intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trồng xen ổi trong vườn cam sành tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để phòng trừ có hiệu quả với rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayana là môi giới truyền bệnh vàng lá greening đối với cam sành tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có thể trồng xen ổi với mật độ 600 cây/ha. Trên vườn cam sành trồng xen ổi không xuất hiện rầy chổng cánh và bệnh greening đồng thời thu nhập từ quả ổi là 38.946.000đ/ha.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trồng xen ổi trong vườn cam sành tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Đào Thanh Vân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 97(09): 19 - 22<br /> <br /> TRỒNG XEN ỔI TRONG VƯỜN CAM SÀNH TẠI HUYỆN HÀM YÊN,<br /> TỈNH TUYÊN QUANG<br /> Đào Thanh Vân*, Hà Duy Trường<br /> Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Để phòng trừ có hiệu quả với rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayana là môi giới truyền bệnh<br /> vàng lá greening đối với cam sành tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có thể trồng xen ổi với<br /> mật độ 600 cây/ha. Trên vườn cam sành trồng xen ổi không xuất hiện rầy chổng cánh và bệnh<br /> greening đồng thời thu nhập từ quả ổi là 38.946.000đ/ha.<br /> Từ khoá: Rầy chổng cánh, cam sành Hàm Yên, trồng xen ổi.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Rầy chổng cánh có tên khoa học là<br /> Diaphorina citri Kuwayana, thuộc họ<br /> Psyllidae, bộ Homoptera. Rầy chổng cánh là<br /> loại sâu hại phổ biến trên cây họ cam quýt.<br /> Ấu trùng và trưởng thành (thành trùng) rầy<br /> chổng cánh chích hút dinh dưỡng của lá và<br /> chồi non làm cho chồi non lụi dần, sần sùi, lá<br /> non nhỏ và bị xoăn lại.[1]<br /> Sự gây hại nguy hiểm nhất của rầy chổng<br /> cánh hiện nay là truyền vi khuẩn Candidtus<br /> asiaticum gây bệnh Greening cho các cây ăn<br /> quả có múi. Thông qua việc chích hút trên<br /> những cây bị nhiễm bệnh và sau đó tiếp tục<br /> tấn công trên những cây không nhiễm bệnh,<br /> rầy chổng cánh sẽ truyền bệnh cho cây này<br /> qua vòi chích hút và qua nước bọt do vi<br /> khuẩn Candidtus aciaticum có thể tồn tại và<br /> được nhân lên về số lượng trong tuyến nước<br /> bọt của rầy chổng cánh.[1]<br /> Để phòng trừ có hiệu quả với rầy chổng<br /> cánh, ngoài kỹ thuật canh tác và sử dụng<br /> thuốc hóa học để phòng chống, thời gian gần<br /> đây các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu cây<br /> ăn quả miền Nam đã nghiên cứu thành công<br /> và đưa ra áp dụng một kỹ thuật canh tác mới,<br /> đó là trồng xen ổi vào vườn cam để xua đuổi<br /> rầy chổng cánh [2]. Trồng xen 600 cây ổi/ha<br /> trong các vườn quýt tại huyện Bạch Thông,<br /> tỉnh Bắc Kạn cho kết quả tốt, hạn chế sự phát<br /> sinh, phát triển và gây hại của rầy chổng cánh<br /> và không phát hiện thấy cây quýt có biểu hiện<br /> nhiễm bệnh vàng lá greening.[3].<br /> *<br /> <br /> Tel. 0912039940; Email: vannga01@ỵhoo.com<br /> <br /> Để nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây cam,<br /> hạn chế tác hại của các bệnh nguy hiểm thì việc<br /> nghiên cứu trồng xen ổi trong vườn trồng cam<br /> sành tại Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là cần<br /> thiết, có cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn.<br /> VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG<br /> PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu: giống cam sành Hàm<br /> Yên, giống ổi Đài Loan.