
trứng và tinh sào theo phương pháp Seckan và<br />
Hrapchack (1980).<br />
+ Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục ốc<br />
đĩa được xác định dựa theo thang 5 bậc của Quayle<br />
và Newkirk (1989).<br />
- Sức sinh sản tuyệt đối: (Fa) (số trứng/cá thể<br />
cái) được xác định bằng cách đếm số lượng trứng<br />
ở giai đoạn thành thục: Fa =<br />
<br />
× Wtsd (Trong đó:<br />
<br />
Fa là sức sinh sản tuyệt đối; a là số lượng trứng đếm<br />
được; n là khối lượng phần buồng trứng đem đếm<br />
(g); Wtsd là khối lượng buồng trứng (g)).<br />
- Sức sinh sản tương đối (Frg): Số lượng trứng/<br />
gram cá thể cái: Frg =<br />
<br />
(W: Khối lượng toàn thân<br />
<br />
ốc đĩa (g)).<br />
- Mùa vụ sinh sản ốc đĩa được xác định dựa<br />
trên số mẫu phân tích hàng tháng, tỷ lệ các cá thể<br />
chín muồi sinh dục và đang tham gia sinh sản (tuyến<br />
sinh dục ở giai đoạn IV), cá thể đã đẻ xong (tuyến<br />
sinh dục ở giai đoạn V). Tháng có trên 50% số cá<br />
thể chín muồi sinh dục và đang tham gia sinh sản<br />
hoặc đã đẻ xong được coi là mùa vụ sinh sản chính<br />
của ốc đĩa (Nguyễn Thị Xuân Thu, 1999).<br />
3.3. Xử lý số liệu<br />
Các số liệu được thu thập và tính toán trên phần<br />
mềm Microsoft Excel 2007, số liệu được trình bày ở<br />
dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.<br />
<br />
Hình 1. Địa điểm thu mẫu ốc đĩa tại Quảng Ninh<br />
(ngôi sao màu đen là các điểm thu mẫu)<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Giới tính và tỷ lệ đực cái của ốc đĩa<br />
1.1. Giới tính<br />
Ốc đĩa N. balteata là loài phân tính đực cái riêng<br />
biệt và giới tính của ốc đĩa được phân biệt dựa vào<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 115<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
đặc điểm, màu sắc của cơ quan sinh dục. Vị trí của cơ quan sinh dục nằm ở khối nội tạng, gần gan. Khi ốc thành<br />
thục sinh dục, ốc đĩa đực có cơ quan sinh dục màu vàng nâu; ốc đĩa cái có cơ quan sinh dục màu trắng sữa.<br />
<br />
Hình 2. Cơ quan sinh dục của ốc đĩa đực (A) và cái (B)<br />
<br />
1.2. Tỷ lệ đực, cái<br />
Tỷ lệ đực, cái của ốc đĩa được phân tích trên tổng số 436 mẫu ốc được thu ngẫu nhiên qua 12 tháng nghiên<br />
cứu. Kết quả biến động về tỷ lệ đực cái của ốc đĩa trong thời gian nghiên cứu được thể hiện qua bảng 1.<br />
Bảng 1. Tỷ lệ đực : cái của ốc đĩa theo thời gian nghiên cứu<br />
Tháng<br />
<br />
Tổng số cá thể<br />
(con)<br />
<br />
01/2012<br />
02/2012<br />
03/2012<br />
04/2012<br />
05/2012<br />
06/2012<br />
07/2012<br />
08/2012<br />
09/2012<br />
10/2012<br />
11/2012<br />
12/2012<br />
Tổng/TB<br />
<br />
33<br />
42<br />
48<br />
45<br />
39<br />
31<br />
371<br />
302<br />
35<br />
30<br />
353<br />
31<br />
436<br />
<br />
Số cá thể đực<br />
Số cá thể<br />
(con)<br />
<br />
19<br />
19<br />
24<br />
14<br />
11<br />
12<br />
15<br />
16<br />
17<br />
11<br />
13<br />
11<br />
182<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy tỷ lệ ốc đĩa đực và ốc đĩa cái<br />
qua các tháng dao động không đều nhau. Tỷ lệ giới<br />
tính đực dao động từ 28,2 - 57,6% và có xu hướng<br />
giảm dần từ tháng 1 đến tháng 5. Trong đó tỷ lệ ốc<br />
đực đạt cao nhất vào tháng 1 (57,6%), thấp nhất<br />
vào tháng 5 (28,2%).<br />
Tỷ lệ giới tính cái dao động từ 36,7 - 71,8%. Tỷ<br />
lệ giới tính cái thấp vào tháng 8 (36,7%) và cao nhất<br />
