intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trồng thành công nấm cẩm thạch

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

78
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau 2 năm nuôi trồng với quy mô sản xuất thử nghiệm, TS. Trương Bình Nguyên - trưởng phòng công nghệ vi sinh - Viện sinh học Tây Nguyên đã cho ra lò những “mẻ sản phẩm” nấm Bunashimeji hay còn gọi là nấm cẩm thạch, một loại nấm thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản. Dự án sản xuất thử nghiệm loại nấm này đã được Sở khoa học & công nghệ TP.HCM đầu tư 1 tỷ đồng. Nấm Bunashimeji là một loài nấm ăn ngon, có giá trị bổ dưỡng, có chứa hoạt chất chống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trồng thành công nấm cẩm thạch

  1. Trồng thành công nấm cẩm thạch Sau 2 năm nuôi trồng với quy mô sản xuất thử nghiệm, TS. Trương Bình Nguyên - trưởng phòng công nghệ vi sinh - Viện sinh học Tây Nguyên đã cho ra lò những “mẻ sản phẩm” nấm Bunashimeji hay còn gọi là nấm cẩm thạch, một loại nấm thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản. Dự án sản xuất thử nghiệm loại nấm này đã được Sở khoa học & công nghệ TP.HCM đầu tư 1 tỷ đồng. Nấm Bunashimeji là một loài nấm ăn ngon, có giá trị bổ dưỡng, có chứa hoạt chất chống lão hóa và có khả năng kháng oxy hóa, hỗ trợ điều trị ung thư. Trong thời gian từ năm 2003 - 2008, được học bổng Ronpaku của Chính phủ Nhật để nghiên cứu và làm luận án Tiến sĩ về nấm tại đại học Chiba Nhật Bản, ông Trương Bình Nguyên đã rất chú ý đến loại nấm này. Năm 2005, anh trở về Đà Lạt và mang về một ít meo nấm Bunashimeji để nhân giống thử. Với thành công bước đầu, Tiến sĩ Trương Bình Nguyên đã xin được dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm loại nấn này từ nguồn kinh phí của nhà nước. Tháng 11/2011 tới đây, dự án sẽ được Hội đồng khoa học công nghệ TPHCM nghiệm thu.
  2. Tại TP.HCM, hiện sản lượng tiêu thụ nấm Bunashimeji lên tới 1 tấn/ngày, gần như 100% là nấm có xuất xứ từ Trung Quốc với nhãn ghi trên bao bì là nấm linh chi nâu. Nhưng theo giải thích của Thạc sĩ Cổ Đức Trọng, chuyên gia về nấm ở Việt Nam, nên gọi tên đúng là nấm Bunashimeji hoặc là nấm cẩm thạch, chứ không nên gọi là linh chi nâu vì dễ nhầm lẫn với linh chi là nấm dược liệu, chỉ sử dụng khô, dạng trà túi lọc, không sử dụng làm thực phẩm. Từ trước đến nay, chưa có nơi nào ở Việt Nam sản xuất được nấm Bunashimeji. Giống nấm này lại chỉ thích hợp với những nơi có nhiệt độ thấp, dưới 200C và Đà Lạt được xem là vùng đất có điều kiện khí hậu, nhiệt độ lý tưởng để sản xuất nấm Bunashimeji theo quy mô công nghệ. Hiện có trên 1,2 ha nấm trồng tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Đạ Sa, huyện Lạc Dương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 20 km. Công ty Nguyên Long đã sẵn sàng bỏ ra cả chục tỷ đồng để hợp tác với TS. Trương Bình Nguyên lập xưởng sản xuất nấm các loại, trong đó có nấm Bunashimeji, sản phẩm đang có bán tại các siêu thị lớn tại TP.HCM với nhãn ghi là nấm cẩm thạch sản xuất từ Viện sinh học Tây Nguyên, Đà Lạt. Tìm được đối tác doanh nghiệp chấp nhận đầu t ư để chất xám của nhà khoa học được ứng dụng vào thực tế sản xuất, đối với Tiến sĩ Trương Bình Nguyên, đó là một điều hết sức may mắn. Vì vậy, Tiến sĩ Trương Bình Nguyên rất tâm huyết với những công trình nghiên cứu của mình và còn giúp doanh nghiệp cải tiến dây chuyền thiết bị để giảm chi phí giá thành mà vẫn đạt năng suất, sản lượng nấm cao. Qua thời gian hợp tác nghiên cứu, sản xuất với một số “mẻ nấm” thất bại, giờ thì Tiến sĩ Trương Bình Nguyên đã rút tỉa được những kinh nghiệm đáng quý khi một nhà khoa học trực tiếp
  3. liên kết với doanh nghiệp bắt tay vào sản xuất nấm với quy mô lớn. Theo anh, các yếu tố quan trọng để trồng thành công nấm Bunashimeji, đó là nhiệt độ, ẩm độ và môi trường. Hiện nay, mỗi ngày Công ty Nguyên Long thu hoạch từ 10 - 50 kg nấm Bunashimeji. Nếu muốn thu hoạch lên tới 100 kg để đáp ứng nhu cầu thị trường thì công ty có thể điều chỉnh thời điểm cấy phôi đồng loạt với số lượng theo yêu cầu. Nghĩa là có thể điều chỉnh sản lượng xuất ra thị trường mỗi ngày, vì đây là loại nấm thực phẩm tươi, rất dễ hư hỏng nếu điều kiện bảo quản không bảo đảm. Nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh, Công ty Cao Nguyên Xanh tại TP.HCM cũng đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty Nguyên Long thông qua Viện sinh học Tây Nguyên, giá thành mỗi kg sản phẩm nấm tươi chưa tính đến chi phí bao bì là 70.000 đ, chỉ bằng một nửa so với giá nấm Bunashimeji tươi của Trung Quốc hiện đang có mặt trên thị trường. Triển vọng sản xuất nấm Bunashimeji mang thương hiệu Đà Lạt - Việt Nam là rất lớn. Trong tương lai có thể thay thế sản phẩm nấm Bunashimeji của Trung Quốc đang tràn ngập trên thị trường Việt Nam và Công ty Nguyên Long sẽ là đơn vị cung cấp meo giống nấm cấp 1 cho những trại nấm muốn phát triển nấm Bunashimeji theo hướng hàng hóa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1