intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trồng nho xanh NH 01 - 48 an toàn theo hướng hữu cơ sinh học (P2)

Chia sẻ: Lotus_9 Lotus_9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bảo đảm an toàn cho người sử dụng. - Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. 2. Biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại nho: a. Biện pháp canh tác: + Bón phân cân đối . + Làm giàn nho nên tách rời nhau tạo sự thông thoáng. + Vệ sinh đồng ruộng: thu dọn tàn dư thực vật, tỉa bỏ trái lá bệnh, chồi nách, chồi yếu đem ra khỏi vườn tiêu hủy. Tuyệt đối không đổ xuống mương nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trồng nho xanh NH 01 - 48 an toàn theo hướng hữu cơ sinh học (P2)

  1. Trồng nho xanh NH 01 - 48 an toàn theo hướng hữu cơ sinh học (P2) III. Sâu hệnh hại chính trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong sản xuất nho an toàn: A. YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NHO AN TOÀN 1. Yêu cầu: - Bảo đảm an toàn cho người sử dụng. - Hạn chế tối đa ô nhiễ m môi trường. 2. Biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại nho: a. Biện pháp canh tác: + Bón phân cân đối . + Làm giàn nho nên tách rời nhau tạo sự thông thoáng. + Vệ sinh đồng ruộng: thu dọn tàn dư thực vật, tỉa bỏ trái lá bệnh, chồi nách, chồi yếu đem ra khỏi vườn tiêu hủy. Tuyệt đối không đổ xuống mương nước. + Có hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa. + Khi đang có dịch bệnh xảy ra nên tìm cách hạn chế sự lây lan từ ruộng này sang ruộng khác.
  2. + Trên một vùng: nên tổ chức cắt cành nho cùng một thời điểm sẽ rất thuậ n lợi cho công tác chăm sóc và hạn chế sâu bệnh lây lan . + Duy trì mật độ cành hợp lý: 6-8 cành/m2 . + Thường xuyên loại bỏ cành, chồi nách yếu. + Không nên trồng xen nho với một số cây trồng khác như xoài, ớt, hành, tỏ i dưới giàn nho hoặc gần giàn nho . b. Sử dụng thuốc sinh học: + Sử dụng các loại thuốc sinh học. Hiện nay có khá nhiều loại thuốc sinh học có hiệu quả như: Aztron, Dipel, NPV, Seba … c. Biện pháp hóa học: Áp dụng biện pháp này khi thật cần thiết với nguyên tắc 5 “không” như sau: + Không sử dụng thuốc quá độc. + Không sử dụng thuốc lâu phân hủy. + Không sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sử dụng quá cao + Không dùng quá liều chỉ định. + Không sử dụng thuốc trong thời gian cách ly. Nên áp dụng các loại thuốc thuộc nhóm có độ độc thấp, đó là nhóm 3,4. C ụ thể được hướng dẫn sử dụng cho từng loại sâu bệnh. B. CÁC LOẠI BỆNH CHÍNH TRÊN NHO: 1/ Bệnh Mốc Sương: (Downy mildew) do nấm Plasmopara viticola.
  3. Nông dân còn gọi là bệnh nấm vàng, nấm trắng, nấm lá. Phòng trị: + Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. + Ngắt bỏ lá bệnh đem đi tiêu hủy. + Sử dụng một số loại thuốc như sau: Thuốc gốc đồng Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Metaxyl 25WP; Melody 66,75 WP; Bayfidan 250EC; Tilt 250 ND; Aliette 800 WP; Daconil 75 WP… 2 / Bệnh Phấn trắng: (Powdery mildew) do nấm Uncinula necator Nông dân còn gọi là bệnh nấm xám, bột xám. Xuất hiện trên lá và cành nho. Phòng trị: + Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). + Sử dụng một số loại thuốc như sau: Melody 66,75 WP ; Anvil 5SC; Sumi eight 12,5 WP ; Score 250 EC ;Topsin M 70 WP…. 3/ Bệnh nấ m cuống : do nấm Diplodia sp.Thường xuất hiện khi có mưa, độ ẩm cao. Phòng trị: + Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). + Các loại thuốc có thể sử dụng: Melody 66,75 WP ; Bayfidan 250 EC; Sumi eight 12,5 WP ; Score 250 EC ; Aliette 800WP….