vào tháng 5 (71,8%). Nhìn chung, tỷ lệ phần trăm<br />
trung bình của ốc đĩa đực (41,8%) luôn thấp hơn ốc<br />
đĩa cái (56,0%).<br />
Nhìn chung, tỷ lệ đực : cái của ốc đĩa dao động<br />
từ 1:0,7 đến 1:1,7, trung bình 1:1,3. Điều này có thể<br />
được giải thích dựa vào việc mẫu ốc được thu ngẫu<br />
nhiên tại nhiều địa phương của tỉnh Quảng Ninh và<br />
trong các khoảng thời gian, điều kiện môi trường<br />
khác nhau. Do đó, các quần thể ốc đĩa phân bố ở<br />
1<br />
<br />
Số cá thể cái<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Số cá thể<br />
(con)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
57,6<br />
45,2<br />
50,0<br />
31,1<br />
28,2<br />
38,7<br />
40,5<br />
53,3<br />
48,6<br />
36,7<br />
37,1<br />
35,5<br />
41,8<br />
<br />
14<br />
23<br />
24<br />
31<br />
28<br />
19<br />
16<br />
11<br />
18<br />
19<br />
21<br />
20<br />
244<br />
<br />
42,4<br />
54,8<br />
50,0<br />
68,9<br />
71,8<br />
61,3<br />
43,2<br />
36,7<br />
51,4<br />
63,3<br />
60,0<br />
64,5<br />
56,0<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
đực : cái<br />
<br />
1: 0,7<br />
1: 1,2<br />
1: 1<br />
1: 2,2<br />
1: 2,5<br />
1: 1,6<br />
1: 1,1<br />
1: 0,7<br />
1: 1,1<br />
1: 1,7<br />
1: 1,6<br />
1: 1,8<br />
1: 1,3<br />
<br />
các địa phương có điều kiện môi trường khác nhau<br />
đặc biệt là nhiệt độ thì sẽ có cơ cấu giới tính là khác<br />
nhau (Nguyễn Thị Xuân Thu, 1999). So sánh tỷ lệ<br />
giới tính của ốc đĩa trong nghiên cứu này với tỷ lệ<br />
giới tính của ốc hương và ốc nhảy, cho thấy giữa 3<br />
loài này không chênh lệch nhau nhiều. Trong đó tỷ<br />
lệ giới tính trung bình của ốc hương (B. oreolata) là<br />
1:1,49 (Nguyễn Thị Xuân Thu, 2002) và ốc nhảy (S.<br />
canarium) là 1:1,27 (Dương Văn Hiệp, 2009). Như<br />
vậy tỷ lệ giới tính trung bình của ốc đĩa N. balteata<br />
nằm trong giá trị tỷ lệ chung của đa số các loài thuộc<br />
lớp chân bụng.<br />
2. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục<br />
Kết quả quan sát mẫu tươi và tiêu bản mô học<br />
tế bào sinh dục có thể chia sự phát triển tuyến sinh<br />
dục của ốc đĩa thành 5 giai đoạn và được thể hiện<br />
ở bảng 2.<br />
<br />
6 mẫu không xác định được giới tính; 2 3 mẫu không xác định được giới tính; 3 1 mẫu không xác định giới tính<br />
<br />
116 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
Bảng 2. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc đĩa<br />
Giai đoạn<br />
<br />
Hình thái TSD<br />
<br />
I<br />
(Chưa<br />
phân<br />
biệt<br />
đực,<br />
cái)<br />
<br />
Tuyến sinh dục của ốc đĩa chưa phát triển,<br />
kích thước rất nhỏ nên rất khó phân biệt<br />
được bằng mắt thường. Các tế bào sinh<br />
dục mới hình thành chưa phân biệt được<br />
đực cái.<br />
<br />
II<br />
(Giai<br />
đoạn<br />
non)<br />
<br />
Thể tích buồng trứng và buồng sẹ của ốc<br />
đĩa có tăng hơn so với giai đoạn I nhưng<br />
không đáng kể. Có thể phân biệt đực cái<br />
thông qua màu sắc của cơ quan sinh dục.<br />
Cơ quan sinh dục đực có màu vàng nhạt,<br />
cơ quan sinh dục cái có màu trắng sữa. Các<br />
tinh bào và noãn bào đang trong giai đoạn<br />
sinh trưởng, chưa thành thục. Chúng có<br />
dạng hình tròn, hình ovan, nhân màu sáng,<br />
bắt màu tím, vách nang mỏng. Tế bào sinh<br />
dục phát triển trên vách nang.<br />
<br />