<br /> Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Yên Lâm,<br /> huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang<br /> Thời gian nghiên cứu: (3/2010-3/2012)<br /> Nội dung nghiên cứu:<br /> Thí nghiệm gồm 2 công thức:<br /> + Công thức 1: Trồng xen ổi<br /> + Công thức 2: Không trồng xen ổi (đối chứng)<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> + Bố trí thí nghiệm trên vườn sản xuất của nông<br /> dân tại xã: Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh<br /> Tuyên Quang theo phương pháp bố trí khảo<br /> nghiệm cây trồng trên đồng ruộng (định cây<br /> theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển).<br /> + Các chỉ tiêu nghiên cứu về cây trồng theo<br /> phương pháp nghiên cứu cây ăn quả của Trần<br /> Thế Tục (1992). Các chỉ tiêu nghiên cứu về<br /> sâu bệnh hại theo phương pháp nghiên cứu<br /> của Viện Bảo vệ thực vật.<br /> + Phương pháp xử lý số liệu: xử lý thống kê<br /> trên Excel và IRRISTAT<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> Cam là cây ăn quả có múi không rụng lá hàng<br /> năm, tán cây là cơ sở hình thành lên năng suất<br /> và sản lượng quả. Kết quả theo dõi đặc điểm<br /> tán cây được trình bày ở bảng 1.<br /> 19<br /> <br /> Đào Thanh Vân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 97(09): 19 - 22<br /> <br /> Bảng 1. Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến đặc điểm hình thái<br /> tán cây cam tại Hàm Yên<br /> Đơn vị: cm<br /> Giống<br /> Vườn cam trồng xen ổi<br /> Vườn cam không trồng xen ổi<br /> CV%<br /> LSD05<br /> <br /> Chiều cao cây<br /> (cm)<br /> 347,90<br /> 298,20<br /> 3,70<br /> 21,55<br /> <br /> Đường kính<br /> tán (cm)<br /> 252,70<br /> 206,20<br /> 5,10<br /> 22,37<br /> <br /> Chiều cao phân<br /> cành (cm)<br /> 24,20<br /> 29,70<br /> 4,50<br /> 2,55<br /> <br /> Dạng tán<br /> Hình bán cầu<br /> Hình bán cầu<br /> <br /> Sự chênh lệch có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% về chiều cao cây, đường kính tán và chiều cao phân<br /> cành giữa hai công thức trồng xen ổi và không trồng xen ổi. Nguyên nhân là do trồng xen ổi thì<br /> cây cam có xu hướng vươn cao để tranh chấp về ánh sáng. Mặt khác, các đợt lộc của cây cam<br /> trên vườn trồng xen ổi tránh được 1 số loại sâu bệnh đến gây hại, tạo điều kiện thuận lợi cho lộc<br /> phát triển.<br /> Bảng 2. Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến tình hình sinh trưởng<br /> các đợt lộc của cam sành tại Hàm Yên<br /> Giống<br /> Vườn cam trồng xen ổi<br /> Vườn cam không trồng xen ổi<br /> CV%<br /> LSD05<br /> <br /> Số lộc<br /> (lộc)<br /> 44,50<br /> 41,90<br /> 12,10<br /> 9,00<br /> <br /> Lộc Xuân<br /> Chiều dài<br /> lộc (cm)<br /> 55,10<br /> 48,30<br /> 11,70<br /> 6,00<br /> <br /> Số lá/lộc<br /> (lá)<br /> 21,90<br /> 17,70<br /> 15,10<br /> 6,36<br /> <br /> Số lộc<br /> (lộc)<br /> 38,50<br /> 34,50<br /> 14,0<br /> 9,83<br /> <br /> Lộc Hè<br /> Chiều dài<br /> lộc (cm)<br /> 52,80<br /> 46,90<br /> 13,20<br /> 5,92<br /> <br /> Số lá/lộc<br /> (lá)<br /> 22,50<br /> 19,20<br /> 15,30<br /> 6,16<br /> <br /> Lộc Xuân và lộc Hè là 2 đợt lộc chính của cây ăn quả có múi. Kết quả theo dõi tình hình ra lộc<br /> của cây cam sành cho số liệu ở bảng 2. Các chỉ tiêu về số lộc/vụ và số lá/lộc không có sự sai khác<br /> có ý nghĩa giữa cây trong vườn cam trồng xen ổi và cây trong vườn không trồng xen ổi. Chiều<br /> dài lộc của cây cam trồng trong vườn có trồng xen ổi dài hơn cây cam trồng trong vườn thuần<br /> không có ổi cả ở vụ Xuân và vụ Hè.