  4. 4/ Bệnh rỉ sắt: do nấm Kuehneola vitis . Thường xuất hiện trên lá già, khi có độ ẩm cao. Phòng trị: + Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). + Một số loại thuốc có hiệu quả: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP;Anvil 5SC; Sumi eight 12,5 WP ; Tilt 250 ND… 5/ Bệnh thán thư: (Anthracnose) do nấm Elsinoe ampelina. Thường xuất hiện vào mùa mưa và khi trời có sương ban đêm. Nông dân còn gọi là bệnh ung thư, đốm mắt chim,bệnh thẹo quả. Ở nho xanh bệnh thán thư phát triển rất nhanh, nhiều hơn so với nho đỏ. Phòng trị: + Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). + Một số loại thuốc hạn chế được bệnh: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Topsin M70WP; Score 250 EC…. C CÁC LOẠI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN NHO: 1/. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua). Thường xuất hiện khi lá nho còn non, vào lúc trời khô hanh, độ ẩm thấp. Phòng trị: + Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) + Dùng tay bắt và giết sâu , giết ổ trứng , ngắt bỏ các lá có sâu mới nở.
  5. + Sử dụng các loại thuốc sinh học như: NPV, Seba, Aztron, Delfin, Bitadin Các loại thuốc hoá học: Mimic 20F, Match 050EC, Atabron 5EC... 2/ Bọ trĩ : Thrips spp. Xuất hiện khi trời khô hanh, nắng nóng kéo dài. Nông dân hay gọi là rầy ri hay rầy lửa Phòng trị: + Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) + Không nên để vườn nho khô, tưới nước để hạn chế bọ trĩ. + Phun luân phiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Vibamec 1,8 EC ; Vertimec 1,8 và các loại thuốc khác như dầu phun DC Tron Plus 98,8 EC; các loại thuốc thuốc hóa học như: Admire 050EC, Actara 25 WP... 3/ Nhện vàng : Phyllocoptes vitis Nal . Xuất hiện sau khi cành ra lá non, trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong. Nông dân còn gọi là “Bệnh” vằn ri hay chân gà Phòng trị: + Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). + Sử dụng các loại thuốc chuyên trị nhện như: Comite 73 EC; Admire 050 EC; Bitadin... 4/ Nhện đỏ : Eotetranychus carpini. Xuất hiện trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong. Phòng trị:
  6. + Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). + Sử dụng các loại thuốc trừ nhện như: Comite 73 EC; Kenthane 18,5 EC; Kulumus 80 DF…. + Chú ý nhện đỏ gây hại mặt trên lá do đó phải phun đầu thuốc mặt trên lá. 5/ Rệp sáp: Ferrisiana virgata. Thường bám trên cành hoặc trên lá già. Nông dân còn gọi là rầy đu đủ, rầy bông. Phòng trị: + Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). + Vườn nho thường bị rệp sáp cần phải rửa cành kỹ sau khi cắt cành + Sử dụng các loại thuốc sau: Applaud 10 WP; Actara 25 WP ; DC Tron Plus 98,8 EC…… IV. Thu hoạch: a. Thời điểm thu hoạch: + Nên thu hoạch nho vào sáng sớm hoặc chiều mát. + Đúng thời gian sinh trưởng của giống từ 115-125 ngày tuỳ theo mùa. + Đúng màu sắc của giống: khi chín trái có màu xanh vàng. + Ăn có vị ngọt, mùi thơm, nhìn thấy được hạt bên trong quả. b. Phân loại chùm quả: + Sau khi thu hoạch tỉa bỏ trái nhỏ, trái bị bệnh, trái nứt.
  7. + Phân loại dựa vào kích cở chùm, màu sắc, độ sạch bệnh theo yêu cầu khách hàng. c. Đóng gói: + Xử lý chùm quả bằng cách mgâm trong dung dịch Anolyte từ 5-10 phút nhằ m tẩy rữa vết bẩn và sâu bệnh bám trên vỏ quả, dùng quạt gió làm khô trước khi bỏ vào thùng. + Vận chuyển xa, nho chất lượng cao nên đóng trong thùng xốp, carton có đục lổ 2 bên cạnh thùng ( trọng lượng chứa 10 kg). Tốt nhất là vận chuyển bằng xe lạnh để làm mát có nhiệt độ từ 3-50C. + Vận chuyển gần có thể cho vào thùng carton (20-30 kg). + Dán tem nhãn, logo theo quy định của Hiệp hội sản xuất và kinh doanh nho Ninh Thuận./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2