III<br />
(Giai<br />
đoạn<br />
phát<br />
triển)<br />
<br />
IV<br />
(Giai<br />
đoạn<br />
thành<br />
thục)<br />
<br />
V<br />
(Giai<br />
đoạn<br />
thoái<br />
hóa/sau<br />
đẻ)<br />
<br />
Cơ quan sinh dục của ốc đĩa đực có màu<br />
vàng đậm, các tinh bào rất nhỏ dính kết<br />
với nhau thành từng đám, vách nang dày.<br />
Cơ quan sinh dục của ốc cái có màu trắng<br />
sữa, buồng trứng chứa các noãn bào với<br />
kích thước không đều nhau. Quan sát trên<br />
tiêu bản cắt lát cho thấy tế bào có dạng hình<br />
cầu nhỏ, bắt đầu tích lũy noãn hoàng.<br />
<br />
Cơ quan sinh dục của ốc đĩa căng phồng,<br />
kích thước lớn, màu sắc đậm hơn giai<br />
đoạn III. Các tế bào sinh dục đực rời nhau,<br />
tinh trùng bắt đầu rời khỏi vách ngăn, tạo<br />
thành từng dòng. Các tế bào sinh dục cái<br />
đã hoàn thành quá trình tích lũy vật chất<br />
dinh dưỡng và đạt kích thước tối đa. Các<br />
tế bào trứng hình cầu, lớn và rời nhau.<br />
<br />
Tế bào sinh dục đực<br />
<br />
Tế bào sinh dục cái<br />
<br />
Tinh bào kích thước nhỏ,<br />
dính nhau<br />
<br />
Noãn bào hình cầu,<br />
kích thước không đều<br />
<br />
Tinh bào kích thước lớn,<br />
rời nhau<br />
<br />
Noãn bào kích thước lớn,<br />
rời nhau<br />
<br />
Túi tinh rỗng<br />
<br />
Xuất hiện bào nang rỗng<br />
<br />
Cơ quan sinh dục của ốc đĩa xẹp xuống,<br />
thể tích giảm. Cơ quan sinh dục đực có<br />
các nang tinh rời nhau, túi tinh rỗng. Cơ<br />
quan sinh dục cái có màu sắc nhợt nhạt,<br />
loang lổ, đặc trưng bởi sự có mặt của các<br />
bào nang rỗng và một số tế bào trứng còn<br />
sót lại.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 117<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
Cũng giống như các loài động vật thân mềm<br />
chân bụng khác như ốc hương, ốc nhảy... thì các<br />
giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc đĩa cũng<br />
tuân theo quy luật phát triển chung. Theo Nguyễn<br />
Thị Xuân Thu (2002) sự phát triển tuyến sinh dục<br />
của ốc hương (B. areolata) cũng trải qua 5 giai<br />
đoạn. Dương Văn Hiệp (2009) cũng công bố tuyến<br />
<br />
sinh dục của ốc nhảy (S. canarium) phát triển trải<br />
qua 5 giai đoạn.<br />
3. Sức sinh sản của ốc đĩa<br />
Kết quả phân tích 30 cá thể cái ở giai đoạn<br />
thành thục, đã xác định được sức sinh sản tuyệt đối<br />
và sức sinh sản tương đối trung bình của ốc đĩa.<br />
<br />
Bảng 3. Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của ốc đĩa<br />
Sức sinh sản<br />
<br />
Khoảng dao động<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Sức sinh sản tuyệt đối Fa (Trứng/cá thể cái)<br />
<br />
32.478 ÷ 197.674<br />
<br />
95.221 ± 43.61<br />
<br />
Sức sinh sản tương đối Frg (Trứng/g cá thể cái)<br />
<br />
5.612 ÷ 22.482<br />
<br />
11.069 ± 4.485<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương<br />
đối của ốc đĩa có sự biến động rất lớn giữa các cá thể. Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy: có những cá thể có sức sinh sản tuyệt đối rất<br />
thấp chỉ có 32.478 trứng/cá thể, nhưng cũng có một số cá thể có<br />
sức sinh sản tuyệt đối cao, đạt 197.674 trứng/cá thể. Nguyên nhân<br />
của sự khác nhau này có thể là do quá trình thành thục sinh dục<br />
không đồng đều giữa các cá thể, ốc đẻ rải rác và kéo dài trong mùa<br />
sinh sản.<br />
4. Mùa vụ sinh sản của ốc đĩa<br />