<br /> Bảng 3. Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến mức độ<br /> hại của một số loại sâu hại trên vườn cam sành tại<br /> Hàm Yên<br /> Loại sâu hại<br /> <br /> Tần xuất bắt gặp<br /> Trồng<br /> Không trồng<br /> xen ổi<br /> xen ổi<br /> +<br /> ++<br /> +<br /> ++<br /> ++<br /> ++<br /> +<br /> <br /> Sâu vẽ bùa<br /> Rệp cam<br /> Sâu nhớt<br /> Rầy chổng cánh<br /> Sâu đục thân,<br /> +<br /> +<br /> đục cành<br /> Nhện đỏ<br /> +<br /> ++<br /> Ghi chú : +<br /> : rất ít gặp, mật độ thấp<br /> + + : gặp nhiều, mật độ trung bình<br /> +++ : gặp thường xuyên, mật độ cao<br /> <br /> 20<br /> <br /> Trên vườn cây có múi có rất nhiều loại sâu<br /> gây hại, kết quả điều tra 1 số loại sâu hại<br /> chính cho thấy: sâu vẽ bùa, rệp cam và nhện<br /> đỏ ở vườn có trồng xen ổi rất ít gặp, mật độ<br /> thấp trong khi đó trên vườn đối chứng không<br /> trồng xen ổi gặp nhiều, mật độ trung bình.<br /> Đặc biệt rầy chổng cánh là môi giới chính<br /> truyền bệnh greening không thấy xuất hiện tại<br /> các vườn có trồng xen ổi. Điều này phù hợp<br /> với các nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây<br /> ăn quả miền Nam và Trung tâm Nghiên cứu<br /> nông nghiệp quốc tế Nhật Bản chính là do<br /> trong lá ổi có chất Terpenoids xua đuổi rầy<br /> chổng cánh.<br /> <br /> Đào Thanh Vân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 97(09): 19 - 22<br /> <br /> Bảng 4 . Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến mật độ rày chổng cánh trên vườn cam sành tại Hàm Yên<br /> Công thức<br /> Không trồng xen<br /> Trồng xen ổi<br /> <br /> Mật độ rầy (con/cành)<br /> Vụ Hè<br /> Vụ Thu<br /> 0,30<br /> 0,25<br /> 0,05<br /> 0,00<br /> <br /> Vụ Xuân<br /> 0,13<br /> 0,00<br /> <br /> Vụ Đông<br /> 0,00<br /> 0,00<br /> <br /> Theo dõi tình hình xuất hiện rầy chổng cánh trên vườn cam cho thấy: rày chổng cánh xuất hiện ở<br /> cả 3 vụ: Xuân, Hè, Thu nhưng ở mức độ nhẹ tại vườn cam không trồng xen ổi. Mật độ rầy của vụ<br /> Hè (0,30 con/cành) cao hơn vụ Thu (0,25 con/cành) và vụ Xuân (0,13 con/cành). Đối với vườn<br /> cam trồng xen ổi cũng có thấy sự xuất hiện của rầy chổng cánh ở vụ Hè nhưng ở mức độ rất thấp<br /> (0,05 con/cành) và hoàn toàn không thấy xuất hiện trên vườn ở các vụ khác. Như vậy trồng xen<br /> ổi trong vườn cam đã ngăn chặn không cho rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayana xâm<br /> nhập gây nguy cơ truyền bệnh vàng lá greening.<br /> Bảng 5. Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến tỷ lệ cây cam mắc bệnh greening tại Hàm Yên<br /> Công thức<br /> <br /> Số mẫu giám định<br /> <br /> Số mẫu dương tính<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Không trồng xen<br /> Trồng xen ổi<br /> <br /> 30<br /> 30<br /> <br /> 5<br /> 0<br /> <br /> 16,67<br /> 0,00<br /> <br /> Tiến hành lấy mẫu và giám định bệnh greening bằng phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học<br /> Polymerase Chain Reaction (PCR) để xác định chính xác bệnh greening cho kết quả như sau:<br /> trên vườn trồng thuần có tới 16,67% cây có phản ứng dương tính với bệnh greening, trong khi đó<br /> trên vườn trồng xen ổi không có mẫu nào dương tính. Điều đó chứng tỏ cây ổi trồng xen trong<br /> vườn có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh là môi giới chính truyền bệnh greening trên cây cam.<br /> Bảng 6. Sơ bộ tính toán hiệu quả của trồng xen ổi trong vườn cam tại huyện Hàm Yên<br /> Công thức<br /> Không trồng xen ổi<br /> Trồng xen ổi<br /> <br /> NS quả ổi<br /> (Kg/cây)<br /> <br /> Thu nhập từ<br /> cây ổi (đ/cây)<br /> <br /> Chi cho cây<br /> ổi (đ/cây)<br /> <br /> Thu - chi<br /> (đ/cây)<br /> <br /> Lãi thuần<br /> (đ/ha/vụ)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 8,07<br /> <br /> 104.910<br /> <br /> 40.000<br /> <br /> 64.910<br /> <br /> 38.946.000<br /> <br /> Giá bán quả ổi trung bình: 13.000đ/kg<br /> <br /> Ngoài tác dụng tăng độ che phủ đất, xua đuổi<br /> côn trùng, hạn chế sâu bệnh hại, trồng xen ổi<br /> trong vườn cam còn có tác dụng nâng cao thu<br /> nhập cho người làm vườn. Kết quả sơ bộ tính<br /> toán cho thấy trên vườn có trồng xen ổi, ở<br /> giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm sau trồng)<br /> cây ổi đã cho thu nhập 38.946.000đ/ha. Đây<br /> là nguồn thu rất có hiệu quả cho người làm<br /> vườn để tăng thu nhập và có điều kiện đầu tư<br /> vào cây trồng chính là cây cam sành.<br /> <br /> KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br /> Kết luận<br /> - Trồng xen ổi trong vườn cam sành tại Hàm<br /> Yên, Tuyên Quang có xu hướng làm cho tán<br /> cây vươn cao hơn so với cây cam trong vườn<br /> trồng thuần.<br /> - Trồng xen ổi 600 cây/ha trong vườn cam<br /> sành có tác dụng xua đuổi rầy chống cánh và<br /> khống chế bệnh greening hại cam.<br /> - Thu hoạch từ cây ổi trồng xen trong vườn<br /> cam sành đạt 38.946.000đ/ha<br /> <br /> 21<br /> <br /> Đào Thanh Vân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Đề nghị<br /> - Áp dụng kỹ thuật trồng xen ổi 600 cây/ha<br /> trong vườn cam sành để hạn chế sâu bệnh và<br /> tăng thu nhập.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Nguyễn Thị Thu Cúc, Phạm Hoàng Oanh<br /> (2004), Dịch hại trên cam, quít, chanh, bưởi<br /> (Rutaceae) và IPM. Nxb Nông nghiệp.<br /> <br /> 97(09): 19 - 22<br /> <br /> [2].Nguyễn Tân, Ổi Đài Loan cho thu nhập cao.<br /> http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/97275/oidai-loan-cho-thu-nhap-cao.aspx. Ngày 10 /7/ 2012.<br /> [3]. Đào Thanh Vân (2010), Thử nghiệm kỹ thuật<br /> trồng xen ổi trong vườn cam, quýt tại huyện Bạch<br /> Thông, tỉnh Bắc Kạn. Báo cáo tống kết đề tài cấp<br /> tỉnh Bắc Kạn.<br /> <br /> SUMMARY<br /> INTERPLANTING GUAVA IN KING ORANGE ORCHARDS<br /> IN HAM YEN DISTRICT, TUYEN QUANG PROVINCE<br /> Dao Thanh Van*, Ha Duy Truong<br /> College of Agriculture and Forestry – TNU<br /> <br /> Tuyen Quang province might interplants between guava and Ham Yen king orange with the<br /> density of 600 plants/ha to prevent effectively Diaphoria citri Kuwayana, which mainly infects<br /> greening disease into Ham Yen king orange. The result indicated that there were no more<br /> Diaphorina citri Kuwayana and greening disease occurrence in the interplanting orchard of guava<br /> and king orange in Ham Yen district. Moreover, 38.946.000VND/ha was obtained as production<br /> income.<br /> Key words: Diaphorina citri Kuwayana, Ham Yen king orange, Guava interplanting..<br /> <br /> Ngày nhận bài: 20/7/ 2012, ngày phản biện: 25/7/2012, ngày duyệt đăng:10/10/2012<br /> *<br /> <br /> Tel. 0912039940; Email: vannga01@ỵhoo.com<br /> <br /> 22<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2