Kết quả phân tích 436 mẫu ốc đĩa thu ngẫu nhiên trong 12<br />
tháng, kết hợp với quan sát hình ảnh tổ chức học tế bào sinh dục,<br />
tỷ lệ các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc đĩa tại vùng biển<br />
tỉnh Quảng Ninh được trình bày trong bảng 4.<br />
<br />
Hình 3. Trứng ốc đĩa phát triển ở nhiều giai<br />
đoạn trên mẫu soi tươi (100x)<br />
<br />
Bảng 4. Tỷ lệ các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc đĩa<br />
Tháng<br />
GĐ<br />
<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
V<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
N<br />
<br />
33<br />
<br />
40<br />
<br />
48<br />
<br />
26<br />
<br />
31<br />
<br />
31<br />
<br />
30<br />
<br />
25<br />
<br />
35<br />
<br />
30<br />
<br />
22<br />
<br />
29<br />
<br />
N<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
%<br />
<br />
3,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
18,2<br />
<br />
17,2<br />
<br />
N<br />
<br />
24<br />
<br />
24<br />
<br />
21<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
7<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
8<br />
<br />
12<br />
<br />
%<br />
<br />
72,7<br />
<br />
60<br />
<br />
43,8<br />
<br />
23,1<br />
<br />
22,6<br />
<br />
22,6<br />
<br />
16,7<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
36,4<br />
<br />
41,4<br />
<br />
N<br />
<br />
8<br />
<br />
16<br />
<br />
26<br />
<br />
14<br />
<br />
15<br />
<br />
14<br />
<br />
12<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
<br />
7<br />
<br />
%<br />
<br />
24,2<br />
<br />
40<br />
<br />
54,2<br />
<br />
53,8<br />
<br />
48,4<br />
<br />
45,2<br />
<br />
40<br />
<br />
20<br />
<br />
5,7<br />
<br />
3,3<br />
<br />
22,7<br />
<br />
24,1<br />
<br />
N<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
6<br />
<br />
6<br />
<br />
6<br />
<br />
9<br />
<br />
15<br />
<br />
20<br />
<br />
15<br />
<br />
3<br />
<br />
5<br />
<br />
%<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2,1<br />
<br />
23,1<br />
<br />
19,4<br />
<br />
19,4<br />
<br />
30<br />
<br />
60<br />
<br />
57,1<br />
<br />
50<br />
<br />
13,6<br />
<br />
17,2<br />
<br />
N<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
%<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
9,7<br />
<br />
12,9<br />
<br />
13,3<br />
<br />
20<br />
<br />
37,2<br />
<br />
46,7<br />
<br />
9,1<br />
<br />
0<br />
<br />
Bảng 4 cho thấy, trong 12 tháng nghiên cứu<br />
tháng nào cũng có ốc có tuyến sinh dục đang ở giai<br />
đoạn thành thục, đặc biệt từ tháng thứ 6 đến tháng<br />
10, tỉ lệ cá thể ở giai đoạn III rất cao. Tuy nhiên, từ<br />
tháng thứ 8 đến tháng 10 mới có trên 50% các cá<br />
thể ốc đĩa chín mùi sinh dục và đang tham gia sinh<br />
sản (cơ quan sinh dục phát triển ở giai đoạn IV), cá<br />
thể đã đẻ xong (cơ quan sinh dục phát triển ở giai<br />
<br />
118 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
đoạn V). Vì vậy, tháng 8 đến tháng 10 được coi là<br />
mùa vụ sinh sản chính của ốc đĩa.<br />
Theo Nguyễn Thị Xuân Thu (2000), ốc hương<br />
có khả năng thành thục quanh năm, tỷ lệ thành thục<br />
cao nhất tập trung vào các tháng từ tháng 3 đến<br />
tháng 10 (60 – 90%). Các tháng 11, 12 vẫn có cá<br />
thể thành thục nhưng tỷ lệ thấp, không đáng kể. Kết<br />
quả nghiên cứu của Zaidi và CTV (2005) về ốc nhảy<br />
<br />